Không chỉ gia đình, họ hàng mà cả xóm, xã đều tự hào, nể trọng họ - những tân thủ khoa trẻ tuổi của quê nghèo. Những thủ khoa này không chỉ minh chứng một thực tế học giỏi thi đậu mà còn có thể chiếm ngôi thủ khoa dù là con nhà nghèo. Tự “cày” để đào sâu suy nghĩ Góc học tập của Bùi Anh Đức - thủ khoa 30 điểm Trường ĐH Xây dựng Hà Nội - đơn giản chỉ có một cái bàn cũ, chiếc đèn nhỏ và giá sách tự đóng bằng gỗ mộc. Cửa sổ góc học tập mở hướng rộng nhìn ra khoảng trời trên giàn mướp đang nở hoa vàng phía sau ngôi nhà ở xóm Vĩnh Hòa, xã Thạch Linh, thị xã Hà Tĩnh. Mỗi ngày, sáng đi học ở trường, chiều về Đức ngồi miệt mài trong góc học tập - nơi có nhiều nội dung, kiến thức từ các loại sách tham khảo, Báo Toán Học & TS do Đức mượn được từ bạn học cùng lớp. Tối đến Đức lại ngồi vào bàn lặng lẽ “cày” cho tới 12g khuya hoặc 1g sáng. Đức bảo: “Học mệt thì nghỉ chứ chưa khi nào cảm thấy chán học. Tự “cày” sẽ đào sâu thêm nhiều suy nghĩ cho mình”. Đức là một trong những sĩ tử không đi ôn thi ĐH từ các lò luyện cấp tốc quảng cáo khắp nơi như đa số các bạn ở những miền quê thường chuộng, vì “đi luyện như vậy vừa tốn tiền của bố mẹ, vừa mệt thân xác mà kiến thức thu về không là mấy”. Nhưng những buổi học bồi dưỡng của thầy cô tại trường thì Đức rất chăm chỉ. Học một mình là sở trường của Đức. “Chính việc học một mình mới có cơ hội đối chọi với những bài toán hóc búa nhưng bao giờ cũng rất thú vị”, Đức bộc bạch. Thói quen này có sẵn trong bản tính tự lập của cậu học trò nghèo đơn côi khi bố là bộ đội đi liên miên, phục viên về đi làm nghề thủy nông với mẹ. Cô Phan Thị Hành - mẹ Đức - kể: “Tôi sinh muộn, lại chỉ được mỗi Đức nên cả hai vợ chồng dành hết tâm sức cho con theo học”. Cô Hành là nhân viên hành chính của Công ty thủy nông Kẻ Gỗ, dù đi làm vất vả đến mấy cũng gắng lo cho được ba bữa cơm rau “để con có sức mà học”. Có lẽ cũng nhờ sự chăm chút của người mẹ tần tảo nên bắt đầu từ năm lớp 6 điểm tổng kết của Đức bao giờ cũng đạt trên 8. Lớp 10, Đức đoạt giải nhì toán, giải ba hóa cấp tỉnh. Lớp 11 đoạt giải khuyến khích toán lớp 12 và hai giải ba toán, hóa lớp 12. Sang lớp 12 đoạt giải ba môn toán cấp tỉnh Hôm thi, môn nào Đức cũng làm xong trước 30 phút. Đức nói về kinh nghiệm làm bài thi của mình: “Xem thật kỹ đề. Gạch chân những ý chính trong đề. Đi thi tỉnh môn nào mình cũng làm nháp. Còn thi ĐH ngồi nghĩ một lúc rồi viết một mạch là xong”. Học, đọc nhưng phải hiểu bản chất của vấn đề Mẹ của Hoàng Tuấn Anh - thủ khoa 30 điểm Trường ĐH Xây dựng Hà Nội - mắc bệnh khi vừa sinh Tuấn Anh được bốn tháng. Bệnh nhưng bà vẫn gắng sức đi làm mãi đến khi lâm bệnh nặng phải vào viện điều trị mới xin nghỉ ở Công ty Tư vấn thiết kế thủy lợi Nghệ An. Những năm tháng ấu thơ Tuấn Anh lúc ở với dì, lúc ở với bà nội mới có điều kiện ăn học. Biết phận con nhà nghèo, Tuấn Anh tập trung vào việc học và bắt đầu học giỏi từ lớp 5 với danh hiệu học sinh giỏi hai môn văn, toán cấp tỉnh. Lên lớp 8 đoạt thủ khoa môn toán của huyện Đô Lương (Nghệ An). Lớp 12, Tuấn Anh có tên trong danh sách đội tuyển toán quốc gia. Hoàng Tuấn Anh bên mẹ - Ảnh: Vũ Toàn Trong bạn bè, Tuấn Anh nổi tiếng một “cây” chăm học và chăm đọc. Nhưng “đọc gì, học gì cũng phải nắm cho được bản chất của vấn đề thì mới nhớ lâu”, Tuấn Anh tâm sự. Còn kinh nghiệm thi ĐH thì “tự giải thật nhiều đề của các năm trước nhưng phải luôn tỉnh táo trước đề mới, không được chủ quan”. Dân trí) - Môn Sinh học không có “mẹo” nào để làm tốt bài thi được, chỉ có cách ôn tập khoa học thì mới đạt điểm cao. Cô giáo Lê Thị Dung, trường THPT Hà Nội - Amsterdam chia sẻ. >> 3 bước làm Toán đạt điểm cao khi thi ĐH Cô Dung cho biết, chương trình Sinh học lớp 12 dài, khó và hơi nặng vì vậy học sinh