1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình hướng dẫn cách tiêu hóa thức ăn ở động vật có vú và động vật bò sát phần 2 docx

5 484 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

60 Sờ nắn: ấn mạnh vùng bụng bên phải gia súc đau đớn: do lồng ruột, xoắn ruột, thoát vị, viêm màng bụng. Gõ: tá tràng ở dưới mỏm ngang của xương khum phía bên phải; bờ trước giáp vùng âm đục của gan, bờ sau là cung sườn. - Gõ tá tràng trâu bò có âm bùng hơi. - Manh tràng ở phía trước và phía dưới cánh xương hông; gõ có âm đục. - Kết tràng ở giữa vùng âm đục của gan và manh tràng; gõ có âm bùng hơi. - Không tràng và hồi tràng ở mé dưới bụng sau dạ lá sách và dạ múi khế: gõ phần trên có âm bùng hơi, phần dưới có âm đục. Lúc gõ vùng ruột chú ý các biểu hiện tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột,… Nghe ruột: Nhu động ruột loài nhai lại nghe mịn, tiếng nhu động yếu. Nhu động ruột mất là do tắc ruột (do thức ăn tích lại trong ruột, lồng ruột, xoắn ruột) và liệt ruột. Nhu động ruột tăng: do kinh luyến ruột, viêm dạ dày và ruột cấp tính, các nguyên nhân gây ỉa chảy khác, gia súc bị trúng độc cấp tính. Khám trực tràng: Chủ yếu để khám thai, khám bàng quang, khám thận. Người khám phải cắt móng tay và mài thật nhẵn. Tập khám bằng tay trái vì thuận lợi cho việc sờ vùng bụng phải gia súc. Khi khám phải cố định gia súc thật chắc chắn. Sờ vào trực tràng trâu, bò khỏe thấy phân nhão. Nếu có nhiều dịch nhày, lẫn máu, mùi khắm thường gặp trong các bệnh như lồng ruột, xoắn ruột, thoát vị. Trực tràng đầy máu thường do xuất huyết, cầu trùng, nhiệt thán, chấn thương cơ giới. Cho tay lần theo thành bụng để phát hiện thoát vị, tắc ruột, xoắn ruột (ruột cuộn thành một đám to). Ấn mạnh tay gia súc đau do ruột lồng thành một đoạn ruột thẳng, cứng. Nếu tắc ruột do phân gây táo bón thì sờ vào có cảm giác rất cứng. Ngoài ra có thể khám một số bộ phận khác như bàng quang, tử cung, buồng trứng và thận phải. b. Khám ruột ngựa, la, lừa Quan sát: vùng bụng phải chướng to do tích hơi ở ruột già; vùng bụng thóp lại do ỉa chảy mạn tính, đói ăn. Sờ nắn: áp dụng với ngựa nhỏ, những con gầy và chú ý hiện tượng thoát vị, viêm màng bụng. Hình 3.9. Khám trực tràng bò Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 61 Gõ: chia bụng trái làm 3 phần: phần trên là tiểu kết tràng, phần giữa là ruột non và phần dưới là đại kết tràng. Bên phải kẻ đường ngang từ xương cánh hông xuống dưới, về phía trước; phần dưới là vùng kết tràng chạy dọc theo cung sườn, phần trên là manh tràng. Vùng ruột non bình thường gõ có âm đục tương đối. Vùng tiểu kết tràng khi ruột trống gõ có âm bùng hơi; đầy phân - âm đục. Nếu tắc ruột vùng đại kết tràng gõ có vùng âm đục mở rộng. Khi ruột tích đầy hơi gõ xuất hiện âm trống chiếm ưu thế. Vùng manh tràng: phần trên là âm bùng hơi, phần dưới là âm đục tương đối hay âm bùng hơi. Khi manh tràng tích thức ăn gõ xuất hiện âm đục. Ngược lại khi manh tràng tích hơi gõ xuất hiện âm trống. Nghe: bên phải, vùng hõm hông nghe được tiếng nhu động của manh