1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Làm khoa học trong thời đại mở doc

12 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1 Làm khoa học trong thời đại mở Michael Nielsen Các công cụ mạng trực tuyến thật có tính lan tỏa, nhưng tại sao các nhà khoa học lại quá chậm chạp trước việc tiếp nhận phần nhiều trong số chúng ? Michael Nielsen giải thích làm thế nào chúng ta có thể xây dựng một nền văn hóa hợp tác trực tuyến tốt hơn. Trong lớp học khoa học thời phổ thông của mình, hẳn bạn đã từng học về định luật Hooke, liên hệ chiều dài của một cái lò xo với mức độ mạnh mà bạn kéo nó ra. Cái mà người thầy giáo thời phổ thông của bạn có lẽ đã không cho bạn biết là khi Robert Hooke khám phá ra định luật của ông vào năm 1767, ông đã công bố nó dạng một phép đảo tự, ―ceiiinossssttuv‖, ông tiết lộ vào hai năm sau đó là từ Latin ―ut tensio, sic vis‖, nghĩa là ―kéo căng, cũng là lực‖. Điều này đảm bảo rằng nếu như có một ai đó khác thực hiện khám phá giống như vậy, thì Hooke có thể tiết lộ phép đảo tự và khẳng định ưu thế, nhờ đó có thời gian để ông có thể một mình xây dựng lí thuyết dựa trên khám phá đó. Sự hợp tác trực tuyến sẽ làm thay đổi nền khoa học (Ảnh: physicsworld.com) Tính giữ kẽ của Hooke chẳng có gì lạ cả. Nhiều nhà khoa học lớn của thời đại đó, như Leonardo da Vinci, Galileo Galilei và Christiaan Huygens, đã sử dụng phép đảo tự hoặc mật mã cho những mục đích tương tự. Cuộc tranh luận Newton – Leibniz xem ai đã phát minh ra phép tích giải tích xảy ra là vì Newton khẳng định đã phát minh ra phép tính giải tích trong những năm 1660 và 1670, nhưng đã không công bố nghiên cứu của ông mãi cho đến năm 1693. Trong khi đó, Gottfried Leibniz đã phát triển và công bố phiên bản giải tích của riêng ông rồi. Hãy tưởng tượng nền sinh học hiện đại nếu như bộ gen loài người đã được công bố dạng một phép đảo tự, hoặc nếu như việc công bố bị hoãn lại 30 năm thử xem. 2 Tại sao Hooke, Newton và những người đương thời của họ lại hay giấu giếm như vậy ? Thật ra, cho đến thời điểm này, các khám phá thông thường vẫn được giữ kín. Các nhà giả kim thuật dự định biến chì thành vàng hoặc tìm kiếm bí mật của sự trường sinh bất lão thường mang những khám phá của họ theo họ xuống mồ. Một nền văn hóa khám phá giữ kín là một hệ quả tất nhiên của một xã hội trong đó lợi ích cá nhân từ việc chia sẻ các khám phá chứa đầy sự bất định. Những tiến bộ khoa học to lớn trong thời đại của Hooke và Newtons sau này đã thúc đẩy những kẻ bảo trợ giàu có, như chính phủ, bắt đầu bao cấp cho khoa học như một nghề. Phần nhiều động cơ xuất phát từ lợi ích chung do khám phá khoa học mang lại, và lợi ích đó vững mạnh nhất nếu như các khám phá được chia sẻ. Kết quả là một nền văn hóa khoa học mà cho đến ngày nay đã thưởng công xứng đáng cho sự chia sẻ các khám phá với công ăn việc làm và uy tín cho người khám phá. Sự chuyển tiếp văn hóa này đã bắt đầu vào thời đại của Hooke và Newton, nhưng muộn hơn một chút, hơn một thế kỉ sau đó, nhà vật lí vĩ đại Michael Faraday đã có thể khuyên một cộng sự trẻ tuổi là hãy ―Làm việc. Hoàn tất. Công bố‖. Nền văn hóa khoa học đã thay đổi đến mức một khám phá không được công bố trên một tập san khoa học không được xem là thật sự trọn vẹn. Sự chấp nhận và lớn mạnh của các tập san khoa học đã tạo ra một cơ thể kiến thức chia sẻ cho nền văn minh của chúng ta, một kí ức chung trong thời gian dài là nền tảng cho nhiều tiến bộ của loài người. Hệ thống này đã thay đổi có phần nào đó bất ngờ trong 300 năm qua. Ngày nay, Internet mang lại cho chúng ta cơ hội số một nhằm cải thiện bộ nhớ chung lâu dài này, và để tạo ra một bộ nhớ chung hoạt động ngắn hạn – một thường dân đóng góp cho sự phát triển hợp tác nhanh chóng của các ý tưởng. Sẽ không có sự thay đổi này nếu như không có sự nỗ lực to lớn. Nhìn từ bên ngoài, các nhà khoa học hiện nay dường như chậm chạp một cách bối rối trước việc thích ứng với nhiều công cụ trực tuyến. Như chúng ta sẽ thấy, đây là một hệ quả của một số rào cản quan trọng đã ăn sâu trong nền văn hóa khoa học. Việc thay đổi nền văn hóa này sẽ chỉ thu được với sự nỗ lực to lớn, nhưng tôi tin rằng tiến trình khám phá khoa học – cách thức chúng ta làm khoa học – sẽ còn tiếp tục thay đổi nhiều hơn nữa trong hai thập kỉ tới so với trong 300 năm qua. Làm thế nào Internet có thể cải thiện cách thức chúng ta làm khoa học ? Có hai con đường hữu dụng để trả lời câu hỏi này. Con đường thứ nhất là xem các công cụ trực tuyến là một phương thức mở rộng tầm với của kiến thức khoa học có thể chia sẻ với toàn thế giới. Nhiều công cụ trực tuyến đúng là chỉ làm việc này, và một số đã có tác động to lớn lên cách thức các nhà khoa học làm việc. Hai thí dụ thành công là server bản thảo vật lí arXiv, cho các nhà vật lí chia sẻ bản thảo các bài báo của họ mà không mất hàng tháng trời chờ đợi như khi đăng tạp chí tiêu biểu, và GenBank, một cơ sở dữ liệu trực tuyến nơi các nhà sinh học có thể kí gởi và tìm kiếm các chuỗi ADN. Nhưng đa phần các công cụ trực tuyến thuộc loại này vẫn là những ứng dụng hiếm, bất chấp thực tế nhiều nhà khoa học tin rằng sự chấp thuận ở nước ngoài là có giá trị. Hai thí dụ là Journal of Visualized Experiments, cho các nhà khoa học tải lên các video trình diễn cách thức các thí nghiệm của họ hoạt động, và ―Open Notebook Science‖, do các nhà khoa học như Claude Bradley và Garrett Lisi trình bày, họ thể hiện các ghi chú nghiên cứu của mình trước toàn thế giới. Trong những năm tới, chúng ta sẽ thấy một sự tăng trưởng nhanh 3 chóng của các công cụ thuộc loại này, mỗi công cụ hướng tới chia sẻ những loại kiến thức khác nhau. Wikipedia có vô số mục từ về khoa học; các liên kết giữa chúng được thể hiện ở đây; nhưng các nhà khoa học dường như vẫn còn miễn cưỡng đóng góp cho site này (Ảnh: Chris Harrison, Carnegie Mellon University) Có một cách thứ hai và cơ bản hơn nghĩ về cách thức Internet có thể làm thay đổi nền khoa học, và đó là thông qua sự thay đổi tiến trình và quy mô của bản thân sự hợp tác sáng tạo, cho phép bởi các phần mềm xã hội như wiki, các diễn đàn trực tuyến và hậu duệ của chúng. Có nhiều thí dụ đã được nhiều người biết tới nhưng vẫn gây ấn tượng của sự thay đổi này trong các bộ phận của nền văn hóa ngoài khoa học (được minh chứng rõ trong cuốn sách rất hay của Clay Shirk, Here Comes Everybody). Chẳng hạn, năm 1991, một chàng sinh viên người Phần Lan không ai biết tới tên là Linus Torvalds đã post lên một đoạn ngắn trên một diễn đàn trực tuyến, nhờ giúp đỡ mở rộng một hệ điều hành đồ chơi mà anh ta đã lập trình trong thời gian rỗi của mình; một nhóm tình nguyện viên đã đáp lại bằng việc đưa ra Linux, một trong những tạo tác kĩ thuật phức tạp nhất từng được xây dựng. Năm 2001, một nhân vật trẻ tuổi không danh 4 tiếng nữa tên là Larry Sanger đã post một đoạn ngắn nhờ hỗ trợ xây dựng một từ điển bách khoa trực tuyến; một nhóm tình nguyện viên đã đáp lại bằng việc trình làng Wikipedia, cuốn từ điển bách khoa toàn diện nhất của thế giới. Một thí dụ nữa cho sức mạnh của sự hợp tác trực tuyến đến từ thế giới cờ vua. Năm 1999, Garry Kasparov, kì thủ nổi tiếng nhất của mọi thời đại, đã đương đầu với ―World Team‖ — một đội gồm hàng nghìn người chơi cờ, nhiều tay chơi nghiệp dư, quyết định bước đi của họ bằng cách bỏ phiếu. Kasparov đã thắng, nhưng thay vì chiến thắng dễ dàng như ông trông đợi, ông đã có một ván chơi thử thách nhất của sự nghiệp của mình, và ông đã gọi nó là ―ván cờ vĩ đại nhất trong lịch sử ngành cờ‖. Những thí dụ này không phải là những trường hợp hiếu kì hay đặc biệt gì đó; chúng là đầu ngọn sóng của một sự thay đổi to lớn trong tiến trình sáng tạo. Khoa học là một thí dụ đặc biệt của sự hợp tác sáng tạo, nhưng sự hợp tác khoa học vẫn diễn ra chủ yếu thông qua những cuộc họp mặt-đối-mặt quy mô nhỏ. Với ngoại lệ email, chỉ một vài công cụ xã hội mới được các nhà khoa học chấp nhận rộng rãi, mặc dù nhưng công cụ này có tiềm năng to lớn trong việc tăng tốc độ khám phá khoa học. Tại sao các nhà khoa học lại chậm thích ứng với những công cụ nổi trội này? Có phải đơn giản là vì họ quá bảo thủ trong thói quen của mình, hay là những công cụ mới không tốt hơn cái chúng ta đã có? Cả hai câu trả lời nhanh trơn tru này đều sai cả. Chúng ta có thể đi giải câu đố này bằng cách xem xét chi tiết hai thí dụ trong đó các công cụ trực tuyến tuyệt vời đã không được các nhà khoa