1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bình luận về cộng dồng văn hoá ASEAN ppt

12 501 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 109,5 KB

Nội dung

1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã tồn tại hơn 40 năm trở thành 1 liên kết khu vực với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên. Việc xây dựng ASCC là hoàn toàn mang tính nhân văn sâu sắc, là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người ASEAN. Nghiên cứu về ASCC sẽ cho ta 1 cái nhìn đúng đắn về 1 trong 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN(AC) nói riêng và về AC nói riêng, đnahs giá triển xọng của ASCC trong tương lai nhằm hiểu biết sâu sắc hơn về tổ chức quốc tế này. 2. Khái niệm về Cộng đồng văn hóa- xã hội Cộng đồng văn hoá – xã hội ASEAN là liên kết văn hoá – xã hội của ASEAN trên cơ sở một hệ thống các thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một xã hội chia sẻ, đùm bọc và đoàn kết trong một bản sắc chung, nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao. Cơ sở pháp lí Để duy trì an ninh và tạo ra sự hội nhập khu vực, sự giao lưu văn hoá trong đó có việc nghiên cứu khu vực, tìm hiểu văn hoá, cần đi trước một bước để mở đường và chuẩn bị cho quá trình này. Với nhận thức về mối liên kết khu vực, ngày 14- 16/12/1997, tại hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai tổ chức ở Kuala lumpur, “Tầm nhìn ASEAN 2020” đã được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua với khẳng định ngay từ lời nói đầu : “ ASEAN sẽ là một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam Á hướng ra bên ngoài, sống trong hoà bình, ổn định và thịnh vượng , gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”. Như vậy, ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASCC mới chỉ được hình thành từ văn kiện “ Tầm nhìn 2020” sau 30 năm tồn tại và phát triển của ASEAN; và “ Chương trình hành động Hà Nội” (HPA,1998) là chương trình hành động đầu tiên đưa ra các mục tiêu, chương trình thực hiện tầm nhìn dài hạn trên. Trong hội nghị cấp cao ASEAN – 9 (10/2003) tại Bali (Indonesila), các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua “Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN II” (Tuyên bố Bali II), Theo đó, AC sẽ bao gồm ba trụ cột: Kinh tế, An ninh- chính trị, Văn hoá- xã hội. Đây là văn kiện đầu tiên chính thức đánh dấu sự ra đời của ASCC. Ba trụ cột đó sẽ tạo thành một thể thống nhất có quan hệ bền chặt với nhau, cùng hoạt động hướng tới sự hoà bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực. Sau đó, vào năm 2007, bản “Hiến chương ASEAN” một lần nữa khẳng định việc xây dựng ASCC trong quá trình tạo lập một “Cộng đồng ASEAN”. Hiến chương nhấn mạnh vai trò của ASCC là phải vì con người, phải xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, phát triển bền vững với môi trường… cho sự phát triển con người. Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng nguồn nhân lực dồi dào thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo lâu dài trong khoa học và công nghệ để tăng cường quyền năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy AC; tăng cường quyền lợi cho người dân và nâng cao nhận thức trong người dân về một bản sắc ASEAN đa dạng mà thống nhất. Đặc biệt, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 ngày 1/3/2009 tại Thái Lan thông qua “Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC” để đẩy mạnh sự hình thành của một trong ba trụ cột chính của AC :ASCC. Tính đến nay, đây là văn kiện đề ra các chương trình, hành động với các mục tiêu cụ thể và rõ ràng nhất để xây dựng ASCC trong giai đoạn 2009-2015, hình thành góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng AC từ 2020 xuống 2015. Có thể nói rằng, việc hình thành ASCC không những là một thích ứng trước tình hình quốc tế có nhiều biến động mà còn bắt nguồn từ chính nhu cầu nội tại của các quốc gia thành viên của ASEAN, bởi mỗi nước, ngoài những đặc điểm văn hoá- xã hội mang tính truyền thống còn bị ảnh hưởng và chi phối bởi các yếu tố bên ngoài có nguồn gốc văn hoá. Giao lưu văn hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi ASEAN hơn lúc nào hết cần phải khẳng định bản sắc riêng của riêng mình trong thế giới đa dạng và nhiều biến đổi. II.Mô hình liên kết gồm cấu trúc nội dung; phương thức xây dựng và thực hiện; thiết chế pháp lý 1. Cấu trúc nội dung: Từ các văn kiện pháp lý có thể khái quát 1 cách cô đọng mục tiêu của ASCC là xây dựng 1 cộng đồng văn hóa thân thiện và đùm bọc lẫn nhau. Được nêu tròn Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC được ASEAN thông qua vào năm 2009 “mục tiêu chính của ASCC là góp phần thực hiện AC lấy con người làm trung tâm và trách nhiệm xã hội nhằm đạt được sự thống nhất và đoàn kết lâu dài giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN thông qua việc tạo lập 1 bản sắc chung và xây dựng 1 xã hội chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao”. Với các mục tiêu được xác định 1 cách rõ ràng như vậy, đồng thời để xây dựng thành công 1 cộng đồng ASEAN, chính phủ các quốc gia Đông Nam Á đã từng bước vạch ra các nội dung hợp tác cụ thể và lộ trình thực hiện các nội dung đó. Với ASCC, dựa trên các mục tiêu được xác định rõ ràng trong Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC được ASEAN thông qua năm 2009 thì ASCC sẽ tập trung vào 6 hoạt động chủ chốt bao gồm: phát triển con người; bảo trợ và phúc lợi xã hội; các quyền và công bằng xã hội; đảm bảo môi trường bền vững; tạo dựng bản sắc ASEAN; thu hẹp khoảng cách phát triển. Các nội dung trên đã thể hiện đầy đủ định hướng, bản chất và bao trùm toàn bộ các mục tiêu của ASCC là lấy con người làm trung tâm, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với xã hội và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, đồng thời ASCC cũng có trách nhiệm giải quyết và phát triển những đặc thù của ASEAN và của chính ASCC. Cộng đồng là 1 liên kết sâu rộng các chuẩn mực, đạo đức, lối sống… làm thành 1 hệ thống chung, một hệ giá trị chung thống nhất. Qua các nội dung trên ta có thể nhận thấy quyết tâm rất lớn của chính phủ các nước trong việc xây dựng ASCC. Về nội dung xây dựng ASCC, ASEAN đang phát huy đặc trưng quan trọng là tính giá trị của văn hóa và chức năng điều chỉnh xã hội của văn hóa để tạo ra một hệ giá trị mới phù hợp với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Nó góp phần giải quyết mặt trái của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang diễn ra ngay trong lòng các quốc gia thành viên ASEAN để tạo ra một xã hội phát triển hài hòa, đời sống tinh thần lành mạnh vì con người và cho con người. Như vậy việc điều chỉnh các vấn đề xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội của ASCC sẽ góp phần xây dựng 1 xã hội tốt đẹp,vì con người, công bằng dân chủ , phát triển bền vững môi trường…Bên cạnh đó nội dung của ASCC sẽ tác động tích cực tới sự phát triển bền vững của ASEAN bởi tất cả những vấn đề mà ASCC đưa ra có thể hạn chế hoặc tránh được những sai lầm mà nền văn minh công nghiệp đã vấp phải khi con người Đông Nam Á vẫn giữa được các giá trị văn hóa truyền thống mà chưa hệ bị bào mòn bởi nền văn minh ống khói.các mục tiêu của ASCC đạy được sẽ góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến tăng trưởng dân số, cải cách giáo dục, tình trạng thất ngiệp, ngăn ngừa các loại dịch bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS và SARS, tình trạng suy thoái moi trường và ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới…Đây thực sự là những vấn đề rất nan giải mà cả xã hội Đông Nam Á đang phải đối mặt. 2. Phương thức xây dựng và thực hiện Để hiện thực hóa các mục tiêu và các nội dung hợp tác trong khuôn khổ của ASCC, ASCC đã đưa ra các phương thức thực hiện: -Xây dựng một cơ chế thực hiện đảm bảo điều phối hoạt động của ASCC -Huy động các nguồn lực tài chính, chuyên môn, nghiên cứu và xây dựng năng lực……………………………………… -Xây dựng và triển khai 1 chiến lược truyền thông tốt nhằm nâng cao nhận thức của Cộng đồng ASEAN về ASCC ở tất cả các nước ASEAN cũng như tiếp tục thông tin về tiến độ xây dựng cộng đồng này cho các đối tượng hưởng lợi. Có như vậy, việc xây dựng ASCC mới được coi là thành công. -Xây dựng cơ chế kiểm điểm để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động đều đáp ứng nhu cầu và ưu tiên của ASEAN, có tính đến tính năng động đang đổi thay của môi trường khu vực và toàn cầu. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo tính thực thi hiệu quả các thỏa thuận. ASCC đã đưa ra các phương thức thực hiện 1 cách toàn diện, đầy đủ và hợp lý trên cơ sở các điều kiện của các quốc gia ASEAN để tiến tới thực hiện thành công những nội dung đã đề ra, đạt được mục tiêu mà Cộng đồng đang hướng tới 3. Thiết chế pháp lý Cũng như các trụ cột khác trong ASEAN, bên cạnh các thiết chế chính điều phối toàn bộ hoạt động của ASEAN và AC như: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Hội đồng điều phối ASEAN, và Ban thư ký ASEAN, ASEAN đã thiết lập 1 hệ thống thiết chế chịu trách nhiệm riêng về lĩnh vực văn hóa- xã hội của khu vực bao gồm: 1.1. Hội đồng ASCC được thành lập 2009 mỗi năm họp ít nhất 2 lần là cơ quan chịu trách nhiệm riêng về lĩnh vực văn hóa- xã hội của khu vực, với vai trò và chức năng được quy định tại điều 9 hiến chương. Thành phần của Hội đồng ASCC là các quan chức chính phủ cấp bộ trưởng do từng nước thành viên đề cử. Thông thường đó là bộ trưởng của các bộ, ngành chủ chốt trong việc xây dựng Cộng đồng. Giúp việc cho Hội đồng cộng đồng là các quan chức cao cấp(SOM). Hiện nay cơ quan giúp việc của Hội đồng ASCC là Hội nghị các quan chức cao cấp của Cộng đồng văn hóa- xã hội(SOCA). Mặc dù SOCA chưa được đề cập trong Hiến chương ASEAN nhưng trên thực tế SOCA đã được hình thành tại phiên họp đầu tiên của Cộng đồng văn hóa- xã hội tháng 8/2009. 1.2. Trực thuộc Hội đồng ASCC có các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng(17 cơ quan). Như tên gọi của nó, cơ cấu tổ chức của những cơ quan này là các Bộ trưởng của các quốc gia thành viên phụ trách từng lĩnh vực chuyên ngành. Từ đó, các Bộ trưởng lại giao cho các quan chức cấp cao phụ trách từng lĩnh vực cụ thể để trực tiếp thực hiện, quản lý trong chức năng, quyền hạn của mình. Cụ thể: - Hội nghị Bộ trưởng ASEAN phụ trách thông tin(AMRI): được thành lập theo Tuyên bố của các Bộ trưởng ASEAN phụ trách thông tin, tại Jakarta ngày 25/05/1989, 18 tháng nhóm họp 1 lần. AMRI ra đời với chức năng chính là tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thông tin trong ASEAN để xây dựng bản sắc ASEAN cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực. - Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về văn hóa - nghệ thuật(AMCA): được