Giáo án Công Nghệ lớp 12: BÀI 5 THỰC HÀNH: DIODE – THYRISTOR - TRIAC pps

4 2.3K 5
Giáo án Công Nghệ lớp 12: BÀI 5 THỰC HÀNH: DIODE – THYRISTOR - TRIAC pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI 5 THỰC HÀNH: DIODE – THYRISTOR - TRIAC I. MỤC TIÊU: - HS nhận biết được các loại linh kiện: diode, thyristor, triac. - Đo được điện trở thuận, ngược của các linh kiện để xác định được các điện cực, xác định được chất lượng của linh kiện. - Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn. II. CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: - Nghiên cứu Bài 4, Bài 5 trong SGK. - GV làm thực hành, điền các số liệu vào báo cáo mẫu trước khi hướng dẫn cho HS. 2. Đồ dùng dạy học: - Dụng cụ thực hành: + Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc. - Vật liệu thực hành: + Diode: 9 chiếc (gồm nhiều loại). + Thyristor và triac: 6 chiếc (gồm nhiều loại). III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HÀNH: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Tiến trình thực hành a. Cấu trúc và phân bổ bài thực hành: - Nhận biết các loại linh kiện. - Ôn lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng. - Đo điện trở thuận và ngược của các linh kiện. b. Các hoạt động thực hành. * Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết hình dạng và cấu tạo của các linh kiện. - HS nhận dụng cụ, vật liệu, nghiên cứu và tìm hiểu các nội dung sau: Quan sát hình dạng, đặc điểm bên ngoài để phân loại các linh kiện: diode tiếp điểm, diode tiếp mặt, thyristor và triac. - GV lưu ý HS: + Cách sử dụng đồng hồ vạn năng khi đo: đặt ở thang đo Ωx100 (vì ở mức này điện áp đồng hồ thấp nhất sẽ an toàn cho linh kiện). + Biểu hiện của trị số điện trở khi diode bị đánh thủng và bị đứt: điện trở thuận và ngược đều bằng 0 là bị đánh thủng, bằng ∞ là bị đứt. * Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. GV thao tác lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo trị số điện trở và cho HS làm thực hành theo bước 2 SGK. HS làm thực hành theo bước 3 SGK: + Đo điện trở thuận, ngược của diode, từ đó xác định điện cực của diode và rút ra nhận xét về chất lượng của diode. + Đo điện trở thuận, ngược của thyristor trong 2 trường hợp: UG = 0 và UG ≠ 0 để hiểu nguyên lí làm việc của linh kiện. + Đo điện trở thuận, ngược của triac trong 2 trường hợp: UG = 0 và UG ≠ 0 để hiểu nguyên lí làm việc của linh kiện. * Hoạt động 3: Kết thúc thực hành. - GV thu hồi dụng cụ và vật liệu thực hành. - HS hoàn thành báo cáo kết quả thực hành theo mẫu để nộp cho GV. 3. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành. a. GV nhận xét chung về tiết thực hành: - Về tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS. - Đánh giá và cho điểm các bản báo cáo thực hành. b. Yêu cầu HS về nhà xem trước Bài 6 (lưu ý HS xem phần thông tin bổ sung của Bài 4 để chuẩn bị tốt cho bài thực hành). . BÀI 5 THỰC HÀNH: DIODE – THYRISTOR - TRIAC I. MỤC TIÊU: - HS nhận biết được các loại linh kiện: diode, thyristor, triac. - Đo được điện trở thuận, ngược. - Dụng cụ thực hành: + Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc. - Vật liệu thực hành: + Diode: 9 chiếc (gồm nhiều loại). + Thyristor và triac: 6 chiếc (gồm nhiều loại). III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THỰC. THỰC HÀNH: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Tiến trình thực hành a. Cấu trúc và phân bổ bài thực hành: - Nhận biết các loại linh kiện. - Ôn lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng. - Đo

Ngày đăng: 07/08/2014, 22:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan