1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot

99 4K 53

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Cùng với việc phát triển những loại cây truyền thống, chúng ta đang không ngừng tìm kiếm, du nhập thêm các loại mới có giá trị để làm phong phú thêm nguồn hoa cây cảnh, đáp ứng ngày càn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN

BÀI GIẢNG

HOA CÂY CẢNH

Người biên soạn: ThS Đỗ Đình Thục

Huế, 08/2009

Trang 2

Phần một

LÝ THUY ẾT

Bài 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ HOA, CÂY CẢNH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐIỀU KIỆN

NGOẠI CẢNH ĐỐI VỚI HOA, CÂY CẢNH

Mục tiêu

* Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm và cách phân loại hoa, cây cảnh Hiểu giá trị văn hoá tinh thần và thẩm mỹ của hoa, cây cảnh

- Nêu được tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây trên thế gới và ở trong nước

- Nêu được các yêu cầu của điều kiện ngoại cảnh đối với hoa, cây cảnh

* Nội dung tóm tắt:

Bài này trình bày khái niệm và các cách phân loại đối tượng hoa, cây cảnh Nêu các giá trị và tóm lược tình hình trồng hoa, cây cảnh, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh chung nhất vì đối tượng hoa, cây cảnh có phạm vi rộng trong giới thực vật Nêu các yêu cầu về dinh dưỡng, đất, phân bón và cách sử dụng chất điều hoà sinh trưởng cho hoa, cây cảnh

1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỀ HOA, CÂY CẢNH

1.1 Khái niệm

Cây hoa cây cảnh còn gọi là cây trang trí Đó là những cây có hoa đẹp hoặc thân, lá, cành, củ quả, hấp dẫn hoặc có một dáng vẻ mang ý nghĩa tinh thân, tình cảm, thẩm mỹ nào đó được trồng lấy hoa cắt hoặc trang trí cả cây để làm đẹp hoặc cải thiện mỹ quan cảnh trí một không gian giới hạn nào đó như một khu nhà ở, vườn sân, nội thất

1.2 Phân loại hoa, cây cảnh

1.2.1 Một số cách phân loại hoa cây cảnh phổ biến

* Phân loại theo kiểu, cỡ cây

- Cây lớn và cây nhỡ: Bách tán, tùng, vạn tuế, mai, đào,

- Cây bụi: Mẫu đơn, trà, trúc, quất, ngâu, nguyệt quế, đinh lăng cảnh,

- Cây thân thảo: Cúc, thược dược, lay ơn, huyết dụ, cẩm tú cầu, cẩm chướng

- Cây ký sinh: phong lan,

- Cây leo: Thiên lý, vạn niên thanh, tigôn, đăng tiêu, bìm bìm, bướm bạc

* Phân loại theo cách trưng bày và mục đích sử dụng

- Cây cắt hoa trưng bày

- Cây trưng bày cả cây: Cây để hoa tự nhiên, cây thế, cây Bonsai

- Cây cảnh kết hợp lấy bóng mát hoặc các tác dụng khác

Trang 3

* Phân loại theo môi trường sống

- Cây sống trong môi trường đất cạn

- Cây sống trong môi trường nước: Sen, súng,

* Phân loại theo thời gian thu hoa

- Hoa thời vụ (hoa ngắn ngày)

- Hoa quanh năm, hoa lâu năm

1.2.2 Phân loại theo phân loài thực vật

* Căn cứ vào các nhóm cây làm cảnh trong hệ thực vật làm cảnh

(Trần Hợp - Cây cảnh hoa Việt Nam - 2003)

- Nhóm cây leo, cây hàng rào

* Phân loại theo phân loại thực vật áp dụng cho từng cây

Cách phân loại này sẽ giới thiệu trong từng cây hoa và cây cảnh cụ thể

1.2.3 Một số loài hoa, cây cảnh phổ biến ở Việt Nam

- Họ lão mai (Ochnaceae): Phổ biến ở miền Nam như cây mai vàng (Ochna

intergerrima)

- Họ hoa hồng (Rosaceae): Phổ biến như cây hoa hồng (Rosa sp.)

- Họ cam quýt (Rutaceae), hay họ phụ cam quýt (Aurantoideae): Phổ biến như: cam, quýt, quất

- Họ hoa cúc Asteraceae (Chrysantaceae): Cây hoa cúc (Chrysanthenum

indicum)

- Họ chè (Theaceae): Sơn trà (Camellia Japonica L.) Hải đường

- Họ phụ mận (Prunoideae) như cây đào (Prunmuspresia)

- Họ long cốt (Cactaceae) như cây thanh long (Hylocereus undulatus)

- Họ trúc đào (Apocynaceae) như cây sứ Thái Lan (Adenium obesum)

- Họ phi lao (Casuarinaceae)

- Họ hoa tím (Violaceae)

- Họ dâu tằm (Moraceae): Si (Ficus benjamina L.), sanh (Ficus retusa), đề (Ficus reliogia), gừa (Lâm vồ, Sộp miền Trung - Ficus microcarpa Blume), duối, ôrô

- Họ Thầu dầu (Euphobiaceae): cây chè trồng làm hàng rào (Acalypha

sianensis), cây liễu đỏ (Excoecaria cochinchinensis), cây sơn liễu (Phillantus Fasciculatus), cây kim mộc (Securinega spirei)

- Họ hoà thảo (Poaceae): Tre, trúc (vàng, đen), trúc Nhật

- Họ nhài (Oleaceae): Cây nhài (Jasminum), cây mộc (Osmanthus Fragrans)

2 GIÁ TRỊ CỦA HOA, CÂY CẢNH

2.1 Giá trị thẩm mỹ tinh thần

Trang 4

- Hoa là biểu tượng của cái đẹp, hoa có nhiều màu sắc hài hòa và hương thơm mật ngọt, hình thái đa dạng hấp dẫn cả con người và động vật

- Hoa làm đẹp cảm xúc của con người, tạo cho con người cảm giác yêu thương thanh thản

- Hoa là biểu tượng của tình cảm, hoa đem lại giá trị tinh thần, tình cảm mà không vật chất nào có thể so sánh được Hoa là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, tình bạn, tình cảm gia đình, tình thầy trò

- Hoa thể hiện sự trang trọng, kính yêu, sự huy hoàng, dùng trong hội nghị, lễ, tết

2.2 Giá trị kinh tế

Tùy theo từng năm, từng thời điểm, tùng loại hoa cây cảnh có những giá trị khác nhau mà hoa cây cảnh có những giá trị khác nhau Giá trị kinh tế của hoa cao khi nhu cầu mua hoa nhiều Tương ứng với nhu cầu có các loại hình trồng hoa cây cảnh theo mục đích về thời gian sử dụng như:

- Hoa thời vụ: Hoa trồng để bán vào dịp tết Nguyên đán và các ngày lễ lớn 8/3, 30/4, 1/5, 1/6, 2/9, 20/10, 20/11, 22/12,

- Hoa quanh năm: Cung cấp hoa cho nhu cầu hàng ngày và các hội nghị và bán vào ngày mùng một và ngày rằm các tháng âm lịch

- Cây cảnh lâu năm: Cung cấp cho các biệt thự, nhà hàng nhằm tôn tạo vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc, khu nghỉ mát sinh thái

Theo PGS P TS Nguyên Xuân Linh (1998) thì chi phí cho 1ha hoa 28 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận thu được 90 triệu đồng/1năm so với đất trồng 2 lúa một màu chi phí là 11,4 triệu đồng/ha/năm lợi nhuận đạt 7,6 triệu đồng/ha

Theo TS Đặng Văn Đông, PGS P TS Đinh Thế Lộc trồng hoa lyli trong nhà lưới đơn giản, sau khi trồng 1vụ (90-115ngày) 1 sào Bắc bộ chi phí 88.700.000 đồng, cho thu nhập 133.770.000 đồng, lãi thuần thu được 47.300.000 đồng và củ

giống cho vụ sau (Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao - Cây hoa lyli NXB

Lao động - Xã hội, 2004) Đối với cây hoa hồng ngay năm đầu trồng hoa hồng đã

cho lãi hơn 5 triệu đồng/sào

Theo ông Hà Út (chủ nhiệm HTX P hú Mậu 2, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, trồng hoa cúc theo Dự Án "Kỹ thuật trồng hoa cúc áp dụng công nghệ mới cho thu nhập cao" ở địa phương đã tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người trồng hoa Cứ 1 sào, hộ cho thu nhập trung bình đạt 7-10 triệu đồng/năm, các

hộ cho thu nhập cao lên tới 12-15 triệu đồng/năm

2.3 Các giá trị khác của hoa cây cảnh

- Hoa cây cảnh thường được trồng ở những vùng đất khô cằn, nơi không trồng được các cây lương thực thực phẩm khác Đất hạn trồng cây cảnh chịu hạn, đất ngập úng trồng sen, đất ô nhiễm thì trồng hoa do đó tận dụng được đất đai, tạo việc làm,

- Hoa cây cảnh trồng làm đẹp cảnh quan môi trường, cải tạo khí hậu, ngăn bụi, giảm tiếng ồn, thanh lọc không khí,

Trang 5

- Hoa cây cảnh là những vị thuốc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể: Hoa hồng, đinh lăng, mai, ngũ gia bì chân chim

- Hoa là nguồn mật cho nghề nuôi ong

- Làm hương liệu trong thực phẩm, mỹ phẩm, nước hoa,

3 TÌNH HÌNH TRỒNG HOA CÂY CẢNH

3.1 Tình hình trồng hoa, cây cảnh trên thế giới

Diện tích trồng hoa, cây cảnh thế giới ngày càng tăng Chỉ tính riêng giá trị sản lượng hoa thế giới đã đạt trên 20 tỷ USD (1995) Các nước có giá trị sản lượng hoa lớn nhất là Nhật Bản 3,731 tỷ USD, Mỹ khoảng 3,270 tỷ USD, riêng Hà Lan là nước trồng hoa hàng đầu thế giới với khoảng 1.500 trang trại trồng hoa có tổng diện tích gần 10 nghìn ha, trồng gần 4.000 loài hoa khác nhau, sản xuất khoảng 1,7 tỷ bông hoa và 600 triệu chậu hoa cảnh mỗi năm, trong đó khoảng 70% là để xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu hoa cây cảnh của thế giới hàng năm đều tăng lên Năm 1996

là 7,5 tỷ USD Trong đó thị trường hoa cây cảnh Hà Lan chiếm gần 50% Các nước như Colombia, Tây Ban Nha, Kênia, Ecuado, Đức, Canada, Pháp, Mỹ, Israel có doanh thu từ xuất khẩu hoa trên 100 triệu USD mỗi năm Tỷ lệ tăng hàng năm của thị trường xuất khẩu hoa thế giới là trên 10%

Ở châu Á, tuy nghề trồng hoa được quan tâm đẩy mạnh chậm hơn so với các nước ở châu Âu nhưng do những ưu thế về điều kiện tự nhiên như có nguồn gen phong phú, có khí hậu thời tiết thuận lợi nên diện tích hoa cây cảnh cũng tương đối lớn

Hiện tại châu Á có tổng diện tích trồng hoa cây cảnh trên 134.000ha, chiếm khoảng 60% diện tích hoa cây cảnh toàn thế giới, tham gia thị trường xuất khẩu chiếm khoảng 20%

Trung Quốc (3.000ha, đạt sản lượng 2 tỷ cành/năm 2000) Ấn Độ (65.000ha, đạt giá trị 2050 triệu R.S/năm), Thái Lan (5.452ha, đạt sản lượng 1.667 triệu cành/1994), Malaysia (1.218ha, đ ạt giá trị 3.370 triệu R.M/năm 1995),

Bảng 1: Sản lượng hoa cắt cành xuất khẩu của các nước từ năm 1991-2000

(Đơn vị tính: 1000 tấn)

Toàn thế giới 1240,0 1689,3 2151,6 2316,5 Các nước phát triển 1055,7 1421,8 1827,1 1889,6

Trang 6

3.2 Tình hình trồng hoa cây cảnh và phân vùng hoa cây cảnh ở Việt Nam

3.2.1 Tình hình trồng hoa cây cảnh ở Việt Nam

Việt Nam có diện tích lãnh thổ 33.099.093ha, diện tích đất nông nghiệp khoảng 7.348.449ha, trong đó diện tích trồng hoa chỉ khoảng hơn 4.000ha, chiếm khoảng 0,5%

Hoa cây cảnh được trồng ở nước ta từ rất sớm Hiện nay diện tích hoa cây cảnh tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Nam Điền (Nam Định), Hội An (Quảng Nam), Gò Vấp, Hoóc Môn (TP Hồ Chí Minh), Sa Đéc, Tân Qui Đông (Đồng Tháp) Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

Các quận 11, 12 thành phố Đà Lạt, cũng tại nơi đây đã hình thành các Làng Hoa và 12 nghệ nhân trong 6 làng hoa đã được đã được tôn vinh trong Festival Đà Lạt năm 15/12/2007 đó là: Xuân Thành, Xuân Thọ, Hà Đông (phường 8), Đa Thiện

3 (phường 8), Vạn Thành (phường 5), An Sơn (phường 4), Thái Phiên (phường 12) Hiện nay, nhà nước ta đang khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hoa cây cảnh thành một thành phần quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt đầu tư phát triển các trang trại trồng hoa xuất khẩu

Bảng 2: Các địa phương có diện tích trồng hoa lớn của nước ta

Nguồn: website: vietnamnet; rauhoaquavietnam.vn, 2007

Trang 7

Hiện tại Việt Nam chúng ta sản xuất khoảng 3 tỷ bông hoa mỗi năm Riêng Đà Lạt có diện tích chiếm khoảng 40% diện tích và 50% sản lượng hoa cây cảnh của tỉnh Lâm Đồng đã sản xuất và cung ứng cho thị trường trong năm 2007 khoảng 880 triệu cành (khoảng 88 triệu cành dành cho xuất khẩu) Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm xuất khẩu khoảng 2,5 triệu USD hoa cây cảnh ra thị trường thế giới

