kinh te VN hnay doc

26 134 0
kinh te VN hnay doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý thuyết nào cho tình hình kinh tế hiện nay Đặt vấn đề: Từ đầu năm 2008 đến nay, hàng loạt các vấn đề được xem như là dấu hiệu bất thường của nền kinh tế. Một là lạm phát tăng quá cao, lạm phát đã đẩy cuộc sống của những người có thu nhập trung bình hay thu nhập thấp đến mức khó khăn không chấp nhận được. Nếu không có giải pháp bình ổn giá hay gia tăng thu nhập cho hai bộ phận dân cư này thì khả năng xảy ra bất ổn xã hội là rất lớn. Hai là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng lương thực, tuy là một nước đang xuất khẩu gạo nhưng đợt rét cuối năm 2007 đã làm cho toàn bộ khu vực từ miền Trung trở ra bị ảnh hưởng nặng nề như mạ non bị chết, trâu bò bị chết cóng Cộng với tình hình dịch bệnh khác như dịch lở mồm long móng, dịch tai heo xanh càng làm cho căn bệnh thiếu lương thực, thực phẩm càng thêm trầm trọng hơn. Ba là giá chứng khoán giảm mạnhlàm cho các nhà đầu tư điêu đứng, kể các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước, hàng loạt tiếng “kêu cứu” lên tận Bộ Tài chính. Bốn là tình hình khủng hoảng tín dụng, các ngân hàng thiếu tiền mặt, xuất hiện cơn sốt tăng lãi suất huy động dẫn đến tăng lãi suất cho vay và cảnh báo từ việc lãi suất cho vay có thể bị xếp vào loại cho vay nặng lãi. Không cần xét đến yếu tố có vi phạm Luật hay không, lãi suất cao thì ảnh hưởng đến sản xuất, giá thành sản phẩm cao, yếu thế hơn trong cạnh tranh và giảm đầu tư của toàn xã hội vào sản xuất. Phân tích: Một đất nước, cũng giống như con người, khi xảy ra bệnh phải có thời gian dài ủ bệnh, rồi bệnh mới bộc phát, lúc đầu thì từ từ rồi đến lúc bệnh phát mạnh, kỳ cao điểm của nó thì người bệnh phải nằm liệt giuờng, nếu không đủ sức chống đỡ hay vào thuốc không đúng thì dẫn đến tử vong là chuyện thường. Tất nhiên không thể liệt kê hết các bệnh nhưng đó là những bệnh đang được báo chí liệt kê hiện nay và bệnh thì dễ từ bệnh này kéo theo bệnh khác. Một khi cơ thể suy yếu thì dẫm một cái gai nhỏ cũng gây ra sốt nằm liệt giường huống chi là một đám vi trùng đang tấn công từ tứ phía. Từ bệnh lạm phát rồi đến lãi suất, khủng hoảng lương thực thì hàng loạt các giải pháp được đưa ra để trị bệnh, như là cắt giảm đầu tư công, siết chặt chính sách tiền tệ, nâng giá đồng Việt Nam hay phá giá đồng Việt Nam Nay bài viết này không dám bàn đến các lý thuyết cao cấp của các chuyên gia mà chỉ lạm bàn một góc cạnh kinh điển của cha ông chúng ta. Nhà bác học Lê Qúy Đôn đã nói: Phi nông bất ổn – Phi công bất phú – Phi thương bất hoạt – Phi trí bất hưng. Phi nông bất ổn: Xét theo trình tự thì không phải ngẫu nhiên mà Cụ Lê Qúi Đôn đã xếp nó ở vị trí đầu tiên. Rõ ràng khi đã bị đói thì khỏi bàn đến những giá trị mà có khi mất cả trăm năm xây dựng được. Từ việc giá lương thực leo thang hiện nay buộc chúng ta phải suy nghĩ về thực trạng xã hội chúng ta sau đổi mới (1989), nào là tiến trình đô thị hoá, diện tích đất cho nông nghiệp bị giảm dần, nông nghiệp không được coi trọng, hàng lọat thanh nam nữ ở nông thôn bỏ làng ra thành thị làm đủ mọi ngành nghề, thậm chí họ chạy xe hon đa ôm cũng có thu nhập hơn là bám đồng. Nhiều nông dân vào trồng cỏ trong các công viên, khu nghỉ dưỡng cũng có thu nhập cao hơn làm ruộng, vào ngày mùa có những vùng không tìm được lao động. Quan điểm coi thường nông nghiệp không những chỉ xuất phát từ những người nông dân do thu nhập thấp từ nông nghiệp mà ngay cả trong