tràng; phía dưới theo cung sườn là tiếng nhu động của đại kết tràng. Phía bụng trái nghe lần lượt từ trên xuống là tiếng nhu động của tiểu kết tràng, của ruột non và dưới cùng là tiếng nhu động của đại kết tràng. Tần số nhu động của ruột già: 4 - 6 lần/phút, ruột non 8 - 12 lần/phút. Tiếng nhu động của ruột non nghe rõ gần như tiếng nước chảy. Ruột già nhu động nhẹ, tiếng yếu không rõ. Nhu động của ruột phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất thức ăn, quá trình viêm nhiễm trong đường ruột. - Nhu động ruột tăng: do thức ăn, nước uống quá lạnh, thức ăn bị nhiễm độc, viêm ruột; giai đoạn đầu đầy hơi ruột. - Nhu động ruột giảm do ỉa chảy lâu ngày, đầy hơi ruột nặng, ruột liệt, tắc, viêm ruột nặng, thần kinh phó giao cảm quá ức chế. Khám qua trực tràng: thường để chẩn đoán hội chứng đau bụng ngựa (do tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột, ) ngoài ra, để khám thận, bàng quang, khám thai, gan, lách. Ruột non ngựa, la, lừa, xếp trong xoang bụng theo thứ tự: tá tràng, không tràng, hồi tràng. Ruột già: xếp trong xoang bụng theo thứ tự: manh tràng, đại tràng phía dưới bên phải, gấp khúc hoành mô; đại kết tràng dưới bên trái, gấp khúc chậu hông; đại kết tràng trên bên trái gấp khúc hoành mô; đại kết tràng trên bên phải; tiếp đến là manh nang của đại kết tràng, tiểu kết tràng và trực tràng. Khi tiến hành khám phải cố định gia súc chắc chắn. Cố định gia súc trong gióng, buộc hai chân sau kéo về phía trước và kéo đuôi sang một bên. Dùng tay phải để khám và thụt cho hết phân trong trực tràng trước khi khám. Chụm 5 đầu ngón tay lại, đưa vào trực tràng, nhẹ nhàng đẩy tay về phía trước. - Nếu cơ vòng hậu môn co thắt mạnh: do tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột, kinh luyến ruột, uốn ván. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 62 - Nếu cơ vòng hậu môn giãn: do gia súc ỉa chảy lâu ngày, nằm lâu ngày, xương khum bị tổn thương. - Trường hợp trực tràng có nhiều chất nhày lẫn máu: do tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột, viêm ruột xuất huyết, cầu trùng. - Nếu trực tràng có máu tươi thường tác động cơ giới gây xuất huyết ở trực tràng. - Cho tay đến bờ trước xương chậu gặp tiểu kết tràng, phía dưới là bàng quang. Nếu vùng tiểu kết tràng ruột đánh thành túi dài, đầy những cục phân cứng: tắc ruột do táo bón. Vùng bụng trái là khu đại kết tràng. Ngay dưới xương chậu, phía dưới hơi nghiêng về bên trái là gấp khúc chậu hông. Nếu bị tắc ruột thì đại kết tràng bên trái đoạn trên, đoạn dưới và gấp khúc chậu hông chứa đầy phân căng to chiếm hết khoang bụng trái. Kết tràng đầy hơi, bụng căng. Nên chú ý trường hợp kết tràng tắc và phần trước lại đầy hơi. Ruột non hay xoắn với gấp khúc chậu hông của kết tràng bên trái hay với gốc manh tràng. Nếu cơ hoành bị thủng, ruột chảy vào xoang ngực, xoang bụng trở nên rỗng, áp lực rỗng và ruột di chuyển nhẹ theo động tác thở. Trong xoang bụng, nếu ruột non lồng vào nhau tạo thành những khúc như lạp sườn, ấn mạnh gia súc đau. Manh tràng bị tắc tạo thành túi to