Những nhà thiên văn đầu tiên xứ Australia HiepKhachQuay dịch | 1 Những nhà thiên văn đầu tiên xứ Australia Maryke Steffens Bạn có biết, nền thiên văn học đã không ra đời với những người Hi Lạp. Hàng nghìn năm trước, những người Thổ dân Úc châu đã săm soi bầu trời đêm, sử dụng những bí mật của nó để sống sót trên lục địa Australia. Ngày xưa, có một người đàn ông mù sống cùng vợ anh ta trong bụi rậm. Mỗi ngày, anh bảo vợ đi ra ngoài săn trứng chim emu về cho anh ta ăn. Mặc dù vợ anh đã hết sức cố gắng làm hài lòng người chồng, nhưng anh ta luôn nổi giận với cô, bảo cô rằng các trứng chim sao mà nhỏ quá. Một ngày nọ, trong khi đang đi săn, cô vợ bắt gặp những vết chân chim emu rất lớn. Cô nghĩ tới người chồng ở nhà và có lẽ anh ta đã đói lắm rồi, và cô đi theo những vết chân ấy dẫn tới tổ chim. Cô thấy một con emu khổng lồ ở đó và ném đá vào nó để cướp lấy trứng, nhưng nó đã đứng dậy và chạy về phía cô vợ, giết chết cô ta. Người đàn ông mù ở nhà cảm thấy đói và lo lắng cho cô vợ của anh ta. Anh mò mẫm xung quanh lều trại cho đến khi anh đến được một bụi rậm với những quả mọng và anh đã ăn một số quả. Bất ngờ, anh có thể nhìn thấy. Anh tự tạo một số mũi giáo và một cái woomera, rồi đi tìm vợ. Anh đi theo vết chân của vợ và cuối cùng nhìn thấy con emu khổng lồ và xác của người vợ. Anh dùng giáo đâm chết con emu và trục xuất linh hồn của nó lên Dải Ngân hà, nơi nó vẫn được trông thấy cho đến ngày nay. - một câu chuyện kể của người Papunya, Bắc Territory Emu trên Trời trải ngang qua Dải Ngân hà. (Ảnh: Barnaby Norris) Những nhà thiên văn đầu tiên xứ Australia HiepKhachQuay dịch | 2 Emu trên Trời sắp thẳng hàng với một hình chạm đá ở Công viên quốc gia Ku-Ring-Gai (Ảnh: Barnaby Norris) Nếu ngước nhìn lên bầu trời đêm nay, bạn có thể vẫn phát hiện ra Emu [loài đà điểu châu Úc] trên Trời. Hầu như chắc chắn bạn đã từng nhìn vào nó rồi, nhưng có lẽ bạn chưa bao giờ trông thấy nó. Emu trải ngang qua một trong những vật thể quen thuộc nhất trên bầu trời đêm, đó là Dải Ngân hà. Hãy nhìn kĩ vào Bội tinh phương Nam, bạn sẽ thấy cái đầu của nó là một vết tối gấp nếp ở gần góc dưới bên trái của chòm sao. Cổ của nó nối giữa hai ngôi sao chỉ hướng, và thân thể tối của nó trải theo chiều dài của thiên hà rực rỡ của chúng ta. Emu trên Trời đã được mô tả trong truyền thuyết Thổ dân Úc châu trong hàng nghìn năm qua. Nhiều nhóm ngôn ngữ khác có lời giải thích riêng của họ cho số phận thiên định của Emu, cùng với những câu chuyện phong phú và đa dạng về đà điểu, vẹt, cá, cá đuối gai độc, người đi săn, đàn ông, phụ nữ, con gái và con trai. Một khi bạn đã nghe qua những câu chuyện này, thì bầu trời đêm sẽ không bao giờ còn trông như cũ nữa. Và nó không chỉ là những câu chuyện bạn sẽ tìm gặp – nền thiên văn học Thổ dân có một bản đồ để bạn tìm hiểu, tồn tại và sống dung hòa với mảnh đất phương nam rộng lớn này. Những mảng tối trên bầu trời Không giống như truyền thống thiên văn Hi Lạp, nơi hầu như tập trung chủ yếu vào những ngôi sao, nền thiên văn học Thổ dân tập trung vào Dải Ngân hà và thường hợp nhất những mảng tối giữa các vì sao. Emu trên Trời, một câu chuyện phổ biến với nhiều nhóm Thổ dân, là một thí dụ cho