học chấp thuận. Hóa ra là có những rào cản văn hóa lớn ngăn các nhà khoa học tham gia vào, vì thế làm chậm lại sự tiến bộ của khoa học. Một thất bại của khoa học trực tuyến: các site bình luận trực tuyến Cũng giống như nhiều người, khi tôi xem xét mua một quyển sách hay một thiết bị điện tử, trước tiên tôi thường lướt qua các nhận xét bình phẩm tại Amazon. Được truyền cảm hứng bởi sự thành công của Amazon, một số tổ chức đã tạo các site bình phẩm trong đó các nhà khoa học có thể chia sẻ quan điểm của họ về các bài báo khoa học. Có lẽ được biết tới nhiều nhất là thử nghiệm 2006 của Nature cho bình luận mở về các bài báo đang trong giai đoạn đánh giá ngang hàng tại tạp chí này (xem Physics World January 2007 pp29—30). Lần thử nghiệm đó không thành công, như bản báo cáo cuối cùng của Nature đã giải thích: ―Có một mức độ lớn thích thú thể hiện rõ trong việc đánh giá ngang hàng mở. Một phần nhỏ trong số những tác giả đó đã thật sự tham gia nhận các bình luận, nhưng thường thì rất ít, mặc dù lưu lượng web lớn. Đa số bình phẩm không quan trọng về mặt kĩ thuật. Phản hồi cho thấy có một sự miễn cưỡng rõ rệt trong số các nhà nghiên cứu đưa ra các bình luận mở‖. Thử nghiệm Nature chỉ là một trong nhiều cố gắng ở các site bình phẩm dành cho các nhà khoa học. Thí dụ sớm nhất mà tôi biết là site Quick Reviews ra đời năm 1997 và ngừng hoạt động năm 1998. Physics Comments được phát triển vài năm sau đó, và đã ngừng hoạt động vào năm 2006. Một site mới hơn, Science Advisor, vẫn đang hoạt động, nhưng có nhiều thành viên (1139) hơn số bình luận (1008). Hình như người ta muốn đọc nhận xét của các bài báo khoa học, nhưng không viết ra chúng. Một thí nghiệm đang triển khai kết hợp bình luận trực tuyến và nhiều đặc điểm cách tân khác là PLoS ONE, nhưng hãy còn quá sớm để nói phần bình phẩm của nó sẽ thành công như thế nào. 5 Vướng mắc mà tất cả các site này đều có là trong khi sự bình luận vô tư về các bài báo khoa học nhất định là có ích đối với các nhà khoa học khác, nhưng có ít động cơ cho người ta viết ra những lời bình phẩm đó. Tại sao phải viết bình phầm trong khi bạn có thể làm cái gì đó ―có ích‖ hơn, chẳng hạn như viết một bài báo hay một đề xuất tài trợ? Hơn nữa, nếu bạn công khai chỉ trích bài báo của một ai đó, thì có cơ may người đó sẽ là một vị trọng tài nặc danh trong vai trò đâm thọc bài báo hay tài liệu yêu cầu tài trợ tiếp theo của bạn. Để tóm bắt vấn đề ở đây, bạn cần phải hiểu tính mãnh liệt mà các nhà khoa học trẻ nhiều tham vọng theo đuổi những ấn phẩm khoa học và tài trợ. Để có một chỗ đứng tại một trường đại học lớn, điều quan trọng nhất là một con số bài báo khoa học kỉ lục gây ấn tượng. Những bài báo này sẽ mang lại tiền tài trợ nghiên cứu và những bức thư giới thiệu cần thiết để được thuê mướn. Sự cạnh tranh địa vị dữ dội đến mức tuần làm việc 70 – 80 giờ là phổ biến. Tốc độ đua tranh giảm đi chút ít sau khi đã chiếm được địa vị, nhưng sự ủng hộ tài chính liên tục sẽ vẫn yêu cầu một đạo lí làm việc tích cực. Chẳng có gì phải ngạc nhiên khi mà người ta ít có xu hướng nghiêng về việc đóng góp cho các site bình luận trực tuyến. Sự tương phản giữa các site bình luận khoa học và sự thành công của các đánh giá tại Amazon thật rõ rệt. Lấy thí dụ, bạn sẽ tìm thấy chừng 1500 sản phẩm Pokemon trên Amazon, nhiều hơn tổng số nhận xét trên tất cả các site bình luận khoa học tôi đã mô tả ở trên. Sự thoái chí trước mặt các nhà khoa học đã dẫn đến một tình huống buồn cười trong đó nền văn hóa công chúng đủ mở để người ta cảm thấy thoải mái khi viết các nhận xét về Pokemon, nhưng nền văn hóa khoa học thì kín đến mức người ta sẽ không sẵn lòng chia sẻ quan điểm của họ về các bài báo khoa học. Một số người thấy sự tương phản này thật kì lạ hoặc tức cười; còn tôi tin rằng nó thể hiện cái gì đó rất không thích hợp với khoa học, cái chúng ta cần phải tìm hiểu và thay đổi. Một thất bại của khoa học trực tuyến: Wikipedia Wikipedia là một thí dụ thứ hai trong đó các nhà khoa học đã bỏ lỡ cơ hội đổi mới trực tuyến. Wikipedia có một phát biểu chắc nịch làm ấm lòng nhà khoa học: ―Hãy tưởng tượng một thế giới trong đó mỗi người có thể tự do chia sẻ toàn bộ tổng kiến thức. Đó