ÔN TẬP VẬT LÍ 12 THI ĐH & CĐ CHƯƠNG III Câu hỏi và bài tập vận dụng, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng. 3.1 Đối với dòng điện xoay chiều cách phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong công nghiệp, có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện. B. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kỳ bằng không. C. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong khoảng thời gian bất kỳ đều bằng không. D. Công suất toả nhiệt tức thời có giá trị cực đại bằng 2 lần công suất toả nhiệt trung bình. 3.2 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hiệu điện thế biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là hiệu điện thế xoay chiều. B. Dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều. C. Suất điện động biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều. D. Cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau. 3.3 Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm? A. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/2. B. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/4. C. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/2. D. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/4. 3.4 Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện? A. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/2. B. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/4. C. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/2. D. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/4. 3.5 Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2 A. người ta phải mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở. B. người ta phải mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở. C. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một tụ điện. D. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm. 3.6 Đặt vào hai đầu tụ điện )( 10 4 FC một hiệu điện thế xoay chiều u=141cos(100πt)V. Cường độ dòng điện qua tụ điện là A. I = 1,41A. B. I = 1,00A. C. I = 2,00A. D. I = 100Ω. 3.7 Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch. B. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. C. cách chọn gốc tính thời gian. D. tính chất của mạch điện. 3.8 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. B. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. C. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. D. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm. 3.9 Mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp, có R = 30 Ω, Z C = 20Ω, Z L = 60Ω. Tổng trở của mạch là A. Z = 50 Ω. B. Z = 70 Ω. C. Z = 110 Ω. D. Z = 2500 Ω. 3.10 Cho đoạn mạch xoay chiều AB gồm điện trở R=100Ω, tụ điện FC 4 10 và cuộn cảm HL 2 mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có dạng u = 200cos100πt(V). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là A. I = 2A. B. I = 1,4A. C. I = 1A. D. I = 0,5A. 3.11 Đại lượng nào sau đây được gọi là hệ số công suất của mạch điện xoay chiều? A. k = sinφ. B. k = cosφ. C. k = tanφ. D. k = cotanφ. 3.12 Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất? A. Điện trở thuần R 1 nối tiếp với điện trở thuần R 2 . B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L. C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C. D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C. 3.13 Một động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động bình thường khi hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu mỗi cuộn dây là 220V. Trong khi đó chỉ có một mạng điện xoay chiều ba pha do một máy phát ba pha tạo ra, suất điện động hiệu dụng ở mỗi pha là 127V. Để động cơ hoạt động bình thường thì ta phải mắc theo cách nào sau đây? A. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao. B. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo tam giác. C. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao. D. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác. 3.14 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có độ lớn không đổi. B. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có phương không đổi. C. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có hướng quay đều. D. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có tần số quay bằng tần số dòng điện. 3.15 Stato của một động cơ không đồng bộ ba pha gồm 6 cuộn dây, cho dòng điện xoay chiều ba pha tần số 50Hz vào động cơ. Từ trường tại tâm của stato quay với tốc độ bằng bao nhiêu? A. 3000vòng/min. B. 1500vòng/min. C. 1000vòng/min. D. 500vòng/min. 3.16 Nhận xét nào sau đây về máy biến thế là không đúng? A. Máy biến thế có thể tăng hiệu điện thế. B. Máy biến thế có thể giảm hiệu điện thế. C. Máy biến thế có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều. D. Máy biến thế có tác dụng biến đổi cường độ dòng điện. 3.17 Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2kV và công suất 200kW. Hiệu số chỉ của các công tơ điện ở trạm phát và ở nơi thu sau mỗi ngày đêm chênh lệch nhau thêm 480kWh. Hiệu suất của quá trình truyền tải điện là A. H = 95%. B. H = 90%. C. H = 85%. D. H = 80%. 3.18 Trên bóng điện có ghi 220V – 100W; trên máy bơm điện có ghi 220 V – 50 Hz, các số liệu đó cho chúng ta biết điều gì? 3.19 Một vôn kế đo hiệu điện thế của một mạng điện xoay chiều, cho số chỉ 220 V. Hãy tính hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu vôn kế đó. 3.20 Một khung dây gồm 100 vòng dây, diện tích mỗi vòng là 50 cm 2 , đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,2 T. Trục đối xứng của khung vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Khung dây quay quanh trục đối xứng với tốc độ góc 180 vòng/phút. Hãy tính: a. Từ thông cực đại qua khung. b. Suất điện động hiệu dụng giữa hai đầu khung dây. c. Tần số của suất điện động xoay chiều trong khung. 