Các dạng biến thái của thân Ngoài chức năng dẫn truyền và nâng đỡ, trong những điều kiện sống đặc biệt, thân cây có những biến đổi về hình thái ngoài và cấu tạo trong phù hợp với những c
Trang 1Các dạng biến thái của thân
Ngoài chức năng dẫn truyền và nâng đỡ, trong những điều kiện sống đặc biệt,
thân cây có những biến đổi về hình thái ngoài và cấu tạo trong phù hợp với những
chức năng khác:
- Cành hình lá: một số loài cây sống ở nơi thiếu
nước, có lá tiêu giảm nên thân
hoặc cành có chứa diệp lục và có dạng lá, làm nhiệm
vụ quang hợp, lá chính thức
thường là những vảy nhỏ nhưng sớm rụng (cây
Quỳnh- Epiphyllum oxypetalum),
cây Càng cua (Zygocactus trumcatus)
- Gai: là những chồi rút ngắn, tận cùng thường nhọn,
mọc ở nách lá (Gai
chanh, bưởi ) Cần phân biệt với gai hoa hồng (do biểu bì biến đổi thành - thể lồi -
Trang 2imergera)
- Tua cuốn: cành có khả năng biến đổi thành tua
cuốn, giúp cây bám vào giá
thể (tua cuốn của Nho, Bầu bí )
- Giò thân: là phần thân dày lên, chồi ngọn bị tiêu
giảm chỉ mang một đến 2
lá, từ chồi nách sẽ phát triển thành giò mới, đây là kiểu thân khá phổ biến ở các cây
họ Lan, họ Củ nâu (Dioscoreaceae)
- Thân củ: thân có thể phình to chứa các chất dinh
dưỡng (Su hào, Khoai tây)
- Thân hành: là loại chồi ngầm dưới đất, rút ngắn
thường có dạng tròn, trứng,
hình cầu dẹp Loại thân này thường gặp ở các cây họ
hành (Liliaceae) Thân hành
chiếm 1 phần rất nhỏ trong "củ hành" và có mang nhiều bẹ lá nhỏ mọng nước gọi là
Trang 3vảy hành, phía dưới thân hành là các rễ phụ
- Thân rễ: là loại thân ngầm dưới đất mà bề ngoài
trông giống như rễ chứa
chất dự trữ; thân rễ khác với rễ ở chỗ không có chóp
rễ nhưng có những lá dạng
vảy, trong nách của các vảy đó có các chồi và các mấu ngay dưới chồi sẽ mọc ra các
rễ phụ: thân Cỏ tranh, Gừng, Chuối
64
- Thân mọng nước: thường gặp ở những loài sống ở
các nơi khô hạn, thân
thường dày lên rất nhiều chứa nhiều nước và chứa rất nhiều diệp lục làm nhiệm vụ
quang hợp thay cho lá cây đã bị tiêu giảm (thân cây các loài Xương rồng)