KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHÍ CỤ ĐIỆN- Khí cụ điện KCĐ là thiết bị điện dùng để : đóng cắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều khiển, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ
Trang 1Ths Trần Đình Cương
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
MÔN HỌC: Khí cụ điện hạ áp
MÃ MÔN HỌC : 401030
Trang 2TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khí cụ điện hạ áp – Phạm Văn Chới, Bùi Tín Hữu – Nguyễn Tiến Tôn
Các tài liệu khí cụ điện hạ áp khác
Trang 3ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Thi giữa kì: 20%
Kiểm tra trên lớp: 10%
Thi cuối kì: 70%
Trang 4Mục lục
Chương 0: Mở đầu
Chương 1 : Hồ quang điện
Chương 2 : Tiếp xúc điện
Chương 3 : Cơ cấu điện từ và nam châm điện
Chương 4 : Khí cụ đóng cắt bằng tay
Chương 5 : Máy cắt hạ áp
Chương 6 : Contactor và khởi động từ
Chương 7 : Relay trung gian và Timer
Chương 8 : Cơ cấu điện từ chấp hành
Chương 9 : Thiết bị cấp nguồn dự phòng
Chương 10 : Thiết bị ổn áp xoay chiều
Trang 5Chương 0: Lý thuyết cơ sở
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
Trang 6KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHÍ CỤ ĐIỆN
- Khí cụ điện (KCĐ) là thiết bị điện dùng để : đóng cắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều khiển, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chung trong trường hợp sự cố
- Khí cụ điện có rất nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý làm việc và kích cỡ khác nhau, được dùng rộng rải trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
Trang 7KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHÍ CỤ ĐIỆN
Trong phạm vi của môn học khí cụ điện này, chúng ta đề cập đến các vấn đề như sau : cơ sở
lý thuyết, nguyên lý làm việc, kết cấu và đặc điểm của các loại KCĐ dùng trong ngành điện
và trong công nghiệp
Trang 8PHÂN LOẠI KHÍ CỤ ĐIỆN
1 Phân loại theo công dụng :
a Nhóm KCĐ đóng cắt: đóng cắt các mạch điện ở
chế độ làm việc khác nhau Vd: cầu dao, dao cách
ly, dao cắt phụ tải, cầu chì, CB, - Tần số thao tác thấp
b Nhóm KCĐ hạn chế dòng điện, điện áp: hạn chế
dòng hoặc áp không tăng quá cao khi bị sự cố Vd: Kháng điện, van chống sét
Trang 9Cầu dao
Dao cách ly
Trang 10Cầu chì CB
Trang 11Cuộn kháng
Van chống sét
Trang 12PHÂN LOẠI KHÍ CỤ ĐIỆN
c Nhóm KCĐ mở máy, điều khiển: Vd: các bộ khởi
động, điện trở mở máy, contactor, … - Tần số thao tác cao
d Nhóm KCĐ kiểm tra theo dõi: kiểm tra theo dõi các đối
tượng, biến đổi các tín hiệu khác thành tín hiệu điện Vd: rơle, cảm biến …
e Nhóm KCĐ làm nhiệm vụ duy trì ổn định các tham số
điện (như ổn áp, bộ tự động điều chỉnh điện áp máy phát …)
f Nhóm KCĐ làm nhiệm vụ đo lường (như máy biến
dòng điện, biến áp đo lường,…)
Trang 13Bộ khởi động Contactor Rơ le nhiệt
Cảm biến
Trang 14Ổn áp
Bộ lưu điện UPS
Biến áp đo lường
Biến dòng đo lường
Trang 15PHÂN LOẠI KHÍ CỤ ĐIỆN
2 Phân loại theo tính chất dòng điện :
Nhóm KCĐ dùng trong mạch điện một chiều
Nhóm KCĐ dùng trong mạch điện xoay chiều
Trang 16PHÂN LOẠI KHÍ CỤ ĐIỆN
3 Phân loại theo nguyên lý làm việc :
Khí cụ điện được chia các nhóm với nguyên lý điện cơ, điện từ, từ điện, điện động, nhiệt, có tiếp xúc và không
có tiếp xúc
4 Phân loại theo điều kiện làm việc
Loại làm việc vùng nhiệt đới khí hậu nómg ẩm, loại làm việc ở vùng ôn đới , có loại chống được khí cháy nổ, loại chịu rung động …
Trang 17PHÂN LOẠI KHÍ CỤ ĐIỆN
5 Phân loại theo cấp điện áp :
a Khí cụ điện hạ áp có điện áp dưới 3 kV,
b Khí cụ điện trung áp có điện áp từ 3 kV đến 36 kV,
c Khí cụ điện cao áp có điện áp từ 36 kV đến nhỏ hơn
400 kV,
d Khí cụ điện siêu cao áp có điện áp từ 400 kV trở lên
Trang 18CÁC YÊU CẦU KHÍ CỤ ĐIỆN
a Phải đảm bảo sử dụng được lâu dài đúng tuổi thọ thiết
kế khi làm việc với các thông số kỹ thuật ở định mức
b Thiết bị điện phải đảm bảo ổn định lực điện động và ổn
định động khi làm việc bình thường, đặc biệt khi sự cố trong giới hạn cho phép của dòng điện và điện áp
Trang 19CÁC YÊU CẦU KHÍ CỤ ĐIỆN
c Vật liệu cách điện chịu được quá áp cho phép
d Thiết bị điện phải đảm bảo làm việc tin cậy, chính xác an
toàn, gọn nhẹ, dễ lắp ráp, dễ kiểm tra sửa chữa
e Ngoài ra còn yêu cầu phải làm việc ổn định ở điều kiện
khí hậu môi trường mà khi thiết kế cho phép