học tương đối vất vả. Vì thế, để nắm chắc kiến thức, các em nên tự mình làm đề cương ôn tập cho từng chương trong sách giáo khoa. Sau đó, trong từng chương các em phải tách ra những chương nào có bài tập, chương nào không có bài tập. Với các chương Hiện tượng di truyền và ứng dụng, Quy luật di truyền, Di truyền học vật thể, Di truyền học ở người đều có bài tập, do đó phải học sinh phải học kỹ lý thuyết thì mới giải bài tập tốt được. Để giải bài tập tốt thì học sinh phải ôn tập như thế nào, thưa cô? Để suy luận giải bài tập nhanh thì các em nên ôn tập theo chủ đề. Ví dụ: Chương 2, Quy luật di truyền thì học sinh nên tách ra học và đặt câu hỏi "như thế nào" đối với từng cặp phép lai, trong phép lai 2 cặp này thì học sinh phải biết có quy luật di truyền nào bị chi phối. Nếu phân biệt được thì học sinh làm bài rất nhanh. Về chương Biến hoá thì các em cũng cần lưu ý tuy nặng về lý thuyết nhưng có phần tư duy khái quát, tổng hợp. Các em phải hiểu đuợc bản chất của vấn đề là gì, để nắm chắc từng bài, từng câu hỏi từng mục trong sách giáo khoa. Đặc biệt, cần chú ý câu hỏi ký hiệu hình tam giác các em nên trả lời tất cả câu hỏi đó. Những câu hỏi đó, có khả năng sẽ là những câu hỏi trong thi trắc nghiệm. Các em cũng cần chú ý là khi tìm ra được đáp án trong thi trắc nghiệm thì nên lật lại câu hỏi tại sao đáp án này đúng và giải thích được. Đặc biệt, không làm theo cảm nhận. Trong sách bài tập Sinh học có rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm, các em nên trả lời hết tất cả các câu hỏi vì nếu trả lời được hết coi như học sinh đã làm được bài thi 80-90% bài thi. Ngoài ra, các em nên tham khảo các đề thi trắc nghiệm môn Sinh học của Bộ GD-ĐT để xem khả năng của mình làm trắc nghiệm như thế nào và nên lưu ý căn thời gian làm bài thi. Cái khó thì phải suy luận để xem cái nào bất hợp lý trong đáp án. Điểm yếu nhất của học sinh khi làm bài thi môn Sinh học là gì? Cô có lời khuyên gì với học sinh để làm tốt môn Sinh học? Các em thường bị nhầm tính toán nên chỉ cần sai một chút sẽ kéo theo sai cả bài, vì thế cần phải thận trọng trong các bài thi có bài tập tính toán. Thi trắc nghiệm có lợi thế cho học sinh là không phải diễn giải nhưng đặc biệt các em phải học thuộc và nắm chắc lý thuyết thì mới yên tâm làm được bài thi. Hơn nữa, thi trắc nghiệm kiến thức dàn trải nên các em không nên bỏ phần nào trong sách giáo khoa, thậm chí không được bỏ 1 mục nhỏ nào. Các em phải chú ý chương 1, chương 2 vì đó là các chương nặng nhất trong chương trình. Trong cấu trúc đề thì số lượng câu hỏi nằm trong 2 chương này nhiều nhất. Xin cảm ơn cô! Thầy Lê Phạm Hùng, THPT Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội, cho biết: Có thể dự báo xu hướng ra đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ môn Văn không khác nhiều lắm so với cách ra đề thi môn học này trong kỳ thi tốt nghiệp THPT bởi vì năm nay là năm cuối cùng thi theo chương trình cũ, không có thay đổi lớn. Đề thi vẫn có thể là 2 câu hỏi chung và 1 câu hỏi tự chọn với cơ cấu vẫn là một câu cơ bản, một câu thuộc lòng Cơ cấu điểm của đề thi sẽ là 2-5-3 như mọi năm trong đó 5 điểm dành cho câu hỏi phân tích, 2 điểm cho câu tái hiện kiến thức và 3 điểm dành cho câu tự chọn - khó hơn một chút dùng để phân loại thí sinh (có thể là câu yêu cầu bình giảng hoặc một chút cảm thụ). Câu hỏi của đề thi càng ngày càng đơn giản. Với kiểu đề thi này, thí sinh phải có kỹ năng lập dàn ý, biết tách vấn đề, biết chi tiết hóa vấn đề, khái quát đề thành các ý nhỏ. Thí sinh hay có thói quen cứ nghe nói đến tác phẩm hay nhân vật nào đó là lập tức chép ngay từ đầu đến cuối vì thuộc lòng nên nhiều khi điểm không cao. Để tránh lỗi này, thí sinh nên bắt đầu làm bài bằng việc đọc kỹ đề thi, tránh hiện tượng đọc lướt - căn bệnh mãn tính của học sinh. Để tránh lỗi diễn đạt mà học sinh thường mắc trong khi làm bài thi, thí sinh nên cố gắng hiểu vấn đề và diễn đạt theo cách của riêng mình thì văn chương mới mạch lạc, hồn nhiên. Sau cùng, thí sinh thường tưởng là văn làm càng dài thì càng được nhiều điểm là sai lầm. Với thời gian ấy, dung lượng bài làm ấy thì chỉ cần phủ kín 2 tờ giấy thi là đạt yêu cầu, không cần 10 hay 13 trang như người ta vẫn nghĩ. Một điều nữa, Văn D và Văn C không có sự rạch ròi dễ hơn khó hơn như người ta nghĩ, hãy làm bài tốt nhất có thể. Môn Toán: 60% kiến thức lớp 12; 40% lớp 11 Thầy Nguyễn Vũ Lương, Chủ nhiệm khối chuyên Toán - Tin THPT, ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội cho biết: Qua kỳ thi tốt nghiệp vừa diễn ra có thể thấy với mặt bằng chung như năm nay đề thi môn Toán sẽ dễ hơn đề thi ĐH, CĐ năm trước. Nhìn chung nếu đề thi môn Toán ra như năm ngoái là có thể phân loại được thí sinh. Để đối mặt với kiểu đề thi này, thí sinh phải học cẩn thận, tập trung vào chương trình lớp 12, chỉ học những bài cơ bản không cần đi vào toán có “mẹo mực”. Đề thi sẽ có 60% đề thi kiểm tra kiến thức lớp 12, 40%-chương trình lớp 11. Nội dung đề thi không khác năm trước nên thí sinh nên tham khảo đề năm 2006. Môn Vật lý: 50% điểm nằm ở lý thuyết Thầy Nguyễn Cảnh Hòe, Khối THPT chuyên, ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội nói: Đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ môn Vật lý năm nay sẽ khó hơn, kiểm tra kiến thức sẽ trải đều chương trình hơn. Phải là học sinh giỏi mới đạt được điểm 8,9,10. Thí sinh nên chú ý làm bài theo kiểu “vượt qua thử thách”: Câu hỏi dễ làm trước, câu hỏi lý thuyết làm trước, các câu hỏi mang tính bài tập không cần dùng máy tính nên được làm tiếp theo. Câu hỏi nào phải dùng máy tính thì làm sau; câu nào thật khó phải tính toán phức tạp thì làm sau cùng, không nên để xảy ra tình trạng hết giờ rồi mà vẫn còn câu lý thuyết chưa giải quyết. Thí sinh cần nhớ là 50% số điểm nằm ở lý thuyết. Các bạn ở tỉnh xa không có điều kiện mua sách thì xem các đề trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT. (Còn nữa) Thầy Chu Văn Mẫn, giảng viên ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội trao đổi một số bí quyết để đạt điểm cao môn Sinh học. Nội dung cần học là toàn bộ chương trình lớp 11, 12 vì dự báo đề thi sẽ gồm 50 câu hỏi và phủ kín chương trình 2 lớp này như năm trước. Tuy nhiên, đề thi sẽ khó hơn năm ngoái vì 2007 mới chỉ là tập dượt thi TN. Về phương pháp học, học sinh lưu ý phải cố gắng nắm bắt và hiểu vấn đề, đừng học vẹt thì mới có thể đối mặt được với 4 loại câu hỏi thường có trong thi TN môn học này: dạng thuộc bài, dạng phản chứng (đưa ra ý sai), tìm phương án đúng nhất , tính toán nhanh. Để làm được loại câu hỏi thứ 4 (tính toán nhanh), thí sinh phải học như đối với học thi tự luận. Ngoài ra, thí sinh có thể tham khảo các đề thi trên mạng. Có nhiều sách nhưng thí sinh không nên đắm chìm vào việc chọn sách, chỉ nên chọn lấy một vài cuốn đáng tin cậy (nên chọn NXB GD) để xem, biết cách phân tích đề, làm các dạng . để làm tốt bài thi được, chỉ có cách ôn tập khoa học thì mới đạt điểm cao. Cô giáo Lê Thị Dung, trường THPT Hà Nội - Amsterdam chia sẻ. >> 3 bước làm Toán đạt điểm cao khi thi ĐH Cô Dung. số bí quyết để đạt điểm cao môn Sinh học. Nội dung cần học là toàn bộ chương trình lớp 11, 12 vì dự báo đề thi sẽ gồm 50 câu hỏi và phủ kín chương trình 2 lớp này như năm trước. Tuy nhiên, đề thi. thi tốt nghiệp vừa diễn ra có thể thấy với mặt bằng chung như năm nay đề thi môn Toán sẽ dễ hơn đề thi ĐH, CĐ năm trước. Nhìn chung nếu đề thi môn Toán ra như năm ngoái là có thể phân loại được