những cán bộ hoạch định chính sách, ví dụ như lấy đất nông nghiệp xây dựng sân gôn có thu nhập tính bằng ngoại tệ Tình hình đã nghiêm trọng đến mức Thủ tướng chính phủ đã phải ban hành quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18/04/2008 về việc hạn chế tối đa việc chuyển đất trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp. Như vậy bệnh đã có từ những năm 1990 đến nay và đã đến lúc thì thời gian ủ bệnh đã đủ. Phi công bất phú: Không có công nghiệp, không có đủ máy móc để năng suất lao động tăng cao, không có đủ khả năng sản xuất ra nhiều hàng hoá phục vụ đời sống con người thì làm sao có xã hội phồn vinh được. Ngoài những dự án kinh tế đúng định hướng, đúng qui luật của kinh tế và mang lại hiệu quả kinh tế cao đó thường là những dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và tư nhân (tiền túi bỏ ra mà không hiệu quả thì mất chức ngay), còn những công trình thuộc vốn chung thì sao?! Có thời kỳ tỉnh nào cũng có nhà máy ximăng lò đứng, nhà máy đường để rồi nguyên liệu không đủ, nhà nước phải sắp xếp lại, khoanh nợ, giãn nợ Nhà máy đường Quảng Nam đầu tư 368 tỷ đồng, nhưng rao bán giá "bèo" 68 tỷ nhưng không ai mua (Lao động số 293 ngày 17/12/2007). Các công ty kiểu như COSEVCO miền Trung thì vay thoải mái và đầu tư thoải mái còn hiệu quả là ngân hàng quốc doanh ôm một đống nợ khổng lồ. Xây dựng cơ sở hạ tầng thì mặc dù là vốn vay nhưng các xếp ở các PMU18 đi đánh bạc tính bằng triệu đô. Phi công bất phú nhưng xây dựng công nghiệp như thế thì một lúc nào đó giá cả tăng là điều bình thường, nếu không tăng mới là chuyện lạ. Chính sách của nhà nước vẫn là “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” nhưng liên tiếp trong nhiều năm liền từ năm 2000 đến nay, tình hình tăng trưởng tín dụng và chứng khoán quá nóng, các ngân hàng đều có mức tăng trưởng vượt bậc 30% năm. Lợi nhuận quá cao đã khiến công ty chứng khoán mọc lên như nấm. Điểm lại sẽ thấy rất nhiều công ty chứng khoán cao su, than, dầu khí Cái mà đất nước cần họ chính là “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Điện không những chỉ đủ dùng mà còn có khả năng xuất khẩu hoặc than cung cấp đủ trong nước và xuất khẩu thu ngoại tệ qua đường chính ngạch chứ không có tình trạng than thổ phỉ và buôn lậu đã từng xảy ra. Đấy là ngành kinh doanh trọng yếu mà đất nước cần từ các doanh nghiệp chuyên ngành này, hơn cả các ngân hàng của họ lãi bao nhiêu, các công ty chứng khoán của họ giàu lên như thế nào! Chính sự đầu tư quá nhiều vào ngân hàng, chứng khoán đã khiến báo chí đưa tin nào là thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực tài chính, ngân hàng. Qui luật của muôn đời là khi thịnh nhiều thì suy cũng lắm. Hiện giờ các ngân hàng, các công ty chứng khoán đối mặt với những khó khăn thì cũng dễ giải thích theo quy luật trên. Là nhà sản xuất ngày đêm lo quản lý, cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng hàng hoá, nhưng cuối năm tổng kết lại, lợi nhuận của nhà máy tính ra thấp hơn gửi tiền vào ngân hàng, thôi "bán quách" nhà máy gửi tiền vào ngân hàng, vừa nhàn vừa lời hơn. Vậy đầu tư công lãng phí, cộng với chứng khoán, tín dụng ngân ngân hàng, đầu tư bất động sản chéo lẫn nhau tạo thành một bong bóng giá hay như một đám vi trùng ngấm ngầm phá hoại một cơ thể chưa mạnh mẽ gì cho lắm. Phi thương bất hoạt: Không có thương nghiệp thì sẽ không có linh hoạt, các cơ hội giao thương buôn bán sẽ không có. Sau khi đổi mới thì nước ta đã qua cái thời kỳ ngăn sông, cấm