thành lập theo Hội nghị khai mạc của các Bộ trưởng ASEAN về văn hóa nghệ thuật tại Kuala lumpur ngày 14/10/2003 với chức năng tăng cường nâng cao nhận thức về ASEAN cũng như nhận thức về một “cộng đồng ” cho nhân dân trong khu vực; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ASEAN, thúc đẩy sự sáng tạo văn hóa. AMCA 2 năm nhóm họp một lần để đưa ra những kế hoạch nhiệm vụ nhằm thực hiện chức năng của mình. - Hội nghị Bộ trưởng giáo dục ASEAN(ASED): được thành lập năm 2006 với Tuyên bố chung từ Hội nghị Bộ trưởng giáo dục ASEAN lần thứ nhất và Hội nghị Hội đồng các Bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á lần thứ 41 ngày 26/03/2006, mỗi năm họp một lần, ASED đưa ra những kế hoạch, chương trình nhằm thúc đẩy sự hợp tác về giáo dục giữa các thành viên trong khu vực cũng như với bên ngoài, xây dựng một xã hội tri thức, tạo ra khả năng cạnh tranh cho ASEAN , đồng thời nâng cao nhận thức về ASEAN, để người dân trong khu vực hiểu được sự phong phú của lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa và các giá trị chung. - Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về quản lý thiên tai (AMMDM): được thành lập năm 2004 và sẽ nhóm họp khi cần thiết để giải quyết các vấn đề có liên quan đến thiên tai của khu vực; - Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về môi trường(AMME):(trước đây là Uỷ ban ASEAN về môi trường) được thành lập ngày 30/04/1981 tại Manila theo Tuyên bố Manila về môi trường ASEAN, 3 năm họp một lần và hàng năm đều có những cuộc họp không chính thức để đưa ra biện pháp giải quyết những vấn đề môi trường trong khu vực nhằm thực hiện chức năng của mình là đảm bảo môi trường bền vững, sử dụng và quản lý một cách hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Hội nghị Bộ trưởng y tế ASEAN(AHMM); được thành lập ngày 24/07/1980 tại Manila theo Tuyên bố của các Bộ trưởng y tế ASEAN về hợp tác y tế, AHMM 2 năm nhóm họp 1 lần, tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng, cải thiện và nâng cao các dịch vụ y tế để đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho nhân dân, nhất là cư dân nông thôn, miền núi, những nơi điều kiện khó khăn và những người chịu thiệt thòi trong xã hội. - Hội nghị Bộ trưởng lao động ASEAN(ALMM): được thành lập ngày 03/04/1975 tại Jakarta theo Thông cáo chung của của Hội nghị các Bộ trưởng lao động ASEAN lần thứ nhất, 2 năm họp 1 lần, tập trung giải quyết các vấn đề về lao động phát sinh trong quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại như: tạo việc làm , nâng cao chất lượng người lao động và cung cấp chế độ an sinh xã hội phù hợp cho người lao động. - Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo (AMRDPE): Được thành lập ngày 23/10/1997, tại Subang Jaya (Malaysia) theo “Thông cáo chung của Hội nghị khai thác Bộ trưởng ASEAN về phát triển nông thông và xoá đói giảm nghèo”, AMRDPE hai năm nhóm họp một lần để đề ra những chính sách, biện pháp tập trung giải quyết những vấn đề như toàn cầu hoá, thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo vệ xã hội, thu nhập, việc làm… nhất là ở nông thôn và những nơi có hoàn cảnh khó khăn. - Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phúc lợi xã hội và phát triển (AMMSWD): AMMSWD được thành lập năm 1979, ba năm họp một lần nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn, những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên, trẻ em, người già và những cộng đồng địa phương, đồng thời giải quyết những vấn đề liên quan đến sự già đi của dân số. - Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Thanh