Nguồnhọcliệuđiệntửvớiviệcdạyvàhọctrongtrườngđạihọc
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng và phát triển mô hình thư viện điệntử
phù hợp với sự phát triển mới đang rất được quan tâm của các cơ sở giáo dục
và đào tạo. Tại các thư viện Đại học, Học viện bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật
chất, đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu cho thư viện điện tử, thì nguồnhọcliệu
nói chung vànguồnhọcliệuđiệntử nói riêng luôn được chú trọng xây dựng
và phát triển. Hiện nay, với phương thức đào tạo theo tín chỉ, “Học liệu chính
là một bộ phận của vốn tài liệu hay nguồn tin của thư viện trườngĐại học”
(Hành, 2008). “Sự phát triển nguồnhọc liệu, nguồn thông tin đặc thù, ngày
càng thu hút sự quan tâm của các tổ chức nghiên cứu và đào tạo” (Chương,
Tuấn, 2008).
Trong Văn bản hướng dẫn xây dựng bài giảng điệntử ở Đạihọc Quốc gia
Hà Nội, có định nghĩa Họcliệuđiệntử là “các tài liệuhọc tập được số hóa
theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên máy
tính nhằm phục vụ việcdạyvàhọc qua máy tính. Dạng thức số hóa có thể là
văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video số, các ứng dụng
tương tác v.v… và cả tài liệu hỗn hợp gồm các dạng thức nói trên”.
Số hoá ở đây được hiểu là “việc sử dụng các thiết bị công nghệ số để
chuyển đổi các hình thức tài liệu dưới dạng truyền thống sang dạng số để
thông tin có thể được xử lý, lưu trữ và truyền phát qua các thiết bị kỹ thuật số
và trên mạng” (Hoa, 2011).
Có thể hiểu nguồnhọcliệuđiệntử là các nguồn tài liệu hay nguồn tin đã
được số hoá phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy tại các cơ sở giáo dục
và đào tạo, được khai thác thông qua các phương tiện điện tử.
Tại các trườngĐại học, Học viện, thư viện vớinguồnhọcliệu là một
trong những điều kiện để duy trì, phát triển và bảo đảm chất lượng đào tạo.
Điều này được thể hiện rõ trong luật Giáo dục Đạihọc ban hành năm 2012,
chương VII, điều 50, mục 4 về “duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm
chất lượng đào tạo”, gồm:
a) Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên;
b) Chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập;
c) Phòng học, phòng làm việc, thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, phòng
thí nghiệm, cơ sở thực hành, ký túc xá và các cơ sở dịch vụ khác;
d) Nguồn lực tài chính.
Nguồnhọcliệuđiệntử phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức giúp
các trườngĐại học, Học viện đáp ứng được nhu cầu dạyvà học, đặc biệt là
đào tạo theo phương thức tín chỉ như hiện nay.
Một bộ phận không nhỏ cấu thành nên nguồnhọcliệuđiệntử của các
trường Đại học, Học viện, là nguồn tin điệntử nội sinh – kết quả của hoạt
động nghiên cứu và đào tạo tại các trườngĐại học, Học viện. Nguồn tin điện
tử nội sinh – một bộ phận của nguồn tin nội sinh tại các trườngĐại học, Học
viện đã “phản ánh đầy đủ, hệ thống về các thành tựu cũng như tiềm lực, định
hướng phát triển của trườngĐại học” (Tuấn, 2005).
Tại thư viện các trườngĐại học, Học viện, nguồnhọcliệu cùng với cơ sở
vật chất – kỹ thuật, cán bộ thư viện và người đọc là 4 yếu tố cấu thành nên
thư viện, “giữa chúng có mối quan hệ, tác động chặt chẽ với nhau mà thiếu
một trong các yếu tố đó sẽ không còn là thư viện” (Viết, 2006, tr.23). Mô
hình thư viện điện tử, phản ánh trình độ phát triển của các thư viện trường
Đại học, Học viện, tạo một môi trườnghọc tập mới cho người học lẫn người
dạy. Trong thư viện điện tử, nguồn tài liệuđiệntử hay nguồn tin điệntử là
một trong những bộ phận cấu thành quan trọng. Nguồnhọcliệuđiệntử
phong phú về nội dung và đa dạng về loại hình, giúp các thư viện tại các
trường Đại học, Học viện đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng thông tin, sử dụng
tài liệu của người dùng tin. Từ đó, dễ dàng thu hút người dùng tin tham gia sử
dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin.
Trong công tác hàng ngày, nguồnhọcliệuđiệntử là đối tượng để cán bộ
phụ trách thư viện điệntử bổ sung, xử lý đưa ra phục vụ người dùng tin.
Ngoài ra, nguồnhọcliệuđiệntử còn là đối tượng để tạo lập các sản phẩm
thông tin mới và phát triển hơn nữa các dịch vụ thông tin phục vụ người dùng
tin tại thư viện các tổ chức giáo dục và đào tạo.
Đối tượng người sử dụng nguồnhọcliệu tại các cơ sở giáo dục và đào tạo
gồm 3 đối tượng chính: giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa họcvà sinh viên.