chợ nhưng vấn đề là ở chỗ không có phú (có tiền) thì lấy gì mà mua, mà xài, lấy đâu cơ hội học hỏi. Thương nghiệp cũng phải trả về những giá trị mà nó chỉ đáng được hưởng. Các cơn sốt giá cà phê, tiêu, hay lương thực hiện nay thì người trực tiếp sản xuất ra không được hưởng xứng đáng, họ phải bán sau khi thu hoạch bất kể giá cả như thế nào, bán để trả nợ vì trong quá trình sản xuất họ đã vay mua vật tư đầu vào. Sau khi sốt giá thì chỉ có tầng lớp trung gian và đầu cơ là được hưởng lợi. Phi trí bất hưng: Một đất nước, hay một triều đại sẽ không có hưng thịnh khi không có những nhà trí lức lớn. Cụ Chu Văn An vì không chịu được sống chung với lũ nịnh thần nên đã cáo bịnh về quê, Cụ Nguyễn Trãi cũng về ở ẩn ở Côn Sơn. Thời gian gần đây thì hàng loạt các nhân sự cấp cao trong khu vực công xin nghỉ việc để ra ngoài làm. Ngành Y tế công cộng không tuyển được bác sỹ vì họ vào làm cho các bệnh viện tư, bệnh viện nước ngoài. Các dòng chảy nhân sự này thì được xem là qui luật của kinh tế thị trường! Tại sao không nhìn qui luật dưới góc độ là có rất nhiều nhân sự cấp cao ở các công ty nước ngoài hay tư nhân đang hưởng lương cao nhưng muốn xin vào các cơ quan nhà nước vì thu nhập cao hơn hay môi trường làm việc tốt hơn và họ có thể đóng góp được nhiều hơn. Kết luận: Vậy bệnh đã có từ lâu, nay hội tụ những điều kiện từ trong nước cộng với gió chướng, hay áp thấp nhiệt đới từ bên ngoài vào mà người bệnh đang có nguy cơ nặng hơn. Chữa bệnh là cho nằm tránh gió từ bên ngoài, uống nước cháo để người bệnh có sức trước đã rồi mới cho ăn cơm, đi dạo trong nhà cho khoẻ rồi mới cho làm việc lại. Lý thuyết nào áp dụng cho tình hình kinh tế hiện nay thì các chuyên gia xem xét nhưng lý thuyết nhằm giải quyết vấn đề một cách căn cơ, lâu dài thì người viết trả lời ngay, hãy học Cụ Lê Quý Đôn: Phi nông bất ổn – Phi công bất phú – Phi thương bất hoạt – Phi trí bất hưng. Nguyễn Khả Phong - Công Ty TNHH Chế biến bột mì Mê Kông Khu CN Phú Mỹ I, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Một góc nhìn về lạm phát ( Bình chọn: 4 Thảo luận: 1 Số lần đọc: 3835) Có lẽ cũng không kém hơn vào giữa thập niên 80 của thế kỷ thứ XX vấn đề lạm phát lại được đưa ra bàn thảo sôi nổi như lúc này tại Việt Nam. Có sự đồng thuận về quan điểm nhưng cũng có không ít những bất đồng xoay quanh cách hiểu lạm phát và cách điều hành chính sách tiền tệ. Để hiểu rõ hiện tượng lạm phát cũng như các hiện tượng tài chính - tiền tệ trong các nền kinh tế, tôi cho rằng trước hết chúng ta cần phải hiểu được bản chất của tiền tệ và các chức năng của nó. Không phải ngẫu nhiên mà nội dung Tiền tệ thường được các sách Kinh tế học (kể cả Kinh tế Chính trị học, Tài chính - Tiền tệ) bàn đến đầu tiên. Trong giới hạn bài viết này tôi không trình bày lại thế nào là bản chất và nội dung các chức năng của tiền tệ, tôi cũng không có ý định cũng như tham vọng đưa ra một định nghĩa chính thống về lạm phát nhằm thống nhất các định nghĩa khác. Tôi chỉ muốn chia sẻ một suy nghĩ nhỏ của mình về vấn đề nhìn nhận lạm phát. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các nhà nghiên cứu kinh điển lẫn kinh nghiệm. Có lẽ cũng không kém hơn vào giữa thập niên 80 của thế kỷ thứ XX vấn đề lạm phát lại được đưa ra bàn thảo sôi nổi như lúc này tại Việt Nam. Từ các nhà hoạch định chính sách đến các doanh nghiệp, từ các giáo sư đến các sinh viên, từ các nhà nghiên cứu kinh tế đến những người thực hành, từ anh kỹ sư đến cô nội trợ, từ anh công nhân đến bác nông dân, từ người giàu đến kẻ nghèo và đến cả bản thân tôi, mỗi người bàn đến vấn đề lạm phát từ những góc độ khác nhau và cũng xuất phát từ những mục đích khác nhau. Trong các bàn luận đó có người hoan hỉ hoặc bàng quan nhưng cũng có kẻ căm phẫn, tỏ ra bực tức rồi lo lắng Có sự đồng thuận về quan điểm nhưng cũng có không ít những bất đồng xoay quanh cách hiểu lạm phát và cách điều hành chính sách tiền tệ. Cho đến nay ở Việt Nam, về cách hiểu và định nghĩa lạm phát, có thể chia ra hai trường phái: Lạm phát Giá cả và Lạm phát Tiền tệ. Nội dung cơ bản của hai dòng quan điểm này là: những người theo trường phái Lạm phát Giá cả cho rằng hiện tượng Lạm phát là do giá cả tăng lên, nói chính xác là mức giá cả chung tăng lên theo thời gian; trong khi đó người theo trường phái Lạm phát Tiền tệ cho rằng lạm phát có căn nguyên là tiền tệ, hay nói chính xác là do sức mua của tiền tệ giảm theo thời gian. Như vậy, một quan điểm thì cho rằng lạm phát so sức mua của tiền tệ giảm theo thời gian, còn quan điểm kia thì lại "đổ lỗi" cho mức giá cả chung tăng lên theo thời gian. Nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Chúng ta chắc phải biết, tiền tệ là vật ngang giá chung dùng để đo lường, biểu thị giá trị của hàng hoá (chức năng thước đo giá trị - standard of value) và qua đó giúp cho hàng hoá có thể lưu thông (chức năng phương tiện trao đổi - medium of exchange). Hàng hoá sản xuất ra yêu cầu cần phải lưu thông, trao đổi, tức để bán. Để có thể trao đổi được thì cần phải xác định được giá trị trao đổi. Như vậy, chức năng phương tiện trao đổi ra đời là yêu cầu khách quan của tiền tệ, góp phần làm cho lưu thông hàng hoá được diễn ra một cách thuận lợi, thông suốt và dễ dàng. Song trước khi thực hiện chức năng phương tiện trao đổi thì đòi hỏi tiền tệ phải làm tốt chức năng thước đo giá trị. Chức năng thước đo giá trị phải có trước, sau đó mới có chức năng phương tiện trao đổi. Song chức năng phương tiện trao đổi là mục đích chính để từ đó phải có chức năng thước đo giá trị. Kinh tế chính trị học đã chỉ rõ, để tiền làm chức năng thước đo giá trị của hàng hoá thì bản thân tiền phải có giá trị. Điều này cũng giống như yêu cầu về tư chất đạo đức của người làm công việc đánh giá tư chất đạo đức của người khác. Nếu người làm công việc này bị xã hội cho rằng kém đạo đức thì những đánh giá của ông ta cũng không đáng tin cậy, không có ý nghĩa, thiếu thuyết phục. Ban đầu, tiền là hàng hoá (hoá tệ) bởi hàng hoá tự nó phải có giá trị (và giá trị sử dụng). Hàng hoá khi được dùng làm tiền, nó đã tỏ ra là người có năng khiếu bẩm sinh. Hàng hoá dùng làm tiền tồn tại dưới hình thức là vàng (chế độ Bản vị Vàng - gold standard) đã xoá bỏ mọi tranh cãi về lạm phát. Đây là một trong những nội dung cốt lõi để hiểu về lạm phát. Sự sụp đổ của chế độ Bản vị Vàng với nhiều nguyên nhân đã chỉ rõ trong các sách kinh tế và sự ra đời của chế độ tiền dấu hiệu (fiat money) từ chế độ Bản vị bảng Anh đến chế độ đồng USD (Bretton Woods) rồi chế độ tiền giấy pháp định ngày nay. Quá trình này làm cho các hệ thống tiền tệ luôn đứng trước khả năng (chính xác hơn là một hiện thực) "lún sâu" vào các cuộc lạm phát. Vấn đề được dẫn dụ như thế này. Giả sử trước đây có một loại hàng hoá có giá trị 100.000 đồng/sp thì với một tờ tiền có mệnh giá 100.000 đồng, chúng ta có thể mua được 1 sản phẩm. Nay vì lý do gì đó, tờ tiền này bị mất giá trị 50%, nghĩa là mệnh giá của tờ tiền vẫn 100.000 đồng nhưng để mua được cùng loại hàng hoá