MÀU SẮC HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC NGƯỜI DAO Trang phục người Dao đỏ là một kho tàng vô cùng phong phú về các thể loại hoa văn và màu sắc, được xử lý vừa tập trung vừa dàn trải trên tất cả các bộ phận, có thể lộ ra rất rõ, nhưng cũng có khi lấp ló, ẩn hiện, nương tựa vào nhau. Hoa văn và màu sắc được sử dụng trên trang phục của người Dao không đơn thuần chỉ là những yếu tố làm đẹp mà mà còn là mối giao cảm giữa con người với thiên nhiên, với cộng đồng, là sự biểu hiện lặng lẽ của tín ngưỡng truyền thống. Các môtíp trang trí thường dầy đặc, đan xen, chen chúc trên trên cùng một bình diện mang nhiều chủ ý. Trong các thành tố tạo nên vẻ đẹp và sự độc đáo của trang phục người Dao, một phần quan trọng là màu sắc. Màu sắc từ tổng thể đến chi tiết đều toát lên cách nhìn, lối tư duy độc đáo của sự sáng tạo cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng. Những sắc thái riêng biệt trên từng hoa văn cũng như tổng phổ chung của các hình thức trang trí trên trang phục tạo nên sản phẩm vừa có giá trị nghệ thuật vừa mang yếu tố nhân văn sâu sắc. 1. Màu nền chàm đậm quyết định thành công của bản hòa tấu màu sắc của trang phục người Dao Với chất liệu vải tự dệt rồi nhuộm chàm, màu xanh đậm, chắc, khỏe làm nền cho tổng phổ các màu sắc của hệ thống họa tiết dày đặc và sặc sỡ đã làm cho thị giác cảm nhận sự tươi tắn, sinh động và lung linh của từng nhóm, từng sợi màu. Những nhóm màu, sợi màu ấy tuy sặc sỡ nhưng khi được đặt và đứng bên màu chàm đậm đã không còn cảm giác về sự chối, chói mắt và sống sượng mà tự bản thân những nguyên màu mang lại. Màu chàm đậm được làm từ “lá của cây chàm (khuốn gàm)” rất thân quen của rừng núi (1). Để có được màu chàm, người Dao phải trồng cây chàm, giống như trồng bông. “Cây chàm thường được được trồng ở vườn nhà, ven nương, ven bãi suối, ven bờ ao hay xen giữa các cây trồng khác và hầu như không phải chăm bón Sau khi thu hoạch, cây chàm được ngâm trong chum vại cho ngấu, lọc lấy nước màu và trộn vào đó một lượng quả thầu dầu cùng với vôi trắng. Phần lắng lại được gọi là cao chàm, người ta đem phơi khô rồi để dùng dần. Muốn nhuộm vải, người ta pha cao chàm với nước sôi, nước lá ngải cứu, sơn thục, tro bếp ” (2) và lần lượt nhúng những vuông vải vào thùng nước chàm. Nhuộm chàm là công việc đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm lâu năm. Từ khâu chọn ngày đến việc nhúng, bóp, đập sao cho màu ngấm đều và bền chắc, không bị loang lổ hoặc bị mốc. Công việc nhuộm chàm để làm nền vải phải tuân thủ những điều kiêng kỵ rất nghiêm ngặt, như “không nhuộm chàm trong nhà ở. Khi nhuộm chàm không cho người mà trong nhà có lợn đẻ, người có thai đi ngang qua. Người đang có tang, người đang mang thai không được nhuộm chàm ”(3). Vì vậy, bản thân một khối màu chàm nguyên của tấm vải đã mang đầy trong nó yếu tố tâm linh của cộng đồng người Dao. Nó là nơi phơi trải tâm hồn, suy tưởng, làm nền cho các khối màu khác dàn trải và nhảy múa. Màu chàm đậm cũng là màu sắc phù hợp với điều kiện lao động, khí hậu và phong tục tập quán của người Dao cũng như nhiều tộc người ở miền núi. Trong điều kiện sống ở bình địa cao, thời tiết lạnh mát, nguồn nước không dồi dào nên màu chàm đậm của trang phục sẽ tạo cảm giác trầm, ấm và thường bền màu qua thời gian. Trước đây, “Môi trường sống ở vùng núi, do núi non cách trở, địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, đã tạo nên sự ngăn cách và khép kín của văn hóa người Dao”(4). “Văn hóa người Dao thể hiện rõ đặc điểm vùng núi, có tính cách bảo thủ khép kín và cô lập khá mạnh, những thuộc tính văn hóa truyền thống và khá hoàn chỉnh”(5). Vì vậy, màu sắc và họa tiết trên trang phục của họ có đặc điểm cố kết qua nhiều thế hệ, ít có sự thay đổi. Đặc biệt là sắc chàm đậm cùng với hệ thống màu sắc khác đã tạo nên vẻ độc đáo của bộ trang phục cũng như cấu kết lại những gì