Cholesterol Cholesterol là một chất dạng sáp, mềm được tìm thấy trong lipid (chất béo) bên trong máu và trong toàn bộ các tế bào của cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong một cơ thể khỏe mạnh vì nó được sử dụng để tạo ra màng tế bào, một số loại hormon và cần thiết cho một số chức năng khác của cơ thể. Tuy nhiên, nồng độ cholesterol trong máu tăng quá cao cũng là nguy cơ quan trọng trong bệnh mạch vành, có thể dẫn đến nhồi máu. Cholesterol và những loại chất béo khác không thể hòa tan được trong máu. Chúng được vận chuyển đến và đi khỏi các tế bào nhờ một chất vận chuyển chuyên biệt có tên là lipoprotein. Lipoprotein có một số loại khác nhau, nhưng ở đây chúng ta tập trung chủ yếu đến 2 loại là lipoprotein tỷ trọng thấp hay còn được gọi là LDL (low-density lipoprotein) và lipoprotein tỷ trọng cao hay còn được gọi là HDL (high-density lipoprotein). LDL là gì? LDL là chất vận chuyển cholesterol chính trong máu. Nếu có quá nhiều LDL trong máu tuần hoàn, nó có thể tích tụ lại dần dần ở thành các động mạch nuôi dưỡng cho tim và não. Khi kết hợp với các chất khác, nó sẽ tạo ra những mảng xơ vữa, là những mảng dày, cứng có thể làm bít tắc những động mạch này. Tình trạng này được gọi là chứng xơ vữa động mạch. Một khối máu đông hình thành gần mảng xơ vữa có thể chặn dòng chảy của máu đến một phần cơ tim gây ra cơn nhồi máu. Nếu cục máu đông chặn dòng chảy của máu đến não có thể gây ra đột quỵ. Tình trạng LDL trong máu cao (160mg/dL hoặc hơn) phản ánh sự gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Nếu bạn đang bị bệnh tim mạch, nồng độ LDL trong máu của bạn tốt nhất là nên thấp hơn 100mg/dL và thậm chí bác sĩ có thể đặt ra mục tiêu cho bạn là giảm nồng độ này xuống còn thấp hơn 70mg/dL. Đó là lý do tại sao LDL được gọi là cholesterol "xấu". Nồng độ LDL giảm phản ánh sự giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch của bệnh nhân. HDL là gì? Có khoảng 1/3 đến 1/4 cholesterol máu được chuyên chở bởi HDL. Các chuyên gia y học cho rằng HDL chủ yếu chuyên chở cholesterol ra khỏi động mạch để quay trở về gan. Một số chuyên gia tin rằng HDL loại bỏ lượng cholesterol thừa từ mảng xơ vữa và do đó làm chậm lại tiến trình phát triển của nó. Do đó HDL được biết đến là một loại cholesterol "tốt" vì nếu như có nồng độ cao trong cơ thể thì nó sẽ bảo vệ cơ thể khỏi bị nhồi máu. Hiện tượng ngược lại cũng là một sự thật: nồng độ HDL thấp (thấp hơn 40mg/dL ở nam và thấp hơn 50mg/dL ở nữ) làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Nồng độ HDL thấp cũng là tăng nguy cơ đột quỵ. Cholesterol và chế độ ăn Con người nhận cholesterol qua 2 đường. Cơ thể - chủ yếu là gan - sản xuất ra cholesterol ở những lượng khác nhau, thường vào khoảng 1000mg/ngày. Thức ăn cũng có thể có chứa cholesterol. Những thức ăn từ động vật (đặc biệt là lòng đỏ trứng, thịt, thịt gia cầm, các động vật biển có vỏ, sữa có chứa chất béo hoặc ít chất béo, và những thực phẩm hằng ngày) đều có chứa cholesterol. Thức ăn từ thực vật (trái cây, rau, gạo, bột mì, đậu) không có chứa cholesterol. Thông thường cơ thể đủ sức tạo ra lượng cholesterol cần thiết cho nhu cầu của nó, do đó không cần phải ăn thêm. Acid béo bão hòa là thủ phạm chính làm tăng cholesterol máu dẫn đến tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Acid béo không no cũng có thể làm tăng cholesterol máu. Nhưng cholesterol trong chế độ ăn kiêng cũng có thể đóng góp một phần. Một người nam giới Mỹ trung bình tiêu thụ khoảng 337mg cholesterol mỗi ngày, đối với nữ giới là vào khoảng 217mg. Một phần trong lượng cholesterol thừa được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua gan. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA - American Heart Association) khuyến khích bạn giới hạn lượng cholesterol tiêu thụ vào cơ thể trung bình mỗi ngày xuống thấp hơn 300mg. Nếu bạn bị bệnh tim mạch, nên giới hạn nó xuống thấp hơn 200mg. Những người bị tăng cholesterol máu nặng thậm chí còn phải kiêng cữ nhiều hơn nữa. Do cholesterol có trong tất cả các thức ăn có nguồn gốc động vật nên cần phải chú ý khi ăn, không ăn nhiều hơn 200g thịt nạc, cá và thịt gia cầm mỗi ngày và dùng những thực phẩm không béo hoặc có nồng độ chất béo thấp. Những protein chất lượng cao có nguồn gốc từ rau củ quả là nguồn thay thế tốt cho các thức ăn từ động vật. Thể thao có ảnh hưởng như thế nào đến cholesterol? Luyện tập thể thao đều đặn có thể làm tăng HDL ở một số người. HDL cao có thể làm giảm nguy cơ bị tim mạch. Thể thao còn giúp kiểm soát cân nặng, bệnh đái tháo đường, cao huyết áp. Những hoạt động thể dục giúp tăng nhịp tim và nhịp thở. Những hoạt động thể lực từ trung bình đến mạnh được thực hiện đều đặn mỗi ngày như chạy bộ, bơi lội, đi bộ có thể giúp cải thiện tình trạng tim mạch và phổi. Không vận động cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho bệnh tim mạch. Những hoạt động thể lực trung bình mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ này. Chẳng hạn như đi bộ thư giãn, làm vườn, làm công việc nhà, khiêu vũ và những bài tập luyện mà bác sĩ đặt ra cho bạn. Thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đối với cholesterol? Thuốc lá là một trong 6 yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch mà bạn có thể thay đổi hoặc điều trị được. Thuốc lá làm giảm nồng độ HDL và làm tăng khuynh hướng đông máu lên. Rượu ảnh hưởng như thế nào đối với cholesterol? Ở một số nghiên cứu, uống rượu ở mức độ trung bình có thể làm gia tăng nồng độ HDL. Tuy nhiên, do những nguy cơ khác của nó, lợi ích này không đủ để khuyến khích người dân tập uống rượu nếu không biết uống trước đó. Nếu bạn có uống rượu, hãy uống một cách điều độ. Những người uống một lượng rượu vừa phải (trung bình 1 đến 2 ly mỗi ngày đối với nam và 1 ly mỗi ngày đối với nữ) sẽ làm giảm yếu tố nguy cơ bị tim mạch so với những người không uống. Tuy nhiên, nếu uống rượu nhiều hơn sẽ gây ra những nguy hiểm khác cho sức khỏe, chẳng hạn như nghiện rượu, tăng huyết áp, béo phì, đột quỵ, ung thư, tự tử v.v Do vậy, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ phản đối việc tăng lượng rượu tiêu thụ hoặc bắt đầu tập uống rượu ở những người chưa từng làm việc này trước đây. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn về việc uống rượu điều độ. . độ HDL thấp cũng là tăng nguy cơ đột quỵ. Cholesterol và chế độ ăn Con người nhận cholesterol qua 2 đường. Cơ thể - chủ yếu là gan - sản xuất ra cholesterol ở những lượng khác nhau, thường. phẩm hằng ngày) đều có chứa cholesterol. Thức ăn từ thực vật (trái cây, rau, gạo, bột mì, đậu) không có chứa cholesterol. Thông thường cơ thể đủ sức tạo ra lượng cholesterol cần thiết cho nhu. bão hòa là thủ phạm chính làm tăng cholesterol máu dẫn đến tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Acid béo không no cũng có thể làm tăng cholesterol máu. Nhưng cholesterol trong chế độ ăn kiêng cũng