Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
154,52 KB
Nội dung
Simon Newcomb, nhà thiên văn học vĩ đại của nước Mỹ. Vào cuối thế kỉ 19, Newcomb đã xác định kích thước của hệ mặt trời với độ chính xác vô địch mãi cho đến tận hàng thập niên sau khi ông qua đời. Năm 1854,ở tuổi 19, Simon Newcomb đứng bênngoài những cánh cổngcủa Đài quansát Hải quân Mĩ ở thủ đô Washingtonkhát khaođược vào bên trong để xem những chiếc kínhthiênvăn và có lẽ còngặp mặt một trong các nhàthiênvăn ở đó. Nhưng ôngchẳng biết làm sao mình đượcnhận vào; ôngkhôngphải là công dân Mĩ và chỉ có chútkiến thức thiên văn học mà ông có thể khẳng định rằng làdo ông tự lượmlặt từ một vài cuốnsáchđã cũ rích.Ông không thể mạo hiểm chịu nhục bị người ta đuổira, ôngquyết định, và ông đã rờibướckhôngtham giacuộc thẩmvấn. Bảy nămsau, mùa thu năm 1861,Newcomb trở lại Đài quan sátHải quân nhận vai trògiáo sư toánhọc. Sinhraở Canada,ôngvẫn khôngphải làcông dânMĩ, nhưng quyết địnhbổ nhiệmônglàm sĩ quan hải quân do chínhtaytổngthống AbrahamLincoln kí.Trong những năm tháng giữa hai lần đó,ông đã bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian mộtmìnhnghiên cứu toán học và thiên văn học; làm việc như một‘máytính’tạiVăn phòng NiêngiámHànghải ở Cambridge,Massachusetts; tốt nghiệp Khoa Khoa học Lawrence ở trườngĐạihọc Harvard; và đã thựchiện một chuyến hànhtrình gian khổ dài 4000kmtừ Cambridge đến các miền hoangdã ở miền trungCanada với tư cáchlà thành viêncủa độikhoahọcngười Mĩ tổ chức quan sát nhật thựctoàn phần của Mặt trời. ChẳngphảiNewcomb muốn tìm mộtchỗ đứng nào đó tại Đài quansát Hải quân sauchuyến viếng thăm hụtcủa ông. Ông xem Cambridge là trungtâm trí tuệ của quốcgia và thích có một chỗ đứng ở Harvard hơn, haycó lẽ còn là một nhà toánhọc tạiVănphòng Niên giám Hàng hải nữa; nhưng cả hai điều đó đã không xảy ra. Là một giáo sư tại Đài quansát Hải quân sẽ mang lại choôngsự an toànvà một địa vị tôn kính trong cộng đồng khoahọc, vớithu nhập đủ để kếthôn và xây dựng gia đình. Và với đất nước ở vào những ngày đầu của một cuộcnội chiến, có nhiều lí dođể người talàm việc chomột cơ quanthiết yếu phụcvụ cho chiến tranh. Một thế kỉ saukhi ôngqua đời, thật khó mà tưởng tượng làm thế nào Newcombcóthể tìm được một vị trí phù hợp tốt hơn với những tài năng ngoại hạng vàcác tham vọngcủa ông. Thủ đô Washington không phải là trung tâm trí tuệ của quốcgia, nhưngnó là trung tâm quyền lực, nơi những mối giao tiếp thích hợp có thể manglại sự ủng hộ cho nghiên cứukhoahọc vượt xa những phươngtiệnmà đa số các việnhọc thuật có được. Chỉ vài tháng sauchuyếntrở lại Washingtoncủa ông, Newcomb đã có đủ vận may gặp được người anh hùngthời Nội chiến General James AbramGarfield. Sau đó, Garfield thắng cử chương trình SaoKim đi qua Mặt trời của người Mĩ và phụ trách việc mua sắmchiếc kính thiên văn khúcxạ có độ mở ốngkính lớn nhất thế giới choĐài quan sát Hải quân. Vào cuối thế kỉ 19,người ta cho rằngNewcomb là thiên văn học lừng danh nhất thế giới. Các họcviện vàhiệp hội khoa học châu Âu liên tục traochoôngcác vinh dự cao nhất của họ, trong đó cóHuy chương Copley1890,do Hội Hoàng gia London traotặng. Những người bạn Mĩ thì tônvinhnhững thành tựucủaông với những mức độ danh dự, và khi traocho ông Huy chương vàngCatherine Wolfe Bruneđầutiên, Hội Thiên văn học Thái Bình Dươngđã tuyên bố trong phần biểu dươngcủa mình rằng “ông đã đóng gópnhiều hơn bất kì người Mĩ nàokhác kể từ thời [Benjamin]Franklinđể làm cho nền khoahọc Mĩ được tôn vinh và trọng vọng trên toàn khắp thế giới”. Một bản kê đầy đủ nhiều thành tựu của Newcomb về thiên văn học, toánhọc, vật lí học và kinh tế học nằm ngoài phạm vi của bài báo này. Thật vậy, bộ sưu tập các côngtrình nghiên cứu của ônglưu giữ ở Thư viện Quốc hội chứa hơn 46.000 đề mục. Chúngta tập trung vào những đóng góp của Newcomb cho một trong những vấn đề thiên văn học trọng điểm của thời kì ông: đó là xác định chính xác đơn vị thiên văn, khoảngcách từ Trái đất đếnMặt trời. Newcomb đã làmmọi thứ ông cóthể để đảm bảo cho sự thành công của những chiến dịch to lớn củangười Mĩ nhằm xác định chính xác hơn đơnvị thiên văn bằng cách quan sát sự đi qua của Kim tinhvào năm 1874và1882.Tuyvậy, ông cũng đã sắpđặt một cách độclập một con đường khác để đi đến cùngmục tiêu đó. Cuối cùng, ôngđã thành công trong việc suy luận ra mộtgiá trị chínhxáchơn sớmhơn, với chi phí rất thấp, và khôngphải rời khỏi Washington. Sự đi qua của Kim tinh Trongsố những cuốn sáchNewcomb đọc vàtìm ra lối đi cho mình là cuốn Những nguyên lí toán học củaTriết học tự nhiên của Isaac Newton, thườngđược gọi gọn là cuốnPrincipia. Ông bị gây ấn tượng sâu sắcbởi phát triểncủa Newton về các phươngtrình của chuyển động đối với các vật thể trong hệ mặt trời (xem phần chữ trong bảng bên dưới), nhưng ôngđã thất vọng,giốngnhư những người khác trước ông từng như thế, nhậnthấy giá trị của hằng số hấp dẫn vũ trụ G và khối lượng M củaMặt trời – hay ítnhất là tíchcủa chúng, GM – là cần thiết để tính toánrõ ràng bán trụclớn của quỹ đạo Tráiđất,hoặc bán trụclớn của bất kìhành tinh nào khác. Mặt trời vẫn là một bí ẩn, và cho đếnkhicơ sở vật lí của phần bên trong của nó đượchiểu tốt hơn,vẫn có một chút hi vọng cho ngườita ước tính chínhxác khối lượng của nó. Trongcuốn sách năm 1663của ông, OpticaPromota,nhàtoán học và thiên văn họcngười Scotland, James Gregory,đề xuấtrằng người ta sẽ có thể xácđịnh chínhxác khoảng cách từ Trái đấtđến Mặt trời, bằng cách so sánh cácquansát, thực hiện ở các trạm phân bố rộng rãicó kinhđộ và vĩ độ đã biết, khi Kim tinh đi qua giữa hai vật thể đó. Những lần đi quađó của Kim tinh hiếm gặp trongvòng tuổi thọ của một người.Chúng xảy ra thành cặp, một