1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Nuôi cá ao nước chảy pptx

10 1,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 128,14 KB

Nội dung

Nuôi cá ao nước chảy 1.1- Sự khác nhau giữa nuôi cá ao nước chảy và ao nước tĩnh Nuôi cá trong ao nước tĩnh là nuôi trong một thể tích khối nước nhất định. Vì thế chỉ có thể thả nuôi với một mật độ nhất định. Nếu ta có chủ động giải quyết con giống, thức ăn, phân bón thì cũng chỉ cho một săng suất nhất định chứ không thể tăng cao như trong ao nước chảy. Sở dĩ năng suất không tăng là do một số nguyên nhân cơ bản sau đây: - Khối lượng cá so với thể tích khối nước đã trở nên bão hòa, hay nói cách khác là cá sẽ không có đủ oxy để thở nếu tăng mật độ cao hơn. - Môi trường ao nuôi lúc này đã trở nên nhiễm bẩn da các sản phẩm thải của cá thải ra trong quá trình nuôi. Vì vậy các chất thải này sẽ bị phân hủy và hình thành các chất khi độc như CO 2 ; H 2 S; CH 4 ; Các chất khi độc này sẽ ức chế quá trình sinh trưởng của cá và có khi sẽ làm cá bị chết hoặc dễ bị nhiễm bệnh. Trong khi đó đối với ao nuôi nước chảy thì tác hại trên sẽ bị loại trừ do lượn nước trong ao luôn được thay mới, hàm lượng oxy hoà tan ổn định hơn chất thải sẽ được đưa ra ngoài. Do đó không còn tồn đọng các chất độc hại trong ao. 1.2- Biện pháp kỹ thuật a/- Thiết kế ao nuôi * Hình dạng: Ao có thể có nhiều hình dạng khác nhau, mỗi dạng đều có những ưu và nhược điểm riêng. - Ao có dạng hình chữ nhật, hình vuông thường có 4 góc chết làm cho nước ở vùng này không lưu thông, ảnh hưởng đến mật độ thả cá và gây ô nhiễm cục bộ. Tuy nhiên, ở những vùng nước đứng này lại là vị trí cho cá ăn thuận lợi (thức ăn không bị thất thoát do trôi dạt). - Hình thang: Có hai góc chết, diện tích ở vùng góc chết rất lớn. - Hình thoi, Hònh tròn, hinh bất quy tắc: Không có góc chết nhưng việc cho ăn sẽ bị khó khăn và phải đóng cống khi cho ăn. * Vị trí: - Phải gần nguồn nước tốt, hàm lượng oxy hòa tan cao, không chứa các chất độc hại cho sự phát triển của cá. - Cao trình của nguồn nước tưới và tiêu thuận lợi. - Gần nơi có khả năng quản lý dễ dàng. - Nên chọn ở những khe suối nhỏ, diện tích lưu vực vừa phải (tạo ra nguồn cung cấp nước ổn định quanh năm). * Diện tích và độ sâu: Diện tích của ao nuôi phụ thuộc vào khả năng đầu tư, khả năng quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Thông thường ở những ao nuôi theo hình thức này diện tích thường không vượt quá 1.000m 2 (trung bình 300 - 500m 2 ). Độ sâu của ao từ 1,0 - 1,3m. * Yêu cầu kỹ thuật khác - Lưu tốc dòng chảy trong ao từ 0,1-0,3m/s. Tốt nhất là 0,2m/s. Nước ao phải có dòng chảy liên tục xuốt ngày đêm. - Cần phải thiết lập đường mương thoát lũ để nước trong ao không bị tràn bờ vào những ngày có mưa lớn. b/- Con giống * Nguyên tắc chọn đối tượng nuôi - Đối tượng cá nuôi phải là loài có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ. - Là loài cá ăn trức tiếp, có cường độ bắt mồi lớn. - Có nguồn thức ăn chủ động tại địa phương - Dễ sản xuất giống và dễ đánh bắt, thu hoạch * Qui cách con giống Cá giống phải đảm bảo yêu cầu về qui cỡ và chất lượng như đối với yêu cầu ở trong nuôi cá ao nước tĩnh. * Mật độ và tỷ lệ thả ghép - Mật độ cá thả ở hình thức nuôi này có thể đạt từ 7 - 10 con/m 2 ao nuôi. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất hiện nay mật độ nuôi thả thường là 3-5con/m 2 . - Tỷ lệ thả ghép: Có thể kết hợp 95% cá trắm cỏ và 5% cá rô phi; hoặc 85% trắm cỏ, 10% rô phi, và 5% cá trôi. * Thả giống Do nuôi với mật độ lớn, nguồn thức ăn cung cấp chủ động bởi con người với khối lượng lớn nên cá thường dễn bị bệnh. Vì vậy cần phải lựa chọn những cá giống khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh hoặc xây sát vây, vảy. Cá trước khi thả xuống ao cần phải tắm thuốc, và sát trùng. Loại hóa chất có thể sử dụng là KMnO 4 (30ppm); hoặc Formol (30ml/10 lít nước), hoặc NaCl (30%o) tắm trong khoảng thời gian từ 5- 15 phút. Mùa vụ thả giống vào khoảng tháng 3 - 4 hàng năm. Nên áp dụng hình thức thu tỉa thả bù và thả làm nhiều đợt. c/- Cho ăn Về sử dụng thức ăn trong nuôi cá ao nước chảy dựa hopàn toàn vào nguồn thức ăn nhân công. ậ Việt Nam nuôi cá ao nuớc ao chảy dựa vào nguồn thức ăn sẵn có trong môi trường xung quanh như rong, cỏ, lá sắn, lá thân cây chuối. Và một số lợi thức ăn tinh bổ sung như cám gao, bột ngũ cốc, khô dầu các loại, Dù là thức ăn gì thì chúng ta vẫn phải đảm bảo đầy đủ về khối lượng và chất lượng theo yêu cầu dinh dưỡng của từng loài dựa trên nhưng nguyên tắc cho cho ăn (đã trình bày ở phần trước).Khẩu phần thức ăn 40- 50% trọng lượng cá nuôi trong ao. Khi cho ăn thức ăn tinh thì phải đặt trong sàng ăn. Ngoài ra khi nuôi mật độ dày, đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao thì phải sử dụng thức ăn dạng viên do các nhà máy chế biến hoặc người nuôi tự sản xuất. Viên thức ăn có đường kính cỡ 3-4mm hoặc lớn hơn tuỳ kính thước của cá. Thức ăn dạng viên có 2 loại là loại chìm cho cá ăn đáy và nổi cho cá ăn nổi. Khẩu phần thức ăn là 3-5%P thân. Trong cho cá ăn ở các ao nuôi nước chảy chúng ta cần lưu ý một số yêu cầu chính sau: - Số lượng, và khối lượng thức ăn trong nuôi cá nước chảy bao giờ cũng lớn hơn trong nuôi cá ao nước tĩnh. - Số lần cho cá ăn trong ngày nên thực hiện nhiều lần (ít nhất là 4 lần). - Vị trí để cho cá ăn nên chọn những nơi nước tương đối yên tĩnh và phải luôn làm vệ sinh. d/- Quản lý và chăm sóc - Việc cho cá ăn phải thực hiện đầy đủ hàng ngày. - Phải thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh của cá để có biện pháp phòng trị kịp thời. - Định kỳ hàng tháng phải tháo đáy cống để chất thải có thể thoát ra ngoài. - Hàng tháng nên đánh bắt 20 - 30 con để kiểm tra tốc độ tăng trưởng và xác định lượng cá trong ao từ đó quyết định lượng thức ăn đưa vào cho phù hợp. - Thường xuyên theo dõi tình hình lụt, bảo để có biện pháp chủ động đề phòng. e/- Phòng ngừa dịch bệnh Nuôi cá trong ao nước chảy dịch bệnh thường hay xảy ra, nhiều khi dịch bệnh lan tràn làm cho cá bị chết hàng loạt. Nguyên nhân cá thường dễ bị bệnh cá thể do: - Cá bị mất sức và yếu do thường xuyên phải bơi ngược dòng. - Mật độ nuôi cá. Đối tượng nuôi dễ bị mẫn cảm với bệnh - Thức ăn không đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết * Biện pháp: trộn thuốc cho cá ăn, hoặc tắm cho cá bằng formol (30ml/10l nước). Khi tắm phải đóng cống và hạ mực nước trong ao. Thấy cá có dấu hiệu bị bệnh thì tháo nước cũ và bổ sung bằng nước mới. Hoặc có thể dùng chlorine treo thành nhiều túi nhỏ trong ao f/- Thu hoạch Việc thu hoạch nên thực hiện theo phương pháp thu tỉa thả bù. Thời gian thu hoạch phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Tốc độ sinh trưởng của cá đã đạt ngưỡng cao. Cá đã đạt trọng lượng thương phẩm có giá trị trên thị trường. - Nhu cầu và giá cả thị trường - Mật độ và chất lượng môi trường ao nuôi. - Điều kiện thời tiết. . Nuôi cá ao nước chảy 1.1- Sự khác nhau giữa nuôi cá ao nước chảy và ao nước tĩnh Nuôi cá trong ao nước tĩnh là nuôi trong một thể tích khối nước nhất định. Vì thế chỉ có thể thả nuôi. Trong cho cá ăn ở các ao nuôi nước chảy chúng ta cần lưu ý một số yêu cầu chính sau: - Số lượng, và khối lượng thức ăn trong nuôi cá nước chảy bao giờ cũng lớn hơn trong nuôi cá ao nước tĩnh nhiều đợt. c/- Cho ăn Về sử dụng thức ăn trong nuôi cá ao nước chảy dựa hopàn toàn vào nguồn thức ăn nhân công. ậ Việt Nam nuôi cá ao nuớc ao chảy dựa vào nguồn thức ăn sẵn có trong môi trường

Ngày đăng: 08/08/2014, 02:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN