1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Lưu ý khi dùng thuốc tại chỗ vùng răng miệng ppsx

3 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 166,68 KB

Nội dung

Lưu ý khi dùng thuốc tại chỗ vùng răng miệng Các thuốc này có thể chia thành hai loại: thuốc làm sạch răng miệng và thuốc chữa bệnh ở răng miệng cũng như một số vùng liên quan hầu, họn

Trang 1

Lưu ý khi dùng

thuốc tại chỗ vùng

răng miệng

Các thuốc này có thể chia thành hai loại: thuốc làm sạch răng miệng và thuốc chữa bệnh

ở răng miệng cũng như một số vùng liên quan hầu, họng, lưỡi…

Các thuốc chữa bệnh ở răng miệng

Thành phần thường có các kháng sinh, chất sát khuẩn, gây tê, giảm đau, làm dịu Đa số thuốc pha chế dưới dạng thuốc phun mù (kỹ thuật dùng có khó hơn), cũng có thể dạng viên ngậm, dung dịch, gel (dễ dùng và rẻ tiền hơn) Tuy nhiên không dùng dạng phun mù cho trẻ nhỏ do khó dùng, do trẻ nhỏ dễ bị nhạy cảm với thuốc Các thuốc thường dùng:

Arphacollutoire: Thành phần gồm bezodiceinum bromid, natri acetazol có tính sát khuẩn,

amylein có tính gây tê, giảm đau Dùng dưới dạng khí dung, sát khuẩn, gây tê tại chỗ trong các bệnh cấp tính khi bị viêm ở xoang miệng, họng, hầu hạnh nhân Không dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi (vì trẻ nhỏ dễ nhạy cảm với thuốc)

Hexapspray:Thành phần có biclotymol có tính sát khuẩn Dùng sát khuẩn khi bị viêm

miệng, tai mũi họng dưới dạng thuốc phun mù hay thuốc viên ngậm Không dùng cho trẻ

em dưới 6 tuổi Riêng trẻ sơ sinh có dạng thuốc siro phối hợp biclotymol với paracetamol dùng khi bị ho

Angispray: Thành phần có hexetidin, acid propionic có tính chống nấm, sát khuẩn và

chlorobutanol có tính gây tê nhẹ, giảm đau Dùng chống nấm, sát khuẩn, giảm đau trong chứng viêm cấp ở miệng, họng hầu hay sau khi cắt hạnh nhân, dưới dạng thuốc phun mù Mỗi ngày, người lớn phun vào miệng họng 4 - 6 lần, trẻ em từ 3 - 5 tuổi 2 lần Đợt dùng 6 ngày Trẻ em dưới 3 tuổi không dùng

Ngoài dạng thuốc hỗn hợp này còn có dạng dùng riêng lẻ, thành phần chỉ có hexetidin dưới dạng thuốc súc miệng (dung dịch 1% trong cồn ethylic) hay dạng gel (0,1%), súc miệng vào buổi tối trước khi ngủ, dễ dùng, tiện hơn, mỗi đợt dùng 6 ngày

Eludril: Thành phần có clorhexidin có tính sát khuẩn, chlorobutanol có tính gây tê nhẹ,

giảm đau, ngoài ra có glycerol làm dịu Dùng dưới dạng phun mù (có thêm tetracain gây

tê, giảm đau) hay dùng dưới dạng thuốc súc miệng (pha loãng 2 thìa cà phê vào một cốc

Trang 2

nước ấm) khi bị viêm miệng lợi, hạnh nhân, viêm họng, thanh quản hay sát khuẩn sau khi nhổ răng

Lysofon: Thành phần có clorhexidin có tính sát khuẩn, tetracain gây tê, giảm đau Dùng

để dự phòng các biến chứng viêm miệng họng mũi hầu, dưới dạng viên đặt dưới lưỡi Chú ý không được nuốt Không dùng cho trẻ dưới 5 tuổi vì hay bị dị ứng với thuốc gây tê tetracain

Locabiotal: Thành phần có kháng sinh chiết từ môi trường nuôi cấy fusarium chủng

laterium Dùng dưới dạng thuốc phun khi bị viêm xoang, mũi, họng, hạnh nhân Mỗi ngày, người lớn bơm 4 lần Không dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi

Oromedin: Thành phần gồm hexamidin có tính kháng khuẩn chủ yếu với các vi khuẩn

gram (+), không bị mất hiệu lực khi tiếp xúc với máu mủ, tetracyclin có phổ kháng khuẩn rộng Dùng kháng khuẩn, chống đau nhức tại chỗ khi bị viêm miệng lợi, lưỡi, miệng - họng, hầu, dùng dưới dạng bơm phun mù Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi Ngoài dạng hỗn hợp còn có dạng hexamidin riêng lẻ, dạng thuốc gói, có thể pha vào nước đun sôi để nguội để kháng khuẩn trong khoa răng hàm mặt, khá tiện lợi

Thuốc chữa bệnh răng miệng dạng phun mù không được dùng

cho trẻ nhỏ.

Các thuốc súc miệng

Thuốc thường có các chất sát khuẩn (acid boric, kẽm sulfat, menthol, fluor) Pha chế dưới dạng dung dịch:

Thuốc súc miệng T-B: Thành phần có acid boric, dùng sát khuẩn răng miệng họng,

khử mùi hôi của thuốc lá, hành tỏi, vị tanh thức ăn Dùng dưới dạng dung dịch súc miệng mỗi lần 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần

Thuốc súc miệng T-B Broma: Thành phần có kẽm sulfat, thymol, fluor, công dụng

và dạng bào chế giống thuốc trên, mỗi lần súc 10ml, mỗi ngày súc 2 lần Do thành phần thuốc có menthol nên không được dùng cho trẻ dưới 6 tuổi

Trang 3

Ngoài ra cũng có những loại thuốc súc miệng pha dưới dạng đậm đặc khi dùng phải pha loãng ra theo tỷ lệ hướng dẫn Chú ý không súc miệng quá nhiều lần vì sẽ làm khô miệng, không nuốt nước súc miệng

Và những chú ý

Khi dùng các thuốc trên cần tránh một số thuốc, một số cách dùng không đúng, gây bất lợi cho răng miệng:

Tránh dùng các thuốc gây tổn thương niêm mạc miệng Niêm mạc miệng có cấu tạo rất mỏng, vì vậy tránh dùng các thuốc mỡ, cream, thuốc rà miệng có tính kích ứng với nồng độ cao Ví dụ, nếu dùng acid boric thì nên dùng với nồng độ thấp

Có những thuốc hủy giao cảm làm giảm tiết nước bọt như atropin Khi dùng những loại thuốc này để chống đau bụng do co thắt, chống đau dạ dày, phòng chống say xe, nôn mà thấy thuốc đã làm khô miệng tức là thuốc đã có hiệu lực chữa bệnh, tránh dùng liều cao làm cho miệng bị khô, khó chịu

Một số thuốc cường giao cảm hoặc phong tỏa enzym cholinesteaza gián tiếp kích thích giao cảm, gây tiết nước bọt như pyridostigmin, neostigmin, prostigmin dùng chữa liệt ruột gây trung tiện sau phẫu thuật, chữa bệnh nhão cơ, thuốc demecarium chữa gaucoma Khi thuốc gây tiết nước bọt tức là thuốc đã có hiệu lực chữa bệnh, cần chuyển sang dùng liều duy trì, không dùng tăng liều làm tiết nước bọt nhiều, khó chịu

Thuốc dùng ở khoang miệng (hít, đặt) có một số thuốc nếu dùng lâu dài sẽ gây bội nhiễm (vi khuẩn, nấm) ở miệng Ví dụ, dùng lâu dài corticoid hít sẽ làm bội nhiễm nấm Candida ở miệng Vì thế sau mỗi lần hít, cần súc miệng thật sạch

Tránh dùng các thuốc làm hỏng men răng như tetracyclin (thuốc ảnh hưởng đến việc tạo thành và ảnh hưởng đến độ bền, làm hỏng men răng) Đối với các thuốc này không dùng cho người có thai, trẻ dưới 12 tuổi

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w