lầnđi quacách lần kiatám năm, nhưng bảnthân các cặp cách nhauhơn một thế kỉ. Năm 1716, EdmondHalley đã đệ trình lênHội Hoàng gia London mộtđề xuất gồmmộtkế hoạchchitiết nhằm thu thậpcác quan sátđi qua đó, mặc dù ông biếtrằngôngkhông có khả năngsống để mà thấy cặp đi quatiếp theo vào năm1761và 1769.Halleymất năm 1742, nhưng phần nhiều chương trình quansát do ông đề xuất đã được thực hiện. Newcombcólído để cho rằng ông sẽ sốngđể nhìn thấy nhữnglầnđi qua năm 1784và 1882 củaKim tinh và ông sẽ có khả năng thamgia vào bất kì chiến dịchquan sát nào do ngườiMĩ thực hiện. Thập niên đầu tiên của ông tại Đài quan sát Hải quân đã trôi qua.Về mặtnhân cách củacuộc đời ông,ông đã trở thành một công dân Mĩ, đã lấy vợ,hoanhỉ với sự ra đời của ba côcon gái và thương tiếc tiễn đưa người con trai mới sinhđã qua đời.Về phương diện sự nghiệp, ông đã bắtđầu các quansátcho một catalog sao sángcơ bản mới, hoànthành một nghiên cứu về quỹ đạo của Thiên vương tinh và Hải vươngtinh, và đã đến Iowa để quan sát một lần nhật thực. Năm 1869, ôngđược bầu làmviện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia, và năm 1870,ôngđã thực hiện chuyếnhành trình xuyên Đại Tây Dương đầu tiên của mình sangchâu Âu để quansát mộtkìnhật thực và gặp gỡ các nhà thiên văn họchàng đầu của nước Anh, Pháp, Đức, vàNga. Mặcdù bị bao vây bởi công việc, nhưngNewcomb vẫntìm được thời gian nghĩ tới sự tiếp cận nhanhchóng lần đi qua năm 1874của Kim tinh. Ôngbiết rằng các quốc gia châu Âusẽ tổ chức những chương trình đặcbiệt nhằm quansátsự kiệnđó. NếuQuốchộicóthể phê chuẩn tài trợ chomộtchươngtrình củangườiMĩ, Newcombmuốn làm mọi thứ ông cóthể để đảm bảo rằngcác kết quả ít nhất là có chất lượng ngang bằng, nếu không tốt hơn, kết quả của người châu Âu. Các phương pháp truyền thống quan sátmột lầnđi qualà ghi lại những khoảng thời gian chính xác khirìacủa hành tinhvà Mặttrời dường như đi vào tiếp xúc nhau– hailần khi hànhtinh đi lên bề mặt Mặttrời và hai lần khi nó đira khỏi4. Chuyển động tương đối giữa Kimtinh và Mặttrời, khinhìntừ Trái đất, thật chậm. Thôngthường,mất khoảng 20phút giữa lần tiếp xúc thứ nhất và thứ hai,và20 phút giữa lần tiếpxúc thứ ba vàthứ tư, xảyra vài giờ sau đó. Newcomb biết rằng các nhà quan sát khác nhau ở cùng một nơi thường không đồngý với nhauvề thời gian của mỗi lần tiếp xúc.Sự khác biệt đủ lớn cho thuyền trưởng JamesCook ghi lại mối quan ngại của ông về độ chính xác của các quansát do các thành viêncủa đội thám hiểm củaôngthunhặt ở Papeete,Tahiti,năm 1769. Các ướctính của đơn vị thiên văndo các nhà quansátkhác nhau suyluận rabằngcác quan sát củalần đi qua năm 1769 chênhlệchnhau đến 5%- xấpxỉ 7,5 triệukilomet. Một trở ngại trong việc quan sát các lần đi quabằngmắt là không có cách nào cho các quan sát thực hành cả. Bốnlần tiếp xúc hành tinh-Mặttrời xảy ra một lượt,haynhiều nhất