Trong các năm từ 2004-2010, Hà Nội sẽ phát triển 500ha hoa cây cảnh tập trung trong nhà có mái che, thành phố Hồ Chí Minh tăng diện tích lên khoảng 700-1000ha, Lâm Đồng 1500ha (đến cuối năm 2007 Đà Lạt có 2415ha) Các tỉnh thành khác tiến hành sản xuất 20-30ha phục vụ nhu cầu trong tỉnh và có thể tham gia thị trường xuất khẩu Đến năm 2010, Việt Nam có khoảng 8.000ha trồng hoa, sản xuất khoảng 4,5 tỷ bông hoa và xuất khẩu 1 tỷ bông, thu về 60 triệu USD Các vùng chuyên canh sản xuất hoa cây cảnh công nghệ cao có sự đầu tư của nước ngoài đang từng bước được hình thành ở Đà Lạt, Hà Nội và một số nơi khác phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu Nghề trồng hoa cây cảnh ở Việt Nam đã tìm được hướng

đi tốt để phát triển mạnh trong thời gian tới

Hiện nay các loại hoa cây cảnh chính được trồng ở Việt Nam bao gồm hoa

hồng (Rosa sp.) chiếm 29,3%, hoa cúc (Chrysanthemum sp.) chiếm 42%, hoa cẩm chướng (Dianthus Caryofullus), hoa lay ơn (Gladiolus communis), họ hoa lan (Orchidaceae), cây sanh (Ficus viens Ait), cây si (Ficus benjamia Linn), cây sung (Ficus Racenmosa Linn) Cùng với việc phát triển những loại cây truyền thống,

chúng ta đang không ngừng tìm kiếm, du nhập thêm các loại mới có giá trị để làm phong phú thêm nguồn hoa cây cảnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu

Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh ngày càng tiên tiến: Những kỹ thuật trồng trọt, cắt tỉa tạo hình cây cảnh bí quyết lâu năm được duy trì và phổ biến Những công nghệ

kỹ thuật mới tiên tiên được chuyển giao về cho nông dân và người trồng hoa như: Công nghệ sinh học nuôi cấy mô, sử dụng các phương pháp điều tiết hoa nở trái vụ Việc tạo môi trường ánh sáng, nhiệt độ thích hợp với giống hoa mới nhập nội được vận dụng sáng tạo và có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của người nông dân hiện nay

3.2.1 Phân vùng trồng hoa cây cảnh

(Nguyễn Xuân Linh - Hoa và Kỹ thuật trồng hoa ­ NXB NN, Hà Nội - 1998) Hiện nay theo định hướng phát triển Nông nghiệp Việt Nam thì các khu vực trọng tâm phát triển hoa cây cảnh ở Việt Nam là:

- Cao nguyên Mộc Châu và Sapa

- Vùng đồng bằng Bắc Bộ

- Cao nguyên Đà Lạt

- Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long

4 YÊU CẦU CỦA HOA CÂY CẢNH ĐỐI VỚI ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

4.1 Yêu cầu nhiệt độ

Trang 8

* Phân nhóm cây theo yêu cầu nhiệt độ

Mỗi loài hoa cây cảnh thích hợp với nhiệt độ khác nhau và theo nhóm như sau:

- Nhóm hoa nhiệt đới như hoa lan (Orchidaceae), hoa trà (Camelia), hoa hồng

môn, hoa đồng tiền,

- Nhóm hoa ôn đới như: Hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa lay

ơn, hoa phong lan ôn đới,

* Yêu cầu nhiệt độ của một số loại hoa

Nhiệt độ quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa, chất lượng hoa

- Nhiệt độ tác động đến cây qua con đường quang hợp của cây

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa và nở hoa của cây hoa

+ Hoa hồng: Tổng tích ôn của hoa hồng trên 1.7000C, ở Việt Nam, hoa hồng sinh trưởng phát triển và ra hoa quanh năm, nhưng tốt nhất là mùa thu, đông

+ Hoa cúc: Hoa cúc yêu cầu nhiệt độ thích hợp từ 20-250C Trong điều kiện Việt Nam, các giống hoa cúc sinh trưởng và phát triển hầu như quanh năm

+ Hoa lay ơn: Thích nhiệt độ 20-250C, nhiệt độ thấp khi lay ơn có 6-7lá sẽ làm giảm tỷ lệ nở hoa và giảm số hạt trên bông

+ Hoa cẩm chướng: Thích nhiệt độ 17-250C, ở miền Bắc, hoa cẩm chướng sinh trưởng thích hợp từ tháng 9-5 Mùa hè nóng ẩm, cây hoa cẩm chướng khó phát triển

+ Hoa lan: Yêu cầu nhiệt độ ban đêm thấp hơn nhiệt độ ban ngày 3-50C Nhóm lan nhiệt đới, nhóm lan cận nhiệt đới và nhóm lan ôn đới

hợp từ 21-300C Ban đêm từ 18-220C Điển hình của nhóm này là các loài thuộc

giống Vanda, Phalaenopsis

Nhóm lan ôn đới: Phân bố từ vĩ độ 280-400 Yêu cầu nhiệt độ của nhóm này về

Cymbidium, Paphiopecdilum

4.2 Yêu cầu ẩm độ

Nước là điều kiện cần thiết để cho cây sinh trưởng phát triển, mỗi loại hoa cây cảnh yêu cầu độ ẩm phù hợp khác nhau Quá ẩm ướt sâu bệnh phát triển mạnh, hoa cho năng suất thấp, chất lượng hoa kém Các loại ôn đới như hoa hồng, hoa cúc, cẩm chướng yêu cầu độ ẩm đất thường khoảng 70-80% Các loại hoa như hoa sen, hoa súng yêu cầu luôn có mực nước ngập

4.3 Yêu cầu ánh sáng

Ánh sáng là một yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa Ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp xảy ra theo phương trình:

6O2 + 6H2O + Q (calo) = C6H12O6 + 6O2Quang hợp phụ thuộc vào thành phần quang phổ của ánh sáng và cường độ chiếu sáng Cường độ quang hợp của cây hoa tăng khi cường độ ánh sáng tăng

Trang 9

(trong khoảng nhiệt độ giới hạn) Trên cơ sở độ chiếu sáng, các cây trồng được chia thành nhóm cây ngày dài và nhóm cây ngày ngắn

- Cây ngày dài: Yêu cầu thời gian chiếu sáng dài trong ngày Thời gian tối từ

8-10giờ/ngày như hoa tulip (Curcuma alismatifolia)

- Cây ngày ngắn: Yêu cầu thời gian chiếu sáng ngắn trong ngày Thời gian tối

từ 10-14giờ/ngày, như cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.)

- Cây trung tính: Cây không phản ứng chặt chẽ với thời gian chiếu sáng, như

Trong một họ, các loài cũng yêu cầu ánh sáng không giống nhau Đối với họ lan, Sullen Costiptin dựa theo yêu cầu ánh sáng đã chia ra các nhóm:

- Nhóm ưa ánh sáng: Nhóm này có thể phát triển tốt với ánh sáng tự nhiên Các

loài Angannisia, Arpophyllum, Giganterum, Cattleya Citrina, Epidendrum,

Oncidium

- Nhóm trung gian: Nhóm yêu cầu ánh sáng trung bình Các loài Acineta,

Calenthe vestita, Dendrobium, Cymbidium, Cattleya aciandiea, Vanda

- Nhóm ưa bóng: Nhóm này không thích hợp với ánh sáng mạnh Như loài lan

Phalaenopsis, Rhynchotylis, Paphiopedilum, Doristis

Nếu thiếu ánh sáng, thì cây chậm lớn, lá xanh thẫm lại, mềm yếu Nếu cây thừa ánh sáng, lá chuyển sang màu vàng cây kém phát triển

Theo Nishico J.(1987), ngày dài có ảnh hưởng đến sự ra hoa của hoa cúc Thời gian chiếu sáng thời kỳ ra búp tốt nhất là 10giờ, với nhiệt độ thích hợp là 180C Thời gian chiếu sáng kéo dài, sinh trưởng hoa cúc kéo dài hơn, thân cây cao, lá to, hoa ra muộn, chất lượng hoa tăng Thời gian chiếu sáng 11giờ, chất lượng hoa cúc tốt nhất Đối với hoa cẩm chướng, ánh sáng ngày dài lại hầu như không có ảnh hưởng Đối với hoa hồng, nếu bị giảm ánh sáng, năng suất và chất lượng hoa bị giảm

Hoa lay ơn nếu bị giảm mức chiếu sáng lúc cây 3-4lá, dẫn đến tỷ lệ hoa nở và

số hoa trên bông bị giảm Ngày dài làm chậm quá trình ra hoa, thân cây kéo dài và làm tăng chất lượng hoa lay ơn

4.4 Yêu cầu về đất và dinh dưỡng

4.4.1 Đất trồng hoa cây cảnh

Mội trường trồng (đất, giá thể) của cây hoa rất quan trọng Nó cung cấp nước, dinh dưỡng và không khí cho sự sống của cây hoa

Trang 10

* Hợp chất phân, đất

- Hợp chất trồng cây cảnh thường được phối trộn theo tỷ lệ sau:

- Hợp chất trồng hoa ở các vùng miền khác nhau thì có sự khác nhau theo tập quán, kinh nghiệm truyền thống Tổng hợp kết kinh nghiệm được thể hiện qua bảng 5.1:

* Chuẩn bị đất khi trồng hoa ngoài đồng ruộng và trồng chậu

Muốn đạt được một vụ hoa tốt, trước hết cần chuẩn bị dất trồng tốt

- Chuẩn bị đất ngoài đồng ruộng

+ Cày lật, phơi đất trước khi trồng hoa 10-15ngày

+ Lên luống theo hướng Đông - Tây chiều dài luống 10m, chiều rộng luống 1m, chiều cao luống tuỳ thuộc mạch nước ngầm của ruộng trồng hoa cao hay thấp

có thể từ 15-20cm

- Chuẩn bị đất trồng trong chậu

+ Đất phải được chuẩn bị trước ít nhất là 3 tháng Phơi nắng, loại hết tàn dư thực vật, giun, sau 3-4ngày đất khô đóng bao, bảo quản không để nơi ẩm ướt, ngoài trời

Bảng 3: Tỷ lệ các hợp chất trồng hoa trong chậu của một số vùng

* Giá thể trồng hoa cây cảnh

Giá thể đối với hoa lan cũng hết sức quan trọng Giá thể có thể là cành cây, than củi, gỗ, gạch, xơ dừa, vỏ cây, Giá thể giữ cho cây đứng vững và là nơi giữ, cung cấp dinh dưỡng, nước cho cây hoa lan trong quá trình tưới, bón phân cho hoa lan

Trang 11

4.4.2 Các yếu tố dinh dưỡng

Các yếu tố dinh dưỡng N, P, K, vi lượng, vitamin, có ý nghĩa quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của các loài hoa cây cảnh

- N: Đạm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây hoa Thiếu N, cây

yếu ớt, lá vàng, sinh trưởng còi cọc, hoa bé, xấu Thừa N, cây hoa sinh trưởng mạnh, cây yếu, vóng, mềm, yếu, dễ bị lốp, đổ Thừa N, sâu bệnh phát triển, phá hoại hoa nặng, hoa chất lượng kém

- P: Lân có tác dụng làm cho bộ rễ cây hoa phát triển P có tác dụng trong qúa

trình tạo thành và vận chuyển hợp chất hữu cơ trong cây hoa Thiếu P, cây hoa sinh trưởng chậm, cây yếu, ra hoa muộn Có đủ P cây hoa ra búp, ra hoa sớm hơn

- K: Kali có vai trò vận chuyển và tích luỹ chất hữu cơ trong cây hoa Kali còn

có tác dụng làm tăng tính chống chịu của cây hoa Biểu hiện của cây thiếu K bị xoắn lá, đốm nâu phát triển, cây phát triển chậm

Bón phân N, P, K đầy đủ theo tỷ lệ thích hợp có tác dụng giúp cây hoa sinh trưởng phát triển cân đối để đạt năng suất hoa cao và phẩm chất hoa tốt Bón phân

N, P, K ảnh hưởng đến phát triển chiều cao cây, đường kính hoa và trọng lượng hoa cây hoa cúc Đối với hoa hồng, bón phân N, P, K có tác dụng tốt hơn so với bón N,

N + P, P + K Bón đủ N, P, K làm tăng năng suất và chất lượng của hoa hồng Đối với hoa lay ơn, bón phân P và K không làm thay đổi phẩm chất hoa Tỷ lệ bón phân

có ảnh hưởng lớn đến củ giống hoa lay ơn Tỷ lệ thích hợp là 200kg P2O5/ha + 100kg K2O/ha

- Bo: Bo có tác dụng đến sinh trưởng của cây hoa Khi thiếu bo, lá non bị xoăn,

những lá khác bị vàng hoặc nâu bên mép lá

- Ca: Ca tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây hoa Ca có tác dụng

ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ Thiếu Ca cây hoa bị vàng lá, lá có nhiều vết thối Thiếu Ca ảnh hưởng đến quá trình hút nước của cây, cây hoa còi cọc, năng suất hoa bị giảm Ca làm tăng sự nở hoa và tăng độ bền của hoa

- Cu: Thiếu Cu lá hoa dài, vàng, mềm, cây sinh trưởng chậm

- Mg: Thiếu Mg lá già bị đốm vàng lan rộng ra toàn bộ diện tích với các đốm

đen trên mép lá Thiếu Mg, cây hoa thường nhỏ, giòn, dễ gãy Theo Lya Khop V.M (1986), phân bón Mg làm tăng năng suất, tăng số nhánh hoa, tăng tính chống chịu ở hoa cẩm chướng

- Mn: Thiếu Mn lá cây nhỏ, đỉnh sinh trưởng bị vàng Cây yếu, sinh trưởng

giảm, năng suất hoa bị giảm

- Co: Co có tác dụng làm tăng tính giữ nước trong hoa, làm cho hoa bền lâu

Trang 12

* Phân hữu cơ

Phân hữu cơ chủ yếu là phân chuồng, phân xanh, phụ phế phẩm trong chăn nuôi trồng trọt được sử dụng để bón cho hoa cây cảnh