niên (AMMY): AMMY được hình thành từ năm 1992, hai năm họp nhóm một lần. AMMY thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của cả khu của thanh niên đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia cũng như của cả khu vực, thậm chí tham gia với vai trò lãnh đạo nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực. Ngoài các cơ quan chuyên ngành liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nêu trên còn có các cơ quan chuyên ngành nằm trong trụ cột chính trị - an ninh và trụ cột kinh tế cũng tham gia vào các hoạt động thuộc Cộng đồng văn hóa – xã hội như: Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về ma túy(ASOD), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về viễn thông và công nghệ thông tin(TELMIN); Hội nghị quan chức cao cấp về viễn thông và công nghệ thông tin(TELSOM); Hội nghị Bộ trưởng khoa học và công nghệ ASEAN(AMMST); Ủy ban về khoa học và công nghệ - AMMST/COST và Hội nghị Bộ trưởng nông-lâm nghiệp ASEAN AMAF/SOM- AMAF/ASOF. Ngoài ra, trong cơ cấu tổ chức của Hội đồng ASCC còn có những cơ quan sau: - Hội thảo các bên tiến tới Hiệp định ASEAN về chống ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới (COP to AATPH): Được thành lập năm 2003, mỗi năm họp ít nhất 1 lần. “COP to AATPH” không chỉ trao đổi kinh nghiệm mà còn đề ra các chính sách, chương trình hướng tới 3 mục tiêu chủ yếu : phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát nhiễm khói mù xuyên biên giới thông qua phòng ngừa cháy đất/rừng bằng các chính sách quản lý và thực thi, thiết lập các cơ chế kiểm soát và nâng cao khả năng cứu hoả của các quốc gia thành viên khi xẩy ra sự cố. - Hội nghị ASEAN về các vấn đề Công vụ (ACCSM): Được thành lập vào năm 1980 với tên gọi Hội nghị ASEAN về cải cách Công vụ (ACRCS), nhưng đến năm 1987 thì được thay thế bằng tên gọi “ Hội nghị ASEAN về các vấn đề công vụ”. ACCSM hai năm họp một lần để thực hiện chức năng của mình là đánh giá mức độ hợp tác giữa các hệ thống hành chính khu vực và tính chất của những cải cách đang được ACCSM ban hành nhằm củng cố năng lực hành chính và xây dựng chính sách của các quốc gia thành viên. - Trung tâm ASEAN về đa dạng sinh học (ACB): Được thành lập năm 2005, theo Hiệp định thành lập ACB. Nhiệm vụ của ACB thành lập được xác định là : bảo vệ, bảo tồn, quản lý và sử dụng bền vững các nguồn đa dạng sinh học trong khu vực nhằm sẻ chia vị thế của ACB trên thế giới- trở thành một trung tâm xuất sắc trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học. -Trung tâm điều phối ASEAN: Hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai (AHA Centre): Được thành lập năm 2004 nhằm tăng cường hợp tác trong khu vực thông qua sự hợp tác và phối hợp giữa các bên Hiệp định, Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế liên quan bằng cách trợ giúp các bên trong việc ứng phó với thiên tai. - Trung tâm Thông tin động đất ASEAN (AIEC): Tại Hội nghị lần thứ 13 của Tiểu ban ASEAN về khí tượng và Địa vật lý tháng 8/1990, việc thành lập AIEC đã được các giám đốc Cơ quan Khí tượng quốc gia các nước ASEAN đưa ra. Nhưng đến Hội nghị lần thứ 40 của Uỷ ban khoa học và công nghệ tháng 10/2000, tên gọi “Trung tâm thông tin động đất ASEAN” mới chính thức được sử dụng với chức năng phổ biến những thông tin sớm nhất về những trận động đất lớn/mạnh có thể diễn ra trong lãnh thổ của các quốc gia thành viên ASEAN, đồng thời AEIC cũng đào tạo về khoa học và kĩ thuật cho các nhà nghiên cứu địa chấn đến từ các nước thành viên. +Trung tâm khí tượng ASEAN(ASMC): được thành lập năm 1993 