là hailượt, trong một đời người khó mà manglại cơ hội để rèn kĩ năng. Nhưng có mộttrở ngạicòn cơ bản hơn nữa: Mặt trời không có biên ngoài rõnét, cố định. Mỗingười quansát phải vạch ra mộtrìa bằng mắt riêngcủa mình. Newcombkết luận rằng hi vọng duynhấtcủaviệc thu thập quansát của những lần đi quasắptới sẽ manglạimộtước tính của đơnvị thiên văn tốt hơn 1%, khoảng 1,5triệu kilomet,làsử dụng công nghệ chụp ảnh đang rađời. Newcombđược bổ nhiệm làm thư kí của Ủy ban về Sự đi qua củaKim tinh của người Mĩ vào năm1871(hình1). Trách nhiệm của ông làchuẩn bị thông tin mang tính chương trình vàdự toán ngân quỹ để đệ trình với Quốc hội. Garfield, chủ tịch Ủybanphân bổ ngân sáchcủa Thượng viện Mĩ,đã mời Newcomb đếnnhà riêng của ông để thảoluận côngviệc trong buổi ăn tối. Khôngcó chuyện các chính khách tra hỏi các nhà khoahọc về từng đồngtiền đầu tư. Bản thân Garfieldsẽ lái hướngcácyêu cầu ngân sách trước Quốc hội, với Newcombcungcấp bất kì thông tin nào cần thiết khiquá trình được triển khai.Trongquãng thờigiantồn tại của chương trình támnăm,chỉ riêngcácphân bổ đặc biệt, khôngbaogồm tài trợ chung, đã cộng lên tới 375000 đô la, tứchơn 7triệu đô la theomệnh giá năm 2009. Dựa trên lời khuyên từ các chuyên gia có kinh nghiệp chụp ảnh Mặttrời, Newcombđã thiết kế ra một chiếc camera mới và độc nhất vô nhị gồmmộtkính thiên văn định nhật tiêu cự dài, và một tấmphim lắp ráp5 (xemhình 2 và 3). Trong khi camera đang đượcchế tạo thì ông chuẩn bị những tài liệu chi tiết để đảm bảo rằng các quan sátdo những độingười Mĩ thực hiện sẽ có độ chínhxáccaonhấtkhả dĩ. Việc xác định kinh độ ở những nơi xa xôi vẫn là một tháchthức. Ngay cả những chiếc đồng hồ tốt nhất cósẵnkhi đó cũngsẽ bị lệch hàng giây trong hàng tuần màcác đội quan sát di chuyểnđến những nơi xa xôi hơn. Các so sánh thời gian điện báo thì không tiện lợi cho lắmvà thường khôngxác thực, hoặc không thể thực hiện, đặcbiệt khichúng hoạt độngtrên cáctuyến cáp xuyên đại dương hỏng hóc thường xuyên.Bằngcách quan sát nhữnglần chekhuất Mặt trăngkhi những ngôi saođã biết đi phía saurìacủaMặt trăng, các nhàquan sát có thể xácđịnh chínhxác kinhđộ, sử dụng mộtđồng hồ vẫn giữ ổn định trong nhữngkhoảng thời gian ngắn cỡ vài giờ.Newcombđã khổ sở nhận thấy các bảng số liệu Mặttrăng tốt nhất sẵn có khác đáng kể với những quan sátgầnđó,nên ôngđã sáng tạo ra những bảngđặc biệt cho cácđội quansát sự đi qua sử dụng. Newcombkhông hề thamgia bấtkì đội nào gửi đi quan sát sự đi qua năm 1874. Ôngcũngkhông tiến hành các quan sát ước tínhđơnvị thiên văn – nhiệm vụ đó giao cho William Harkness, một giáo sư toán học khác tại Đài quan sát Hải quân. Newcombthật sự có đi NamPhiđể quan sát sự đi qua năm1882,nhưng chủ yếu là để gặp DavidGill, giám đốc Đài quan sát Hoàng giatại Mũi Hảo Vọng,người chiasẻ niềmsay mê của Newcombtìm kiếmkết quả tốt