Phân hữu cơ có ưu điểm là có tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng, ngoài ra còn có một số chât điều hòa sinh trưởng Nhược điểm của phân chuồng là có thành phần dinh dưỡng không cân đối, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp nên tốn công vận chuyển và sử dụng, dễ gây ô nhiễm môi trường nếu chế biến và sử dụng không đúng kỹ thuật

Phân hữu cơ bón cho hoa cây cảnh hiện nay chủ yếu được dùng ở dạng phân chuồng để bón lót và phân ngâm để tưới bón thúc Phân ngâm là hỗn hợp của phân chuồng, khô dầu, các loại phân vi sinh, xác bã động thực vật, vôi…được ngâm ở các bể kín cho tới khi hoai mục thì pha 1 phần phân với 3 phần nước và bổ sung thêm đạm rồi tưới vào gốc cho cây Giai đoạn đầu 10-15ngày tưới 1 lần, giai đoạn sau 15-20ngày tưới 1 lần và giảm bớt lượng đạm để cây tập trung phát triển nụ, hoa

Khi tưới xong phân chú ý tưới nhẹ nước trên thân lá để rửa sạch lá, tránh phân dính làm cháy lá [3]

* Phân sinh hóa

Phân sinh hóa là loại phân bao gồm các chế phẩm có chứa các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ mà vai trò chính là tác động vào các quá trình trao đổi chất trong cây làm tăng sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và sử dụng các chất dinh dưỡng để hình thành sản phẩm, các chất đó gọi là chất điều hòa sinh trưởng thực vật Hiện nay chất điều hòa sinh trưởng khi phun cho cây trồng làm tăng năng suất trung bình từ 10-15%, có trường hợp còn có thể tăng tới 50% vì thế rất được quan tâm sử dụng Phân sinh hóa sử dụng cho cây trồng trên thị trường chủ yếu chứa các chất

trưởng được sản xuất bằng ba con đường chủ yếu là chiết xuất từ thực vật, từ lên men vi sinh vật và bằng con đường tổng hợp hóa học Hiện nay chất điều hòa sinh trưởng được sản xuất dưới dạng đơn chất ở dạng chế phẩm điều hòa sinh trưởng hoặc kết hợp với các chất đa lượng, vi lượng thành các loại phân bón lá chuyên dụng, phân bón lá đa chức năng

Bản chất của các chất điều hòa sinh trưởng là chứa các nội tiết tố thực vật, các nội tiết tố này chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng có tác động rất lớn đến quá trình trao đổi chất dẫn đến làm thay đổi sự sinh trưởng phát triển của cây trồng Cụ thể các chất này tác động vào quá trình giãn nở của tế bào sau khi phân bào, auxin làm tế bào giãn nở theo chiều ngang còn giberelin làm giãn nở theo chiều dọc Các chất này khi sử dụng ở nồng độ thấp khoảng vài chục ppm thì có tác dụng kích thích sinh trưởng, làm cho cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn, tuy thế khi sử dụng ở nồng độ cao khoảng vài nghìn ppm lại có tác dụng kìm hãm sinh trưởng phát triển, thậm chí hủy diệt cây trồng Trong thực tiễn sản xuất hoa - cây cảnh cũng như các loại cây trồng khác, tùy mục đích mà chúng ta có thể sử dụng chúng ở các nồng độ khác nhau cho phù hợp Chất điều hòa sinh trưởng cho cây trồng có thể sử dụng theo nhiều cách như phun lên lá, dùng để ngâm cành, hạt khi nhân giống, bôi lên

Trang 13

cây, tiêm trực tiếp lên cây, riêng với cây hoa Cúc chủ yếu áp dụng phương pháp phun lên cây và ngâm nhúng cành lúc giâm cành

Mục đích của việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho cây hoa cây cảnh chủ yếu là để điều khiển cho cây trổ hoa đúng vào thời điểm nhu cầu thị trường cao hoặc điều khiển một số đặc điểm của cây theo thị hiếu người tiêu dùng như làm cây cao lên, cho đường kính hoa lớn hơn, cho nhiều hoa… Ngoài ra chất điều hòa sinh trưởng còn được dùng để kích thích ra rễ cho cành giâm làm cây giống

* Phân bón lá

Phân qua lá là hỗn hợp một số đa lượng, vi lượng, một số chất điều hòa sinh trưởng và có thể có thêm các chất hỗ trợ kết dính, loại phân này dùng để bón qua lá, qua quả và qua thân cây

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại phân bón lá với thành phần và công dụng khác nhau, có những loại chỉ có một hoặc một số các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng hay vi lượng như Granubo (chỉ chứa Bo), Vi lượng P333 (chứa Ca, Mg, Zn…), có những loại có cả đa lượng và vi lượng như Growmore, Agriconik, có loại bao gồm đa lượng, vi lượng và cả chất điều hòa sinh trưởng như Diệp lục tố, Atonik Các nhà nghiên cứu cũng nghiên cứu khá kỹ và đã sản xuất các loại phân đặc hiệu cho từng loại cây trồng tùy theo mục đích sử dụng, đặc tính của cây và đặc điểm giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây Mỗi loại thực vật có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên các loại phân bón lá đa chức năng dùng cho nhiều loại cây

thường đem lại hiệu quả không cao bằng các loại phân đặc hiệu

* Phân vi sinh

Phân vi sinh là các chế phẩm có chứa vi sinh vật sống có ích như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải kali, các loại vi sinh vật kháng sinh,… Các vi sinh vật được chọn lọc từ các chủng có trong tự nhiên, nuôi cấy và đóng gói cùng với các chất làm môi trường để chúng tồn tại, thường là các chất hữu cơ có sẵn trong tự nhiên hoặc các chất phối trộn Số lượng vi sinh vật trong phân thường phải đạt trên 106/g phân thì mới đảm bảo tiêu chuẩn và có hiệu quả khi bón cho cây

Phân vi sinh hiện nay dùng bón cho cây hoa cây cảnh chủ yếu là lân vi sinh,

loại phân chứa các sinh vật phân giải lân hữu cơ (Bacillus megatherium

phosphaticum) để phân giải lân hữu cơ khó tiêu trong đ ất thành lân dễ tiêu mà cây

có thể sử dụng được Phân lân vi sinh vó thể dùng ngâm ủ với các loại phân khác để bón thúc hoặc bón lót trực tiếp vào đất Lân vi sinh không chỉ giúp cây hấp thụ được lân mà còn giúp cây sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác tốt hơn, do đó khi

bón phân lân vi sinh thì phải cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng khác cho cây

* Phân khoáng

Đạm: Trong các loại phân hóa học thì phân đạm là yếu tố đầu tiên được chú ý

bón cho cây trồng vì cây cần nhiều mà đất lại không cung cấp đủ đạm dễ tiêu Đạm trong đất phần lớn ở dạng hữu cơ Đất nước ta có lượng đạm tổng số khoảng 0,2%,

sự chênh lệch về khả năng tự cung cấp đạm cho cây của đất nghèo và đất giàu

Trang 14

không vượt quá 30 kgN/ha mỗi năm nên không cần phân tích đất để định lượng đạm cần bón

Khi lượng đạm bón chưa đủ thì bón các yếu tố khác đều kém hiệu quả Đạm giúp cây tăng sinh khối mạnh và sớm, làm cho sinh khối tạo ra chuyển thành các sản phẩm thu hoạch Khi bón đạm cho các loại hoa cây cảnh nên bón sớm vào thời

kỳ sinh trưởng phát triển mạnh, thận trọng khi xem xét bón vào thời kỳ sau lúc cây sắp ra hoa Ngoài ra bón đạm nên kết hợp bón các yếu tố khác như K, P, Mg,…vì các yếu tố này cùng với N tham gia cấu tạo nên vật chất trong cây, khi có đủ các yếu tố này thì cây sẽ sinh trưởng phát triển nhanh và đồng đều hơn, ít bị sâu bênh, ít

đổ ngã Sử dụng phối hợp P, K, Ca, Mg, Si và các chất vi lượng khác trên nền đạm cao một cách hợp lý là con đường phát huy tốt tiềm năng năng suất cây trồng để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, tuy thế không nên bón đạm đến ngưỡng tối đa năng suất vì sẽ giảm hiệu quả kinh tế

Đạm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây Đạm tham gia tạo nên nguyên sinh chất của tế bào, tham gia cấu tạo diệp lục của lá, là thành phần chính cho quang hợp Thiếu đạm cây yếu ớt, lá vàng hoặc xanh nhạt, sinh trưởng phát triển chậm, còi cọc, hoa bé, chậm nở hoa, màu sắc không đẹp Thừa đạm cây sinh trưởng thân, lá mạnh nhưng vống, dễ bị đổ ngã, dễ bị sâu bệnh, ra hoa muộn hoặc không ra hoa Đạm bón cho cây ở dạng amôn sufat (NH4)2SO4, urê (NH2)2CO,

Lân: Lân là yếu tố của chất lượng sản phẩm Lân khi bón vào đất thường bị

giữ chặt bởi keo đất làm cho cây khó hấp thu được nên hiệu lực sử dụng phân lân thường rất thấp, chỉ khoảng 30%, vì vậy khi bón lân cho hoa cây cảnh cần bón lượng lớn hơn nhu cầu của cây Ngoài ra lân khi bón vào đất thường ít bị rửa trôi và phân giải chậm vì vậy nên tập trung phần lớn lượng lân bón thúc cho cây khi trồng Các loại đất quá kiềm, giàu sét hoặc quá chua thường giữ chặt lân mạnh Khi trồng hoa trên các loại đất này nên dùng lân ở dạng viên và trộn với phân chuồng bón theo rãnh nhằm giảm sự hòa tan lân vào đất để hạn chế sự giữ chặt lân của đất Cây hút lân mạnh hơn đạm và kali Thông thường hàm lượng đạm và kali trong dung dịch đất phải đạt 20-30ppm thì cây mới có thể hút được nhưng lân chỉ cần khoảng 10-15ppm là cây đã hút được

Lân là yếu tố chính tham gia vào sự hình thành nucleoproteit của nhân tế bào,

do vậy các bộ phận trên cây hoa Cúc đều cần lân Lân giúp cho bộ rễ sinh trưởng phát triển mạnh, cây khỏe, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp Hoạt động của các enzym phụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của phốt pho Cùng với các vitamin, phốt pho đã tham gia tạo thành một số enzym quan trọng trong trao đổi chất Khi thiếu lân, bộ rễ phát triển kém, cành nhánh khẳng khiu, các đốt gốc có thể chuyển sang màu tím đậm, hoa ít, mau tàn, màu sắc không tươi, dễ bị sâu bệnh Trong quá trình sinh trưởng, hoa, cây cảnh cần nhiều lân hơn ở giai đoạn hình thành nụ và hoa Lân khi bón vào đất thường phân giải chậm nên tác dụng chậm, do đó chủ yếu được bón lót vào thời kỳ trồng Tùy theo tính chất đất mà sử dụng các loại phân lân khác

Trang 15

nhau, nếu là đất trung tính giàu mùn thì nên dùng supe lân, đất chua nên sử dụng phân lân nung chảy còn đất chua mặn nên bón apatit

Kali: Kali là yếu tố cây cần thứ ba sau đạm và lân, tuy thế cây lại hút nhiều kali hơn đạm và lân Kali là yếu tố có khá nhiều trong đất, tỷ lệ kali trong đất trung bình từ 0,2-0,4%, thời gian hồi phục của kali trong thời gian đất nghỉ cũng khá nhanh Bón phân kali cho đất trồng hoa cây cảnh không phải là vấn đề quan trọng như đạm và lân, tuy thế cũng cần bón thúc kali cho cây để tránh hiện tượng cây bị thiếu kali ở giai đoạn cuối khi cây làm nụ và ra hoa

Kali có rất nhiều trong hoa cây cảnh lúc còn non, trước lúc ra hoa Trong cây, kali (K) có mối quan hệ chặt chẽ về nồng độ với canxi (Ca) và natri (Na) ở mức tương đối ổn định Kali xâm nhập vào tế bào làm tăng tính thấm của màng đối với nhiều chất, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi gluxit và trạng thái nguyên sinh chất của tế bào, từ đó giúp cho quá trình tổng hợp và vận chuyển các chất đường bột cho cây Hoa cây cảnh cần kali nhiều nhất vào thời kỳ hình thành nụ và nở hoa Nếu thiếu kali thì thân cây yếu, màu sắc hoa sẽ kém tươi, cánh hoa mềm, chóng tàn Kali giúp tăng tính chịu rét, chịu hạn và khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây Kali bón cho cây ở các dạng phân hóa học như kali sunphat (K2SO4), kali clorua (KCl)

Khi bón phân cho các loại hoa, cây cảnh trồng trong chậu cần chú ý:

1 kg đất: Không nên bón quá 0,5-1,0g N; 1,5-2,5g P2O5; 0,3-0,5g K2O cho 1 lần bón

* Phân vi lượng và trung lượng

Phân vi lượng là các loại phân chứa các nguyên tố vi lượng cung cấp cho cây trồng Một số ít các vi lượng là chất cấu tạo, còn lại là các ion tự do trong dịch bào hoặc ở trạng thái kết hợp với các chất hữu cơ tạo thành các men, các vitamin và các chất điều hòa sinh trưởng từ đó ảnh hưởng chi phối đến các qua trình chuyển hóa vật chất chính và sự hình thành các chất trong sản phẩm thu hoạch

Theo hiệp hội phân bón quốc tế trong cây trồng có chứa hơn 92 nguyên tố tự nhiên nhưng chỉ cần 16 nguyên tố để tăng trưởng tốt, 13 nguyên tố trong số này là những nguyên tố dinh dưỡng vô cơ chủ yếu mà thường gọi là những chất dinh dưỡng bao gồm các nguyên tố đa lượng, các nguyên tố trung lượng và các nguyên

tố vi lượng 6 nguyên tố đa - trung lượng có hàm lượng 2-30g/kg chất khô, trong số

đó 3 nguyên tố đa lượng N, P, K được bón cho tất cả các loại cây và các loại đất, 3 nguyên tố trung lượng gồm S, Ca, Mg được bón cho một số loại cây và một số loại đất Các nguyên tố vi lượng gồm 7 nguyên tố Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, Cl, Bo có hàm lượng trong cây 0,3-50mg/kg chất khô Ngoài ra có một số chất như Na, Si, Co,…cũng rất có lợi cho cây

Đất nông nghiệp ở Việt Nam đa số đều thiếu vi lượng Kết quả phân tích hơn

3000 mẫu đất cho thấy hầu hết các nguyên tố vi lượng đều có mặt, riêng B và Mo ở trong khoảng nghèo đến rất nghèo, Cu và Zn ở trong kho ảng nghèo đến trung bình nghèo

Cũng như các vi lượng, các yếu tố trung lượng rất quan trọng đối với cây trồng, tuy vậy hiện nay hầu như rất ít sản xuất riêng phân trung lượng để cung cấp

Trang 16

cho cây trồng Các yếu tố trung lượng được cung cấp cho cây chủ yếu từ nguồn phân khoáng phân vi sinh và chất cải tạo đất Mg, Ca, S luôn có mặt trong các loại phân đơn cũng như phân hỗn hợp ở dạng các hợp chất với tỷ lệ tương đối lớn, vì vậy cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho cây trồng hiện nay trên thị trường có một số loại phân có trung lượng như N - P - K - S, N - P - K - Mg, tuy thế vẫn ít được dùng rộng rãi

Theo Raulston (1972), triệu chứng thiếu các yếu tố dinh dưỡng trung lượng và

vi lượng ở cây hoa Cúc biểu hiện rõ như sau: thiếu Ca lá cuộn nhỏ, dày, rễ bị cuộn lại và hóa nâu Thiếu Mg xuất hiện sự mất màu ở các vùng giữa gân lá, các lá phía dưới cuộn lại; thiếu Fe gây ra sự mất màu ở vùng giữa các gân của lá non và mất màu hoàn toàn ở các lá bị thiếu hụt nghiêm trọng; thiếu Mn, trên lá xuất hiện màu đốm nhỏ màu xám, các đốm lớn dần cà lá bị khô Thiếu Zn làm xuất hiện các đốm trắng ở giữa mặt trên của lá, các đốm này phát triển dần thành các điểm chết ở giữa

lá, thiếu Cu là cho lá có màu xanh nhạt, gân lá mất màu, lá bị bệnh héo trong ngày Thiếu Bo làm cho gân lá có màu đỏ, vùng giữa các gân lá bị mất màu, rễ có màu nâu và cuộn lại

4.5.2 Phương pháp bón

* Phân chuồng

Các loại phân gia súc, gia cầm, da lông lợn, có thể dùng tươi hoặc ủ

- Phân hoai mục: Bón vào đất trước khi trồng cùng với phân lân, kali, hoặc NPK

- Ngâm hoai mục sau đó pha loãng với nước trước khi tưới

- Hỗn hợp ngâm: 5kg cá + 2 bánh dầu + 0,5-1,0kg lân + 0,5kg kali + 0,5kg đạm

Sau khi ngâm hoai mục hết hôi thối đem pha với nước theo tỉ lệ 1:10 hay 1:5 để tưới cho cây theo từng giai đoạn sinh trưởng

* Phân vô cơ

- Bón vào đất theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây với lượng phù hợp theo các qui trình hướng dẫn cho từng chủng loại hoa

- Hòa loãng tưới cho cây theo định kỳ với liều lượng phù hợp

* Phân bón qua lá

Sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì Chú ý với những loại cây mẫn cảm với phân thì chỉ nên bón bằng 2/3 lượng chỉ dẫn để đảm bảo an toàn cho cây

4.6 Các chất điều hòa sinh trưởng, phân bón lá và cách sử dụng

4.6.1 Một số chất điều tiết sinh trưởng thông dụng

Ngày nay người ta đã biết khoảng 5000 chất hoá học có tác dụng rõ rệt đến sinh trưởng phát triển của thực vật, chúng được gọi chung là chất điều hoà sinh trưởng (growth regulators) Có nguồn gốc chiết xuất từ thực vật, bằng con đường lên men VSV và bằng con đường tổng hợp hóa học

Các chất điều hòa sinh trưởng là các chất hữu cơ với lượng rất nhỏ làm hạn chế hoặc thay đổi bất kỳ một quá trình sinh lý nào trong cây được chỉ định như là một hoóc môn thực vật (phytohormol) Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật được

Trang 17

phân vào các nhóm: Auxin, Gibberellin, Cytokinin, axít Absizic, Etylen chất ức chế hoặc làm chậm trễ các quá trình xảy ra trong cây trồng

Tác dụng của chất điều hòa sinh trưởng được thể hiện ở những điểm sau:

- Kích thích sự phát triển rễ của cây, cành giâm, cành chiết

- Kích thích sự phát triển của các đỉnh sinh trưởng, làm cho nẩy mầm sớm, phát lộc sớm, ra nhiều cành, nhiều lá

- Làm tăng và kéo dài sự hình thành các đốt, hoặc làm ngắn các đốt, làm dày các bó mạch, tăng đường kính của thân cây

- Ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm hoa, làm kéo dài thời gian hoặc rút ngắn thời gian ra hoa, làm tăng số hoa, số quả và thay đổi thời vụ thu hoạch

- Ảnh hưởng đến sự thụ tinh và hình thành hạt, có thể làm giảm sự thụ tinh

- Làm tăng tính chống chịu lạnh, nóng, khô hạn của cây

- Làm tăng tốc độ phân giải và tổng hợp các chất, làm thay đổi chất lượng sản phẩm (bảo quản hoa, quả trên cây và trong kho)

- Gây các hiện tượng dị hình, thay đổi màu sắc, già hóa các bộ phận của cây thường được áp dụng trong nghề trồng hoa cây cảnh

Để nghiên cứu ảnh hưởng của từng chất, có thể phun trực tiếp lên từng bộ phận của cây trồng các chất riêng biệt ở những nồng độ khác nhau Có thể phun lên cây, ngâm củ, cành vào dung dịch, bôi hay đắp và tiêm trực tiếp lên cây Các chất điều hoà sinh trưởng thông dụng được ghi ở bảng sau

* Gibberellin

- Tác dụng kéo dài tế bào và tăng tốc độ phân bào (xử lý GA3 kéo dài tế bào gấp 4-5 lần bình thường) Dùng để xử lý hạt, tăng tỷ lệ nảy mầm, cây sinh trưởng nhanh

- GA3 làm giảm sự nở hoa của cây ngày dài, cây mùa lạnh, nó làm tăng sự nở hoa của cây ngày ngắn khi trồng dưới điều kiện cảm ứng Trong rất nhiều cây ngày

hoa

- Nồng độ xử lý phụ thuộc loại cây, gai đoạn sinh trưởng của các cây, thường

từ 20-100 mg/lít Đối với xử lý hạt ngâm hạt trong 24 giờ với nồng độ 5-20ppm Trong thành phần thuốc tăng trưởng thực vật cao cấp loại "Lục Diệp Tố 1%" Thành phần gồm Giberelic Acid + NPK + Vi lượng Có khả năng kích thích sinh trưởng nhanh, làm tăng khả năng đậu hoa, đậu quả, chống nghẹt rễ và bệnh vàng lá lúa, tăng năng suất cây trồng,

Bảng 4: Một số chất điều hoà sinh trưởng thông dụng

2,4,5 - T (nhiều

nước)

2,4,5 - Triclorphenoxy acetic acid

Trang 18

* Auxin (IAA, IBA, NOA, 2,4D)

- Auxin có khi thúc đẩy, có khi hạn chế sự sinh trưởng, vai trò của nó trong cơ chế này chưa được rõ

- Tác dụng của auxin kích thích sư ra rễ ở thực vật nên thường dùng trong giâm, chiết cành Nồng độ xử lý hạt NOA (20-50ppm), 2,4D (1-2ppm)

- Nồng độ xử lý phụ thuộc loài cây, giai đoạn sinh trưởng, vị trí của cành trên cây, thường từ 5-10 mg/lít trong chiết cành

* Etylen

- Tác dụng của Etylen kìm hãm sự sinh trưởng của cây, kích thích quả mau chín, tăng số lượng hoa cái Có thể khắc phục được phần nào hiện tượng ra hoa, quả cách năm bằng cách phun vào cây lúc cây tắt hoa

- Nông độ xử lý phụ thuộc loài cây, giai đoạn sinh trưởng của cây, thường MH (100 mg/lít), CCC (0,1-0,6%) và Alar (0,15-0,25%)

* Cytokinin

- Tác dụng của Cytokinin là kích thích phát triển chồi, ngọn, rễ Ngăn cản sự lão hoá, (Kinetin, BA-Benzyl-6-Aminopurine) hoa cắt sẽ tươi lâu hơn trong môi trường có Cytokinin Thúc đẩy sự nẩy mầm của một số hạt, làm xuất hiện hoa chùm

ở một số loài hoa trong điều kiện thuận lợi

- Nồng độ xử lý phụ thuộc loại cây, giai đoạn sinh trưởng của cây, thường ở

nồng độ 5-10ppm

4.6.2 Một số ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng cho nghề trồng hoa

* Kích thích ra hoa nhiều và đẹp (cúc, hồng, cẩm chướng, thược dược )

Hỗn hợp Gibberellin và các chất vi lượng (LHXN liên doanh FITOHOOCMON) làm cho cuống hoa to và dài ra, làm cho cây nhiều nụ, hoa và ra hoa tập trung 1gói chế phẩm pha với 8lít nước hay 4-5lít nước được sử dụng đối với cây hoa thân mềm hay cây hoa thân cứng Dùng chế phẩm kích thích ra lá phát chồi (phun vào thời kỳ cây non và thời kỳ trước khi cắt bán 5-7ngày)

* Xử lý cho hoa loa kèn ra hoa trái vụ

Trang 19

Hoa loa kèn trồng tháng 9-10 âm lịch cho hoa tháng 4 năm sau, để tăng giá trị của hoa cần thực hiện các bước như sau:

- Phá bỏ tính ngủ nghỉ để rút ngắn thời gian nằm trong đất (từ trồng đến lúc mọc 45-50ngày) Dùng dung dịch Gibberellin 10-15mg/lít, phun ướt đẫm hoặc ngâm củ hoa, sau đó cho vào sọt đem xử lý lạnh trong một thời gian nhất định

- Khi cây hoa phát triển cao 10cm thì phun chế phẩm ra lá phát chồi, cứ ngày phun một lần

- Khi cây chuẩn bị ra hoa có thể phun chê phẩm kích thích ra hoa

Câu hỏi và bài tập

1 Tìm hiểu yêu cầu về khí hậu, đất đai và dinh dưỡng một số loài hoa, cây cảnh phổ biến hoặc chủng loại hoa cây cảnh mới trong sản xuất hiện nay

2 Điều tra tình hình trồng hoa cây cảnh và nhu cầu về hoa cây cảnh ở một phường hay một xã

Trang 20

Bài 2 VƯỜN ƯƠM VÀ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HOA, CÂY CẢNH

1 VƯỜN ƯƠM HOA VÀ CÂY CẢNH

1.1 Mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng vườn ươm

Vườn ươm là một bộ phận không thể thiếu được của ngành trồng hoa cây cảnh,

là cơ sở cho vườn hoa cây cảnh phát triển, là một trong những khâu quan trọng bậc nhất trong sự phát triển của ngành trồng hoa cây cảnh

Muốn có những vườn hoa cây cảnh sinh trưởng, phát triển khỏe, năng suất chất lượng cao, tính chống chịu cao phải có giống tốt và những cây giống tốt nhằm đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, điều đó phải bắt đầu từ vườn ươm giống

Do nhu cầu ngày càng cao trong sản xuất hoa cây cảnh đòi hỏi người sản xuất

và kinh doanh loại sản phẩm này phải tổ chức xây dựng những loại hình vườn ươm phù hợp, đáp ứng những nhiệm vụ chủ yếu của vườn ươm là:

- Chọn lọc, bồi dưỡng giống tốt

- Sử dụng các phương pháp nhân giống để sản xuất nhiều cây giống chất lượng cao cho sản xuất

1.2 Chọn địa điểm để xây dựng vườn ươm

Khi chọn địa điểm xây dựng vườn ươm cần chú ý một số yêu cầu sau đây:

- Điều kiện khí hậu: Khí hậu phải thích hợp thỏa mãn những yêu cầu của các giống hoa cây cảnh định phát triển

- Đất đai: Đất có kết cấu tốt, tầng đất dày 40-50cm trở lên, đất có khả năng giữ nước Nên chọn đất phù sa, cát pha, thịt nhẹ (tuyệt đối không chọn đất cát hay sét quá) Nếu là vùng đất đồi thì đất có cấu tượng Độ pH 5-7 và mực nước ngầm sâu 0,8-1,0m Vùng đất ít có mầm mống sâu bệnh hại cây trồng trong vườn ươm

ánh sáng, thoáng gió và tốt nhất có đai rừng chắn gió

- Gần đường giao thông và ở vị trí trung tâm các vùng trồng hoa cây cảnh để tiện lợi cho việc chăm sóc, bảo vệ và cung cấp cây giống

- Gần nguồn nước tưới: điều này cần đặc biệt chú ý đối với những vườn ươm đặt ở vùng đất đồi

2 CẤU TẠO VƯỜN ƯƠM

2.1 Các loại vườn ươm

Tùy nhiệm vụ, thời gian sử dụng mà có thể chia thành 2 loại vườn ươm

* Vườn ươm cố định: Là loại vườn ươm có thời gian sử dụng lâu dài thực hiện

cả 2 nhiệm vụ cơ bản của vườn ươm là chọn lọc, bồi dưỡng giống tốt và nhân nhanh nhiều cây giống chất lượng cao phục vụ sản xuất Loại vườn này thường được xây dựng quy mô, ở đây có đầy đủ các cán bộ KHKT có trình độ, có các công trình kiến thiết cơ bản phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất loại vườn này thường