Tại các trườngĐại học, Học viện, giảng viên và sinh viên ngoài hoạt động
giảng dạyvàhọc tập, còn tham gia nghiên cứu khoa học.
Có thể kết luận rằng, nguồn học liệuđiệntử là một bộ phận không thể
thiếu trongviệc đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của người
dùng tin tại các trườngĐại học, Học viện đã đầu tư xây dựng và phát triển
mô hình thư viện điện tử, đặc biệt là các trường đào tạo theo phương thức tín
chỉ. Tín chỉ được hiểu là “đại lượng đo khối lượng lao động học tập trung
bình của người học, tức là toàn bộ thời gian mà một người học bình thường
phải sử dụng để học một môn học, bao gồm: 1) thời gian học tập trên lớp; 2)
thời gian học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc
khác đã được quy định ở đề cương môn học; 3) thời gian dành cho việctự
học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị
bài… Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng kiến thức và kỹ năng yêu cầu của
môn học mà người học cần phải tích luỹ được trong một khoảng thời gian
nhất định” (Hành, 2008). Qua định nghĩ trên cho thấy, phương thức đào tạo
theo tín chỉ lấy người học làm trọng tâm, người học cần phải chủ động hơn
trong công việchọc tập của mình. Sử dụng nguồnhọcliệuđiệntử giúp người
học dễ dàng nắm vững kiến thức môn học thông qua những hình ảnh, âm
thanh, video, mô hình ảo minh hoạ…bổ trợ cho môn học. Tạo cho người học
sự yêu thích, chủ động, tránh hiện tượng nhàm chán với công việchọc tập
của bản thân. Vì thế, việc tìm đến các nguồnhọcliệu đáp ứng cho nhu cầu tự
học của bản thân người học trở nên quan trọng.
Phương thức đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi ở người dạy khả năng tự học, đổi
mới phương pháp giảng dạy, tự nâng cao kiến thức, tự sáng tạo tìm ra cái mới
truyền đạt đến người học. Đối với người dạy, phương pháp truyền đạt kiến
thức đến người học rất quan trọng. Ngày nay, truyền đạt kiến thức bằng
phương pháp “trực quan sinh động” đã trở nên phổ biến với mọi đối tượng
người học. Nguồn học liệuđiệntử đa dạng về hình thức như âm thanh, hình
ảnh, video…hỗ trợ cho bài giảng của người dạy trở nên phong phú, sinh động
hơn, dễ dàng tạo sự chú ý lắng nghe của người học.
Tóm lại, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và
truyền thông, nguồnhọcliệuđiệntử đã:
- Tạo môi trườngvà cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người có cơ hội sử dụng
tài liệu đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của bản thân. Vì nguồnhọc
liệu điện tử, đặc biệt là nguồnhọcliệuđiệntử trực tuyến không bị giới hạn
về không gian và thời gian.
- Đem đến cho người sử dụng một hình thức sử dụng tài liệu mới, nhanh
chóng, tiện lợi, đa truy cập.
- Giúp người sử dụng có nhiều lựa chọn trongviệc tiếp cận các nguồn tin
đáng tin cậy và chất lượng phục vụ cho kế hoạch học tập, giảng dạy, nghiên
cứu khoa họcvà nâng cao kiến thức của bản thân.
Nguyễn Trung Hiếu - Sinh viên lớp Thư viện học 4 (Trường Đạihọc Văn hoá
Tp.HCM)
Tài liệu tham khảo
Chương, N. H &Tuấn,T. M (2008). Phát triển nguồnhọcliệu tại các tổ chức
nghiên cứu, đào tạo hiện nay. Thông tin & Tư liệu, 4, tr. 10 – 13.
Hành, N. V (2008). Phát triển họcliệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ. Truy cập
ngày 25/3/2013 từ trang: http://www.tainguyenso.vnu.edu.vn
Hoa, T. T. H (2011).Một số vấn đề liên quan đến bản quyền trong số hoá tài
liệu, truy cập ngày 1/2/2013 từ trang:http://www.cov.gov.vn
Hùng, N. H(2006). Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hoá tại
Việt Nam. Thông tin vàTư liệu, 1, tr. 5 – 10.
Hướng dẫn xây dựng bài giảng điệntử ở Đạihọc Quốc gia Hà Nội (2010),
truy cập ngày 15/4/2013 từ trang:http://www.vnu.edu.vn
Luật Giáo dục Đạihọc ban hành năm 2012
Tuấn, T. M (2005). Nguồn tin nội sinh của trườngĐạihọc thực trạng và giải
pháp phát triển.Thông tin vàTư liệu, 3, tr. 1 – 4.
Viết, L. V (2006).Thư viện học những bài viết chọn lọc. Hà Nội: Văn hoá –
Thông tin.
. Nguồn học liệu điện tử với việc dạy và học trong trường đại học
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng và phát triển mô hình thư viện điện tử
phù hợp với. viện trường
Đại học, Học viện, tạo một môi trường học tập mới cho người học lẫn người
dạy. Trong thư viện điện tử, nguồn tài liệu điện tử hay nguồn tin điện