hơncho kích thước của hệ mặt trời. Newcomb cũngmuốn đi khỏi Washingtonvà thư giãn đầu óccủa ôngsau cái chết của Garfield. Garfieldđượcbầu làm tổngthống năm 1880. Ngày 02/07/1881, ôngbị một kẻ ám sát bắn trúng. Newcomb đã hỗ trợ sáng chế ra một đơnvị điều hòa không khí cho phòng bệnh ở Nhà Trắng và sắp xếp choAlexander Bell chế tạo một cáicân cảm ứngđể giúp các bác sĩ tìmkiếm viên đạn nằm trong bụngcủa vị tổng thống. Thật thảm thương,Garfield đã chịu đựnghơn 10 tuần trước khiqua đời vì bị nhiễmtrùngbụng quá nặng.Newcombhết sứcđau lòngtrước cáichếtcủa vị chính khách “duy nhấtthật sự đáng kính” mà ông từngbiết. Các thí nghiệm vận tốc ánh sáng Bắt đầu với những ýtưởng rấtsớmcủa ông về việc suy luậnra đơnvị thiên văn từ các quan sát những lần đi qua của Kim tinh, Newcomb đã nghingờ sâu sắc về độ chính xácmàphương pháp đó có thể thu được. Ôngđã khảo sát nhữngcách tiếp cận khác nhằmgiải quyết vấn đề và dừng lại ở một phươngpháp khác. Năm 1725,nhà thiên văn họcngười AnhJames Bradley phát hiện thấy toàn bộ các saomàông quansátdường như chuyển động trong những elipnhỏ có chu kì hàng năm vàbán trụclớn khoảng20,5 giây cung. Ôngkết luận rằng hướng biểu kiếncủa ánhsángsaođiđếnTrái đất bị biến đổi bởi vận tốc củaTrái đất trên quỹ đạo quay của nó, tương đốiso vớivận tốc hữu hạn của ánh sáng. Bradley gọi hiệu ứng đó là sự quangsaicủa ánh sáng, và ôngđã sử dụng một giá trị gần đúng cho vận tốccủa Trái đấtđể ước tính vận tốc ánhsáng. Newcombthìđưa ra thủ tục ngược lại, kếthợp một giá trị chínhxác hơn cho vận tốccủa ánh sángvới những phépđo mới cải tiến gần đó của sự quangsai ánh sáng để ước tính chínhxáchơn vận tốc của Trái đất trên quỹ đạo củanó. Việc kết hợp vậntốc ánhsáng với chu kì quỹ đạo sẽ mang lại chu vi và bán trục lớncủa quỹ đạo. Chẳngcó quyền lực gì để buông lơi nhiệm vụ được phân công của ông tại Đài quan sát Hải quân,cũng chẳng cóthiết bị cần thiết để kiểm tra các thí nghiệm vận tốc ánh sáng, Newcomb đànhcố gắngkhuấyđộngniềm say mê trong cộng đồng vật lí học. Thật khôngmay,một thập niên trôi qua vàchẳng aidừngbước đoái hoài gì tới nhiệm vụ đó. Năm 1877, khi Newcombtrở thành sĩ quanthuộc Văn phòng Niên giám Hải quân, cơ quan đã chuyểntừ Cambridge về thủ đô Washington, ông lập tức bắt đầu đitìm tài trợ để tự ông tiến hành các thí nghiệm. Newcombthật ngạc nhiên khi ôngnhận được một bức thư,đề ngày 26tháng 4 năm1878,gửi từ Albert Michelson, mộtviên sĩ quan hải quân trẻ được phân công đến giảng dạy vật lí tạiHọc việnHải quân Mĩ. Michelson lưu ýrằng ôngđã đọc các kế hoạchcủa Newcombnhằm đo chính xác hơn vận tốc củaánh sángvà sauđó mô tả các thínghiệm ông đangthẩm tra. Newcomb đã đi thăm Michelsonở Annapolis, Maryland,và hết sứccó ấn tượng. Khi Thượngviện cuối cùng đã phê chuẩn đề xuất của Newcombvề số tiền tài trợ 5000đô la, Michelsonđã đượcđiều độngđến Washington