Trang 21

được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu trên quy mô lớn mang tính chất quốc gia, liên vùng, liên tỉnh

* Vườn ươm tạm thời: Là loại vườn ươm thực hiện nhân giống là chủ yếu Loại

vườn này chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp đủ giống cho sản xuất

2.2 Bố trí vườn ươm

Một vườn ươm hoàn chỉnh với quy mô lớn thì quy hoạch nên chia thành 3 khu vực lớn: khu cây giống, khu nhân giống và khu luân canh

* Khu cây giống: Khu này được chia thành 2 khu:

- Khu thứ nhất: Trồng những giống hoa cây cảnh đã được xác định làm gốc ghép để lấy hạt gieo, lấy cành để giâm cành làm gốc ghép

- Khu thứ hai: Tùy theo qui mô và nhiệm vụ được giao, trong khu này trồng tập đoàn và giống hoa cây cảnh quý có chủ trương nghiên cứu Hàng năm tiến hành

cành giâm, cành chiết, củ giống và lấy hạt để sản xuất cây giống đối với những cây

giống phải nhân giống bằng hạt Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trong khu vực này đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của cây để thúc đẩy nó biểu hiện đầy đủ những đặc tính, tiềm năng, năng suất, chất lượng, của giống giúp chúng ta chọn lọc, bình tuyển các giống tốt Lấy được những vật liệu có chất lượng cao trong công tác giông

* Khu nhân giống: Tùy theo qui mô, nhiệm vụ và khả năng sử dụng các

phương pháp nhân giống của cơ sở, có thể chia khu này thành 5 tiểu khu:

- Khu gieo hạt, ra ngôi cây gốc ghép

- Khu giâm cành, ra ngôi cành giâm làm gốc ghép

Hạt và cành giâm dùng ở 2 tiểu khu này được lấy trên những cây đã được chọn lọc ở khu vực 1 của khu cây giống

- Khu ra ngôi chăm sóc cành giâm để sản xuất cây giống bằng phương pháp giâm cành

- Khu gơ cành chiết để sản xuất cây giống bằng phương pháp chiết cành

- Khu gieo hạt để sản xuất cây giống bằng phương pháp gieo hạt

Vật liệu để thực hiện 3 phương pháp nhân giống (giâm cành, chiết cành, gieo hạt) được lấy trên những cây đầu dòng của các giống đã bình tuyển ở khu vực 2 của khu cây giống

* Khu luân canh: Trong vườn ươm cần thiết phải có một khu đất hàng năm

trồng rau, cây họ đậu, thường xuên được cải tạo bồi dưỡng nâng cao độ phì để sau vài năm luân phiên đổi chỗ cho một số tiểu khu của khu nhân giống, bởi sau khi ghép, giâm cành sản xuất chúng ta đã đào đi một lớp đất mặt làm cho khu vườn này thấp dần và độ màu mỡ của đất bị giảm nên cần được bổ sung cải tạo

Như vậy, tùy theo quy mô, nhiệm vụ và khả năng sử dụng các phương pháp nhân giống mà qui hoạch phân chia các tiểu khu trong vườn ươm cho hợp lý Nếu nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào cần có những loại vườn phù hợp với công nghệ

Trang 22

sản xuất giống theo loại hình nhân giống này như vườn cấy chuyển cây từ ống nghiệm ra, vườn ra ngôi,

3 NHÀ ƯƠM CÂY, G IÁ THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP CANH TÁC

Có hai loại nhà ươm cây trong sản xuất hoa và cây cảnh

* Nhà ươm cây hiện đại

- Nhà ươm cây hiện đại được thiết kế theo kiểu nhà kính, nhà lưới, có điều khiển tự động hoặc bán tự động, có điều kiện để áp dụng công nghệ cao mang tính chất công nghiệp được trang bị đồng bộ và đầy đủ

- Thiết bị sử dụng trong nhà kính hiện đại được chế tạo tự động hoá: Tưới phun

mù tự động nếu độ ẩm nhà giâm thấp, rơ le cảm ứng sẽ tự bật

- Hệ thống điều khiển ánh sáng và quạt thông gió cũng được lắp đặt tự động, điều chỉnh ánh sáng tán xạ xuống nền vườn ươm phù hợp cho từng chủng loại cây

* Nhà ươm cây đơn giản

Nhà che bằng lưới PE phản quang, dễ áp dụng, chi phí đầu tư phù hợp với khả năng kinh tế của hộ nông dân và các cơ sở sản xuất nhỏ, hiệu quả tương đối cao

- Kết cấu đơn giản dễ làm, khung nhà làm bằng sắt, được gắn vào các trụ cột

bê tông, kích thước thông thường là: 8 x 40 m (hoặc 10 x 50 m), cao 2,5 m, mái lợp bằng ni lông trắng hoặc nhựa trắng Có thể làm mái vòm hoặc mái vát nhọn, dưới mái được che bằng 1 lớp ni lông phản quang để hạn chế cường độ ánh sáng vào mùa hè Sau đây là một số thông số kỹ thuật nhà lưới

- Diện tích nhà lưới: 500 m2/đơn nguyên

- Kích thước: 50 x 10 m

- Chiều cao nhà lưới điểm thấp nhất là 2,5 m, điểm cao nhất (đỉnh mái) là 3,5 m

- Độ dốc mái 30o

- Cột thép F 34, xà gồ thép F 18

- Mái lợp: Màng IZOZAI có tác dụng ngăn tia tử ngoại, chống mưa

- Lưới đen có tác dụng giảm cường độ ánh sáng, giảm nhiệt độ

- Xung quanh che lưới chắn côn trùng

* Giá thể dùng trong vườn ươm

Có rất nhiều loại giá thể được sử dụng cho vườn ươm hoa cây cảnh

- Sử dụng hỗn hợp mà thành phần chủ yếu là đất (nham thạch) ở miệng núi lửa

và vụn sơ dừa và các chất hữu cơ khác (compost)

- Sử dụng hỗn hợp 2 loại giá thể là: 2/3 trấu hun + 1/3 đất phù sa hoặc đất bùn

ao phơi khô đập nhỏ

- Các loại giá thể trên sàng lọc, loại bỏ tạp chất, phơi khô và khử trùng bằng VibenC 10% trứớc khi giâm

4 PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG

Nhiệm vụ chủ yếu của công tác nhân giống là sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác để tăng nhanh số lượng cây giống và đảm bảo duy trì, nâng cao những đặc tính quý của giống nhằm cung cấp cho sản xuất nhiều giống có chất lượng tôt

Trong kỹ thuật nhân giống hoa cây cảnh có 2 phương pháp chính: nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính

Trang 23

4.1 Gieo hạt

Là phương pháp nhân giống cổ truyền dựa trên quá trình thụ phấn, thụ tinh của thực vật Có nhiều loại hoa ngắn ngày và trong kỹ thuật bonsai sử dụng phương pháp nhân giống này để tạo ra cây con cơ bản (nguyên liệu)

* Ưu điểm:

- Nhân nhanh các giống, cây con có sức sống mạnh mẽ, thoả mãn số lượng lớn

- Có khả năng duy trì các đặc trưng, đặc tính tốt của các thế hệ lai

- Là phương tiện không thể thiếu được để tạo ra các giống mới

- Giải quyết vấn đề nhân giống mà các phương pháp khác không thể tiến hành được

* Nhược điểm:

- Dễ xẩy ra hiện tượng lẫn giống (lẫn sinh học, lẫn giống cơ giới)

- Thời gian ra hoa, ra quả dài

* Một số chú ý khi tiến hành nhân giống bằng hạt

- Thời gian ngủ nghỉ của hạt cây ôn đới, cây á nhiệt đới, cây nhiệt đới

- Phản ứng khác nhau của các loài với điều kiện nhiệt độ, đặc biệt là giai đoạn nảy mầm: Cây nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ cao hơn cây á nhiệt đới và cây á nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ cao hơn cây ôn đới

- Các đặc tính vật lý của hạt: Độ dày, mỏng, cứng, mềm của vỏ hạt

- Các đặc tính hoá học: Thành phần dinh dưỡng chứa trong lá mầm và phôi hạt, hạt có dầu không nên dùng biện pháp xử lý bằng nhiệt độ

- Một số đặc tính sinh học đặc biệt của hạt: Vỏ hạt Phong Lan cần nấm cộng sinh tiết ta chất phá bỏ vỏ hạt mới nảy mầm được

- Trong sản xuất hạt giống: Đầu tư khoa học kỹ thuật, phân bón phải tối ưu và tiến hành phương pháp 5 chọn:

+ Chọn vị trí cây mẹ

+ Loại bỏ cây xấu, cây bị sâu bệnh và chọn cây tốt

+ Chọn hoa: Loại bỏ hoa xấu, hoa nở không đúng vụ và có màu sắc khác thì trồng riêng ra để tiếp tục theo dõi

+ Chọn quả chắc mẩy, tốt, không bị sâu bệnh

+ Chọn hạt chắc, mẩy, không sâu bệnh

Trong quá trình chăm sóc cây con cần tiến hành loại bỏ những cây sinh trưởng không bình thường

- Hạt của những cây ôn đới được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thấp Khi không được bảo quản lạnh thì trước gieo phải xử lý lạnh và ẩm

Một số hoa, cây cảnh thường sử dụng phương pháp nhân giống hữu tính: Cần

thăng (Limona acidissma) họ Cam quýt (Rutaceae) Trắc bách diệp (Biota

orientalis), họ Bách tán (Cupressaceae) Cau dẻ (Cau vàng - Chrysalidocarpus lutescens), họ Cau (Arecaceae) Cọ dầu, Lá nón, Trà là cảnh,

QUI TRÌNH XỬ LÝ VÀ G IEO HẠT HOA VIOLET

Xử lý hạt

Trang 24

- Ngâm nước lạnh 2-4giờ, ngâm hạt trong nước 40oC sau 24giờ vớt rửa 3 lần bằng nước lạnh và để ráo hạt

- Ủ vào thùng và bao tải 24giờ sau đem rửa sạch chua và ngâm trong nước lạnh

24 giờ, sau đó vớt hạt đem ra ủ lại, cứ như vậy 10-12ngày sau hạt nứt nanh và đem gieo

Gieo hạt

Nên gieo hạt nứt nanh trên cát được xử lý bằng Formol 40% pha với nồng độ 2-3% phun vào cát và đậy kín bằng nilon 3-5ngày Sau đó 10ngày thì tiến hành gieo hạt nứt nanh, sau đó tưới bằng bình phun thật nhẹ nhàng, sau 30ngày thì ra ngôi cây con

4.2 Giâm, chiết, tách chồi

* Chiết cành

Là một biện pháp nhân giống vô tính áp dụng lâu đời trong dân gian Cành được đắp đất sau khi khoanh vỏ, ra rễ trở thành một cơ thể sống độc lập Cưa cắt khỏi cây mẹ đem trồng và trở thành cây trồng mới

Uu điểm

- Nhân giống nhanh (có thể tạo ra cây Bonsai tự nhiên)

- Cơ bản duy trì được đặc tính các tính trạng của mẹ

- Cây chiết nhanh ra hoa kết quả

Nhược điểm

- Làm cho cây mẹ bị suy yếu và thoái hoá dần theo thời gian

- Cây mẹ dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh virus, nấm

Kỹ thuật chiết

- Chọn cây mẹ tốt: Cây mẹ phải được chăm sóc chu đáo, bón phân và phòng trừ sâu bệnh, bón một lần phân thúc trước khi chiết cành ít nhất 1-1,5 tháng đối với

cây lâu năm và khoảng 20ngày đối với cây ngắn ngày

- Chọn cành để chiết: Cành phải tốt và chọn trên cây mẹ tốt

+ Chọn những cành non, bánh tẻ có tuổi từ 6-12 tháng tuổi

+ Chọn những cành ở ngoài bìa và lưng chừng tán, cấp cành từ 3-4 là tốt + Chọn những cành màu sắc xanh, tốt, ít sâu bệnh, có các cành nhánh theo ý muốn tạo dáng thế sau này và tán cây cân đối

+ Kích thước gốc và cành phụ thuộc vào mục đích chiết Thông thường đường kính cành 0,4-0,6cm, dài cành không quá 25-40cm đối với cây làm giống ngắn ngày

- Nguyên liệu bó bầu:

+ Mùn cưa ngâm trong nước vôi trong thời gian 24giờ rửa sạch, phơi khô đem dùng dần

+ Rễ bèo tây phơi khô, sau đó nhúng ẩm quấn hai vòng

+ Dùng đất bột sạch ở độ sâu trên 10cm ngay dưới gốc cây mẹ, ít mùn, đất nhẹ, đem trộn với rơm sạch băm nhỏ làm ẩm 60-70%

+ Mảnh Polyetylen (P.E) và giây buộc nilon hoặc lạt tre mềm

Trang 25

- Khoanh vỏ: Dùng dao sắc khoanh đến gỗ khoanh thứ nhất sau đó chuyển vị trí khoanh vỏ thứ hai có khoảng cách bằng 1,5-2,0 lần đường kính cành

- Bó bầu chiết: Sau khi có vật liệu bó ta tiến hành bó nguyên vật liệu bằng giấy

PE, bầu to hoặc nhỏ tuỳ thuộc vào độ lớn cành chiết, dùng lạt tre mềm hay dây buộc nilon cột chặt hai đầu

- Chăm sóc cây mẹ sau khi chiết: Cây mẹ cần phải được chăm sóc tốt

- Cắt cành đem ươm: Khi thấy rễ trong bầu chiết từ màu trắng đục chuyển sang màu ngà thì cắt bầu chiết nhẹ nhàng, sau đó chuyển cành chiết vào vuờn ươm (kéo dài 2-10 tháng) thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái của cây và điều kiện thời tiết của thời gian hạ cành chiết

- Xử lý chất điều tiết sinh trưởng: Có thể xử lý các loại chất sau để kích thích cành chiết ra nhiều rễ

