Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
181,8 KB
Nội dung
LƯỢC KHẢO VỀ TẠO TÁC NGÔN NGỮ PHIM TRUYỆN (Phần I) Ngôn ngữ phim truyện nói chung, và phim truyện nói riêng luôn bắt nguồn từ người làm phim hoặc các tác giả khác thuộc các lĩnh vực nghệ thuật có liên quan (tác phẩm được chuyển thể). Qua sáng tạo của nhiều công đoạn, những chất liệu ban đầu được điện ảnh hóa, được hoàn thiện trong quá trình làm phim và mang ngôn ngữ đặc trưng để giao tiếp tới người xem. Trên nét lớn, những người làm phim cần có những kỹ nắng và tố chất thích hợp để tạo tác ngôn ngữ phim. Trước hết, cần phải am hiểu nhất định về kho tàng ngôn ngữ phim và một số thủ pháp biểu hiện chúng. Ngoài những năng khiếu bẩm sinh có thiên hướng dồi dào với loại ngôn ngữ này, còn lại những kỹ năng và khả năng thể hiện ngôn ngữ phim đều có thể do học tập rèn luyện, thực hành tích lũy mà có. Ngôn ngữ phim truyện được hình thành trong suốt quá trình làm phim, từ kịch bản đến đạo diễn, diễn viên, quay phim, kỹ xảo, thiết kế mỹ thuật phim, ánh sáng, dựng phim, hậu kỳ Nó hình thành trên cơ sở của cả phần sáng tạo nghệ thuật cùng công nghệ - kỹ thuật trong suốt cả 3 thời kỳ làm phim là: tiền kỳ, sản xuất - dàn dựng và hậu kỳ Tiền kỳ Dàn dựng Hậu kỳ Kịch bản văn học Kịch bản phân cảnh Thiết kế, xây dựng bối cảnh và chọn cảnh Chọn diễn viên Dàn cảnh Diễn xuất ánh sáng Đạo cụ Quay phim Thu thanh đồng thời và kỹ xảo (nếu có) In tráng Dựng nháp Thu thanh (thoại, nhạc, tiếng động) Hòa âm Làm bản đầu Cuối cùng, nó rời người làm phim để xuất hiện trên màn ảnh với các yếu tố đa dạng của 2 phần cơ bản là nhìn - nghe và đi thẳng tới cảm thụ của khàn giả. Quá trình phức tạp tạo nên ngôn ngữ phim là một vấn đề rất lớn, muôn hình muôn vẻ và khảo luận này cũng chỉ có thể khơi gợi vắn tắt một số khía cạnh. Trong thực tiễn điện ảnh, những cách diễn đạt ngôn ngữ phim trên cơ sở kho tàng ngôn ngữ chung rất phong phú và cứ khoảng hàng chục năm lại có những phát kiến đột biến tạo nên những ngôn ngữ mới. Vào những năm 1920, 1930 là sự trưởng thành của dựng phim, những năm 1930 là phim có âm thanh, những năm 1950, 1960 là phim màu và gần đây là kỹ xảo, kỹ thuật số… Cái cổ truyền và cái hiện đại luôn song hành, và bản thân cái cổ truyền cũng được vận dụng làm mới, như: hiện nay cảnh mờ chồng, cảnh chuyển nhanh hay chậm, phim đen trắng, kỹ xảo thủ công… vẫn thỉnh thoảng được một số nhà làm phim sử dụng và có những thành công. Như vậy việc nắm vững kho tàng ngôn ngữ phim và vận dụng chúng một cách phù hợp, sáng tạo là một trong những quan tâm hàng đầu của nhà làm phim Kịch bản Kịch bản là văn bản một câu chuyện dùng để làm phim. Nó tuân theo những nguyên lý, kỹ năng, thủ pháp về cấu trúc cốt truyện, xây dựng nhân vật, miêu tả tạo hình, xung đột và lời thoại của phim truyện. Những nguyên lý, kỹ năng , thủ pháp đó vô cùng phong phú và luôn phát triển. Vì tồn tại trong văn bản văn học cho nên trước hết kịch bản là nghệ thuật của ngôn từ có liên quan chặt chẽ tới khả năng viết sáng tác văn chương. Song đây lại là văn bản kịch bản điện ảnh cho nên ngoài cái chung cơ bản là sử dụng ngôn từ, nó khác nhiều với viết văn, làm thơ thuần túy. Một trong những nét khác quan trọng nhất là kịch bản phải dồi dào các yếu tố của ngôn ngữ phim; phải giúp hình dung khá cụ thể, giúp thể hiện khả thi phần nhìn và nghe khi làm phim.Vì thế, tất cả người làm phim có kinh nghiệm đều nói: Một kịch bản tốt cũng đồng nghĩa với một bộ phim trên giấy Những yếu tố ngôn từ căn bản trong kịch bản phim truyện gồm các tiêu đề, lời miêu tả, lời thoại, lời bình - dẫn, phụ đề Hai phần chính của kịch bản gồm phần có ngôn ngữ thoại và phần miêu tả bối cảnh hoặc hành động không có lời Về cơ bản những gì có trong kịch bản qua nhiều khâu của quá trình làm phim sẽ trở nên ngôn ngữ thống nhất chung gắn kết với nhau trên màn ảnh.Vì thế, nói kịch bản (cùng kịch bản phân cảnh) là khâu đầu tiên hay tiền đề tạo nên ngôn ngữ phim. Cũng vì thế, nhà viết kịch bản cần làm chủ kho tàng ngôn ngữ phim bên cạnh khả năng diễn đạt bằng ngôn từ văn học mang tính chất điện ảnh hóa. Kịch bản là bột, nhưng phải là bột tinh - giàu biểu cảm về hình và tiếng để gột nên hồ, là bộ phim. Đạo diễn lâu năm, giàu kinh nghiệm làm phim Lê Dân tóm tắt khá chính xác về kịch bản phim như sau: “Nói cho đúng, kịch bản điện ảnh được viết ra để làm phim chứ không phải là một sáng tác văn học dành cho người đọc. Mục đính chính của nó là phục vụ cho hình ảnh và âm thanh. Những gì ngoài mục đích ấy không nên có mặt trong kịch bản điện ảnh. Kinh nghiệm viết văn, cho dù quý giá đối với tác giả, cũng không được làm lu mờ đặc trưng của kịch bản điện ảnh. Đặc trưng ấy, có thể thu gọn trong ba nét chính: Trong kịch bản điện ảnh, những điều viết ra chỉ nhằm để được nhìn và được nghe; trong kịch bản điện ảnh, mọi việc đều diễn ra ở thời hiện tại; trong kịch bản điện ảnh, không có những chi tiết thừa… muốn đạt đựoc hiệu quả, bạn phải luôn luôn chú ý làm thế nào cho kịch bản bạn viết phải có được những đặc điểm cốt yếu: súc tích, sáng sủa và giản dị” (1). Cần hiểu thêm là thời hiện tại trong kịch bản, chính là sự tái hiện trên văn bản như nó đang diễn ra, dù đó là sự kiện trong quá khứ, trong giấc mơ hay tương lai. Mọi thứ trên phim, tức ngôn ngữ phim sau này, đều bắt nguồn từ kịch bản vì thế kịch bản được coi là nền tảng cơ sở cũng như chất lượng ban đầu cho phim. Kịch bản hay, đương nhiên dễ có phim hay và kịch bản dở, trung bình thì chỉ có cơ may đỡ kém, đỡ trung bình hơn nếu được đạo diễn và cộng sự làm phim giỏi nâng cao nó lên. Tương tự, nhân vật và câu chuyện (ngày nay còn là diễn trình) là trọng yếu của bộ phim, do đó chỉ có xây dựng được nhân vật, câu chuyện sâu sắc, hay, thú vị, độc đáo ngay từ kịch bản thì mới có nhiều khả năng cho phim hay và hấp dẫn. Ai cũng rõ điều này, nhưng làm được rất khó, nên phim hay ở các nước vốn không nhiều và ở nước ta thì lại càng ít hơn. Đạo diễn Trong một bộ phim, hai khâu lớn nhất là viết kịch bản phân cảnh và dàn cảnh là có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ nhất tới việc tạo tác ngôn ngữ phim. Trong Kịch bản phân cảnh, văn bản sản xuất phim được chi tiết và cô đúc hóa trên cơ sở kịch bản phim. Nó chứa đựng những thông tin chính về hình và tiếng, về độ dài, về kết cấu và kích cỡ các cảnh riêng lẻ cũng như tương quan của các cảnh. Vì thế có thể nói hầu hết cơ sở của ngôn ngữ phim đã được quy định trên kịch bản phân cảnh. Những thành tố ngôn ngữ phim trong kịch bản phân cảnh qua ví dụ sau: Trung hẹp vào cận/lia A: - Anh muốn nói chuyện với em một lát! B: - Chuyện gì! Tôi chẳng còn chuyện gì để nói với anh A từ tốn: - Tại sao em không cho anh giải thích? B gắt lên: - Anh để cho tôi yên A: - Đừng hiểu lầm anh! Cô ấy chỉ là bạn. A nghiêng đầu chờ câu trả lời của B B (tiếng ngoài hình): - Thôi đi! A thất vọng, đột ngột lượn xe ra Nt Nt Điểm xuyết nhạc u mua - trữ tình Nt Toàn rộng vào hẹp Người đi đường C húc mạnh đầu xe mình vào bánh sau xe A. Ông ta phanh gấp xe Tiếng động và tiếng phanh xe máy Toàn hẹp Xe của A đổ nhào, A ngã lăn tròn vào vệ đưòng B phanh vội xe đạp và xuống xe. B lao tới đỡ A. A lồm cồm đứng dậy và phủi bụi Tiếng động và tiếng phanh xe đạp Trung hẹp B: - Có sao không anh? A cười: - No problem A dựng lại chiếc xe đổ Toàn rộng Người đi đường C chau mày nắn giỏ xe bị móp. Vài ba khách đi đường tạm dừng xe và bình phẩm. Tất cả quy lỗi cho A (tiếng thoại ) Thoại có thể cho ứng tác theo thực tế và có thể ngoài hình Trung hẹp A đứng bên cạnh C: - Cháu xin lỗi chú! Chú có sao không? B: - Chú tha lỗi cho anh ấy! Mà cũng tại cháu một phần! C: - Cậu thật là! Thô ôi! Đi đi! A: - Cháu cám ơn chú! Toàn hẹp C lên xe và nổ máy rời đi. A và B cũng lên xe. Hai người nhìn nhau như đã làm lành. Đám đông tản ra. Gió chiều cuốn lá thu cuốn ào ào trên đường Nhạc trữ tình. Đạo cụ lá, quạt gió Tiền cảnh khung hình Dòng phụ đề: 3 năm sau hiện lên Chú ý co chữ Toàn rộng vào hẹp Phía trước một nhà hàng sang trọng có sân vườn. Quang cảnh một đám cưới. Người xe tấp nập vào dự đám cưới Chú ý bối cảnh đám cưới tổng thể và chi tiết theo phong tục thành phố Toàn hẹp A và B trong trang phục cưới cùng người nhà đứng ở cửa chính nhà hàng tươi cười đón khách. Những câu chào và những cái bắt tay Tiếng quần chúng, tiếng ồn ào tạo không khí đám cưới Ở trên chỉ là một hình thức và một trong đôi, ba phương án phân cảnh của trường đoạn kịch bản đã ví dụ - có tính chất tương đối cho khoảng gần 1,5 phút phim. Tất nhiên với những đạo diễn bậc thầy thì phân cảnh nói trên ắt sẽ hay hơn về góc máy, về tạo hình và đơn giản, súc tích hơn - ví dụ không cần ghi chú kỹ, không cần tới 4 cột mục mà chỉ là 2 hoặc 3 cột (2). Phân cảnh sao cho tối ưu, khả thi thuận lợi cho dàn, dựng, quay, diễn… là việc mà bất kỳ đạo diễn nào cũng phải đầu tư nhiều chất xám trên cơ sở nắm vững kho tàng ngôn ngữ biểu đạt. Mỗi ô biểu trong phân cảnh phải là kết quả của tư duy hình và tiếng theo logic kết cấu của ngôn ngữ phim mà người đạo diễn hình dung khá rõ trong đầu. Có thể nói nếu phân cảnh kỹ lưỡng và hợp lý thì coi như bộ phim trên giấy đã hoàn thành và việc tiến hành hiện thực hóa chỉ còn là vấn đề kinh phí và thời gian. Bởi tính cụ thể, xác thực, logic, liên tục của các yếu tố ngôn ngữ phim đã hiện diện khá đầy đủ trên văn bản phân cảnh. Những nền điện ảnh có tính chuyên nghiệp cao, có thể đạo diễn chính làm phân cảnh xong và chỉ đạo từ xa cho phó đạo diễn thực hiện theo phân cảnh một số đoạn hoặc thậm chí cả phim… Hình ảnh và âm thanh phục vụ cho nhân vật và câu chuyện điện ảnh phải được hoạch định - phối trí chu đáo có nghệ thuật cao như một bản tổng phổ hình - tiếng ngay từ trên kịch bản văn học và sau đó được cô đúc cụ thể chính xác hơn trên kịch bản phân cảnh. Khi làm phân cảnh, có nhiều vấn đề phải chú ý, song liên quan trực tiếp đến ngôn ngữ phim chính là việc xác định các cỡ cảnh và động tác máy, lời thoại và các cảnh không lời, chú ý về ánh sáng, âm thanh, nhạc, đạo cụ, trật tự kết cấu giữa các cảnh và toàn phim Các nhà làm phim thường tuân theo những nguyên lý và kinh nghiệm sau để các yếu tố trên trở nên ngôn ngữ có hiệu quả biểu cảm cao. Trước hết về cỡ cảnh: bằng sự quan sát nhiều phim, tham khảo tư liệu và kết hợp cùng các vai trò, tính chất của các yếu tố hình, tiếng đã xác định, chúng ta có thể nêu lên một số cách thường dùng, một cách tương đối, từng trường hợp: Cận cảnh: Có kích cỡ cả khuôn mặt. Thường dùng khi miêu tả bề sâu tâm lý, tính cách của nhân vật lúc nó một mình độc thoại hoặc lúc đối thoại với người khác. Lý do, lúc này cảnh phim không chỉ cần cho thấy rõ nhân vật mà còn là cho thấy rõ thái độ, tâm trạng của nó cùng mối quan hệ kịch tính của cảnh Ví dụ nhân vật trong lúc nổi giận phồng mang trợn mắt cãi cọ hay gọi điện; nhân vật bình tĩnh hay bức xúc, thân thiện hay ác ý… Đặc tả: Có kích cỡ nửa mặt hoặc bộ phận riêng cơ thể, vật thể. Nhấn mạnh chi tiết người, vật để khắc họa sâu sắc trạng thái kịch tính hoặc làm nổi bật yếu tố tự sự, yếu tố ẩn dụ hay biểu tượng , như: mắt nhân vật vằn lên những tia máu… Trung cảnh: Cỡ hình ngang ngực, ngang thắt lưng hoặc ngang gối, thường dùng khi có 2 hoặc nhiều hơn nhân vật đối thoại, tranh luận Trung cảnh hẹp: Người, vật có độ lớn hơn trung cảnh, dùng gần như cận cảnh, hoặc khi có 2 hoặc 3 nhân vật đối thoại Toàn cảnh: Thấy hết người và cảnh bao quanh, dùng mô tả làm nổi rõ không gian nhân vật hoạt động. Cho khán giả cảm xúc, nhận thức mở rộng về cảnh vật, hiện thực, không gian câu chuyện trên phim, như: đoàn người ngựa trên sa mạc. Toàn rộng hay đại cảnh: Dùng mô tả những cảnh nhiều nhân vật hoặc không gian rộng có sức biểu cảm cái kỳ vĩ; cũng như toàn cảnh, nó làm mở rộng cảm xúc, nhận thức về bối cảnh chuyện phim, như: nhân vật suy tư trước một bãi biển đẹp. Mặt khác, việc dùng các cỡ cảnh nào còn liên quan đến đặc thù vị trí đặt máy quay cũng như bối cảnh. Không có kích thước và cự lý cứng nhắc cho mọi trường hợp. Tuy nhiên, trên hết các cỡ cảnh cần thích hợp nhất với nội dung, tư tưởng và nghệ thuật mà cảnh phim cũng như phim cần thể hiện.Việc sử dụng cỡ cảnh không có mục đích tự thân hay tùy hứng; không nhằm phô diễn hình thức, không phức tạp hóa động tác máy nếu không cần thiết. Dàn cảnh Khái niệm này có xuất xứ từ tiếng Pháp - mise en scène - vốn là thuật ngữ của sân khấu vốn có nghĩa xếp đặt mọi thứ vào cảnh, vào khung hình. Bản chất khái niệm như nhau, song trong thực tiễn điện ảnh, dàn cảnh phim có nhiều nét tương tự và khác với sân khấu. Nét tương tự cơ bản: đều là công việc chính của đạo diễn khi dàn dựng, chỉ đạo diễn xuất… Nét khác cơ bản: với phim, dàn cảnh phức tạp hơn bao gồm nhiều bộ môn tham gia hơn sân khấu. Mặt khác, dàn cảnh điện ảnh mang tính động cao, không theo trình tự kịch bản và ở nhiều địa điểm, dàn cảnh sân khấu ít động hơn, tuân theo thứ tự cảnh trong kịch bản và ở tại duy nhất một nơi là sàn diễn. Dàn cảnh của đạo diễn tạo nên những gì thuộc ngôn ngữ phim, gồm các khâu: duyệt, lựa chọn lần cuối hóa trang, phục trang, bối cảnh và đạo cụ cho khung hình; xem xét lựa chọn phương án về ánh sáng, màu sắc từng cảnh; chỉ đạo diễn xuất; chỉ đạo quay phim, thu tiếng (nếu có thu đồng bộ) trong từng cảnh. Những công việc trên tuân theo mấy nguyên tắc cơ bản: Đảm bảo ý đồ nội dung, nghệ thuật từng cảnh; sắp đặt bố cục khung hình, vị trí diễn viên, hướng chuyển động của người, vật và máy quay… một cách hợp lý. Đảm bảo logic hợp lý sự liên kết, mối dựng (raccord) giữa các cảnh với nhau. Đảm bảo nhịp điệu tiết tấu thích hợp cho cảnh và đoạn, trường đoạn. [...]... và cấu trúc chung Đối với phim Việt Nam điều này càng khó hơn bởi thường quay bằng 1 camera Về nguyên lý cơ bản không khó nắm bắt và thực hành nhưng do trình độ tài năng và tay nghề, phong cách, thói quen… cũng như điều kiện, phương tiện, thời tiết, bối cảnh… làm phim có khác nhau nên chất lượng dàn cảnh, tức hiệu quả ngôn ngữ tạo nên, luôn khác nhau giữa những người làm phim Giả sử, nếu cùng một kịch... nhau giữa những người làm phim Giả sử, nếu cùng một kịch bản phân cảnh và điều kiện thực hiện, giao cho các đạo diễn khác nhau dàn cảnh sẽ cho ra những phim khác nhau về chất lượng cũng như hình thức Vì vậy có thể nói chất lượng hình, tiếng trong phim được tạo nên qua khâu dàn cảnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tài năng, tay nghề, trình độ, ngưỡng thẩm mỹ của đạo diễn và cộng sự có tính quyết định . LƯỢC KHẢO VỀ TẠO TÁC NGÔN NGỮ PHIM TRUYỆN (Phần I) Ngôn ngữ phim truyện nói chung, và phim truyện nói riêng luôn bắt nguồn từ người làm phim hoặc các tác giả khác thuộc. Trên nét lớn, những người làm phim cần có những kỹ nắng và tố chất thích hợp để tạo tác ngôn ngữ phim. Trước hết, cần phải am hiểu nhất định về kho tàng ngôn ngữ phim và một số thủ pháp biểu. hướng dồi dào với loại ngôn ngữ này, còn lại những kỹ năng và khả năng thể hiện ngôn ngữ phim đều có thể do học tập rèn luyện, thực hành tích lũy mà có. Ngôn ngữ phim truyện được hình thành