là cam kết của chúng tôi‖. Bạn có thể đoán rằng Wikipedia đã được các nhà khoa học hăm hở bắt tay vào thu thập toàn bộ kiến thức của loài người vào một nguồn duy nhất. Thật ra, người sáng lập ra Wikipedia, Jimmy Wales, có kiến thức căn bản về tài chính và là một nhà phát triển web cho một ―động cơ tìm kiếm erotic‖, chứ không phải khoa học. Người đồng sáng lập Wikipedia, Larry Sanger, là một nhà triết học đã rời bỏ giới học thuật. Trong những ngày đầu ấy, một số nhà khoa học danh tiếng đã tham gia. Giống như các site bình luận khoa học, việc đó chỉ làm khuấy động sự nghi ngờ từ phía các đồng nghiệp rằng bạn đang lãng phí thời gian đúng ra có thể tiêu xài tốt hơn là viết các bài báo và đơn xin tài trợ. Một số nhà khoa học sẽ phản đối rằng việc đóng góp cho Wikipedia thật sự chẳng phải là khoa học. Và, tất nhiên, nó chẳng phải khoa học nếu như bạn có quan điểm hẹp xem khoa học là cái gì, và cứ cho rằng khoa học chỉ là việc công bố trên những tập san khoa học chuyên môn hóa. Nhưng nếu bạn có cái nhìn rộng hơn, nếu bạn tin rằng khoa học không chỉ là khám phá xem thế giới hoạt động như thế nào, mà còn chia sẻ sự hiểu biết với phần còn lại của nhân loại, thì sự thiếu ủng hộ khoa học ban đầu danh cho Wikipedia trông như một cơ hội bị đánh mất. Ngày nay, sự thành công của Wikipedia phải có sự đóng hợp pháp trong chừng mực nào đó trong cộng đồng 6 khoa học. Nhưng thật kì lạ là Thư viện Alexandria thời hiện đại đó đã phải xuất phát từ giới học thuật bên ngoài. Thử thách: đạt được tính mở tột cùng trong khoa học Những thất bại này của khoa học trực tuyến đều là những thí dụ trong đó các nhà khoa học thể hiện một sự miễn cưỡng đáng ngạc nhiên với việc chia sẻ kiến thức có thể hữu ích cho những người khác. Điều này thật mỉa mai, vì giá trị của tính mở văn hóa đã được tìm hiểu cách đây hàng thế kỉ bởi nhiều nhà sáng lập của khoa học hiện đại; thật vậy, hệ thống tạp chí có lẽ là hệ thống mở nhất đối với sự truyền tải kiến thức có thể xây dựng với phương tiện thế kỉ thứ 17. Sự chấp thuận hệ thống tạp chí đã thu được bằng cách bao cấp cho các nhà khoa học công bố các khám phá của họ trên các tạp chí. Cũng chính khoản trợ cấp này ngày nay đã ngăn cản sự chấp thuận các công nghệ hiệu quả hơn, vì nó tiếp tục yêu cầu các nhà khoa học chia sẻ nghiên cứu của họ trên các tập san truyền thống và không chia sẻ trên các phương tiện hiện đại hơn. Chúng ta phải nhắm tới tạo ra một nền văn hóa khoa học mở trong đó càng nhiều thông tin được mang ra khỏi đầu óc và phòng thí nghiệm càng tốt, mang vào hệ thống mạng và vào những công cụ có thể hỗ trợ chúng ta cấu trúc và lọc lấy thông tin. Điều này có nghĩa là mọi thứ - dữ liệu, quan điểm khoa học, câu hỏi, ý tưởng, kiến thức chung, dòng chảy công việc và mọi thứ khác. Thông tin không ở trong mạng lưới đó chẳng thể làm cái gì tốt hết. Trên lí tưởng, chúng ta sẽ thu được một loại tính mở tột cùng: tạo ra nhiều loại thông tin sẵn dùng hơn so với chỉ các bài báo khoa học; cho phép tái sử dụng một cách sáng tạo và cải biến công trình hiện có thông qua bản quyền mở hơn và các tiêu chí cộng đồng; làm cho toàn bộ thông tin không chỉ dễ đọc với mọi người mà còn dễ đọc với máy móc; cung cấp những giao diện mở cho phép xây dựng các dịch vụ gia tăng trên các tác phẩm khoa học, và có khả năng còn có nhiều lớp dịch vụ ngày càng mạnh. Tính mở tột cùng như vậy là biểu hiện tối hậu của quan điểm rằng những người khác có thể xây dựng dựa trên và mở rộng công trình nghiên cứu của từng nhà khoa học cá lẻ theo những cách mà bản thân họ chưa bao giờ hình dung ra. Để tạo ra một nền văn hóa khoa học mở bao quát những công cụ trực tuyến mới, người ta cần đạt được hai nhiệm vụ đầy thử thách: thứ nhất, xây dựng các công cụ trực tuyến xuất sắc; và thứ hai, gây ra những thay đổi văn hóa cần thiết cho những công cụ này được chấp nhận. Tính cần thiết của việc hoàn thiện cả hai nhiệm vụ này là hiển nhiên, nhưng các dự án về khoa học trực tuyến thường chủ yếu tập trung vào việc xây dựng công cụ, với sự thay đổi văn hóa đến sau ý nghĩ. Đây là một sai lầm, vì các công cụ đó chỉ là một phần của toàn bộ bức tranh. Chỉ mất một vài năm cho các tập san khoa học đầu tiên (một công cụ) phát triển, nhưng mấy nhiều thập kỉ biến đổi văn hóa trước khi ấn phẩm khoa học được chấp nhận là tiêu chuẩn vàng cho việc phán xét các đóng góp khoa học. Không có cái nào trong số này làm giảm bớt thách thức của việc xây dựng các công cụ trực tuyến xuất sắc. Để phát triển những công cụ cụ đó đòi hỏi sự kết hợp hiếm hoi của các kĩ năng thiết kế và công nghệ tinh xảo, và sự hiểu biết sâu sắc về cách thức khoa học hoạt động. Khó khăn thêm chồng chất vì những người hiểu rõ nhất cách thức khoa học hoạt động lại là chính bản thân các nhà khoa học, nhưng việc xây dựng những công cụ đó không phải là cái các nhà khoa học thường được khích lệ hoặc sẵn lòng làm. Các tổ chức khoa học trao giải thưởng cho các nhà khoa học vì đã thực hiện khám phá trong hệ thống khám phá hiện có; có ít chỗ cho 7 những người đang nghiên cứu cách làm thay đổi hệ thống đó. Một vị trưởng khoa công nghệ thử thách không chắc gì có cái nhìn tử tế trên một nhà khoa học đề xuất rằng thay vì viết các bài báo, họ thích bỏ ra thời gian nghiên cứu của mình phát triển các công cụ đa năng nhằm cải thiện cách thức khoa học được tiến hành. Còn về nhiệm vụ thứ hai, thu được sự thay đổi văn hóa? Như mọi cuộc cách mạng có thể chứng thực, đó là một yêu cầu cao. Tôi sẽ mô tả hai chiến lược đã thành công trong quá khứ, và mang lại khuôn mẫu cho sự thành công trong tương lai. Thứ nhất là một chiến lược từ-trên- xuống đã được sử dụng thành công bởi phong trào truy cập mở (OA). Mục tiêu của phong trào OA là làm cho nghiên cứu khoa học tự do sử dụng trực tuyến với mọi người trên thế giới. Nó là một mục tiêu đầy cảm hứng, và phong trào OA đã thu được một số thành công bất ngờ. Có lẽ đáng chú ý nhất, tháng 4 năm 2008, Viện Sức khỏe Quốc gia Mĩ (NIH) đã ủy thác rằng mỗi bài báo được viết với sự ủng hộ của tiền tài trợ của họ cuối cùng phải được đưa ra thành truy cập mở. NIH là cơ quan tài trợ lớn nhất thế giới; quyết định này là một đương lượng khoa học của một trận đột kích thành công vào Pháo đài mở. Bản đồ cách thức các blog liên kết; nhưng việc viết blog có được xem là một phương thức thật sự góp phần cho khoa học? (Ảnh: Matthew Hurst/Science Photo Library) 8 Chiến lược thứ hai là từ-dưới-lên. Nó dành cho những ai đang xây dựng các công cụ trực tuyến mới đồng thời phát triển và táo bạo truyền bá các phương thức đo lường sự đóng góp được thực hiện với những công cụ đó. Để tìm hiểu xem điều này nghĩa là gì, hãy tưởng tượng bạn là một nhà khoa học đang ngồi ở một ủy ban ra quyết định xem nên hay không nên thuê một nhà khoa học. Bản lí lịch của họ nói rằng họ đã hỗ trợ xây dựng một wiki khoa học mở, và họ còn viết một blog. Thật không may, ủy ban chẳng có cách thức dễ dàng nào tìm hiểu tầm quan trọng của những đóng góp này, vì cho đến nay chẳng có thước đo được chấp nhận rộng rãi nào cho việc ước định những đóng góp như thế. Hệ quả tất nhiên là những đóng góp như thế thường bị xem nhẹ. Để làm cho thách thức thêm cụ thể, hãy tự hỏi bản thân bạn xem người ta sẽ cần gì cho một mô tả của sự đóng góp đó thực hiện thông qua viết blog mà nhà khoa học báo lại trong bản lí lịch của họ. Làm thế nào bạn có thể đo lường những loại đóng góp khác nhau mà một nhà khoa học có thể thực hiện trên một blog – tầm với, giáo dục và nghiên cứu? Đây không phải là những câu hỏi dễ trả lời. Nhưng chúng phải được trả lời trước khi việc viết blog khoa học được xem là một đóng góp khoa học chuyên nghiệp có giá trị. Câu chuyện thành công: arXiv và SPIRES Một thí dụ minh họa cho chiến lược từ-dưới-lên đang hoạt động là server bản thảo vật lí nổi tiếng arXiv. Kể từ năm 1991, các nhà vật lí đã tải các bài báo của họ lên arXiv, thường thì cùng lúc khi họ đăng kí bài viết với một tập san nào đó. Các bài báo đó được đưa ra sử dụng tự do trong vòng hàng giờ cho mọi người đọc. arXiv không phải là không có chứng thực, mặc dù một sự kiểm tra nhanh được thực hiện bởi các mod điều hành nhằm loại trừ những đề xuất kì quặc. arXiv là một công cụ tuyệt vời và được sử dụng rộng rãi, với hơn một nửa trong số toàn bộ các bài báo mới trong ngành vật lí xuất hiện ở trang đó trước tiên. Nhiều nhà vật lí bắt đầu ngày làm việc của họ bởi việc