+ [α NAA (Naptilen axetic) + IβA (βindol axetic)] tạo C2H2

+ Sử dụng α NAA có nồng độ từ 2000-8000ppm

+ Cây nhựa mủ nhiều như Ngọc Lan, bạch Lan, Lan Tiêu, nên sử dụng hỗn hợp 1/2 α NAA + 2/3 IβA ở nồng độ đã pha

- AIA (Acidindolitaxtic) = I A (0,1-10 mg/lit)

- Một số sản phẩm chất kích thích sinh trưởng ngoại nhập: Đặc đa thu, Diệp diện Bảo (TQ), Atonik (Hồng Kông) NPK Thái Lan, Complexsalt,

- Một số sản phẩm chất kích thích sản xuất trong nước: Komix, Vikika, Biofact, Bitonic, Biofe, Humat, vi lượng Biomix, Biofact, HVP, TOBA, Bioted, CSF, kích phát tố Thiên Nông, Supe Địa nông, Agritonic,

- Thời vụ chiết cành: Có thể chiết quanh năm như các cây họ phụ cam, quýt hoa hồng chiết vào các tháng 4, 5, 6 Các loại cây khác như: Mai, đào, quất, nên chiết vào giai đoạn chuyển nhựa của cây và chú ý tránh các thời kỳ cây ra hoa, quả

Quá trình một: Là giai đoạn phân chia tế bào phản phân hoá tạo thành mô sẹo (callus)

Quá trình hai: Dưới tác động của một số chất điều tiết sinh trưởng tác động như một tín hiệu di truyền, truyền thông tin từ đỉnh sinh trưởng xuống tác động vào callus phân chia hình thành rễ, đó là giai đoạn phân hóa (song song với quá trình phân hoá rễ là quá trình phân hoá mầm)

Trang 26

QUI TRÌNH SẢN XUẤT CÀNH GIÂM

Xây dựng nhà giâm cành đơn giản

Nhà giâm cành có thể trong vườn ươm hoặc xa vườn ươm Nguyên liệu bao

gồm:

- Khung sắt hoặc nhôm, kích thước, số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào quy

mô vườn, chiều cao phải đạt 1,8-2,0m

- Nilon hoặc cót thay đổi dùng trong năm Trong điều kiện ánh sáng mạnh mái bằng cót, tường bao xung quanh bằng P.E Trong điều kiện ánh sáng yếu mái bằng

PE, tường bao xung quanh bằng cót

- Nguyên liệu giâm cành: Than bùn đập nhỏ, cát đáy sông phơi khô, trên nền đất hoặc nền bê tông chúng ta đổ một lớp nguyên liệu giâm dày khoảng 10-12cm, trước đó có xử lý formol (formalin) phòng trừ nấm và tuyến trùng

Cắt, tỉa cành để cắm vào giá thể

* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra rễ của cành giâm

- Nhiệt độ: Trong phòng 23,4oC, trong môi trường giá thể 21,6-26,6oC (theo Fresman, Jeal michel)

- Ẩm độ: Là khả năng cung cấp nước của môi trường và khả năng bảo vệ chống lại sự thoát hơi nước qua lá, tham gia vào quá trình phân hoá bảo vệ chất điều tiết sinh trưởng xúc tiến quá trình hình thành rễ, mầm Ẩm độ của giá thể lớn ẩm độ không khí trong nhà giâm thường khoảng 60-75% Nếu ẩm độ của giá thể tăng lên 80-90% thì xẩy ra sự rối loạn trong quá trình phân chia của mầm rễ và rễ mọc ở những vị trí không cần thiết Như vậy trong quá trình giâm cành xẩy ra mâu thuẫn đối kháng: Ẩm độ không khí cao hơn 90%, ẩm độ giá thể dưới 75% Có hai cách giải quyết mâu thuẫn này:

+ Khống chế bằng mật độ cành giâm để khống chế ẩm độ trên giá thể, mật độ

mặt lá bằng cách phun nước định kỳ đảm bảo mặt lá luôn có độ bóng loáng (mùa hè phun nhiều lần hơn mùa đông, khi phun nên ngửa bát sen của bình phun lên)

- Ánh sáng: Đảm bảo, quyết định khả năng ra rễ, giúp cho quá trình quang hợp hình thành các chất hữu cơ nuôi cành giâm Nhưng nếu cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ thúc đẩy sự phân giải các hợp chất hữu cơ, thúc đẩy quá trình thoát hơi nước quá nhanh mà cành giâm không thể bù đắp nổi Nhà giâm cành cần đảm bảo 50% ánh sáng tự nhiên và ánh sáng có màu xanh tốt hơn ánh sáng màu trắng

- Auxin: Trong cành giâm tồn tại các chất Auxin, Cytokinin, Vitamin, Nicotinic, Protide, Glucide, Vitamin A (dưới dạng Caroten), axit amin, mỗi loại chất có tác động ở những pha nhất định các Cytokinin hoặc Bajơpurin có tác dụng kìm hãm sự ra rễ của thực vật Tỷ lệ auxin/cytokinin càng cao càng có lợi cho quá trình ra rễ của cành giâm

* Phương pháp thu hoạch cành giâm

- Thu hoạch cành giâm vào những ngày mát mẻ (tránh trưa, chiều, gió nóng) chọn cành bánh tẻ tuổi từ 1-6 tháng (hoặc 12 tháng) tuỳ thuộc vào mùa vụ và giống loài (thược dược, hồng, cúc tuổi cành giâm ngắn khoảng 1 tháng tuổi)

Trang 27

- Vị trí cành giâm trên cây mẹ: Cành giâm được thu là những cành xanh tốt, lá bánh tẻ, sạch sâu bệnh, ngo ài bìa tán, cấp cành từ 3-4 trở lên Riêng cây hoa giấy, thiết mộc lan vị trí lấy cành dưới thấp (cấp cành thấp) thì cây sau này nhanh ra hoa

- Sau khi thu cành nên bao kín bằng nilon hay cắm vào xô có độ sâu nước 5cm, không nên vận chuyển quá xa, đưa vào nhà giâm cành, để cắt theo những kích cỡ mong muốn tuỳ theo giống loài (đường kính 0,2-0,3cm, dài 4-5cm, đảm bảo có từ 1-2 lá trở lên)

Tuỳ theo giống loài, mùa vụ, tuổi cành giâm để quyết định nồng độ, loại hoá chất nào được sử dụng

- Mật độ cành giâm phụ thuộc:

+ Thời vụ, điều kiện sinh thái của tiểu vùng mà có mật độ khác nhau

- Điều kiện cành ra rễ: Sau khi cắm cành tiến hành phun ẩm và giảm dần các lần phun ẩm, tăng dần cường độ ánh sáng trong nhà giâm cành cho đến khi cành giâm ra rễ tốt và đã được rèn luyện với môi trường bên ngoài thì đưa ra vườn ươm, cuối cùng mới là vườn sản xuất

Vườn giâm Vườn ươm Ghép, chăm sóc Vườn sản xuất

Khả năng nhân giống vô tính của một số loại cây hoa và cây cảnh

- Loại nhân giống khó (tỷ lệ sống dưới 30%)

Cây Ngọc lan trắng (Michelia Alba), họ Ngọc lan (Magnoliaceae) nguồn gốc

Ấn Độ, cây gỗ lớn, hoa thơm Bách tán - Vạn niên tùng - tùng La Hán (Podocarpus hay Bambo Jumper), họ Kim giao (Podocarpaceae) Hoa hồng trắng Trà mi Đỗ

quyên Cây Mộc Đây là những cây khó nhân giống khi giâm cành

- Loại nhân giống bình thường (tỷ lệ sống trên 50%)

+ Cây Ngọc bút (Tabernaemontana coronaria) họ Trúc đào (Apocynaceae) + Cây Đại (cây Sứ cùi - Plumeria obtusiolia, Frangipani, Frangipanier) Cây Tùng (Sơn tùng, Viên tùng, tùng Xà - Cupressas toulasao) thuộc họ Bách

(Cypressaceae)

+ Cây Ngâu (Aglia Duperreana) thuộc họ Xoan (Meliaceae)

+ Cây Móc điều (hoa Giấy - Bougainviallea Glabra) thuộc họ hoa Giấy

(Nyctaginaceae, Golden Glow, Bougianviller)

- Loại dễ nhân giống

- Cây Sung (Ficus racemosa)

- Cây Sanh (Ficus retusa)

- Cây Si (Ficus Biejamia)

Ba cây này thuộc họ Dâu tằm (Moraceae)

* Phương pháp tách chồi

Thường được áp dụng cho cây ngắn ngày (các loại cúc, thược dược) để tiến hành người ta thường trồng ở mật độ dày, chăm sóc, vun gốc để cho cây mẹ ra chồi nhiều, tách chồi ra trồng hay để ươm trong vườn ươm Khả năng nhân giống thấp nhưng cây con khoẻ, cho hoa chất lượng tốt

- Nhân giống bằng cách tách bụi:

Trang 28

+ Cây Cau bụi (cây Cau đỏ - Cyrtostachys lakka, Sealing waxpalm, palmier Rouge), họ Cau (Arecaceae)

+ Hoa cúc Đồng tiền (Gerbera jamesonii Bolus)

+ Cây Trúc: Trúc cảnh (Phyllostachys Mitis), Tre đùi gà (Bambusa ventricosa)

thuộc họ họ Hòa Thảo (Poaceae)

- Nhân giống bằng tách chồi dạng củ

+ Cây Thiên tuế (Cycas pectinata)

+ Cây Vạn tuế (Cycas pectinata) thuộc họ Thiên tuế (Cycadaceae)

* Nhân giống bằng củ

- Thường được áp dụng cho các loại hoa như: Layơn, Loa kèn, Huệ, Lan huệ, (các loại hoa xuất khẩu)

- Muốn có củ tốt, vườn cây giống phải được bón phân đầy đủ, cân đối, đặc biệt

là kali tạo củ to, không bị sâu bệnh, đến thời kỳ thu hoạch hoa thì không thu hoạch hoa, ngắt hoa khi chọn cây làm giống, thu củ vào ngày nắng ráo, rửa sạch củ hong khô và xử lý khử trùng rồi đưa vào kho cất giữ, kho phải khô ráo, sạch sẽ hạn chế mầm mọc sớm, tuỳ theo từng loại củ, loại nào có thể đưa ra trồng ngay ở vườn lấy hoa hoặc giâm lấy mầm rồi dùng mầm trồng để lấy hoa

4.3 Phương pháp ghép

Khái niệm

Ghép là lấy một bộ phận của cây tốt (mắt, đoạn cành) để ghép lên một cây khác, có thể cùng loài hoặc khác loài tạo thành một tổ hợp bao gồm cành ghép và gốc ghép, tổ hợp đó chung sống với nhau sinh trưởng, phát triển ra hoa, quả bình thường có năng suất cao, phẩm chất tốt, có tính chống chịu với điều kiện sinh thái bất lợi của môi trường

Trong sản xuất hoa, cây cảnh người ta thường sử dụng phương pháp ghép để tạo cho cây có đủ cành nhánh trên những tán bị khuyết, tạo ra cây có nhiều màu sắc hoa trên cùng một gốc,

Ảnh hưởng qua lại giữa gốc ghép và cành ghép

- Gốc ghép làm tăng tuổi thọ của mắt ghép

- Ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của cây trồng nói chung và hoa cây cảnh nói riêng

- Ảnh hưởng đến năng suất hoa, mức độ bền của màu sắc hoa

- Ảnh hưởng đến tính chống chịu của giống (sâu bệnh, điều kiện sinh thái bất lợi) Những mối quan hệ có ảnh hưởng sâu sắc nhưng không hề thay đổi bản chất di truyền của giống

Sức hợp ban đầu và sức hợp sinh học của một tổ hợp

- Sức hợp ban đầu là khả năng tiếp hợp (liền lại của mắt với gốc ghép)

- Sức hợp sinh học là khả năng sinh trưởng của tổ hợp sau khi ghép, là khả năng cho năng suất, tính chống chịu tốt hay xấu

Sức hợp ban đầu được xác định trong vườn ươm, còn sức hợp sinh học được xác định bằng cả chu kỳ sống ở giai đoạn vườn sản xuất

Trang 29

- Những nhân tố ảnh hưởng đến sức hợp: Quan hệ gần gũi về mặt họ hàng (giống, họ, loài), mùa vụ, thời điểm ghép

Qua sức hợp ban đầu và sức hợp sinh học để đặt tiêu chuẩn ghép với mỗi loại (gốc, mắt ghép), quyết định mùa vụ, thời điểm ghép, thao tác ghép phải thành thục

và thông thạo, thường xuyên tiến hành vệ sinh vườn ghép, mắt ghép phòng trừ sâu

* Tiêu chuẩn cây gốc ghép

- Cây dễ nhân giống bằng các phương pháp nhân giống vô tính

- Khả năng nhân giống cao, có thể trồng siêu dày (cây gốc ghép phân cành, lá ít), có sức hợp ban đầu và sinh học hài hoà với cành ghép và hạt gốc ghép của những loài đa phôi thì chọn gốc ghép ở những phôi vô tính

- Cây gốc ghép phải sạch bệnh không cùng ký chủ của cây mắt ghép

- Kích thước gốc ghép tuỳ thuộc vào giống, loài, phương pháp, kỹ thuật, mục đích ghép

+ Nếu ghép mắt thì chọn cành bánh tẻ tuổi từ 1-12 tháng để lấy mắt ghép + Với phương pháp ghép cửa sổ cần đường kính gốc ghép 0,6-0,8cm và lấy mắt ghép ở cành dài 40-60cm

+ Nếu ghép đoạn cành (có từ 1-3 mắt) lấy cành có độ dài khoảng 6-12cm, vị trí lấy đoạn cành thường ở lưng chừng tán, nơi có nhiều ánh sáng, ít sâu bệnh, cành ở cấp cao (cấp cành 4-5 trở lên)