điều này – cơ thể của nó cấu thành từ những mảng tối trong Dải Ngân hà. Người Boorong thì nhìn những mảng tối ấy là khói phát ra từ ngọn lửa Nurrumbunguttias, những linh hồn xưa cũ. Người Kaurna thì Những nhà thiên văn đầu tiên xứ Australia HiepKhachQuay dịch | 3 nhìn Dải Ngân hà – gọi là Wodliparri – là một con sông lớn nơi Yura (yêu quái) sống trong những mảng tối. Với người Ngarrindjeri, hình dạng tối hình thành bởi Bội tinh phương Nam là con cá đuối gai độc Nunganari và những ngôi sao chỉ hướng là Ngarakani, hay cá mập. Những nhà thiên văn đầu tiên Người Thổ dân đã từng được mô tả là “những nhà thiên văn đầu tiên của thế giới”. Người Yolngu ở Arnhem Land, chẳng hạn, có những câu chuyện thơ mộng giải thích thủy triều, nhật thực, sự mọc và lặn của mặt trời, mặt trăng, và sự thay đổi vị trí mọc lên của các vì sao và hành tinh trong năm. Chàng thợ săn Orion mang tên Djulpan đối với người Yolngu ở Bắc Territory. (Ảnh: Ray Norris) Trong một trong những câu chuyện của họ, thần mặt trời Walu là một phụ nữ thắp lửa mỗi buổi sáng và gieo rắc đất đỏ trên những đám mây, tạo ra bình mình. Rồi vị nữ thần mang đuốc của mình trên khắp bầu trời, tạo ra ánh sáng ban ngày. Lúc cuối ngày, vị nữ thần lùi xuống, tắt đuốc đi, và đi xuống đất qua đêm tối trở lại doanh trại ban mai của mình. Nhà vật lí thiên văn Ray Norris đã sưu tập và lắng nghe những câu chuyện kể Thổ dân về bầu trời đêm trên khắp lục địa Australia. Một trong những câu chuyện ưa thích của ông là chuyện kể Yolngu về ba người anh em trên một chiếc xuồng trong chòm sao Djulpan (theo thần thoại Hi Lạp là chàng thợ săn Orion [Thiên lang]). Ba ngôi sao trong vành đai Orion là những người anh em ngồi bên nhau, với ngôi sao Betelgeuse và Rigel đánh dấu phía trước mũi và sau lái của chiếc xuồng. Các ngôi sao trong tinh vân Orion thể hiện một con cá, và các ngôi sao thuộc phần thanh kiếm của Orion thể hiện lưới cá kéo phía sau chiếc xuồng. Những nhà thiên văn đầu tiên xứ Australia HiepKhachQuay dịch | 4 “Tôi thích câu chuyện này vì nó trông thật sự giống như một chiếc xuồng khi bạn ngắm nó”, Norris nói. Có nhiều câu chuyện kể về chòm sao Orion trên khắp đất nước Australia, và chúng gần như luôn luôn kể về một nhóm người đàn ông săn bắn hoặc đánh cá, Norris nói. Thường thì chúng có một nhóm phụ nữ trẻ đi theo phía sau, thể hiện bởi những ngôi sao trong cụm Pleiades [Nhóm Thất tinh] thuộc chòm sao Taurus [Kim ngưu]. Thật bất ngờ, những câu chuyện này rất giống với thần thoại Hi Lạp, trong đó chàng thợ săn Orion đuổi theo các chị em Pleiades trên bầu trời. Nữ thần báo ứng của Orion, Scorpius, cũng được mô tả là một con bọ cạp trong một số câu chuyện kể Thổ dân. Ví dụ, một câu chuyện Yolngu kể về thần bọ cạp Bundungu tập trung dân chúng của mình dọc theo bờ sông Milnguya (Dải Ngân hà) với các họ hàng Baripari (chuột túi) và Wahk (quạ) của họ. “Loại câu chuyện đó đã mê hoặc tôi, ở chỗ những nền văn hóa khác cũng đi đến những kết luận tương tự”, Norris nói. Con rắn trời Những câu chuyện kể Thổ dân thơ mộng có thể giúp định vị các sự kiện thiên văn học – theo thời gian và trong không gian - Duane Hamacher, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường đại học Macquarie, nói. Hamacher đang sưu tầm những câu chuyện kể Thổ dân về sao chổi và thiên thạch – thường được mô tả là con mắt phát sáng của một con rắn trời đang bay trên trời – và xem ông có thể sử dụng chúng cùng với bản đồ Google để xác định vị trí của những miệng hố va chạm chưa được phát hiện ra trước đây hay không, kiểu như miệng hố tại Wolf Creek (Thung lũng Chó sói) ở miền tây Australia. Ông đã tìm thấy một câu chuyện kể về một ngôi sao từ trên trời rơi xuống và gây ra lửa cháy, chết chóc và phá hủy từ một nơi cách vùng ngoại ô Alice Springs khoảng 100 kilo mét ở miền bắc Territory, dường như tương ứng với một cấu trúc lớn, hình tròn mà ông tìm thấy trên các bản đồ Google. “Khi tôi trông vào nó, nó đã bị xói mòn mạnh, cho thấy nó đã hàng triệu năm tuổi, tuy nhiên, nếu chúng ta có thể tìm ra một miệng hố va chạm dựa trên một câu chuyện kể thơ mộng, thì điều đó khá quan trọng”. Bầu trời là một quyển lịch Người Thổ dân có một lí do rất thực tế cho sự say mê thiên văn học của họ: bầu trời là một quyển lịch cho biết khi nào thì các mùa chuyển dịch và khi nào thì những loại thực phẩm nhất định có sẵn để dùng – theo lời Roslynn Haynes, một phó giáo sư tại trường đại học New South Wales và là tác giả của quyển Explorers of the Southern Sky (Thám hiểm Bầu trời phương Nam), một quyển lịch sử của nền thiên văn học Australia. “Các chòm sao xuất hiện trên bầu trời, thường thì lúc mặt trời mọc và lúc mặt trời lặn, là rất quan trọng. Chúng giúp [người Thổ dân] dự báo cái gì đang xảy ra trong thế giới xung quanh họ”, Haynes nói. Thí dụ, vào những thời điểm khác nhau trong năm, Emu trên Trời định hướng sao cho nó dường như hoặc đang chạy hoặc đang ngồi xuống. Tùy vào vị trí của nó, mọi người ở sa mạc phía tây [Australia] biết được thời điểm thích hợp để đi săn chim emu hay thu gom trứng của chúng. Những nhà thiên văn đầu tiên xứ Australia HiepKhachQuay dịch | 5 Khi chòm sao Scorpius [Cung Bọ cạp] có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm về cuối tháng 4, người Groote Eylandt ở vùng Vịnh Carpentaria biết là mùa ẩm ướt đã qua và những cơn gió tây nam khô cằn sẽ sớm bắt đầu thổi. Người Boorong ở tây bắc Victoria nhìn vào chòm sao chim mallee, Neilloan (Lyra [Thiên cầm]) để biết khi nào họ nên khai thác trứng chim. Khi Neilloan xuất hiện ở bầu trời tây bắc vào khoảng tháng 4, họ biết chim chóc đang chuẩn bị làm tổ kiểu ụ của chúng. Sự biến mất của Neilloan vào cuối tháng 9 hay đầu tháng 10 có nghĩa là đã đến lúc bắt đầu thu gom trứng chim. “Toàn bộ những thứ này rất quan trọng vì là nguồn thức ăn”, Haynes nói. Trong khi bầu trời đêm có công dụng rất thực tế đối với người Thổ dân, thì nó còn có giá trị về mặt tâm linh, là một phương tiện củng cố văn hóa và cộng đồng, Haynes nói. “[Các vật thể trên bầu trời] có những câu chuyện gắn liền với những công việc họ phải làm với những giá trị và đạo đức của cộng đồng. Cho nên, khi các chòm sao xuất hiện, những câu chuyện lại được kể cho nhau nghe và những bài học đó sẽ ăn sâu vào tiềm thức của thế hệ trẻ”. “Họ rất thích cái nhìn chính thể đó, nó đã mang lại cho họ cả thế giới, mang bầu trời đến gần họ như môi trường mặt đất xung quanh”. Giữ cho bầu trời đêm Thổ dân sống mãi Phần nhiều sự phong phú của bầu trời đêm Thổ dân đã không còn, Norris nói. “Một số nền văn hóa đã bị phá vỡ nghiêm trọng, nên không thể xem cái gì còn lại, và bạn chỉ còn có trong tay những mảnh vỡ chắp ghép mà thôi”. Ngay cả người Yolngu ở Arnhem Land, những người vẫn tiến hành những buổi lễ chính thức để truyền đạt kiến thức, cũng đang nhận thấy rằng nền thiên văn học Thổ dân không dễ gì phù hợp với thế giới thế kỉ 21. “Nó đang biến mất rất nhanh”, Norris nói. “Bạn thấy đấy, mọi người thật ra chẳng muốn đi dự những buổi tế lễ nữa, họ nên đi vào trường đại học hơn”. Norris nói người Yolngu đang giải quyết vấn đề này, họ đang thảo luận sôi nổi trong cộng đồng về việc làm thế nào giữ cho nên văn hóa của họ tồn tại trong khi vẫn cho bọn trẻ của họ những cơ hội mà chúng đáng được hưởng. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu đang chuyển đến những tập san và bài báo viết về những người Australia da trắng thời xa xưa, ví dụ như các nhà thám hiểm, các nhà truyền giáo và các nhà nhân chủng học xa xưa, cũng như các địa điểm khảo cổ, để hé lộ những ghi chép lâu nay bị bỏ quên của nền thiên văn học Thổ dân. Thí dụ, Norris và Hamacher đang ghi chép lại thông tin từ một địa điểm đá khối ở gần Geelong ở Victoria dường như sắp thẳng hàng với các điểm chí mùa hạ và mùa đông – một loại Stonehenge của Úc châu. Điều quan trọng là nên giữ gìn những câu chuyện kể và công trình tạo tác này làm bằng chứng của niềm say mê mà những nhà thiên văn học đầu tiên của thế giới đã có với bầu trời đêm, Norris nói. “Chúng ta đều đã quen với nghệ thuật, didgeridoo, và nhảy múa kiểu Thổ dân, và thường thì mọi người không đánh giá đúng chiều sâu và tính phức tạp và tính trí tuệ phản ánh trong [những câu chuyện kể Thổ dân]”. Haynes đồng ý rằng nền thiên văn học Thổ dân có thể giúp mọi người dân Australia suy nghĩ khác đi về thế giới – đặc biệt là xem xét những mối quan hệ phức tạp giữa sinh vật sống và môi trường. Những nhà thiên văn đầu tiên xứ Australia HiepKhachQuay dịch | 6 “Sinh thái học là một cách rất quan trọng để suy nghĩ về thế giới. Theo một kiểu nào đó, đó là cái mà nền thiên văn học Thổ dân đã làm, mặc dù nó mô tả trên trời cũng như dưới đất, cho nên bạn có một vũ trụ đan xen phức tạp”. Thông tin thêm về những câu chuyện kể trong bài báo này, vui lòng viếng thăm những website sau đây: • Australian Aboriginal Astronomy: http://www.atnf.csiro.au/research/AboriginalAstronomy/whatis.htm • Astronomy and Australia's Indigenous People: http://www.assa.org.au/nacaa/aaaip.pdf Theo abc.net.au . Những nhà thiên văn đầu tiên xứ Australia HiepKhachQuay dịch | 1 Những nhà thiên văn đầu tiên xứ Australia Maryke Steffens Bạn có biết, nền thiên văn học đã không ra đời với những. đuối gai độc Nunganari và những ngôi sao chỉ hướng là Ngarakani, hay cá mập. Những nhà thiên văn đầu tiên Người Thổ dân đã từng được mô tả là những nhà thiên văn đầu tiên của thế giới”. Người. trường. Những nhà thiên văn đầu tiên xứ Australia HiepKhachQuay dịch | 6 “Sinh thái học là một cách rất quan trọng để suy nghĩ về thế giới. Theo một kiểu nào đó, đó là cái mà nền thiên văn học