xem qua cái đã xuất hiện trên site đó trong đêm hôm trước. Như vậy, arXiv là thí dụ minh họa cho bước tiến bộ đầu tiên hướng tới thu được một nền văn hóa mở hơn: nó là một công cụ xuất sắc. Không bao lâu sau khi arXiv bắt đầu sự nghiệp, một dịch vụ theo dấu trích dẫn tên gọi là SPIRES đã quyết định sẽ mở rộng dịch vụ của nó để bao gồm cả những bài báo arXiv và các bài báo đăng trên tập san bình thường. SPIRES chuyên về các bài báo vật lí, và kết quả là ngày nay người ta có thể tìm kiếm tên tuổi của một nhà vật lí hạt và xem mức độ thường xuyên mà những bài báo của họ, kể cả các bản thảo arXiv, được các nhà vật lí khác trích dẫn. SPIRES đã đi vào hoạt động từ năm 1974 bởi một trong những cơ quan danh vọng và đáng kính nhất trong ngành vật lí hạt, Phòng thí nghiệm Máy gia tốc quốc gia SLAC. Nỗ lực mà SLAC đã đưa vào phát triển SPIRES nghĩa là thước đo tác động trích dẫn của nó là đáng tin cậy và được sử dụng rộng rãi bởi cộng đồng vật lí hạt. Giờ thì một nhà vật lí hạt đã có thể chứng minh một cách thuyết phục rằng nghiên cứu của họ có một sức ảnh hưởng cao, mặc dù nó chỉ mới được công bố trên arXiv và chưa hề được đăng tải trên một tập san khoa học bình thường. Khi thuê các ủy ban họp đánh giá các ứng cử viên trong ngành vật lí hạt, người ta thường có laptop của họ mở sẵn, xác định và so sánh các kỉ lục trích dẫn SPIRES của các ứng cử viên. SPIRES và arXiv không ngăn các nhà vật lí hạt công bố trên các tập san đánh giá ngang hàng. Khi bạn đi xin việc, hoặc chuẩn bị bổ nhiệm, mỗi một mớ quân dụng là cần thiết, nhất là 9 khi ủy ban đánh giá có thể gồm ai đó từ lĩnh vực khác đến miễn cưỡng xem dữ liệu trích dẫn SPIRES là nghiêm túc. Tuy nhiên, một số nhà vật lí đã trở nên thoải mái hơn với việc đăng tải, và không hiếm khi xem xét cả lí lịch bao gồm các bản thảo chưa từng được đăng tải trên các tập san thông thường. Vấn đề hợp tác Cho dẫu là Albert Einstein thỉnh thoảng cũng cần sự hỗ trợ. Năm 1912, khi Einstein lần đầu tiên nhận ra rằng mội loại hình học mới là cần thiết để mô tả không gian và thời gian, ông đã có chút ít ý tưởng làm thế nào để tiến lên. May mắn thay, ông đã chia sẻ những khó khăn của ông với một người bạn là nhà toán học, Marcel Grossman, người biết đúng cái Einstein cần và đã giới thiệu với ông công trình của nhà toán học Bernhard Riemann. Einstein đã mất ba năm để đưa ra lí thuyết đầy đủ, nhưng Grossman đã đúng, và đây là một điểm quan trọng trong sự phát triển của thuyết tương đối rộng. Nan đề của Einstein tương tự như bất kì nhà khoa học nào. Khi làm nghiên cứu, các vấn đề con liên tục phát sinh trong chỗ không trông đợi trước. Chẳng ai có thể là chuyên gia trong toàn bộ những lĩnh vực đó. Đa số chúng ta thường nghiêng về một mảng nào đó, nhặt lấy những kĩ năng cần thiết để thực hiện bước phát triển hướng tới những mục tiêu lớn hơn của chúng ta, thật khoan khoái khi hệ tư tưởng của thời đại nghiên cứu của chúng ta thỉnh thoảng ném ra một vấn đề con trong đó chúng ta là chuyên gia thật sự. Giống như Einstein, chúng ta có một nhóm nhỏ cộng tác viên đáng tin cậy, với họ chúng ta có thể trao đổi các câu hỏi và ý tưởng khi chúng ta bị vướng mắc. Thật không may, đa phần thời gian các cộng tác viên của chúng ta không có mặt ở đó để giúp đỡ nhiều. Vậy liệu người ta có thể tăng quy mô mô hình thảo luận này, và xây dựng một chợ hợp tác trực tuyến để trao đổi các câu hỏi và ý tưởng, một loại bộ nhớ hoạt động chung cho cộng đồng khoa học, hay không ? Thật tự nhiên nếu như người ta nghi ngờ ý tưởng này, nhưng một nền văn hóa đòi hỏi sự sáng tạo hết sức khắt khe đã tồn tại cho thấy một chợ hợp tác như vậy là khả thi – nền văn hóa tự do và phần mềm nguồn mở. Các nhà khoa học lần đầu tiên xem lướt qua các diễn đàn phát triển của các dự án lập trình nguồn mở thường bị sốc ở mức độ cao của sự thảo luận. Họ trông đợi hàng giờ nghiệp dư ở quán bar karaoke địa phương; thay vì thế, họ tìm thấy các lập trình viên chuyên nghiệp thường xuyên chia sẻ câu hỏi và ý tưởng của họ, giúp giải quyết vướng mắc của người khác, thường đưa ra nỗ lực trí tuệ lớn và khéo léo. Thay vì gìn giữ các câu hỏi và ý tưởng của họ, như các nhà khoa học vẫn làm vì sợ bị đánh cắp ý tưởng, các lập trình viên say sưa chia sẻ chúng. Một số lập trình viên giỏi nhất thế giới thường lang thang trong những diễn đàn này, chia sẻ mánh khóe, trả lời những câu hỏi và tham gia tranh luận. Bây giờ tôi sẽ mô tả hai thí dụ đang ở trong thời kì đầu của sự phát triển cho thấy các chợ hợp tác trực tuyến dành cho khoa học có thể là có giá trị. Thứ nhất là InnoCentive, cho phép các công ti như Eli Lilly và Protor và Gamble đưa ra những ―thử thách‖ trên Internet: các vấn đề nghiên cứu khoa học đi cùng với giải thưởng cho lời giải của chúng, thường trị giá nhiều nghìn đô la. Chẳng hạn, một trong những thử thách hiện đang có mặt trên InnoCentive yêu cầu những người tham gia đi tìm chất đánh dấu sinh học cho chứng bệnh động cơ neuron, với giải thưởng 1 triệu đô la. Nếu bạn đăng kí trên site đó, bạn có thể nhận được một mô tả chi tiết của những yêu cầu thử thách, và nỗ lực giành giải thưởng. Hơn 140.000 người từ 175 quốc gia đã đăng kí, và giải thưởng cho hơn 100 thử thách đã được trao. 10 InnoCentive (trái) và FriendFeed (phải) trình làng những bệ đỡ mới cho sự hợp tác. InnoCentive là một thí dụ của một chợ các vấn đề khoa học và giải pháp có thể được thiết lập như thế nào. Tất nhiên, nó có những thiếu sót với tư cách là một mô hình dành cho sự hợp tác trong nghiên cứu cơ bản. Chỉ một số lượng nhỏ công ti có thể đưa ra thử thách, và họ có thể làm như thế chỉ sau một quá trình xem xét lâu dài. Mô hình kinh doanh của InnoCentive nhắm tới các công ti trong hoạt động công nghiệp thay vì nghiên cứu cơ bản, và vì thế động cơ làm việc là tiền bạc và tính chất trí tuệ, chứ không phải danh tiếng và trích dẫn. Nó chắc chắn không phải là một công cụ thảo luận nảy lửa như các diễn đàn lập trình; người ta không thức dậy vào sáng sớm với một vấn đề gì đó trong đầu và đưa nó lên InnoCentive, hi vọng sự giúp đỡ với một giải pháp nhanh chóng. FriendFeed là một công cụ linh hoạt hơn nhiều, được các nhà khoa học sử dụng làm một môi trường giao tiếp để thảo luận các vấn đề nghiên cứu. Cái FriendFeed cho phép người dùng làm là thiết lập cái gọi là lifestream. Lấy ví dụ, lifestream của tôi là thành lập một tập hợp tự động đủ thứ mà tôi đưa lên web, gồm các bài đăng blog của tôi, các liên kết del.icio.us, các video YouTube và một vài loại nội dung khác nữa. Tôi còn liệt kê một danh sách chừng 100 hay ngần ấy ―bạn bè‖ có lifestream mà tôi có thể gom vào một dòng sông thông tin to lớn – toàn bộ các bức ảnh Flick, bài đăng blog của họ, vân vân. Những người này không nhất thiết là những người bạn thật sự - tôi không quen biết riêng tư với ―ông bạn‖ Barack Obama của tôi – nhưng nó là một phương thức khó tưởng tượng để theo vết một khối lượng lớn hoạt động từ số lượng lớn con người. Là bộ phận của lifestream, FriendFeed cho phép các tin nhắn được gởi tới lui thoải mái, nên cộng động có thể hình thành xung quanh những sở thích chung và bạn bè chia sẻ. Tháng 4 năm 2008, Cameron Neylon, một nhà hóa học ở trường Đại học Southampton, đã sử dụng FriendFeed nhắn một tin tìm người trợ giúp xây dựng các mô hình phân tử. Khá nhanh chóng, Pawel Szczesny, một nhà sinh vật học tại Viện Sinh học Phát triển Max Planck ở Tübingen, Đức, đã phúc đáp, và nói rằng ông có thể hỗ trợ. Thế là một sự hợp tác khoa học hiện giờ vẫn còn đang triển khai. FriendFeed là một dịch vụ lớn, nhưng nó cũng đã trải qua nhiều vướng mắc gây khổ ải cho các site bình luận và Wikipedia. Thiếu thước đo được chấp nhận rộng rãi để đo lường sự đóng góp, nên các khoa học không muốn công nhận tổng thể FriendFeed là một môi trường [...]