để hỗ trợ cho cácthí nghiệm. Mùa hènăm 1880, Newcomb và Michelson đã làmviệc cùng nhauđể lắp đặt thiết bị của Newcombtrong một đài quan sát tạmthời, nhỏ, nằm cao trên thượng nguồncon sông Potomac,trên nềnđất Fort Whipple (được đặt tênlại là Fort Myer vào năm 1881), cách Nghĩatrang quốc gia Arlington không xa lắm6.Các thí nghiệm đã sử dụng gương quay bốn mặt như trong hình 4 để gửi các xung ánh sáng đến một kính phản xạ đặttại Đàiquan sátHải quân cũ ở Foggy Bottom,hoặc đến một kính phản xạ ở xa hơn nằmcách góc phía tây bắc của Đài tưởng niệm Washington chỉ vài mét. Các đoạn đường thẳngđược xác địnhchính xác bởiCục khảo sát đo đạc và miền duyên hải, sử dụng một vạch ranhgiới thiết lập trên đảo Analostan (nay làđảo TheodoreRoosevelt), và phépđo tam giác đạc.Bản đồ chi tiết xemở hình 5. Cách thức Newcomblàm chủ để đo chính xác những khoảng thời gianmột vài chụcmicrogiây – cho đếnchưa đầy mộtmicrogiây – cần giải thích mộtchút. Vào nửacuối thế kỉ 19, sự kết hợp các tiếp xúcđiện, haycác điểm ngắt, và rơlehay solenoidđược định lượng như công nghệ gờ trước cánhmáy bay. Nó chophép tắt mở nhanh chóng, xác thực, và tự động các dụng cụ điện trước khi có phát triển bóng chân khônghaytransistor. Newcombđã sử dụngmột đồng hồ cơ có các kimlắp đặt trong trạng thái hoạt động của nó. Các kim được sử dụngđể kích hoạt một solenoid trong bộ phận bút ghi của một trống thì kế và tạo những dấu tíc ở nhữngthờiđiểm đã biết trên trụcthờigian dothì kế vẽ nên.Tín hiệu từ các kim trên bộ phận gương quay cũng được nối với thì kế, và nhữngdấutíc chúngtạo ra được ghilại trêncùng trục đó. Sau khi hoàn thành một bộ quan sát, Newcombđã có thể xác định thời điểmcủa những dấu tíc tạo ra bởi gương quay bằng cách đo vị trí tương đối của chúngso với nhữngthời điểm đã biết của cácdấu tíc đồng hồ. Bằng cáchlấy trung bìnhtrên nhiều nghìn sự kiện như vậy,Newcombcó thể xácđịnhvận tốc góc trung bình của gương quayvà thu đượcđộ phângiải thời gian cần thiết cho các thí nghiệm vận tốc ánh sáng của ông. Newcombvà Michelson đã phối hợp chặt chẽ với nhauchỉ trong vài tháng, nhưng sự hợp tác chính của họ tỏ ra là một điểm mốc quan trọng trongcuộc đời của Michelson. Sau khi nhậnđượctài trợ rời khỏi cơ quan hải quân đến theo đuổi nghiêncứu tiến sĩ ở châu Âu, Michelson đã rờibỏ trọng trách của ông vào năm 1881 vàchấp nhận một vị trí làm giáo sư tại Khoa Khoa học ứng dụng ở Cleveland, Ohio. Newcombđã khuyếnkhích ông tiếp tục các thí nghiệm vận tốcánhsáng – thậmchí còn giúp tìmtài trợ và cho ông mượn thiếtbị. Cuốicùng,Newcomb và Michelson đã thống nhất với nhaukết hợp cácgiá trị thuđược từ Annapolis, Washington, và các thí nghiệm Cleveland.Giá trị thu được được chấp nhận rộng rãi và vẫn được xem là chuẩn tronghơn bốn thập kỉ. Ước tính đơn vị thiên văn Khi Newcomb trở lại từ NamPhi vào năm 1883, ông đã