- Sau khi cắt cành mắt ghép, cắt bỏ hết lá giữ nguyên cuống lá (thu hoạch cành mắt ghép vào buổi sáng sớm, phù hợp với điều kiện thời tiết trong những ngày ghép) Dùng paraphin bôi vào đầu hai vết cắt của cành ghép rồi bó 10-20 cành thành một bó, rồi bọc lớp vải mỏng thấm nước, xếp các bó vào trong thùng bìa các tông có đục lỗ xung quanh đáy hộp Chú ý phun nước ẩm cho các bó mắt ghép, nếu dùng xe có điều hoà nhiệt độ thì phải bật điều hoà liên tục trong suốt quá trình vận chuyển

Các phương pháp ghép

Các phương pháp ghép áp dụng cho cây ăn quả và cây công nghiệp đều được

áp dụng cho ghép hoa, cây cảnh

- Ghép mắt (kiểu chữ T, kiểu cửa sổ, kiểu mắt nhỏ có gỗ)

+ Kiểu chữ T các nước ôn đới thường áp dụng

+ Kiểu ghép cửa sổ ghép cho những cây chậm chuyển nhựa

+ Kiểu ghép mắt nhỏ có gỗ ghép cho những cây trong thời kỳ chuyển nhựa trong cây tốt

Trang 30

- Ghép đoạn cành: Đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp tận dụng mắt ghép và thời vụ khó khăn (mùa cây không chuyển nhựa) và ghép để tạo tán, tạo dáng cho cây cảnh

- Công tác chuẩn bị: Trước khi ghép 7-10ngày tiến hành làm vệ sinh vườn cây gốc ghép, cắt tỉa, loại bỏ những cành nhỏ có kích thước từ 10-20cm, làm sạch cỏ vườn, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, bón phân nên dùng các hỗn hợp phức hữu cơ

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP GHÉP MẮT NHỎ CÓ GỖ

- Mở miệng ghép ở độ cao 10-15cm dùng dao chuyên dụng đặt chếch 45o ấn nhẹ vào gốc ghép, nhích dao lên cách vết cũ 1,5-2,0cm, dùng ngón tay trỏ kéo xuống, tạo vết cắt hình lưỡi gà bỏ đi và đặt vào đó một miếng cắt tương tự là mắt ghép (dùng dao chấn vết cắt dưới mắt lá cách cuống lá 2mm, đưa dao lên cách vết

cũ 1,5-1,8cm) giữ nguyên tay quấn từ trên xuống sau đó quấn từ dưới lên tạo thành hình mái lợp phòng nước mưa lọt vào gây thối mắt ghép và làm cho mắt ghép không liền được

- Đối với ghép đoạn cành, ghép mắt nhỏ có gỗ thời gian mở giây buộc khá lâu thường 20-40ngày sau ngày ghép Chú ý ghép đoạn cành khi mở giây buộc phải mở làm hai lần, mở hai đầu ở vị trí ghép để lại đoạn giữa sau đó mở lần thứ hai (tuỳ theo giống, loài, cây mùa vụ khác nhau để quyết định thời gian mở giây)

- Sau mở giây buộc khoảng 20-30ngày, nếu vết ghép đã lành và tươi lại như vỏ cây gốc ghép, nhựa trắng đã bắm chắc mắt ghép thì cắt ngọn gốc ghép cách mắt

- Sau khi cắt ngọn gốc ghép 10-20ngày các mắt ghép bật mầm, sau khi mầm dài 15-20cm tiến hành dùng dầm xới nhẹ quanh gốc, tạo cho gốc thoáng có đủ ôxy kích thích mầm ghép phát triển

- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn và cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn thì đem đi trồng Chú ý nếu ghép cải tạo giống thì nên ghép theo kiểu mắt nhỏ có

gỗ

Ngoài ra có rất nhiều phương pháp ghép cũng được áp dụng cho hoa, cây cảnh như: Ghép nêm, ghép áp, ghép vạt vỏ, ghép dưới vỏ

4.4 Nuôi cấy mô tế bào

Đây là phương pháp nhân giống hiện đại: Từ 1 bộ phận của cây hoa sau 1 năm cho ra đời 40 - 60 tỷ cây Cây sạch bệnh, chất lượng đồng đều và đồng nhất về mặt

di truyền, nhưng giá thành cao do vậy phương pháp này chỉ áp dụng ở những cơ sở nghiên cứu, cơ sở nhân giống lớn

Câu hỏi và bài tập

1 Nêu các loại vườn ươm trong sản xuất hoa cây cảnh

2 Nêu và phân tích các biện pháp kỹ thuật trong quy trình gieo hạt hoa, cây cảnh

3 Nêu và phân tích các kỹ thuật trong quy trình ghép hoa, cây cảnh

Trang 31

Bài 3 THU HOẠCH VÀ B ẢO QUẢN HOA CẢNH

1 LẬP KẾ HOẠCH VÀ XÁC ĐỊNH THỜI GIAN THU HOẠCH

* Lập kế hoạch tiêu thụ hoa cây cảnh

Trước khi thu hoạch hoa, cây cảnh phải lập được kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm hoa, cây cảnh như: địa điểm, khoảng cách vận chuyển và thời gian tiêu thụ

* Xác định giai đoạn thu hoa thích hợp

Hoa, cây cảnh là một sản phẩm đặc biệt Giá trị của chúng phụ thuộc nhiều vào thời kỳ thu hoạch để bán Các sản phẩm hoa, cây cảnh lúc bán phải đảm bảo các yêu cầu thẩm mỹ người tiêu dùng Do đó quyết định thời điểm thu hoa để bán có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao giá trị của hoa Kinh nghiệm đối với thị trường thu, bán ngay có thể thu hoạch hoa như sau:

Bảng 5: Thời điểm thu hoạch hoa thích hợp để bán ngay ra thị trường

Thời điểm thu hoạch của tất cả các loại hoa đảm bảo nguyên tắc:

- Thu hoạch vào ngày nắng ráo, không mưa, thu hoạch vào buổi sáng

- Đảm bảo cho hoa nở đúng lúc tuỳ theo từng giống loài

- Trước khi thu hoạch từ 20-30ngày tiến hành các biện pháp kỹ thuật đặc biệt như: Làm cỏ sạch sẽ, phòng trừ sâu bệnh, bón phân, đảm bảo chất dinh dưỡng đầy

đủ Có thể phun một số hoá chất kéo dài tuổi thọ của hoa như MH, Cuferon (dần xuất của MH) nồng độ 200ppm để phun cho hoa trước khi cắt 2-3ngày, có thể kéo được 10-20ngày

Dùng SADH 500ppm, QC (Hydroquinon cirat) 30-500ppm phun cho cành lá

và cuống hoa

Dung dịch cắm hoa: Nitrat bạc, K2MnO4, CuSO4: 0,5g/lít nước, Sacaro 10g/lít nước Cắm ngập 5cm cành vào dung dịch đã pha thì sẽ kéo dài được thời gian tươi của hoa

Trang 32

2 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN CỦA HOA

Độ bền của hoa phụ thuộc vào điều kiện lúc thu hoạch vào điều kiện bảo quản hoa Sau đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến độ bền của hoa

Bảng 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của hoa

3 BẢO QUẢN HOA SAU KHI THU HOẠCH

Hoa thu hoạch tốt nhất vào buổi sáng hoặc vào cuối buổi chiều Không nên thu hoa vào buổi trưa Hoa cần được thu đúng vào thời kỳ thu hoạch Thời kỳ thu hoạch của hoa tùy thuộc vào loài, giống hoa và việc xử lý hoa sau thu hoạch (như thu để bán ngay, hay thu vận chuyển đi xa mới bán, )

Sau khi cắt hoa, hoa vẫn còn sống, nhưng hoa sẽ nhanh chóng thối nếu hoa không được xử lý cẩn thận Các loài hoa khác nhau được xử lý bằng cách thức khác nhau, các loài hoa sẽ tươi lâu, bền hơn nếu hoa được ngâm trong nước Một số nguyên nhân và hướng khắc phục để hoa được tươi lâu trình bày ở bảng 7

Bảng 7: Những nguyên nhân và hướng khắc phục để hoa cắt được tươi lâu

Nguyên nhân làm hoa héo nhanh Hướng khác phục

1 Hoa hô hấp mạnh làm hết dinh

dưỡng dự trữ trong cành hoa và lá

mang hoa

- Hạ nhiệt độ để giảm hô hấp

- Dùng các chất kìm hãm hô hấp bột phát do Etylen, dùng chất hấp thụ Etylen

có nhiều chất dự trữ

- Hoa có khả năng hút đường, vitamin

là nguyên liệu trực tiếp của hô hấp Có thể cung cấp bổ sung sau khi cắt

3 Hoa bốc hơi nước mạnh dẫn đến

nhanh héo và cánh hoa bị táp

- Thay nước sạch hàng ngày

Trang 33

Axit citric và các hóa chất khác pha thêm vào nước làm giảm pH xuống 3-3,5 Hóa chất được dùng rộng rãi để giữ hoa STS (Silver thiosulphate) Hóa chất có tác dụng ức chế một số ảnh hưởng có hại của khí Ethylen Bó hoa có thể rửa bằng thuốc tẩy để trừ diệt các loại vi khuẩn có hại

Hoa cắt thỉnh thoảng “ốm”, có nghĩa là đưa nhúng vào dung dịch chữa bệnh có đường 8-24h (phụ thuộc vào loại hoa) Dung dịch bao gồm thuốc diệt khuẩn Nó có thể diệt các vi khuẩn có hại Nếu thêm chất điều hòa sinh trưởng vào dung dịch cắm hoa sẽ có tác dụng làm hoa lá giữ được lâu hơn

Sau khi thu ho ạch, đưa hoa vào giữ lạnh càng sớm càng tốt Có thể dùng hệ thống điều hòa lạnh để hạ nhiệt độ xuống Độ ẩm có thể giữ cao Mức độ giữ nhiệt

độ phụ thuộc vào loại hoa Như hoa cẩm chướng có thể giữ nhiệt độ từ 0-3oC ở nhiệt độ đó, hoa giữ được 3-4 tuần Hoa lay ơn giữ ở nhiệt độ 3-10oC, hoa có thể giữ được 7-8ngày

Các loại hoa, đặc biệt là hoa ôn đới như hoa hồng, có thể giữ lạnh trong cả quá trình vận chuyển và thời gian bán hoa Có thể dùng xe lạnh để vận chuyển, phòng lạnh để đóng gói Cửa hàng hoa thường có buồng lạnh để giữ hoa trong suốt quá trình bán

Bảng 8: Thời gian tối đa giữ hoa trong kho lạnh

Loại hoa Nhiệt độ kho (0oC) Thời gian giữ tối đa (tuần)

Bảng 9: Thời gian tối đa giữ hoa trong kho ướt với dung dịch

Loại hoa Nhiệt độ kho (oC) Thời gian giữ tối đa (tuần)

* Dung dịch giữ hoa

Hoa giữ được tươi lâu nếu hoa được cắm trong dung dịch giữ hoa Hiện nay trên thị trường hoa có bán các dung dịch giữ hoa như trong bảng:

Bảng 10: Một số dung dịch giữ hoa tươi thông dụng

Trang 34

1﴿ 50g/l Su + 600mg/l AgNO3 Nhúng vào 30 phút

2 Cúc

Ghi chú: HQS: 8 -hydroxyquinoline sulphate

HQC: 8 -hydroxyquinoline citrate

CCC: Chlormequat, Su: Sucrose

4 PHÂN LOẠI HOA

Hoa đem bán được phân loại theo tiêu chuẩn của các loại hoa Nhưng các loại hoa cũng có một số tiêu chuẩn chung thường dùng để phân loại là:

- Độ dài hoa: Trong thang phân loại hoa, khoảng cách giữa các loại thường là 10cm

- Số lượng hoa trên thân: Hoa tiêu chuẩn chỉ có 1 hoa trên 1 thân Hoa cành phải có số hoa và búp tối thiểu trên thân Giá trị phụ thuộc vào số hoa trên thân

- Độ dài thân: Hoa ở thân chính thường dài, khỏe và hoa có chất lượng cao hơn

- Hình dáng chung: Cành hoa phải có hình dáng đẹp Có sự cân đối giữa hoa, lá

và thân Hoa có dạng khỏe khoắn, màu sắc tươi tắn, đẹp

- Không có sâu bệnh

- Trọng lượng: Trọng lưọng thể hiện phẩm chất hoa Một số hoa bán theo trọng lượng Mỗi loại hoa, mỗi hạng hoa được xác định bằng trọng lượng, khác với các loại, các hạng hoa khác Mỗi loại hoa có tiêu chuẩn phân loại riêng

5 ĐÓNG GÓI

Nếu đưa hoa đi bán ở xa, hoa cần được đóng gói cẩn thận để đảm bảo không khô, héo, dập nát trong quá trình vận chuyển Mỗi loại hoa khác nhau được đóng gói theo phương pháp khác nhau

Thường hoa được đóng gói trong bao carton theo kích thước bảng sau:

Bảng 11: Các kích thước bao carton sử dụng trong đóng gói hoa

Loại hộp Chiều dài

Trang 35

A 100 40 10

Câu hỏi và bài tập

1 Nêu các nguyên nhân làm cho hoa chóng tàn?

2 Nêu các biện pháp làm cho hoa tươi lâu?

3 Nêu cách bảo quản hoa hiệu quả nhất và tiện lợi nhất?

Trang 36

- Trình bày lại được và vận dụng quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc và điều chỉnh hoa nở, quả chín của các chủng loại hoa, cây cảnh trên

* Nội dung tóm tắt:

Bài này gồm nội dung mô tả vị trí trong khung phân loài thực vật, đặc điểm thực vật học, giới thiệu các giống hoa và nêu các yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh Hướng dẫn quy trình cơ bản về kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, điều chỉnh hoa nở trên cây hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa phong lan, hoa mai và quả chín ở cây quất cảnh