trên ta phải bỏ ra 2 tờ cho 1 sản phẩm như trước. Lưu ý rằng hàng hoá trên giá trị vẫn không đổi bởi đã không hề có một yếu tố nào tác động đến giá trị của nó cả. Giá trị không đổi thì giá cả cũng phải không đổi vì xét theo lý thuyết (thị trường cạnh tranh hoàn hảo) giá cả chỉ là hình thức biểu hiện cho giá trị (không có điều ngược lại mà phải là giá trị là nội dung của giá cả). Vì vậy, nếu nhìn vào hiện tượng thì bạn chỉ thấy giá cả hàng hoá này là 200.000 đồng do người mua hàng phải trả 2 tờ mệnh giá 100.000 đồng để đổi lấy nó thì chớ có lầm tưởng giá trị của hàng hoá này đã tăng lên 200.000 đồng. Về bản chất thì giá trị hàng hoá không đổi trong khi sức mua của tờ tiền giảm sút. Từ đây có thể kết luận rằng khái niệm lạm phát là hiện tượng (tình trạng) mức giá chung tăng lên không sai nhưng như chính bề mặt (câu từ) khái niệm này đã nói lên rằng nó chỉ cho thấy hiện tượng của lạm phát mà chưa thấy được bản chất. Cũng giống như không ai nhìn thấy được bản chất của con người mà chỉ nhìn thấy được hiện tượng của họ để từ đó nhận thức được bản chất mà thôi. Nếu bản chất của ai đó được xã hội đánh giá xấu (tất nhiên chỉ mới trong suy nghĩ của ai đó) thì tạm thời hiện tượng có thể phản ánh sai lệch bản chất do tính chủ quan của con người. Song không sớm thì muộn bản chất đó phải “lòi” ra qua hiện tượng chứ không có điều ngược lại rằng bản chất sẽ phải thay đổi theo hiện tượng. Nghĩa là không thể giá trị của loại hàng hoá trên phải tăng lên 200.000 đồng cho đúng bằng giá cả mà cái mức giá 200.000 đồng kia phải được điều chỉnh về 100.000 đồng. Hơn nữa, điều chỉnh giá cả từ 200.000 đồng về mức giá để phản ánh đúng trị là 100.000 đồng không phải từ chính hàng hoá đó mà phải chính từ loại hàng hoá đặc biệt làm vật ngang giá, tức là tiền. Vấn đề chưa thể dừng lại ở đây mà sẽ được giải quyết khi chúng ta lý giải được vì sao tờ tiền trên bị mất giá trị 50%. Chúng ta biết rằng, tờ tiền ban đầu đảm trách tốt chức năng thước đo giá trị và do vậy cũng thực hiện hoàn hảo chức năng phương tiện trao đổi thông qua hình thức biểu hiện là giá cả. Điều này chỉ có được khi tiền bản thân nó có giá trị nội tại (như vàng), còn với tiền dấu hiệu thì giá trị của tờ giấy làm tiền (chi phí làm ra tờ tiền) không thể bằng sức mua của nó hay cái giá trị của hàng hoá (vàng) mà nó là đại diện. 100.000 đồng kia không phải là giá trị của bản thân tờ tiền mà là cái giá trị đại diện cho một lượng giá trị hàng hoá. Khi chúng ta nói giá trị của tờ tiền giảm 50% tức nói cái giá trị đại diện kia giảm 50%. Lý do từ đâu? Lý do được tìm thấy ở chính quy luật lưu thông tiền tệ và chính sách tiền tệ của NHTW. Với 100 bao gạo định sẵn thì với 50 người vác thì mỗi người sẽ vác 2 bao, nhưng tăng cường thêm 50 người nữa thì không thể nói ngược rằng mỗi người vẫn vác 2 bao để có thể 100 người vác được 200 bao gạo mà phải nói xuôi là mỗi người chỉ vác 1 bao mà thôi. Còn nếu muốn vẫn duy trì mỗi người vác 2 bao thì cần tăng thêm 100 bao gạo nữa vậy, tức phải tăng thêm một lượng giá trị hàng hoá tương ứng bằng việc sản xuất ra một lượng sản phẩm hàng hoá tăng thêm. Vậy, lạm phát là một thuật ngữ kinh tế mà bản chất của nó là giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của tiền bị suy giảm một cách tương đối so với cái giá trị mà đáng lẽ nó phải đại diện tốt khi nó “dám” xung phong làm đại diện. Khi con người "đẻ" ra tiền dấu hiệu thì họ cũng phải chịu trách nhiệm "nuôi dạy" và "chỉ bảo" nó. Chính chính sách tiền tệ mới là thủ phạm chính gây ra tội lạm phát vì nó có thể làm ảnh hướng đến cung tiền và từ đó là sức mua của tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ một lần nữa khẳng định là kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của tiền tệ. Lạm phát là một vấn đề thuộc về tiền tệ. Chính sách tiền tệ phải có nhiệm vụ đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và phải chịu trách nhiệm trước tình trạng lạm phát trong nền kinh tế. Lạm phát là một hiện tượng ngẫu nhiên tồn tại khách quan trong các nền kinh tế có lưu thông tiền dấu hiệu. Diệt hẳn lạm phát là điều cực kỳ khó khăn nếu không muốn nói là không thể khi vẫn còn tiền dấu hiệu. Xóa bỏ tiền dấu hiệu buộc con người phải nghĩ ra một chế độ tiền tệ mới. Chừng nào "họ" nghĩ ra thì đó cũng là thời điểm đánh dấu sự chín muồi cho một sự quá độ từ chế độ tiền tệ này sang một chế độ tiền tệ khác như nó đã từng diễn ra trong lịch sử. Tăng trưởng kinh tế, lạm phát và chính sách tài chính-tiền tệ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát là bài toán luôn thường trực trên bàn nghị sự của các Chính phủ nhưng cũng khó giải nhất đối với tất cả các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế thị trường phát triển. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ở quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng yêu cầu nội tại của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn con đường tăng trưởng lại cực kỳ khó khăn. Thực tế khó có thể phát triển nhanh, mà giữ vững được trong dài hạn, vì bản thân tăng trưởng kinh tế nhanh thường chứa đựng nhiều nhân tố gây mất cân đối, thậm chí dẫn tới khủng hoảng. Nổi bật nhất là hiện tượng tăng trưởng quá nóng, lạm phát tăng và không phải quốc gia nào cũng tìm được cách “hạ nhiệt” an toàn. Trung Quốc cũng đã nhiều lần tìm các giải pháp để hạ nhiệt nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, có lúc lên tới hai con số. Bên cạnh đó, tính chu kỳ của nền kinh tế không chừa bất kỳ quốc gia nào, ngay cả đối với những nền kinh tế được gọi là “thần kỳ”. Nền kinh tế nước ta mới chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy thời gian chưa nhiều, đủ để phát hiện và khảo sát tính chu kỳ của nền kinh tế, song những biểu hiện của nó đã xuất hiện tương đối rõ. Kể từ năm 1986 đến nay, tăng trưởng kinh tế đã trải qua 4 giai đoạn thăng trầm: năm 1986 – 1991 chỉ tăng trưởng 4,7%/năm; năm 1992 – 1997 tăng trưởng tới 8,7%/năm mà đỉnh cao là năm 1995 với GDP tăng 9,5%; năm 1998 – 2001 lại hạ xuống còn khoảng 6%/năm và năm 2002 – 2005 phục hồi với trên 7,6%/năm. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, có nhiều nước dựa vào mô hình tăng nhanh đầu tư, dù phải chấp nhận gánh nặng nợ nước ngoài ngày càng gia tăng, nghĩa là tăng trưởng cao bằng mọi giá. Kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 2 con số, đồng thời lạm phát cũng gia tăng, nền kinh tế phát triển quá “nóng”, các nhân tố khủng hoảng kinh tế - tài chính xuất hiện và ngày càng chín muồi dẫn tới khủng hoảng không thể tránh khỏi. Tuy vậy, một số nhà kinh tế vẫn ủng hộ quan điểm chấp nhận khủng hoảng (khủng hoảng lạm phát cao, khủng hoảng nợ, khủng hoảng thâm hụt ngân sách nhà nước) và coi đó như một nhân tố thúc đẩy cải tổ cơ cấu nhanh hơn, có hiệu quả hơn và do đó tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tóm lại, đây là mô hình tăng trưởng nhanh “lồi lõm” nhưng xu hướng chung vẫn đưa nền kinh tế đạt trình độ cao hơn. Quan điểm thứ hai đang được nhiều