... nền văn hóa mở của lòng tin cho các nhà khoa học một sự khích lệ thật sự để vượt qua các trở ngại, và đóng góp vào những lĩnh vực trong đó họ có lợi thế cạnh tranh lớn Điều này sẽ làm thay đổi nền khoa học Nền khoa học mở • Internet mang lại cơ hội tạo ra một nền tảng thảo luận cho các nhà khoa học phát triển các ý tưởng một cách nhanh chóng và mang tính hợp tác • Tuy nhiên, các nhà khoa học tương đối... hợp tác khoa học Chúng ta vẫn cần một sự thay đổi văn hóa theo lối một nền văn hóa khoa học mở Việc này sẽ bao gồm những thước đo mới thừa nhận sự hợp tác trực tuyến là một đóng góp khoa học chân chính – thứ sẽ có tác dụng như một sự khích lệ đối với các nhà khoa học chia sẻ quan điểm của họ trực tuyến Michael Nielsen là giáo sư sáng lập của Khoa Khoa học Thông tin Lượng tử tại trường Đại học Queensland,...dành cho hợp tác khoa học Và vì không có sự chấp thuận rộng rãi, nên tính thiết thực của FriendFeed cho sự hợp tác khoa học sẽ vẫn tương đối thấp Tính kinh tế của sự hợp tác Người ta đã mất mát bao nhiêu do tính không hiệu quả trong hệ thống hợp tác hiện nay? Để trả lời câu hỏi này, hãy tưởng tượng một nhà khoa học tên là Alice Giống như đa số các nhà khoa học, các dự án nghiên cứu của... ta làm khoa học theo hai kiểu Thứ nhất, các công cụ trực tuyến là một phương thức mở rộng phạm vi của kiến thức khoa học có thể chia sẻ với thế giới Thứ hai, Internet có thể làm thay đổi tiến trình và quy mô của bản thân sự hợp tác sáng tạo, sử dụng các phần mềm xã hội như wiki, các diễn đàn trực tuyến và hậu duệ của chúng • Những ứng dụng trực tuyến lớn sẽ không hiệu quả để làm thay đổi sự hợp tác khoa. .. chút, và thêm vào cốc bia nữa, Bob sẽ nói ―Cô biết đó, tôi vừa mới có số giày đang tính bán đi‖ Mỗi nhà khoa học đang còn làm việc đều nhận ra vũ điệu này; tôi biết các nhà khoa học ít lo lắng về việc bán nhà của họ hơn là khi họ thực hiện trao đổi thông tin khoa học 11 Trong kinh tế, người ta đã hiểu trong hàng trăm năm qua rằng sự thịnh vượng được tạo ra khi chúng ta hạ thấp các rào cản mậu dịch, mang... chưa hề gặp mặt nhau, hoặc nếu họ có gặp nhau, thì họ chỉ trao đổi đôi điều nhỏ thôi Đó cũng là một sự mất mát lớn cho xã hội chịu lấy phí tổn của việc làm khoa học Việc chăm sóc chuyên gia, nguồn tài nguyên tối hậu không dễ gì kiếm được trong khoa học, được thực thi rất không hiệu quả dưới thực tiễn hiện nay dành cho sự hợp tác Một chợ hợp tác hiệu quả sẽ cho phép Alice và Bob tìm thấy mối quan tâm... quyền lợi riêng của họ (và phương hại đến Alice) đúng là quá cao Trong khoa học, chúng ta đã quen với tình huống này đến mức chúng ta công nhận là như vậy Nhưng chúng ta hãy so sánh nó với vấn đề rõ ràng rất khác là đi mua giày Alice thả bộ vào một hiệu giày với một số tiền trong túi Alice muốn có giày mang hơn là giữ tiền trong túi, trong khi Bob, người chủ cửa hàng, thì muốn có tiền hơn là giữ giày... khoảng 4 – 5 tuần của cô ta để đạt được sự thành thạo cần thiết và giải quyết vấn đề Đó là một thời gian dài, và vì thế vấn đề đó bị gác qua một bên Dẫu vậy, không hề biết tới Alice, có một nhà khoa học khác thuộc một bộ phận khác của thế giới, Bob, có đúng những kĩ năng cần thiết để giải quyết vấn đề đó chưa tới trong một ngày Điều này thật ra chẳng có gì lạ Khá đối lập; theo kinh nghiệm của tôi thì đây... thì hạ giày xuống, còn Alice thì trao tiền, và mỗi người bước ra trong hạnh phúc sau 10 phút Phiên giao dịch nhanh chóng này xảy ra vì có một cơ sở hạ tầng tin cậy của các luật lệ và việc thực thi đảm bảo rằng nếu có bên nào lừa đảo, thì có khả năng bên đó sẽ bị bắt và bị trừng phạt Nếu như các hiệu giày hoạt động giống như các nhà khoa học giao dịch các ý tưởng, thì trước tiên Alice và Bob cần phải... bảo sự giao dịch tự nguyện Ý tưởng căn bản, quay trở lại với nhà kinh tế học David Ricardo hồi năm 1817, là tập trung vào những lĩnh vực chúng ta có lợi thế cạnh tranh, và tránh những lĩnh vực mà chúng ta có bất lợi cạnh tranh Mặc dù nghiên cứu của Ricardo thuộc về kinh tế học, nhưng phân tích của ông cũng hoạt động tốt như vậy trong trường hợp mua bán ý tưởng Thật vậy, cho dù Alice có thành thạo hơn . 1 Làm khoa học trong thời đại mở Michael Nielsen Các công cụ mạng trực tuyến thật có tính lan tỏa, nhưng tại sao các nhà khoa học lại quá chậm chạp trước việc tiếp nhận phần nhiều trong. Alexandria thời hiện đại đó đã phải xuất phát từ giới học thuật bên ngoài. Thử thách: đạt được tính mở tột cùng trong khoa học Những thất bại này của khoa học trực tuyến đều là những thí dụ trong. nhà khoa học một sự khích lệ thật sự để vượt qua các trở ngại, và đóng góp vào những lĩnh vực trong đó họ có lợi thế cạnh tranh lớn. Điều này sẽ làm thay đổi nền khoa học. Nền khoa học mở •

Ngày đăng: 08/08/2014, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w