bền vững trong tâm thức, khó chuyển đổi, xa rời. Trong tạo hình, màu đen, màu trắng là những màu có đặc điểm trung tính, nó không phá phách hoặc làm thay đổi trạng thái của những màu đứng cạnh nó. Chính vì vậy, màu chàm đậm, tự bản thân đã đảm nhận nhiệm vụ trung tính trên tổng thể toàn bộ bản hòa tấu màu sắc phong phú đa dạng của trang phục người Dao. Trong quá trình chế tác, người thêu đã khéo léo để lại những vị trí cần thiết của màu chàm khi bất chợt cần một khoảng liên kết các màu chói gắt. Khoảng liên kết đó là điểm ngơi nghỉ của thị giác, hoặc đó cũng chính là chiếc cầu nối dung hòa các khối màu mà bản thân nó rất khó đứng gần nhau. Khoảng liên kết cũng làm nhiệm vụ buộc những màu có sắc thái mạnh có tiếng nói chung trong tổng thể và phát huy hết những giá trị của bản chất riêng biệt. Màu sắc được thêu trên trang phục sau một thời gian sử dụng có đặc điểm là cũ đi và mờ về độ sắc nét, thay đổi về sắc thái. Khi tạo hình màu sắc trên tổng thể trang trí, người Dao đã vô tình tạo nên diện mạo độc đáo cho trang phục khi mới cũng như sau những tác động của yếu tố thời gian. Sau một thời gian sử dụng, chủ nhân của bộ trang phục chợt nhận thấy: màu chàm đậm đã tan ra, nhòa đi và lan sang các màu cạnh nó tạo nên một tổng phổ mới: không sặc sỡ lung linh, tươi mới như thưở ban đầu nhưng lại đằm thắm, bền chắc và ẩn chứa những dấu tích của cuộc sống. Những màu nguyên chất khi đứng cạnh màu chàm đậm thì được phơi bày giá trị độc đáo riêng, nhưng qua thời gian khi được nhuốm cùng màu chàm đậm đó lại tạo nên một biến thể khác: đậm đà hơn, chín hơn và linh thiêng hơn. Với những cô giá trẻ, màu chàm đậm tách với các nhóm màu mạnh làm cho các cô vui tươi, hồn nhiên thì với những phụ nữ đã có tuổi, sau một khoảng thời gian dài gắn bó với bộ trang phục, màu chàm tan hòa cùng các màu khác dường đã khoác lên họ dáng vẻ chững chạc, sang trọng và đằm thắm hơn. Rất nhiều tộc người thiểu số khu vực miền núi cao đều tự dệt vải nhuộm chàm và chế tác trang phục với màu đen hoặc màu chàm làm màu chủ đạo. Tuy nhiên, vì các yếu tố trang trí trên trang phục người Dao là giàu có và phong phú hơn nên nếu như màu chàm đậm hoặc màu đen trên trang phục của các tộc người khác là nền cơ bản, loãng hơn và là màu chủ đạo thì trên trang phục người Dao, bên cạnh những chức năng vốn dĩ đó, nó còn là thành tố quan trọng, không khoan nhượng và luôn tìm đến sự thỏa hiệp khi đứng cạnh các màu khác. Bản thân màu chàm đậm của trang phục người Dao lúc hiện lên rõ ràng và khúc triết, lúc trốn sau, tan ra cùng với các màu khác làm cho nó hiện hữu ở các cung bậc giá trị khác nhau đôi khi ở ngay trong trong cùng một thời điểm. 2. Sự đa dạng màu sắc trên trang phục người Dao thể hiện tư duy thẩm mỹ độc đáo Do có cách tạo hình họa tiết khác nhau nên màu sắc trên trang phục người Dao cũng có nhiều kiểu phối hợp khác nhau. Các nhóm Dao có hình thức tạo hình họa tiết bằng cách in sáp ong sẽ có cách sử dụng màu sắc họa tiết không đa dạng như các nhóm Dao có cách thức tạo hình họa tiết bằng cách thêu tay, ghép vải và đính gắn các phụ kiện. Tuy nhiên, nhóm người Dao tạo hình họa tiết bằng cách in hoa văn không nhiều nên về cơ bản trang phục người Dao nổi bật nhờ hệ thống màu sắc sặc sỡ đa dạng trên trang phục, đặc biệt là nữ phục của người Dao đỏ. Nhìn tổng thể, vị trí và diện tích lớn nhất của trang phục người Dao là màu đỏ. Màu đỏ ẩn hiện ở những họa tiết thêu tay, màu đỏ xếp thành băng dài ở những mảng ghép vải và màu đỏ cũng chiếm vị trí trọng yếu, có diện tích lớn do những quả bông đỏ của cách đính len tạo hình. Ngay trong bản thân một họa tiết, tuy có khá nhiều màu cấu thành nhưng sự trở lại của màu đỏ một cách liên tục đã làm cho mảng họa tiết thường có màu đỏ là chủ đạo. Ở họa tiết khác, do sự can thiệp của màu đỏ quá mạnh cùng với sự tranh chấp của những màu khác đã tạo cho thị giác nhận diện được một màu