như quả bưởi lớn, phần trên là khí, dưới cứng thường có sỏi. Manh tràng đầy hơi chướng to chiếm cả xoang bụng. Ruột non bị tắc thường ít gặp. Chú ý khi khám thành bụng nếu thấy thành bụng không trơn, ấn gia súc đau là do viêm màng bụng. c. Khám ruột non gia súc nhỏ Khám ruột lợn - Ruột non bên phải, ruột già bên trái. - Bụng chướng to: do đầy hơi, bội thực. Bụng xẹp do ỉa chảy lâu ngày. - Dùng hai tay ép hai bên thành bụng, ấn mạnh vào vùng bụng, thấy tụ lại cục cứng do tắc ruột, táo bón. Khám ruột dê, cừu Hai chân người khám kẹp cổ con vật ở tư thế đứng, dùng tay ép hai bên thành bụng, ấn mạnh, nếu gia súc có cảm giác đau thường do táo bón, viêm nhiễm đường ruột. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 63 Khám ruột chó, mèo - Khi khám có thể cho con vật đứng hay nằm. Dùng đầu ngón tay ấn mạnh vùng bụng, con vật đau do tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột, viêm ruột. Sờ vào thấy phân đọng lại cục xếp thành chuỗi trong xoang bụng do táo bón. Sờ vào vùng bụng có cảm giác bùng nhùng do tích dịch trong xoang bụng. - Gõ để phát hiện ruột đầy hơi, táo bón. - Nghe thấy nhu động ruột giảm, mất do con vật bị tắc ruột, viêm màng bụng. - Với chó có thể dùng X - quang và phương pháp nội soi, siêu âm vùng bụng. 3.3.9. Khám phân Phân gia súc gồm bã thức ăn (chất xơ, protit, lipit,…), chất tiết của tuyến tiêu hóa, tế bào thượng bì niêm mạc ruột tróc ra, chất khoáng và một số vi sinh vật thường có trong đường ruột. Do vậy, việc khám phân có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán. a. Khám phân bằng mắt thường Số lượng: tùy thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn. - Trâu bò khỏe một ngày đêm thải khoảng 15 - 35 kg phân, ngựa: 15 - 20 kg, dê, cừu: 2 - 3 kg, lợn: 1 - 3 kg, chó: 0,5 kg. Lượng phân của loài gia súc ăn thịt ít hơn của loài ăn cỏ. - Các trường hợp ỉa chảy phân nhiều nước, số lượng tăng. Gia súc bị táo bón phân cứng, số lượng ít. Ruột tắc gia súc không đi ngoài. - Trong hầu hết các bệnh có sốt cao đều gây táo bón và lượng phân ít. Độ cứng: có liên quan đến lượng thức ăn và tình trạng tiêu hóa của đường ruột. Phân trâu bò tỷ lệ nước khoảng 85%, nhão, đi ngoài thành từng bãi. Phân ngựa, tỷ lệ nước khoảng 75%, phân hình ống ruột, đi ngoài thành hòn tròn. Phân dê, cừu khô, tỷ lệ nước khoảng 5,5%, đi ngoài thành viêm tròn, cứng. Phân lợn hình ống ruột, phân gia cầm khô, hình chóp bên ngoài có lớp màng trắng. - Các nguyên nhân gây tăng nhu động ruột - viêm ruột, nhiễm độc tố, lạnh,…gây ỉa chảy, phân nhão và nhiều. - Nhu động ruột giảm, phân tiết ít gây táo bón (do liệt ruột, viêm ruột cata,…) thì phân khô cứng và ít. Màu sắc: phụ thuộc rất nhiều màu sắc thức ăn và tuổi gia súc. - Phân màu trắng ở gia súc non: thường thấy ở bệnh phân trắng (do không tiêu, do Colibacillosis), phó thương hàn. - Phân nhạt màu: do sắc tố mật ít trong bệnh viêm gan, tắc ống mật. - Phân màu đỏ do lẫn máu. Nếu đỏ tươi do chảy máu phần ruột sau; đỏ thẫm chảy máu ở dạ dày, phần trước ruột. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 64 - Phân táo bón thường màu đen, do gia súc bị sốt cao. Chú ý: màu phân còn thay đổi do uống thuốc. Mùi: phân loài ăn thịt thối, phân các loài gia súc khác không thối. - Phân thối thường do rối loạn tiêu hóa, đường ruột có quá trình lên men, thối rữa. - Niêm dịch nhiều, màng giả, mủ máu lẫn trong phân thường do bệnh. - Tăng niêm dịch dạ dày do phân tiết trên niêm mạc đường ruột tăng, táo bón lâu ngày, viêm cata ruột già. Tắc ruột, phân toàn niêm dịch lẫn máu. - Phân có màng giả do những sợi huyết (fibrin), huyết cầu, những mảnh tổ chức niêm mạc ruột bong ra, dính với nhau tạo thành, theo phân ra ngoài thành từng mảng hoặc theo hình ống ruột. - Màng giả là triệu chứng viêm ruột nặng và tiên lượng điều trị không tốt. - Mủ, có khi cả những mảnh tổ chức nhỏ lẫn trong phân do niêm mạc ruột, niêm mạc dạ dày bị loét bong tróc ra. - Phân lẫn máu: do ký sinh trùng (cầu trùng, lê dạng trùng), loét ruột, xoắn ruột, lồng ruột, viêm nặng, các bệnh truyền nhiễm như nhiệt thán, dịch tả,… - Phân lẫn những bọt khí: do rối loạn tiêu hóa và lên men trong đường ruột. - Phân gia súc có thể có những mảnh vật lạ do gia súc ăn bậy gặp trong bệnh dại, thiếu khoáng. b. Hóa nghiệm phân Một số ca bệnh cần phải xét nghiệm phân để giúp cho quá trình chẩn đoán được chính xác (độ kiềm toan trong phân, máu trong phân, sắc tố mật trong phân, axit hữu cơ trong phân, ). Nhưng trong thực tế lâm sàng người ta thường xét nghiệm: * Độ toan, kiềm của phân: phụ thuộc vào thành phần và tính chất của thức ăn. Gia súc ăn cỏ, bề mặt của phân có tính toan yếu, bên trong phân có tính kiềm. Phân loài ăn thịt và ăn tạp, phân thường mang tính kiềm, cũng có khi toan hay trung tính phụ thuộc vào tính chất thức ăn. Trong ruột, thức ăn giàu protit phân giải, phân thường kiềm tính, thức ăn giàu lipit và gluxit lên men tạo ra nhiều axit béo, phân mang tính toan. Phương pháp xét nghiệm: nhúng giấy quỳ vào nước cất cho ướt sau đó áp nhẹ vào phân và đọc kết quả. Hoặc: lấy 2 - 3g phân cho vào ống nghiệm, rồi thêm vào 10ml nước cất, ngoáy cho tan đều và để yên trong phòng 6 - 8 giờ. Quan sát phần nước bên trên, nếu thấy trong có nghĩa là toan, đục là kiềm. Trong chẩn đoán viêm ruột cần xác định độ kiềm, toan của phân để biết con vật bị viêm ruột thể toan hay thể kiềm. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m . thuộc vào thành phần và tính chất của thức ăn. Gia súc ăn cỏ, bề mặt của phân có tính toan yếu, bên trong phân có tính kiềm. Phân loài ăn thịt và ăn tạp, phân thường mang tính kiềm, cũng có khi. yếu không rõ. Nhu động của ruột phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất thức ăn, quá trình viêm nhiễm trong đường ruột. - Nhu động ruột tăng: do thức ăn, nước uống quá lạnh, thức ăn bị nhiễm độc,. gõ có âm đục. - Kết tràng ở giữa vùng âm đục của gan và manh tràng; gõ có âm bùng hơi. - Không tràng và hồi tràng ở mé dưới bụng sau dạ lá sách và dạ múi khế: gõ phần trên có âm bùng hơi, phần

Ngày đăng: 08/08/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w