3.21** Một chiếc đèn nêôn đặt dưới một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 119 V. Nó sáng lên hoặc tắt đi mỗi khi hiệu điện thế tức thời có giá trị 84 V. Xác định thời gian đèn nêôn sáng trong mỗi chu kì của dòng điện xoay chiều. 3.22 Đặt vào hai đầu một điện trở thuần R = 100 Ω, một hiệu điện thế xoay chiều có dạng u = 220 2 cos(100πt) V. Hãy xác định cường độ dòng điện hiệu dụng và viết biểu thức cường độ dòng điện qua điện trở R. 3.23 Đặt vào hai đầu một cuộn thuần cảm L= 1 (H), một hiệu điện thế xoay chiều có dạng u= 220 2 cos(100πt) V. Hãy xác định cường độ dòng điện hiệu dụng và viết biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn cảm L. 3.24 Đặt vào hai đầu một tụ điện C= 100 (µF), một hiệu điện thế xoay chiều u khi đó cường độ dòng điện qua tụ điện có dạng i = 2,2 2 cos(100πt)A.Hãy viết biểu thức hiệu điện thế xoay chiều u giữa hai đầu tụ điện C. 3.25 Một điện trở thuần 150 Ω và một tụ điện C = 16 µF được mắc nối tiếp với nhau và mắc vào mạng điện 100 V – 50 Hz. Hãy tính: a. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch. b. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần. c. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện chạy qua mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. 3.26 Mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, gồm điện trở thuần R = 100 Ω, cuộn thuần cảm L = 2 (H) và tụ điện C = 100 (µF). Mắc nối tiếp vào mạch một ampe kế xoay chiều có điện trở không đáng kể. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có dạng u = 200cos(100πt) V. Hãy xác định: a. Tổng trở của đoạn mạch. b. Số chỉ của ampe kế. c. Biểu thức chuyển động dòng điện chạy trong mạch và biểu thức hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở, tụ điện. d. Công suất tiêu thụ trong mạch. 3.27 Mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp, gồm điện trở thuần R, cuộn thuần cảm L= 1 (H) và tụ điện C có điện dung thay đổi được. Mắc nối tiếp vào mạch một ampe kế xoay chiều có điện trở không đáng kể. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có dạng u = 200cos(100πt) V. Điều chỉnh điện dung của tụ điện sao cho ampe kế chỉ giá trị cực đại. Người ta thấy ampe kế khi đó chỉ 2 A. Hãy xác định: a. Điện dung của tụ điện. b. Trị số của điện trở R. c. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch. 3.28 Một máy phát điện xoay chiều có rôto gồm 4 cặp cực từ. Hỏi rôto phải quay với tốc độ bao nhiêu để máy phát ra dòng điện có tần số 60 Hz. 3.29* Một động cơ không đồng bộ ba pha đấu theo hình sao vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế dây 380 V. Động cơ có công suất 5kW và cosφ = 0,8, động cơ hoạt động bình thường. Hãy tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi pha của động cơ. 3.30 Một máy biến thế có cuộn sơ cấp gồm 2200 vòng được mắc vào hiệu điện thế xoay chiều 220 V – 50 Hz và lấy điện ra sử dụng ở các cuộn thứ cấp với các hiệu điện thế 5 V và 12 V. Hãy xác định số vòng của các cuộn thứ cấp tương ứng với các hiệu điện thế nói trên. 3.31 Một máy phát điện xoay chiều có công suất 1000 kW. Dòng điện nó phát ra sau khi tăng thế được truyền đi xa bằng một đường dây có điện trở 20 Ω. Hãy tính công suất hao phí trên đường dây, nếu hiệu điện thế được tăng đến: a. 5 kV. b. 110 kV. So sánh hiệu suất truyền tải trong hai trường hợp trên. 3.32 Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện LC 1 thì A. cường độ dòng điện cùng pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại. C. công suất tiêu thụ trung bình trong mạch đạt cực đại. D. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại. 3.33 Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2kV, hiệu suất trong quá trình truyền tải là H = 80%. Muốn hiệu suất trong quá trình truyền tải tăng đến 95% thì ta phải A. tăng hiệu điện thế lên đến 4kV. B. tăng hiệu điện thế lên đến 8kV. C. giảm hiệu điện thế xuống còn 1kV. D. giảm hiệu điện thế xuống còn 0,5kV. 3.34** Một chiếc đèn nêôn đặt dưới một hiệu điện thế xoay chiều 119V – 50Hz. Nó chỉ sáng lên khi hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu bóng đèn lớn hơn 84V. Thời gian bóng đèn sáng trong một chu kỳ là bao nhiêu? A. Δt = 0,0100s. B. Δt = 0,0133s. C. Δt = 0,0200s. D. Δt = 0,0233s. 3.35 Cho đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở R, cuộn thuần cảm L = 0,6/π H và tụ điện C mắc nối tiếp. Biểu thức hiệu điện thế giữ hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch có dạng u = 240 2 cos(100πt) V; i = 4 2 cos(100πt – π/6) A. Hãy tính R, C. 3.36** Cho mạch điện như hình vẽ. Cuộn dây thuần cảm với L = 0,4/(H). Tụ C có điện dung thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế u AB = U 0 sin(t)V. Khi C = C 1 = F 2 10 3 thì dòng điện trong mạch trễ pha 4 so với hiệu điện thế u AB . Khi C = C 2 = F 5 10 3 thì hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu tụ sẽ cực đại và có giá trị U Cmax = 100 5 V. a. Tìm R và . b. Viết biểu thức cường độ dòng điện trong mạch khi U C đạt giá trị cực đại. A R L C B . ÔN TẬP VẬT LÍ 12 THI ĐH & CĐ CHƯƠNG III Câu hỏi và bài tập vận dụng, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng. 3.1 Đối với dòng điện xoay chiều cách phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong công. kỳ bằng không. C. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong khoảng thời gian bất kỳ đều bằng không. D. Công suất toả nhiệt tức thời có giá trị cực đại bằng 2 lần công suất toả. nào sau đây được gọi là hệ số công suất của mạch điện xoay chiều? A. k = sinφ. B. k = cosφ. C. k = tanφ. D. k = cotanφ. 3 .12 Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất? A. Điện trở