thứ ba không rõ ràng, khó gọi tên. Đó là sự thành công của màu đỏ hoặc là thành công của người sử dụng màu đỏ trong việc phối màu cho trang phục. Trong một không gian rừng núi đậm màu, mối liên kết các con người trong cộng đồng du canh du cư thật sự là một nhu cầu cần thiết thì màu đỏ trên các bộ trang phục đã đảm đương nhiệm vụ giữ lại thế cân bằng, làm ấm lên cuộc sống, là điểm nhấn cần thiết, là sự loé sáng của tâm thức, sự chói lên của đời sống cộng đồng. Nếu như màu đỏ được ví như điểm tựa tâm thức thì sự xuất hiện của màu trắng trên các hình thức trang trí của bộ trang phục lại tạo nên một sự lung linh huyền ảo nhất định. Màu trắng luôn đồng hành cùng màu đỏ trên trang phục người Dao. Ta có thể gặp mảng màu trắng có diện tích lớn ở phần cuối cùng của tổng thể trang trí khi màu trắng và màu đỏ kết hợp với nhau trong môtip họa tiết hình tam giác ngược xuôi sinh động. Ta cũng có thể gặp màu trắng ở vị trí chặn ngang, chặn dọc một hệ thống màu đỏ đang lan rộng hoặc màu trắng chen chúc, chanh chấp với màu đỏ trong từng chi tiết hoa văn. Màu trắng là màu có sắc thái trung tính nên ở bất cứ vị trí nào nó cũng tạo cho thị giác sự hợp lý cần thiết. Màu trắng chặn lại các màu dàn trải nhưng mang lại trạng thái mở cho thị giác, màu trắng ẩn hiện nhưng lại giúp cho các màu khác loé sáng hơn, màu trắng chạy ngang, chạy dọc làm cho tổng thể trang trí luôn ở thể chuyển động không ngừng. Màu trắng đã cùng màu đen thực hiện tốt nhiệm vụ của nó là giữ lại thế cân bằng, tôn các màu khác lên rực rỡ và hửng màu hơn. Ngoài màu đỏ và màu trắng làm nhiệm vụ chủ đạo, hệ thống hoa văn trên trang phục người Dao có sự xuất hiện của một số màu khác như màu vàng, màu xanh cây Tuy nhiên, màu vàng lại có xu hướng tan ra và biến thể trong sự chen chúc, cạnh tranh của các màu liền kề. Màu vàng được thêu trên trang phục qua thời gian cũng nhòa đi và bị sự pha trộn của những màu bên cạnh tạo thành màu vàng có sắc đỏ, vàng có sắc nâu Màu xanh cây được trang trí một cách chau chuốt và sử dụng ở những vị trí được chọn lựa kỹ càng. Diện tích của màu xanh cây trên trang phục khá khiêm tốn, chủ yếu ở những vị trí xen giữa, bổ sung, điểm xuyết. Tuy không xuất hiện nhiều và có diện tích không lớn, nhưng những điểm màu xanh cây lại có tác dụng làm tăng sự sang trọng của bộ trang phục bởi màu xanh cây ở đây có sắc độ cũng khá mạnh. Cùng với tần xuất xuất hiện ít, nên ở những vị trí được đặt vào, màu xanh cây tạo cảm giác cho thị giác cảm nhận một sự trong trẻo và dịu mát đến bất ngờ. Màu sắc trang trí trên trang phục người Dao là một bản hòa tấu lung linh, huyền ảo và bất tận. Nếu sự cầu kỳ của hoa văn tạo cho người xem có cảm giác về một lối tư duy đa chiều nhưng chặt chẽ, khoa học thì sự lung linh của màu sắc khiến cho người ta cảm nhận được đời sống nội tâm phong phú và sâu lắng. Màu và hoa văn đã phối hợp hài hòa, hợp lý đến mức trang phục không còn đơn thuần chỉ là đảm đương công năng che thân, giữ ấm mà nó đã trở thành là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, nơi thể hiện của những bàn tay tài hoa điêu luyện và nơi trải nghiệm những rung cảm với cả thiên nhiên, đất trời, cỏ cây hoa lá và chất chứa nguồn mỹ cảm tiềm tàng, nơi gửi gắm những yếu tố tâm linh của đời sống cộng đồng. . MÀU SẮC HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC NGƯỜI DAO Trang phục người Dao đỏ là một kho tàng vô cùng phong phú về các thể loại hoa văn và màu sắc, được xử lý vừa tập trung vừa dàn trải trên tất. nhóm người Dao tạo hình họa tiết bằng cách in hoa văn không nhiều nên về cơ bản trang phục người Dao nổi bật nhờ hệ thống màu sắc sặc sỡ đa dạng trên trang phục, đặc biệt là nữ phục của người Dao. thời điểm. 2. Sự đa dạng màu sắc trên trang phục người Dao thể hiện tư duy thẩm mỹ độc đáo Do có cách tạo hình họa tiết khác nhau nên màu sắc trên trang phục người Dao cũng có nhiều kiểu phối