hoàn thành phân tích của ông về các thí nghiệm vận tốc ánhsáng Washington và đã công bố một báo cáo chi tiết8.Saukhixem xét nhữngướctính mới được công bố về quang saiánh sáng, ông đã chọn giá trị mà nhà thiên vănhọc người Thụy Điển MagnusNyrentìm ra, người có các quansát được thu thập tại Đài quan sát Pulkovo ở Saint Peterburg, Nga. Kết hợp cácgiá trị vận tốcánhsángcủa ông và quang sai ánhsáng của Nyren, Newcombđã ướctính đơn vị thiênvăn vào khoảng 149,59triệu km, nằm trong khoảng 0,005% giátrị được sử dụng ngày nay. Năm năm sau đó,vàotháng 10 năm 1888,Harkness đã công bố những kết quả ban đầucủa những phân tích của ông về các quansátsự đi qua; ôngướctính đơn vị thiên văn là 148,572 triệukm,nhỏ hơn tới 1 triệu km9. Mặc dù Harknessvà các đồngsự của ông đã trau chuốtcác tính toáncủa họ vào năm sauđó,nhưng độ chínhxác của giá trị mới của họ vẫn không đạttới giá trị mà Newcomb thu được với chi phí thấp hơn nhiều. Sự sụp đổ chính trị Một người tài năng như Simon Newcomb,phần nhiềusự thăngtiến nhanh chóng của ông trong cộngđồng khoahọcquốc gia vàquốc tế lànhờ sự ủng hộ của những người bạnđầyquyền lực và những người cố vấn,trong đó có Josseph Henry (thư kí của Viện Smithsonian), Benjamin Peirce(sĩ quanCụcđo đạc và Miềnduyên hải), George Airy (nhà thiênvăn học hoàng giaở nướcAnh),vàđặc biệt là James Garfield.Cuốinăm 1881, Henry, Peirce, và Garfield đều quađời, còn Airythì nghỉ hưu. Những khinhsuấttrước đây, chodù tưởng tượng haythực sự,không dễ gì được thathứ ở thủ đô của quốc gia, và Newcomb nhận thấy nguồn quỹ của ông bị đe dọa. Thay vì dành thời gian của ôngđể tranhgiành chính trị, Newcomb quyết định làmkhoahọc tốt nhấtmàôngcó thể vớicáctài nguyên ông tranhthủ được. Với sự chấp thuận của thư kí hải quân, ông đảm nhận vị trí giáo sư toán học và thiên văn học tại trường Đại học Johns Hopkins ở Baltimore,Maryland, đồngthời vẫn giữ vai tròsĩ quanthuộcVăn phòngNiêngiámHàng hải. Với tư cáchlà giáo sư, Newcombđã thuyết giảng, phục vụ trong các ủy ban cố vấn cho sinhviên, viết một cuốn sách vi tíchphân, lấy lại niềmsay mê củaông với kinh tế học, và giữ vai trò biên tập viên của Tập sanToán họcHoa Kì. Năm 1893,Đài quansát Hải quânchuyển đến những cơ sở mới ở tây bắc thủ đô Washington, nơi nó tồn tại cho đến ngàynay; năm sau đó, thư kí hải quânđã thực hiện một điều chỉnh đưa Văn phòngNiêngiám Hàng hải thành một cơ sở của Đài quansát Hải quân.Newcomb khinhkhỉnh trước cấu trúc quanliêumớiđó, dẫu vậy, ôngvẫn tiếp tụctheo đuổi kế hoạch riêng của mình, thườngtrao đổitrực tiếp với thư kí hải quân. Tập trung vàonhữngmục tiêu mà ông đặt ra cho bảnthân mình trướcđó hàng thập kỉ, ông đã làm việc không biết mệt mỏiđể suy ramộtbộ hằng số thiên văn thíchhợp và hoàn thànhmột bản phânloại sao sáng cơ bản hầu như sử dụng hết các quan sátthuthậptại các đài quan sát hàngđầu của thế