Không ít lần bạn bị đồng nghiệp “xoay” với những câu hỏi quá riêng tư? Bạn cảm thấy khó chịu vì kiểu “quan tâm”, “săm soi” quá mức của đồng nghiệp và không muốn chia sẻ những chuyện cá nhân? Bạn nên ứng xử thế nào khi rơi vào tình huống này? Hãy thẳng thắn và cứng rắn hơn với những kiểu "quan tâm" quá mức của đồng nghiệp (ảnh minh họa). Sự quan tâm, đôi lúc có phần thái quá và tò mò của đồng nghiệp là điều không hiếm gặp tại công sở. Đó còn chưa kể những câu hỏi soi mói, mang tính “công kích” trong một số trường hợp. Trả lời qua loa, chuyển hướng đề tài, hay ăn miếng trả miếng đều chưa hẳn là giải pháp triệt để. Một số lưu ý sau có thể sẽ giúp được cho bạn: Chandra Jackson, Giám đốc điều hành một khách sạn tại Mỹ chia sẻ, “Tôi thường tỏ rõ lập trường của mình một cách tế nhị nhưng kiên quyết ngay từ đầu với mọi người xung quanh: các vấn đề liên quan đến công việc luôn được chào đón, nhưng nếu đó là những câu hỏi về đời tư, hay thậm chí là châm chích, tôi sẽ khéo léo nói thẳng rằng tôi không muốn chia sẻ những chuyện cá nhân và chọn cách không trả lời.” Cân nhắc ý định thực sự của người nói, không chủ quan dựa trên cảm nhận của bạn: Hãy phân tích động cơ của người nói khi họ có những phát ngôn, nhận xét hay thắc mắc mang tính cá nhân nhắm vào bạn. Phân tích khách quan xem đó chỉ đơn thuần là lời nói vô ý, thuận miệng thốt ra bởi tò mò hay có chủ đích, “tâm ý” rõ ràng. Xem xét bối cảnh: Nếu là ở một hàng ăn, quán nước nào đó thì bạn có thể không ngần ngại bày tỏ cảm xúc của mình. Tuy nhiên, môi trường công sở có những ranh giới nhất định, và bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng về phản ứng cần có và cách đối đáp phù hợp, tránh “nóng giận mất khôn”, hay trả lời cộc lốc thái quá. Đừng “trả đòn”: Hãy nói thẳng, “Tôi thấy không thoải mái nếu trả lời câu hỏi này vì nó mang tính cá nhân quá. Tốt nhất là chúng ta đề cập đến chuyện khác sẽ hay hơn”, thay vì đối đáp kiểu: “Cô/Anh không có quyền soi mói mấy chuyện đời tư của tôi. Mấy người nghĩ mấy người là ai?” Tập phản xạ ứng phó: Theo Peter Senge, tác giả quyển sách The Fifth Discipline, bạn hãy quan sát phản ứng của bản thân bằng cách tự hỏi, “Tôi đang cảm thấy như thế nào? Tôi đang nghĩ gì? Tôi muốn xử lý tình huống này ra sao?” Phương pháp này sẽ giúp bạn có phản xạ cần thiết và có cách ứng xử lanh lẹ khi gặp phải những trường hợp như vậy. Đối phó với những kẻ cố tình chọc phá: Nếu đồng nghiệp nào đó cố tình không hiểu sự khó chịu của bạn và cố tình tò mò những chuyện đời tư, bạn cần thẳng thắn và cứng rắn hơn nữa khi trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp này. . tâm”, “săm soi” quá mức của đồng nghiệp và không muốn chia sẻ những chuyện cá nhân? Bạn nên ứng xử thế nào khi rơi vào tình huống này? Hãy thẳng thắn và cứng rắn hơn với những kiểu "quan tâm". đó cố tình không hiểu sự khó chịu của bạn và cố tình tò mò những chuyện đời tư, bạn cần thẳng thắn và cứng rắn hơn nữa khi trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp này. . ranh giới nhất định, và bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng về phản ứng cần có và cách đối đáp phù hợp, tránh “nóng giận mất khôn”, hay trả lời cộc lốc thái quá. Đừng “trả đòn”: Hãy nói thẳng, “Tôi thấy