tại Singapore, được tổ chức bởi Bộ phận khí tượng(MSD) của cơ quan môi trường quốc gia Singapore(NEA). Chức năng của ASMC là cung cấp các đánh giá về tình hình thời tiết và khí hậu trong khu vực đặc biệt là những thời tiết nguy hiểm cho các nước thành viên, đồng thời đóng góp vào sự phát triển các mô hình dự báo thời tiết và các chương trinh nghiên cứu và phát triển liên quan trong khu vực. +Mạng lưới các trường đại học ASEAN(AUN): được thành lập năm 1995 theo Hiệp định thành lập AUN, bao gồm 22 trường đại học thành viên, có nhiệm vụ tăng cường hợp tác giữa các trường đại học trong ASEAN với các hoạt động như nghiên cứu, tìm hiểu, trao đổi các chương trình giáo dục; đồng thời cũng tăng cường hợp tác và sự đoàn kết giữa các học giả, các việc sĩ và các nhà nghiên cứu của các nước thành viên, nhằm nâng cao hoạt động giáo dục ở đại học, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Ban quản trị AUN mỗi năm nhóm họp 1 lần. Như vậy thiết chế pháp lý của ASCC đang ngày càng hoàn thiện, bên cạnh cơ quan chịu trách nhiệm chung về văn hóa –xã hội thì đã thành lập thêm những cơ quan giúp việc chuyên trách về từng lĩnh vực cụ thể, như lĩnh vực thông tin, giáo dục, văn hóa nghệ thuật, y tế, môi trường… , nhờ đó sẽ tạo ra sự chuyên sâu, tăng cường hiệu quả hoạt động của từng cơ quan cũng như hoạt động của cả cộng đồng. Vai trò Cộng đồng văn hóa- xã hội ASCC: Việc xây dựng ASEAN mang tính xã hội, cộng đồng trước hết phải bắt đầu từ xây dựng Cộng đồng văn hóa- xã hội ASEAN. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã tuyên bố rằng Cộng đồng ASEAN sẽ bao gồm ba trụ cột: Cộng đồng an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa- xã hội. Trong tuyên bố Ba li II năm 2003, các quốc gia ASEAN đã khẳng định ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN có mối “quan hệ chặt chẽ củng cố lẫn nhau” vì mục tiêu thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung trong khu vực. ASEAN thống nhất trên cơ sở sự liên kết chặt chẽ về kinh tế sẽ là nền tảng cho việc củng cố đoàn kết, ổn định và gia tăng quyết tâm chính trị của ASEAN, thu hút các thành viên ASEAN tích cực tham gia vào các cơ chế liên kết an ninh- chính trị của khu vực. Bên cạnh đó, ASCC cũng có mối quan hệ với hai trụ cột còn lại. Việc xây dựng ASCC nếu như có tác động tích cực trong đời sống của nhân dân các nước thành viên thì sẽ giúp ASEAN tăng cường được vị thế của mình trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị. Chương trình hành động của ASCC cũng đặc biệt ghi nhận rằng “Cộng đồng văn hóa- xã hội ASEAN gắn kết một cách bền chặt không thể tách rời với trụ cột an ninh và kinh tế của Cộng đồng ASEAN”. Cộng đồng văn hóa- xã hội ASCC chiếm một vị trí đặc biệt trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Kế hoạch tổng thể về lĩnh vực này hướng tới xây dựng một cộng đồng ASEAN lấy nhân dân làm trung tâm, xây dựng một ASEAN đùm bọc, tương thân tương ái, vượt qua những khó khăn và thách thức của quá trình toàn cầu hóa. Mục tiêu quan trọng nhất của ASCC là thúc đẩy tiến bộ xã hội và xây dựng bản sắc chung ASEAN. Tuy nhiên, kế hoạch tổng thể ASCC chủ yếu tập trung vào các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức và hiểu biết về sự đa dạng về văn hóa, lịch sử, thể chế… của các quốc gia ASEAN vẫn chưa được xây dựng thành khái niệm rõ ràng. Vì vậy, mục tiêu “hòa nhập trong đa dạng” của ASCC thì mặt “đa dạng” vẫn rõ nét hơn mặt “ hòa nhập”. TRIỂN VỌNG Bất cứ một nhận định nào về tương lai của 1 tổ chức hay một thể chế mang tính khu vực, nhất là về cộng đồng khu vực đều phải dựa trên lý thuyết về cộng đồng và thực tiễn hoạt động của cơ chế, chính sách liên kết của nó. Xét ở tầm vĩ mô, bất cứ một cộng đồng khu vực nào trước hết phải mang tính chính trị, được xây dựng trên cơ sở những đặc tính chung, trong đó sự gần gũi, tương đồng về văn hóa… Để xem xét triển vọng của ASCC cần xuất phát từ thực tiễn triển khai các hoạt động của Cộng đồng này cũng như những khó khăn thách thức đang đặt ra THỰC TIỄN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG ASCC -về phát triển nguồn nhân lực: các nước ASEAN khuyến khích phát triển giáo dục suốt đời và sử dụng ICT như là những phương tiện thúc đẩy nền giáo dục ASEAN và nâng cao nhận thức về ASEAN. Nhiều dự án khác nhau dành cho các trường tiểu học và trung học cơ sở đã được thực hiện như xây dựng 1 chương trình giảng dạy về ASEAN, tổ chức thành công cuộc thi Olympic thể thao cho học sinh tiểu học ASEAN lần thứ hai tại Giacacta. Diễn đàn các hiệu trưởng trường học ở Đông Nam Á lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 8/2008 -Về phúc lợi và bảo trợ xã hội: Hợp tác y tế ASEAN tập trung vào những vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như ngăn ngừa và kiểm soát bệnh dịch truyền nhiễm, HIV/AIDS, Hội nghị đặc biệt của các Bộ trưởng y tế ASEAN+3, về dịch cúm A-H1N1(Băng Cốc, 05/2009) thể hiện quyết tâm và cam kết chung về các biện pháp ngăn chặn đại dịch này. ASEAN đã thực hiện 1 số hoạt động chính của Chương trình công tác ASEAN giai đoạn II về HIV/AIDS(2006-2010) do UNAIDS, UNDP,USAID và các đối tác hỗ trợ… -Về quyền và công bằng xã hội: dự thảo TOR của Ủy ban bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN đã được ASEAN thảo luận tại các cuộc họp của nhóm công tác về vấn đề này. Ủy ban ASEAN thực hiện Tuyên bố bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao đông nhập cư được thành lập vào tháng 09/2008 đang chuẩn bị 1 công cụ pháp lý để bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động nhập cư ASEAN…. -Về đảm bảo bền vững môi trường: trong quản lý thảm họa, một số sáng kiến đã được triển khai. Cuộc diễn tập khu vực ASEAN hàng năm về ứng phó thảm họa khẩn cấp đã diễn ra thành công ở Thái Lan vào tháng 8/2008. Ủy ban ASEAN về quản lý thảm họa(ADCM) phối hợp với cơ quan chiến lược Liên hợp quốc về giảm nhẹ thiên tai tổ chức tổ chức các hoạt động kỷ niệm …. Về môi trường, lần đầu tiên 10 thành phố/thị trấn/huyện ASEAN đã được trao giải thưởng thành phố bền vững môi trường ASEAN nhằm khuyến khích các thành phố chia sẻ các kinh nghiệm tốt nhất về bảo vệ môi trường. Quyết định thành lập Nhóm công tác về biến đổi khí hậu tại Hội nghị bộ trưởng môi trường ASEAN không chính thức lần thứ 11 là nỗ lực mới nhất của ASEAN nhằm đối phó với thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu. ASEAN cũng tăng cường hợp tác với các đối tác bên ngoài nhằm đối phó với những vấn đề môi trường toàn cầu cũng như của khu vực qua việc tổ chức hội nghị Bộ trưởng môi trường toàn cầu cũng như của khu vực qua việc tổ chức hội nghị bộ trưởng môi trường cấp cao Đông Á lần đầu tiên tại Hà Nội(10/2008)… [...].. .Về xây dựng bản sắc ASEAN, để thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức về ASEAN, cuộc thi Tìm hiểu về ASEAN đã được tổ chức trên khắp các nước ASEAN ở cấp độ quốc gia và sau đó là cấp khu vực Bên cạnh đó, một trò chơi trên máy vi tính đã được phát triển nhằm giúp người chơi, đặc biệt là giới thanh thiếu niên hiểu biết hơn về ASEAN, về con người và văn hóa các nước ASEAN ASEAN cũng chú trọng... hình thành Cộng đồng ASEAN phụ thuộc vào quá trình thành