giới kể từ năm 1750. Năm 1896,tại Hội nghị quốc tế Paris về cáchằng số cơ bản, các đại biểu đến từ các quốc gia hàngđầu châu Âu đã phê chuẩn, về nguyên tắc, hệ thống Newcomb–tứclàbảngcácthôngsố hệ mặt trời của ông(khốilượngcác hành tinh, chu kì quay, và đơnvị thiên văn) và các vị trí sao. Newcomb bị buộc nghỉ hưu khỏi lực lượng hải quânvào năm sauđó,nhưngThượng viện tài trợ thích đángcho ông để triển khaitiếptục những phần việc cònlại của công trìnhnghiên cứucủa ông. Hệ thống củaông trở thành chuẩn quốc tế vào năm 1901 – trừ ở Mĩ.Nhữngoán thù cũ, phát sinh bởi việc Newcomb thamgia với các nhàthiên vănkhácthúc đẩy việc đưaĐài quan sát Hải quân dướisự lãnhđạo của một nhàthiên văn danh tiếng và có lẽ còn chuyển nó sang một bộ khácthuộc chính phủ, khiến ôngkhôngcòn được hoannghênh ở đó nữa. Ông chắc chắn không thể toại nguyện nhìnthấy hệ thống của ông đượcsử dụng ở Phòng NiêngiámHànghải Mĩ. Mãi cho đến năm 1912, saukhi ôngqua đời, thì hệ thống của Newcommới thật sự trở thành chuẩn tại phòng Niên giám Hàng hải. [...]... 7 năm 1909, chỉ vài ngày sau khi hoàn thành các tính toán mặt trăng của ông, Newcomb đã không thể kháng nổi sự tàn phá đau đớn của chứng ung thư bàng quang Ba ngày sau, tổng thống William Howard Taft, thư kí hải quân George Meyer, các đại sứ và bộ trưởng của một số nước, cùng với gia đình của ông, các đồng nghiệp trong lĩnh vực khoa học, và bạn bè, đã dành cho một phút mặc niệm sau khi an táng ông với... kỉ cuối cùng của cuộc đời ông nghiên cứu về cái ông xem là thách thức tối hậu – tiên đoán chính xác các chuyển động của Mặt trăng Không có tài trợ để thuê một đội máy tính, ông buộc phải từ bỏ phương pháp mới mà ông đã thiết lập ba thập kỉ trước đó và theo đuổi một phương pháp đã được chứng minh và ít tính toán hơn Năm 1903, Học viện Carnege ở Washington bắt đầu tài trợ cho nghiên cứu của ông Ngày... phút mặc niệm sau khi an táng ông với đầy đủ nghi thức quân sự tại Nghĩa trang quốc gia Arlington Thật hợp lí, mộ táng của Newcomb nằm cao phía trên dòng sông Potomac trên cùng dải đất nơi ông đã dựng lên một đài quan sát tạm thời để tiến hành các thí nghiệm cho phép ông xác định kích cỡ của hệ mặt trời tốt hơn bất kì ai có thể làm trước đó – thật vậy, tốt hơn cả bất kì ai sẽ làm được trong hàng thập kỉ . Simon Newcomb, nhà thiên văn học vĩ đại của nước Mỹ. Vào cuối thế kỉ 19, Newcomb đã xác định kích thước của hệ mặt trời với độ chính xác vô địch mãi. nền khoahọc Mĩ được tôn vinh và trọng vọng trên toàn khắp thế giới”. Một bản kê đầy đủ nhiều thành tựu của Newcomb về thiên văn học, toánhọc, vật lí học và kinh tế học nằm ngoài phạm vi của bài. lí của phần bên trong của nó đượchiểu tốt hơn,vẫn có một chút hi vọng cho ngườita ước tính chínhxác khối lượng của nó. Trongcuốn sách năm 166 3của ông, OpticaPromota,nhàtoán học và thiên văn họcngười