Khí khổng (lỗ khí) Lỗ khí là một thành phần cấu tạo của biểu bì, đó là cơ quan chuyên hoá thực hiện chức năng trao đổi khí và thoát hơi nước. Lỗ khí có nguồn gốc từ lớp nguyên bì, có cấu tạo bao gồm: hai tế bào chuyên hoá có dạng hình hạt đậu, hay hình thận (gọi là tế bào lỗ khí) úp mặt lõm vào nhau, hai đầu gần dính nhau, chừa ra khe lỗ khí ở giữa (gọi là vi khẩu). Các tế bào lỗ khí chứa rất nhiều lục lạp, có màng dày nhưng không đồng đều nhau: chỗ màng tiếp xúc với các tế bào biểu bì thường mỏng hơn so với chỗ màng tiếp xúc với vi khẩu. Khi quan sát trên lát cắt ngang, khe lỗ khí thường có khoang nhỏ ở phía trên (cửa trước) và ở phía dưới (cửa sau). Cửa sau sẽ trực tiếp thông với khoang trống ở phía dưới gọi là khoang khí (phòng bên dưới lỗ khí). Các tế bào lỗ khí có thể nằm trên cùng một mặt phẳng với các tế bào biểu bì (thân cây Cẩm chướng), có thể nằm trồi lên một chút so với các tế bào biểu bì (thân cây Hoa hồng) hoặc nằm dưới so với mặt phẳng của các tế bào biểu bì (hoa Huệ, Thuốc bỏng, Sú ). Lỗ khí có thể nằm sâu trong một hốc lá có phủ đầy lông (lá Trúc đào) hoặc trong các rãnh (cây họ Lúa) để có tác dụng giảm bớt sự thoát hơi nước. Khí khổng thường có ở phần non khí sinh của cây, nhiều nhất là ở lá, thường tập trung ở biểu bì dưới của lá. Kích thước, vị trí, số lượng của khí khổng thay đổi ở những môi trường sống khác nhau: ở môi trường thuỷ sinh cơ thể thực vật thường không có khí khổng; ở môi trường ẩm ướt khí khổng thường nằm ở mặt trên, cây ưa sáng có số lượng khí khổng gấp hàng chục lần cây ưa bóng. Hình 2.2. Biểu bì và lỗ khí A. Tế bào biểu bì có các lỗ khí; B. Lỗ khí nhìn trên bề mặt của lá; C. Lỗ kí trong tiêu bản cắt ngang lá. 1. Hai tế bào hình thận; 2. Lạp lục; 3. Tế bào xung quanh lỗ khí (tế bào bạn). 34 + Cơ chế đóng mở của khí khổng: khi ở ngoài sáng các tế bào khí khổng tiến hành quang hợp nhờ có chứa nhiều lạp lục, các sản phẩm quang hợp làm tăng nồng độ của dịch tế bào. Do đó, quá trình hút nước tăng làm cho tế bào khí khổng no nước, màng khí khổng căng lên làm cho khe khí khổng mở ra. Ngược lại, khi ở trong tối, ở trong tế bào khí khổng có sự chuyển hoá đường biến thành tinh bột (tinh bột là chất không có hoạt tính thẩm thấu) làm giảm áp suất thẩm thấu, quá trình mất nước xảy ra làm giảm sức căng của tế bào khí khổng và khe lỗ khí đóng lại. Theo Stephan thì sự đóng mở của khí khổng do 3 loại phản ứng cơ sở quyết định: - Mở quang chủ động: ngày đêm. - Đóng thuỷ chủ động: mất nước (Khi trời nắng gắt). - Đóng mở bị động: ảnh hưởng áp suất căng của các tế bào xung quanh. + Phân loại khí khổng: Ở thực vật 2 lá mầm, dựa vào cách sắp xếp của các tế bào xung quanh lỗ khí, người ta chia thành các kiểu khí khổng sau đây: - Kiểu hỗn bào: các tế bào xung quang lỗ khí sắp xếp lộn xộn không theo một thứ tự nào, không phân hóa thành các tế bào xung quanh lỗ khí (Hoàng liên). - Kiểu dị bào: lỗ khí có 3 tế bào bao xung quanh: có 2 tế bào lớn và 1 tế bào nhỏ (Rau cải). - Kiểu song bào: 2 tế bào xung quang lỗ khí nằm song song với các tế bào lỗ khí (Cà phê). - Kiểu trực bào: 2 tế bào xung quanh lỗ khí có vách chung thẳng góc với khe lỗ khí (Cẩm chướng). - Kiểu vòng bào: các tế bào xung quanh lỗ khí sắp xếp thành vòng bao xung quanh 2 tế bào lỗ khí (Dẻ gai). Ở thực vật 1 lá mầm, dựa vào số lượng các tế bào bao xung quanh lỗ khí, người ta chia thành các các kiểu khí khổng sau đây: - Xung quanh lỗ khí có 4 tế bào hoặc nhiều hơn (Thài lài). - Xung quanh lỗ khí có 2 tế bào (Lúa). - Xung quanh lỗ khí không có tế bào (Hành). . Khí khổng (lỗ khí) Lỗ khí là một thành phần cấu tạo của biểu bì, đó là cơ quan chuyên hoá thực hiện chức năng trao đổi khí và thoát hơi nước. Lỗ khí có nguồn gốc từ lớp. trình hút nước tăng làm cho tế bào khí khổng no nước, màng khí khổng căng lên làm cho khe khí khổng mở ra. Ngược lại, khi ở trong tối, ở trong tế bào khí khổng có sự chuyển hoá đường biến. vị trí, số lượng của khí khổng thay đổi ở những môi trường sống khác nhau: ở môi trường thuỷ sinh cơ thể thực vật thường không có khí khổng; ở môi trường ẩm ướt khí khổng thường nằm ở mặt