1 CÂY HOA HỌ HOA HỒNG

1.1 Vị trí phân loài chung

Các giống hoa hồng được nhập vào Việt Nam theo hai nguồn: Từ các nước châu Âu vào Đà Lạt rồi phổ biến ở các tỉnh miền Nam và ra miền Bắc, hoặc từ Thái Lan vào miền Nam rồi lan ra các tỉnh miền Bắc ở Việt Nam, cây hoa hồng được trồng khắp mọi nơi Người Việt Nam coi hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, hạnh phúc, lòng chung thủy, và lòng khao khát vươn tới cái đẹp

Hoa hồng có nhiều ưu điểm như màu sắc đa dạng, cánh hoa dài, mùi thơm nhẹ,

có hoa quanh năm Hoa hồng có thể cắm bình, cắm lọ, trồng chậu, trồng trong bồn, trồng ngoài vườn tôn tạo vẻ đẹp cho phòng ở, nhà cửa, các công trình kiến trúc

Trang 37

Ngoài việc sử dụng trực tiếp hoa tươi, hoa hồng còn được dùng để chưng cất tinh dầu dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa mỹ phẩm, vì trong cây hoa hồng có 0,15% tinh dầu ở giống Damat Chiết xuất khoảng 3,5 tấn hoa cho 1kg tinh dầu (năng suất hoa đạt 1,5 tấn/1ha), gia trước đây tương đương với trên 2kg vàng nay còn khoảng 60.000 Euro

Trong y học hoa hồng được dùng để chữa trị các bệnh ung nhọt, hô hấp và bệnh tiêu chảy Người Việt Nam thường dùng cánh hoa hồng bạch để chữa ho cho trẻ em

Không chỉ tô đẹp cho cuộc đời, hoa hồng còn là một loại hoa có giá trị kinh tế cao, là một loại hoa chủ lực trong thành phần hoa tươi ở các vùng trồng hoa nước

* Quả và hạt

- Quả hình trái xoan có cánh đài còn lại

- Hạt hồng nhỏ có lông, khả năng nảy mầm của hạt rất kém do có lớp vỏ dày

Trang 38

Cây hoa hồng thuộc họ hoa hồng Rosaceae, lớp hai lá mầm Cây này được trồng xưa nhất ở Trung Quốc sau đó người châu Âu lai tạo thành những giống hoa hồng hiện nay

Hoa hồng bao gồm hơn 300 loài được phân bố ở khắp Bắc bán cầu hiện nay, với quá nhiều loại hồng để chọn lựa trồng trong vườn hay trong chậu, người làm vườn rất quan tâm đến hệ thống sắp xếp, phân loại hồng Trên thế giới có thể phân loại chúng theo màu sắc, theo dòng giống hoặc theo hình dáng thân cành

Có rất nhiều quan điểm trong phân loại hoa hồng, nhưng cách phân loại hoa hồng được nhiều người quan tâm nhất là cách chia cây hoa hồng làm 3 loại chính:

* Hồng dại (hồng leo hay hồng bò)

Đây là loại thường gặp nơi tự nhiên hoang dã, thân cây dạng bò Có khoảng

150 loài hồng hoang dại đã được lai tạo tự nhiên lâu đời tạo ra được nhiều dạng mới thân dạng bụi, cành nhiều, nhiều hoa đơn nhỏ mọc thành chùm màu hồng hay phớt hồng, hoa nhanh tàn, dùng làm gốc ghép rất tốt

Các dạng hoang dã thường gặp ở hầu hết vùng miền tại Việt Nam là hồng leo

có tên Rosa multiflora.Thumb có đặc điểm cây sinh trưởng mạnh, chịu được nhiệt

độ cao, chịu lạnh kém, hoa nhiều có màu phớt hồng, chỉ ra hoa một lần vào vụ

xuân Hồng Ân Độ (Rosa Indica) phát triển thân cành mạnh, hoa to, dáng thân đẹp,

ít bị sâu bệnh hại

* Hồng cổ điển

Là những giống hoa hồng được nuôi trồng trước năm 1867, được đánh dấu là cây hoa hồng trà được lai tạo đầu tiên bởi Công ty hoa hồng của Mỹ (Jacshon) Đại

diện cho nhóm hồng cổ điển này là hồng trà ở Trung quốc (Rosa Chinensis hay

Dorata), có nhiều mầu sắc khác nhau (trắng, vàng, da cam, ), hoa có thể đơn hoặc

kép thường ra hoa suốt mùa hè, những loại hoa này thường có mùi thơm Hiện được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc nước ta

* Hồng hiện đại

Là tất cả các loại hoa hồng được lai tạo và nuôi trồng sau 1867 trở lại đây Nhiều công ty kinh doanh hoa, cây cảnh lớn với kỹ thuật công nghệ cao đã sản xuất nhiều giống hoa lai tạo có kích thước hoa lớn, màu sắc đa dạng và lâu tàn Từ các loài thuộc nhóm hồng trà Trung Quốc, một số nước châu Âu đã lai tạo và cải thiện

Trang 39

thành loại hồng trà lai như giống Polyantha- là cây hồng được lai giữa Multiflora và cây hồng trà (Rosa Chinensis hay Dorata) hay Florybunda được lai giữa Polyantha với cây hồng trà, hoặc Grandiflora được lai tạo giữa Flosibunda và cây hồng trà,

Ngoài ra, người ta có thể dựa vào chiều cao để phân loại hoa hồng:

- Loại hồng mini: Thân cao từ 10-25cm, thường được trồng trong chậu nhỏ, trồng trang trí trong các vườn hoa công viên

- Loại hồng thân lùn: Thân thường cao từ 30-60cm, có nhiều hoa nhưng hoa nhỏ mọc thành chùm được trồng với nhiều mục đích trang trí khác nhau

- Loại hồng bụi: Thân cao từ 50-100cm, có hoa đơn to, thường trồng để cắt hoa

- Loại hồng cây: Thân cây to, cao từ 1-2m, thường trồng như cây cảnh trang trí trước sân, các lối đi trong các vườn có quy mô lớn

- Loại hoa hồng leo (hồng bám trụ, leo dàn): Thân cây cao to, phải bám vào trụ hay hàng rào, thường được trồng để cho leo dàn hoặc trang trí ban công và làm hàng rào

Hiện nay, các giống hồng Đà Lạt có khoảng trên 20 giống, tùy theo đặc điểm hình thái, màu sắc hoa, lá, cành mà được chia ra làm 5 nhóm chính: nhóm có màu cánh sen, nhóm các giống hồng vàng, nhóm các giống hồng màu đỏ son, nhóm các giống màu đỏ nhung

1.2.3 Yêu cầu ngoại cảnh

* Nhiệt độ

Cây hoa hồng ưa khí hậu ôn hòa, khoảng nhiệt độ thích hợp cho hoa hồng là từ 18-250C, trên 380C và dưới 80C đều ảnh hưởng xấu Đặc biệt là vào giai đoạn ra hoa, nhiệt độ quá cao và kéo dài làm ảnh hưởng đến độ bền của hoa, nhưng nếu nhiệt độ quá thấp, cành nhánh phát sinh yếu, hoa, lá ròn, cây thấp, nụ hoa dễ bị điếc, hay nở muộn, nở không đều do cây không khai thác được thức ăn trong đất và không khí Ngoài ra nhiệt độ đất cũng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây thông qua việc hạn chế sự hút nước và dinh dưỡng của cây, ở miền Bắc và các tỉnh phía Bắc miền Trung, vụ đông - xuân hoa có màu sắc đẹp, dày cánh

và bền hơn vụ hè - thu ở Nam Trung bộ và miền Nam có khí hậu ôn hòa hơn, thuận lợi cho cây hồng, nhất là vùng Đà Lạt Để cải tạo chế độ nhiệt trong không khí và trong đất, người ta có rất nhiều biện pháp, một trong các biện pháp hữu hiệu nhất là che, tủ và bón nhiều phân hữu cơ cho đất tạo cho đất có nhiều mùn, tơi xốp và thoáng khí, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển

* Độ ẩm

Cây hoa hồng yêu cầu độ ẩm không khí 80-85% và độ ẩm trong đất khoảng 70%, vì cây hồng là cây có bộ tán và lá rậm rạp nên diện tích phát tán hơi nước rất lớn

60-Ở nước ta lượng mưa hàng năm trung bình khoảng từ 1500-2000mm, nhưng lượng mưa không phân bố đều các tháng trong năm Mùa hè nhiệt độ cao, mưa nhiều làm phát sinh rất nhiều bệnh ở hồng Đối với hồng, việc tưới ẩm khắc phục sự thiếu hụt nước chỉ nên tiến hành vào ban ngày, tránh vào ban đêm Khi gây ẩm cho

Trang 40

hồng vào ban đêm sẽ thúc đẩy quá trình hô hấp, tiêu hao chất dinh dưỡng dự trữ trong cây, mặt khác những giọt nước đọng trên thân lá sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh phát sinh phát triển

Vào lúc ra hoa, nếu độ ẩm không khí quá cao sẽ làm cho cây, hoa, lá, bộ rễ dễ

bị thối

* Ánh sáng

Cây hồng là loại cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ giúp cho cây sinh trưởng tốt, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ bị tiêu hao nhiều chất dự trữ trong cây Khi cây còn nhỏ, yêu cầu về cường độ ánh sáng thấp hơn, khi tuổi cây càng cao yêu cầu về cường độ ánh sáng cao hơn Đa số các loại hồng yêu cầu 8 h chiếu sáng trên ngày

* Dinh dưỡng

Cũng như các cây hoa khác, việc cung cấp dinh dưỡng cho hồng là một biện pháp có hiệu quả để nâng cao năng suất và chất lượng hoa Các chất dinh dưỡng mà cây cần bao gồm phân hóa học như NPK, phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, ngoài ra cây còn cần lượng nhỏ phân vi lượng

- Đạm (N):

Là thành phần quan trọng, làm phát triển nhanh quá trình phân bào, làm cho tế bào phát triển nhanh về số lượng và trọng lượng, bởi vậy nó là yếu tố quyết định sự sinh trưởng của cây Ngoài ra nó còn liên quan đến kích thước, màu sắc của hoa Cây hồng cần nhiều đạm vào thời kỳ phát sinh cành nhánh cho đến khi phân hóa mầm hoa Bón thiếu hoặc thừa đạm đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Nếu thiếu đạm, nụ hồng thường bị “đui” không ra hoa được hoặc trổ hoa có cánh cong queo và nhỏ, ít chồi non, lá vàng thối Nhưng nếu bón nhiều đạm, cành lá sum suê, ít hoa, ngọn vóng cao, cành mảnh và yếu dễ gẫy đổ, khả năng chống chịu sâu bệnh kém

Lượng đạm (N) nguyên chất cần bón cho 1ha hồng trồng để cắt hoa trong một năm là 300kg, Đạm (N) chủ yếu dùng để bón thúc cho cây

- Lân (P):

Có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của bộ rễ, hoa, quả, hạt Lân cần thiết cho

sự tích lũy protein trong cây đặc biệt là thúc đẩy sự hút nước, khoáng chất cần thiết khác

Đủ lân cây khỏe, cây cứng, nhanh ra hoa, hoa lâu tàn, rễ to mập Thiếu lân, cây hút nước không thuận lợi, lá cây có màu tím hay màu huyết dụ, gây dụng lá, rễ phát triển kém, chậm ra hoa, màu sắc nhợt nhạt, quả lép, chín không đều Nếu thừa lân làm cho bộ lá có màu xanh đậm, dày đặc ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của hồng Hồng cần lân vào thời kì hình thành nụ cho đến khi ra hoa, kết quả

Luợng lân nguyên chất (P2O5) cần bón cho 1ha hồng trồng để cắt hoa trong một năm là 400kg, Lân (P) chủ yếu dùng để bón lót

- Kali (K):

Mặc dù kali không phải là yếu tố tham gia cấu tạo nên chất hữu cơ, nó thường tập trung ở các bộ phận non và những bộ phân hấp phụ (mầm, chóp rễ) dưới dạng

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Các địa phương có diện tích trồng hoa lớn của nước ta - BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot
Bảng 2 Các địa phương có diện tích trồng hoa lớn của nước ta (Trang 6)
Bảng 3: Tỷ lệ các hợp chất trồng hoa trong chậu của một số vùng  Tỷ lệ % - BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot
Bảng 3 Tỷ lệ các hợp chất trồng hoa trong chậu của một số vùng Tỷ lệ % (Trang 10)
Bảng 4: Một số chất điều hoà sinh trưởng thông dụng - BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot
Bảng 4 Một số chất điều hoà sinh trưởng thông dụng (Trang 17)
Bảng 5: Thời điểm thu hoạch hoa thích hợp để bán ngay ra thị trường - BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot
Bảng 5 Thời điểm thu hoạch hoa thích hợp để bán ngay ra thị trường (Trang 31)
Bảng 7: Những nguyên nhân và hướng khắc phục để hoa cắt được tươi lâu - BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot
Bảng 7 Những nguyên nhân và hướng khắc phục để hoa cắt được tươi lâu (Trang 32)
Bảng 8: Thời gian tối đa giữ hoa trong kho lạnh - BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot
Bảng 8 Thời gian tối đa giữ hoa trong kho lạnh (Trang 33)
Bảng 11: Các kích thước bao carton sử dụng trong đóng gói hoa - BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot
Bảng 11 Các kích thước bao carton sử dụng trong đóng gói hoa (Trang 34)
Bảng 12: Một số giống hoa hồng đang trồng phổ biến hiện nay - BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot
Bảng 12 Một số giống hoa hồng đang trồng phổ biến hiện nay (Trang 41)
3.2.3. Bảng tóm tắt trình tự công việc và yêu cầu  Tên công - BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot
3.2.3. Bảng tóm tắt trình tự công việc và yêu cầu Tên công (Trang 85)
Bảng 3.1: Tóm tắt trình tự công việc và yêu cầu của bài thực hành - BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot
Bảng 3.1 Tóm tắt trình tự công việc và yêu cầu của bài thực hành (Trang 88)
Bảng 3.2: Hướng dẫn chi tiết bài thực hành - BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot
Bảng 3.2 Hướng dẫn chi tiết bài thực hành (Trang 90)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w