lập ba trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN Quá trình xây ASCC đang gặp nhiều khó khăn: Thứ nhất, những vấn đề cơ bản, phần nào mang tính quyết định quá trình xây dựng Cộng đồng an ninh, như thay đổi nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tiến hành đăng kiểm vũ khí ASEAN, lập lực lượng gìn giữ hòa bình thường trực của ASEAN vẫn... nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, ASEAN cần tập trung hợp tác để giải quyết các vấn đề có liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, phát huy bản sắc văn hóa, tạo dựng ý thức cộng đồng, đối phó hiệu quả với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh; tích cực triển khai nhiều hoạt động hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác trong những lĩnh vực này…... ra những trở ngại không nhỏ cho việc hình thành 1 cộng đồng văn hóa- xã hội thực sự những mục tiêu đặt ra của ASCC là rất thiết thực, thể hiện chiều hướng lấy nhân dân ASEAN làm trung tâm, tuy nhiên mục tiêu thì quá rộng lớn với nhiều chương trình hợp tác đa dạng, phức tạp khiến cho triển vọng của ASCC càng khó dự đoán ASEAN đang tiến tới xây dựng 3 cộng đồng trụ cột để cho ra đời AC mang bản sắc riêng... di sản của lịch sử, khó thay đổi và cũng không dễ bị tác động bởi ý chí Nên việc triển khai thấu đáo trên thực tế còn vấp phải những rào cản mà các quốc gia ASEAN phải vượt qua Về văn hóa- xã hội, để định vị thành 1 cộng đồng thì nhìn lại lịch sử ASEAN trước đay, 4 năm còn lại là khó thực hiện xong, bởi lẽ, để thay đổi 1 lối sống, 1 nếp nghĩ, 1 vị thế đối với 1 khu vực gồm nhiều quốc gia thống nhất,... pháp hợp lý Như vậy, các nước ASEAN đã đặt mục tiêu mạnh mẽ vào cố kết một cộng đồng Thực tế, ASEAN có động lực và tiềm năng trở thành liên kết khu vực chặt chẽ hơn, nhưng thách thức trước mắt là rất nhiều, ASEAN có trở thành AC vào năm 2015 hay không là câu hỏi không dễ tìm lời giải đáp thích hợp và thỏa đáng Sự hiện thực của AC vẫn là điều chưa thể dự báo chắc chắn về ASCC, với mục tiêu bao trùm... dọa tình đoàn kết , hợp tác trong ASEAN Thứ hai, các nước thành viên vẫn lo ngại tác động của APSC đến quan hệ giữa các nước đối thoại, đặc biệt là các nước lớn Hiện các nước ASEAN đang đứng trước các thách thức về an ninh phi truyền thống như khủng bố, cướp biển, đối phó sự thay đổi khí hậu, dịch bệnh… Đối với trụ cột ASCC, đặc trưng “thống nhất trong đa dạng” về văn hóa vừa là nền tảng thuận lợi... ASEAN ASEAN cũng chú trọng quảng bá hình ảnh ASEAN ra bên ngoài cũng như tăng cường hợp tác thông tin, văn hóa với các đối tác qua các chương trình giao lưu báo chí thường niên với Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc… Nhìn chung, đây mới chỉ là những hoạt động bước đầu và kết quả đạt được còn khiêm tốn, chưa thực sự thu hút được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân ASEAN – 1 trong những nhân tố quyết định đến . lai nhằm hiểu biết sâu sắc hơn về tổ chức quốc tế này. 2. Khái niệm về Cộng đồng văn hóa- xã hội Cộng đồng văn hoá – xã hội ASEAN là liên kết văn hoá – xã hội của ASEAN trên cơ sở một hệ thống. cả cộng đồng. Vai trò Cộng đồng văn hóa- xã hội ASCC: Việc xây dựng ASEAN mang tính xã hội, cộng đồng trước hết phải bắt đầu từ xây dựng Cộng đồng văn hóa- xã hội ASEAN. Các nhà lãnh đạo ASEAN. của Cộng đồng ASEAN . Cộng đồng văn hóa- xã hội ASCC chiếm một vị trí đặc biệt trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Kế hoạch tổng thể về lĩnh vực này hướng tới xây dựng một cộng đồng ASEAN

Ngày đăng: 08/08/2014, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w