nước ủng hộ là tăng trưởng ổn định. Từ góc độ kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ sở vững chắc cho những bước phát triển trong tương lai, hay còn gọi là tăng trưởng kinh tế “theo đường thẳng”, nghĩa là không có hay giảm thiểu khủng hoảng. Bản chất của nền kinh tế thị trường thường xuyên phát sinh ra những nhân tố gây khủng hoảng, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao, nên các chính sách kinh tế vĩ mô phải nhạy cảm và thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với tình hình. Đây không phải là một việc dễ dàng. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng chỉ có thể duy trì được dài hạn nếu ở mức vừa phải, kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng mức đó không quá 6 – 8%/năm. Muốn quy mô GDP năm 2010 gấp đôi so với năm 2000 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm phải đạt 7,2%, tức là nằm trong khung 6 - 7%/năm. Bài toán khó giải nhất hiện nay là kiềm chế tăng giá trong khi vẫn phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Theo quy luật kinh tế chung, tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát tăng thường song hành với nhau. Kinh nghiệm cho thấy lạm phát chỉ cản trở tăng trưởng khi lên đến mức 2 con số, do đó, trong giai đoạn năm 2006 – 2010 nói chung, năm 2008 nói riêng cần cân nhắc phương án đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lạm phát, trong đó, theo chúng tôi, nên ưu tiên mục tiêu tăng trưởng. Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao 8 – 9%/năm, đồng thời, kiềm chế tốc độ lạm phát dưới 2 con số nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Lý thuyết cũng như thực tiễn đều chỉ ra rằng, nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến lạm phát là những sai lầm trong chính sách tài khoá - tiền tệ, đồng thời, hai công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng để kiềm chế lạm phát cũng chính là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Thực tế ở nước ta lại không theo “truyền thống” đó. Từ các báo cáo chính thức của [...]... tạo ra mức lạm phát hiện hành của nền kinh tế của một quốc gia Tác hại của lạm phát đối với kinh tế Đối với các quốc gia đang phát triển, tác hại dễ thấy nhất là lạm phát phủ định (negate) tăng trưởng kinh tế nếu bằng hay cao hơn tăng trưởng kinh tế Ví dụ theo World Factbook, nếu một nền kinh tế tăng trưởng kinh tế ở mức 8.4% nhưng tỉ lệ lạm phát lên tới 8.3% Như vậy, trung bình người dân có thu nhập... bao giờ lạm phát cũng có ảnh hưởng xấu đối với kinh tế Tỉ lệ lạm phát bao nhiêu là vừa phải cũng tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế của từng nơi, đặc điểm của nền kinh tế của từng quốc gia khác nhau Theo lẽ thông thường thì tỉ lệ lạm phát nếu giữ được ở mức thấp hơn tỉ lệ phát triển kinh tế thì là điều tốt Do đó, các quốc gia đang ở giai đoạn kinh tế cất cánh (tỉ lệ phát triển xấp xỉ 10%) có... Domestic Product, là một con số thống kê cho biết tổng mức thu nhập của toàn nền kinh tế quốc dân và tổng mức chi tiêu trên đầu ra của hàng hóa và dịch vụ GDP là số đo về giá trị của hoạt động kinh tế quốc gia Nói cách khác, GDP mô tả sự vận hành trơn tru của bộ máy kinh tế một đất nước Các quốc gia có nền kinh tế và khoa học kinh tế phát triển như Hoa Kỳ và Tây Âu thường tính GDP cho từng quý (Ví dụ,... nhập của tất cả mọi người dân trong một nền kinh tế Mặt khác, ta xét GDP như tổng mức chi tiêu của nền kinh tế trên tổng đầu ra sản xuất trong năm về hàng hóa và dịch vụ Cách nào cũng nhằm để đo hiệu suất vận hành của nền kinh tế bằng giá trị tiền tệ Một nền kinh tế có GDP lớn cũng có nghĩa là có sản lượng đầu ra hàng hóa và dịch vụ lớn, và như vậy, nền kinh tế đó có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của... xu thể phát triển kinh tế thế giới ngày nay ( Bình chọn: 2 Thảo luận: 0 Số lần đọc: 17841) Đại hội lần thứ VI của Đảng CSVN đã mở ra một thời kỳ cách mạng mới Từ đây, công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ trên toàn quốc với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước Cũng trong thời gian này, quá trình phát triển kinh tế trên thế... là Trung Quốc Rõ ràng, chúng ta cần rút ra những bài học kinh nghiệm về kiềm chế lạm phát từ thực tế này Theo chúng tôi, nên tập trung trí tuệ và sức lực vào việc tìm ra giải pháp kiềm chế tốc độ tăng giá hiện nay nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của chúng ta trong “hệ quy chiếu” thị trường, hội nhập và mở cửa kinh tế Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 8 – 8,5% trong khi kiềm chế tốc độ lạm phát... mới giữa cung cầu Lúc đó kinh tế đi vào giai đoạn suy thoái và tiêu chuẩn sống (standards of livings) của người dân bị giảm sút Sự tác hại của lạm phát đối với kinh tế sau một thời gian âm ỉ có tính cách bùng nổ như một cơn bệnh cấp tính Điển hình nhất là cơn đại khủng hoảng kinh tế 1929 tại Mỹ Chỉ trong một một ngày, giá trị thị trường chứng khoán Mỹ bị mất đi gần một nửa và kinh tế Mỹ bước vào một... dịch vụ công của các chính khách (ví dụ ở Quốc Hội) Về nguyên tắc, GDP loại trừ tất cả các quy đổi về giá trị tạo ra của "nền kinh tế ngầm." Nền kinh tế ngầm là một phần của mọi nền kinh tế quốc gia, nhưng được che dấu, không khai báo, hoặc nhằm mục đích trốn thuế (ví dụ, kinh doanh bất động sản không khai báo) hoặc là hoạt động đó bị pháp luật cấm hoàn toàn (ví dụ, buôn bán ma túy) Và bây giờ ai... cơ Từ thập niên 90, đặc biệt là sau năm 2000, hầu hết các xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu của thế giới đều vận động theo chiều hướng để tạo dựng nền kinh tế toàn cầu thống nhất Hội nhập kinh tế trên quy mô khu vực và toàn cầu là xu thế tất yếu của kinh tế mỗi nước Với xu thế toàn cầu như hiện nay thì trong vài thập kỷ tới, một thị trường toàn cầu không biên giới sẽ xuất hiện Như đã biết, số nước... liên kết, khu vực hóa, quốc tế hóa của nhiều nền kinh tế Tại đây, vấn đề được đề cập đến trước hết là liên minh thuế quan, sau đó là đầu tư, và cuối cùng là đồng tiền chung Một chiến lược phát triển kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế cần phải có những ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và dịch vụ hướng ngoại Trên thị trường thế giới, kết quả của nền kinh tế mới người ta thấy có ba loại hình xuất khẩu: . tất cả các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế thị trường phát triển. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ở quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. trong khi vẫn phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Theo quy luật kinh tế chung, tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát tăng thường song hành với nhau. Kinh nghiệm cho thấy lạm phát chỉ cản. hành của nền kinh tế của một quốc gia. Tác hại của lạm phát đối với kinh tế Đối với các quốc gia đang phát triển, tác hại dễ thấy nhất là lạm phát phủ định (negate) tăng trưởng kinh tế nếu bằng

Ngày đăng: 08/08/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan