Mô hình Kiến trúc Hướng- Dịch vụ với Kiến trúc sư phần mềm Rational: Tạo mô hình của hệ thống bên ngoài Gregory Hodgkinson, Đầu ngành SOA, Prolifics Bertrand Portier, Kiến trúc IT, IBM Software Group Services Tóm tắt: Hướng dẫn thứ ba trong loại bài này trình bày cách làm thế nào để bạn có thể sử dụng mô hình các hệ thống bên ngoài như là một phần trong đoạn đường từ dưới lên của cách tiếp cận “gặp ở giữa chừng” (meet-in-the-middle). Nó tiếp tục sử dụng nghiên cứu tình huống của một công ty cho thuê DVD trực tuyến tưởng tượng đã giới thiệu trong hai phần trước và bạn sẽ sử dụng bản Kiến trúc sư phần mềm Rational® của IBM® để tạo ra mô hình các hệ thống bên ngoài dựa vào nghiên cứu tình huống đó. Trước khi bạn bắt đầu Hãy tìm xem hiểu hướng dẫn này mang lại những gì và làm thế nào để sử dụng nó tốt nhất. Về loạt bài này Loạt bài này cung cấp một cái nhìn chi tiết về mô hình hóa các kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) bằng cách sử dụng công cụ Kiến trúc sư phần mềm Rational® của IBM®. Mặc dù mục tiêu chủ yếu là nhằm vào các kiến trúc sư phần mềm, nhưng hướng dẫn này cũng rất có ích cho các chuyên viên làm những nhiệm vụ khác trong quá trình phát triển phần mềm. Đó có thể là các nhà phân tích nghiệp vụ (nhất là Phần 1), hoặc các nhà thi ết kế và phát triển phần mềm, những người sẽ sử dụng kiến trúc này làm đầu vào cho các hoạt động của mình (hiểu rõ nó, thiết kế, và thực thi). Loạt bài này cũng trình bày nhiều khái niệm SOA cốt lõi, có ích cho nhiều độc giả. Loạt bài hướng dẫn này tập trung vào việc dạy bạn cách làm thế nào để thực hiện ba việc sau: • Kiến trúc: Mô tả kiến trúc bao gồm những gì, và nó thể hiện ở đâu trong toàn bộ quá trình phát triển phần mềm. • Các dịch vụ: Tạo ra kiến trúc cho một hệ thống SOA (các dịch vụ là trung tâm của kiến trúc này). • Các dịch vụ: Giới thiệu cách công cụ Kiến trúc sư phần mềm Rational hỗ trợ một phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào-mô hình (MDD) theo đặc tả kỹ thuật kiến trúc hướng dịch vụ như thế nào. Sau khi mô tả kiến trúc phần mềm và xác định vị trí của các dịch vụ trong kiến trúc phần mềm, loạt bài này giới thiệu Kiến trúc sư phần mềm Rational và các đặc tính liên quan đến SOA- và kiến trúc- của nó. Thông qua nghiên cứu tình huống của một công ty cho thuê DVD trực tuyến tưởng tượng, loạt bài này làm các việc sau: • Mô tả các vật phẩm làm việc được sử dụng như là đầu vào cho các hoạt động kiến trúc dịch vụ, bao gồm mô hình thành phần nghiệp vụ, mô hình quy trình nghiệp vụ, mô hình tình huống sử dụng hệ thống, phần các hệ thống bên ngoài của mô hình thiết kế. • Mô tả từng bước cách thức một mô hình dịch vụ thể hiện kiến trúc hệ thống sẽ được xác định rõ trong Kiến trúc sư phần mềm Rational như thế nào, bao gồm những người sử dụng dịch vụ, các đặc tả kỹ thuật của dịch vụ, các phân vùng của dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ không phân chia (nguyên tử) và phức hợp, các dịch vụ, các hợp tác dịch vụ, các tương tác dịch vụ và các kênh dịch vụ. • Giải thích cách thức mô hình dịch vụ được sử dụng sau đó trong các hoạt động tiếp theo của quá trình phát triển phần mềm như thế nào, với sự quan tâm đặc biệt đến việc thiết kế và thực thi. Về đầu trang Về hướng dẫn này Trong Phần 1, chúng ta đã giới thiệu một nghiên cứu tình huống của một công ty cho thuê video được dùng làm ví dụ trong suốt loạt bài hướng dẫn này. Sau đó chúng ta đã đặt kiến trúc dịch vụ trong khung công tác của Quy trình thống nhất Rational (RUP - Rational Unified Process) của IBM và đã giới thiệu chồng giải pháp SOA (SOA Solution Stack) của IBM để tham khảo. Chúng ta đã lưu ý các vật phẩm làm việc khác nhau được dùng làm đầu vào cho một ki ến trúc dịch vụ và sau đó sử dụng nghiên cứu tình huống cụ thể để đưa ra các ví dụ về hai vật phẩm làm việc ấy: mô hình kiến trúc nghiệp vụ (đã mô tả trong Phần 1 dưới dạng một mô hình thành phần nghiệp vụ) và mô hình quy trình nghiệp vụ. Trong Phần 2, chúng ta đã xem xét chi tiết mô hình miền là gì và làm thế nào để biểu diễn nó trong Kiến trúc sư Phần mềm Rational. Bạn đã bắt đầu có được kinh nghiệm thực hành với công cụ và tạo ra mô hình miền được sử dụng trong loạt bài này. Trong phần này, chúng ta sẽ trình bày cách làm thế nào để bạn có thể sử dụng một mô hình các hệ thống bên ngoài như là một phần trong đoạn đường từ dưới lên của cách tiếp cận “gặp ở giữa chừng” (meet-in-the-middle). Về đầu trang Mục tiêu Sau khi hoàn thành phần này của loạt bài hướng dẫn, bạn sẽ có khả năng: • Mô tả mô hình một hệ thống bên ngoài được sử dụng để mô hình hóa các hệ thống phần mềm bên ngoài như thế nào. • Tạo một mô hình hệ thống bên ngoài cho một nghiên cứu tình huống cụ thể. Về đầu trang Các điều kiện cần có trước Để thu được kết quả tốt nhất từ hướng dẫn này, nên (nhưng không nhất thiết) làm quen trước với: • Kiến trúc hướng-dịch vụ (SOA-Service-oriented architecture) • Kiến trúc sư Phần mềm Rational V7 (với bản sửa 002) hoặc mới hơn • Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (UML-Unified Modeling Language) • Trình soạn thảo phương thức Rational của IBM (IBM® Rational® Method Composer®), trước đây gọi là Quy trình thống nhất Rational của IBM (IBM® Rational Unified Process®-RUP®) Chúng tôi cũng khuyến cáo bạn nên đọc hai phần đầu tiên của loạt bài hướng dẫn trước khi đọc phần này. Về đầu trang Các yêu cầu hệ thống Bản Kiến trúc sư Phần mềm Rational V7 (với bản sửa 003) hoặc mới hơn. Mục lục • Trước khi bạn bắt đầu • Xác định vị trí của các hệ thống bên ngoài và phân tích từ dưới lên • Mô hình hoá hệ thống bên ngoài và các giao diện của chúng • Mô hình hóa thông tin hệ thống bên ngoài và các giao diện • Phần tiếp theo có gì . kiến trúc hướng dịch vụ như thế nào. Sau khi mô tả kiến trúc phần mềm và xác định vị trí của các dịch vụ trong kiến trúc phần mềm, loạt bài này giới thiệu Kiến trúc sư phần mềm Rational và các. Mô hình Kiến trúc Hướng- Dịch vụ với Kiến trúc sư phần mềm Rational: Tạo mô hình của hệ thống bên ngoài Gregory Hodgkinson, Đầu ngành SOA, Prolifics Bertrand Portier, Kiến trúc IT,. tiết về mô hình hóa các kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) bằng cách sử dụng công cụ Kiến trúc sư phần mềm Rational của IBM®. Mặc dù mục tiêu chủ yếu là nhằm vào các kiến trúc sư phần mềm, nhưng