MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HAM HỌC MÔN TOÁN I. THỰC TRANG BAN ĐẦU Giáo viên chủ nhiệm nào cũng hết sức băn khoăn, trăn trở trước đối tượng học sinh chưa ham học môn toán. Vì các em không những thụ động trong học tập mà còn ham chơi làm ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu lớp. Trong khi phương pháp học mới của chương trình tiểu học hiện nay lại coi trọng việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập, cần tổ chức nhiều hình thức học tập thu hút học sinh. Cũng như những năm trước, năm nay lớp tôi cũng tiếp nhận một số học sinh chưa thực sự ham học môn toán khiến tôi ưu tư lo lắng làm thế nào giúp các em thấy việc học toán là nhu cầu cần thiết từ đó các em sẽ ham học và chịu khó học bài, làm bài. II. LÝ DO ĐẶT VẤN ĐỀ Bước vào năm học, sau khi nhận học sinh một tuần, các nề nếp đang được ổn định dần, song song tiến hành ôn tập hai môn Toán, Tập đọc nhằm ôn luyện lại các kiến thức ở lớp 2 và nhanh chóng đưa các em lại hoạt động sau ba tháng hè. - Qua kiểm tra ôn tập hằng buổi trong hai tuần đầu của năm học, lớp tôi có một số học sinh chưa thực sự ham học môn toán, vào tiết học thụ động, lười biếng, ít chú ý môn học. Vì vậy, tôi đã áp dụng một số biện pháp mà những năm qua tôi thực hiện có kết quả. III. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 1/ Đối với lớp học: * Khi dạy bảng nhân: VD: bảng nhân 8 (chia 8) - Giáo viên cho các em đố bạn ở phần tính nhẩm (thường là bài tập số 1, số 2). - Phần củng cố, tôi dùng các hình thức sau: cho các em chơi trò chơi: "Xổ số trúng thưởng". - Giáo viên viết các tích (thương) của bảng nhân 8 (chia 8) vào những bông hoa bằng giấy được cắt nhiều màu. - Bỏ các bông hoa ấy vào 1 cái rổ. - Mời 1 em lên bốc thăm. - Em nào đáp đúng sẽ nhận giải thưởng, đó là: những món quà nho nhỏ như viên phấn, 1 cục gôm, 1 cây bút chì, 1 cây thước để tăng dụng cụ học tập cho học sinh và tạo niềm vui, phấn khởi cho học tập. - Em trả lời sai, sẽ nhận được đáp án đúng từ các bạn và kèm theo lời chúc may mắn ở lần sau. Một ví dụ khác: Nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số. Đề bài 213 x 4 = ? (đặt tính dọc, rồi tính). - Giáo viên chia hai đội: Mỗi đội 3 bạn tiếp sức lần lượt thực hiện cả phép tính theo ba bước như sau: Em số 1: Tính hàng đơn vị Em số 2: Tính hàng chục Em số 3: Tính hàng trăm Nhóm nào tính nhanh, chính xác, đạt danh hiệu "Nhóm chiến thắng". * Khi dạy phần giải toán: - Sau khi phân tích đề, tôi cho các em họp nhóm để các em cùng nhau phát hiện vấn đề, cùng giải quyết vấn đề. Sau đó, tôi mời hai nhóm lên tiếp xúc thi đua giải bài tập với tên gọi "Tiếp sức trí tuệ". VD: Một cửa hàng buổi sáng bán được 432 lít dầu. Buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi bán được bao nhiêu lít dầu. Em số 1 lên ghi lời giải và phép tính thứ nhất. Em số 2 lên ghi lời giải và phép tính thứ hai. Em số 3 lên ghi đáp số. Sau khi nhận được nhận xét sửa chữa, giáo viên và học sinh lớp bình chọn nhóm nhanh, đúng thắng cuộc. Nhóm thắng sẽ đạt danh hiệu "Những nhà toán học trẻ tuổi". Nhóm sai sẽ được động viên cẩn thận hơn. 2/ Đối với học sinh chưa ham học toán: a) Bước một: - Đối với dạng học sinh gia đình không quan tâm, thiếu động cơ trong học tập, không đi học thường xuyên: Vào giờ chơi, tôi gọi em ở lại trò chuyện để tìm hiểu hoàn cảnh bằng những lời thương yêu dạy dỗ khuyên em nên đi học thường xuyên, học chậm cô sẽ không la rầy, cô sẽ cố gắng dạy em, chỉ cần em chịu khó đi học, và nghe lời cô dạy. Ở lớp, khi có việc cần nhờ đến học sinh, nếu thấy vừa sức đối với các em này, tôi đều nhờ đến để các em thấy giáo viên có quan tâm và gần gũi. - Đối với các em còn chậm ở phần kỹ thuật cộng, trừ, tôi hướng dẫn các em cộng, trừ các phép tính đơn giản một số với một số, hai số với hai số không nhớ bằng cách cho trò chơi đố bạn. Thí dụ: 6 + 2 = 8 và 7 - 2 = 5; 15 + 12 = 27; 25 - 15 = 10 Khi các em đã biết cách tính thật rành, sau đó tôi mới nâng lên cộng trừ có nhớ, nhất là hướng dẫn cách đặt tính dọc. Phần kiến thức cộng, trừ có nhớ, tôi dùng những "câu nói vui" giúp các em dễ nhớ bài hơn. Thí dụ: - Hướng dẫn học sinh đặt tính dọc. 45 26 _ - Giáo viên hướng dẫn các em lấy 5 trừ 6 không được, em phải mượn 1 chục, nhưng nhớ là mượn thì phải trả để giữ uy tín của mình, lần sau người ta mới cho mượn tiếp. - Mượn 1 chục phải trả ở hàng chục là 1 chục. Lưu ý là trả cho số trừ. Với các tính nhân, chia cũng thế, vì các em này trí nhớ kém nên học bảng nhân thường phân làm hai: Học từ nhân với 1 đến nhân với 5, khi thật thuộc rồi học tiếp từ nhân với 6 đến nhân với 10. Một bảng nhân có thể cho các em học từ 3 đến 4 ngày để cho các em đọc thật thuộc làu. Tiếp theo cho các em đọc tích của các bảng nhân thật trôi chảy. TD: Bảng nhân 2 cho các em đọc cách 2 từ 2 - 20 và chỉ cho các em thấy tích của số liền sau lớn hơn tích trước là 2. Từ đó hướng dẫn đến cách học thuộc lòng bảng chia 2. Tương tự như thế các em sẽ học thuộc lòng bảng nhân chia. Khi đã học xong bảng nhân chia nào cho các em viết bảng nhân chia đó 5 lần bằng trí nhớ. Đồng thời hằng ngày đầu giờ học hoặc đầu giờ chơi vào tôi thường nhắc lớp trưởng cho các em đọc bảng cửu chương nhân chia từ 2 tới 9. Khi đã thuộc bảng cửu chương thì ta hướng dẫn cách làm tính nhân trong bảng rồi đến ngoài bảng. TD: 2 x 8 = 16; 18 : 2 = 9; 14 x 3 = 42; 36 : 3 = 12 Đối với dạng học sinh không được gia đình quan tâm, cũng như học sinh quên phần căn bản tôi liên hệ phụ huynh thật chặt chẽ để phụ huynh chẳng những cho con em đi học đều mà còn đưa vào nhà để tôi phụ đạo thêm mỗi tuần 3 buổi, vì thời gian học ở nhà được nhiều hơn, dễ gần gũi, dùng tình cảm mà cảm hoá các em. Sau hơn một tháng chịu khó rèn luyện tôi thấy các em đã thích học toán. Các em đã nắm vững kỹ thuật tính. Mỗi lần làm tính có nhớ, tôi đều hỏi: "Nếu mượn người ta thì em phải làm gì để giữ uy tín?". Em trả lời với vẻ mặt phấn khởi như được cô nhắc nhở cách làm toán có nhớ: "Thưa cô! Mượn thì phải trả để giữ uy tín". b) Bước hai: Khi thấy các em bắt đầu ham học, tôi phân đôi bạn học tập. Một em giỏi kèm một em chậm tiến. Các em này thường được bố trí rải rác các tổ để dễ kèm cập lẫn nhau và bao giờ tôi cũng sắp ngồi ở trên, nơi giáo viên dễ lui tới để theo dõi và kiểm tra. Hằng ngày, hằng tuần tôi đều nêu kế hoạch cụ thể cho từng đôi bạn. TD: Đôi bạn Tường + Minh: Luyện đọc các bài tập đọc trong tuần, chép bài tập đọc ở nhà và làm các bài toán đơn giản. Đôi bạn: Thư + Kim Ngân: Luyện thêm rèn đọc, làm toán cộng trừ, học bảng nhân. Đôi bạn Hảo + Sỹ: Nhắc nhở nhau thực hiện tốt nội quy của lớp, rèn chữ viết. Đôi bạn Thy + Ngọc: Thường xuyên kiểm bài lẫn nhau bằng hình thức đố vui để bạn dễ nhớ bài. Trước mỗi buổi học tôi có kiểm tra, theo dõi và có nhận xét góp ý. Cuối tuần có tổng kết, tuyên dương. Ngoài ra để động viên đôi bạn nào giúp được bạn tiến bộ, tôi tặng các em danh hiệu: "Dũng sĩ giúp bạn". Đối với các em học chậm, nếu đạt điểm bài tập từ 5 trở lên tôi tặng danh hiệu "Dũng sĩ tiến bộ". Dù chỉ là danh hiệu nhưng động viên các em rất nhiều, các em thấy không bị bỏ rơi sẽ bớt đi mặc cảm mà trở nên ham học. Tôi nhận thấy các em có nhiều cố gắng vươn lên. Cụ thể là các em đi học đều, đúng giờ, có cố gắng chuẩn bị bài và học bài theo khả năng có được. Các em dám mạnh dạn giơ tay phát biểu nếu nói được tôi tuyên dương liền tại lớp để các em phấn khởi mà ham học hơn. IV. KẾT QUẢ Qua nhiều năm thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy các em học sinh chưa ham học toán đã thích học có khả năng tiếp thu bài mặc dù còn chậm so với các bạn cùng lớp. - Từ năm học 2002 đến nay: Không còn học sinh yếu toán. V. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG Qua nhiều năm giảng dạy đối với học sinh chậm tiến môn toán, muốn giúp các em ham học và lấy lại căn bản, người giáo viên phải có cái tâm, phải thật sự yêu thương học sinh như thế mới tận tuỵ trong nghề nghiệp, mới chịu khó, kiên trì dạy dỗ các em vì lúc nào chúng cũng ù lì, lười biếng Do vậy ta phải tạo cho các em một niềm tin vào bản thân cũng như quyết tâm trong học tập. Cụ thể: - Tổ chức nhiều trò chơi học tập phong phú. - Tổ chức họp nhóm để các em cùng bạn trao đổi bàn bạc, thống nhất, khi được nhận xét, đóng góp ý kiến cá nhân, các em sẽ thích học và mau tiến bộ hơn. - Chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học (có màu sắc phù hợp thu hút sự chú ý của học sinh). - Truyền thụ kiến thức mới: Không nói nhiều, không vội làm thay cho học sinh mà phải để cho các em tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề. Biết dựa vào học sinh khá giỏi để giúp bạn cùng tiến bộ. VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những nguyên nhân trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: - Cả Thầy trò phải rèn tính kiên trì, bình tĩnh, cẩn thận, chịu khó trong giảng dạy cũng như trong học tập. - Biết phát huy năng lực tiếp thu của học sinh và động viên tinh thần học tập của các em kịp thời đúng lúc. - Tổ chức nhiều trò chơi học tập. - Chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học phù hợp nội dung bài học. - Tránh tạo mặc cảm yếu kém ở các em mà bằng mọi cách phải tạo được niềm tin ở khả năng mình. Ngoài ra người giáo viên phải thật sự thương yêu và gần gũi các em, luôn tìm phương pháp giảng dạy hết sức cụ thể, ngắn gọn để các em dễ nắm, dễ nhớ, dễ làm. Chú trọng rèn kỹ năng đọc viết và kỹ thuật tính cho các em càng nhiều càng tốt. Những kinh nghiệm trên chẳng những tôi áp dụng ở lớp, mà còn giới thiệu ra tổ chuyên môn để các đồng nghiệp cùng thực hiện và đạt kết quả khá tốt. VII. KẾT LUẬN Tóm lại, là giáo viên, trước đối tượng học sinh chậm tiến, ham chơi, chúng ta phải có cái nhìn lạc quan, cái tâm thương người, và hết lòng tận tuỵ trong nghề nghiệp ta mới chịu khó tìm mọi phương pháp nâng chất lượng và giúp các em ham học từng tiết một. Niềm vui sẽ lớn dần theo sự tiến bộ của các em. Nếu giáo viên chúng ta làm được điều đó thiết nghĩ giáo dục sẽ ngày càng đi lên vì không còn học sinh chậm tiến nữa. . MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HAM HỌC MÔN TOÁN I. THỰC TRANG BAN ĐẦU Giáo viên chủ nhiệm nào cũng hết sức băn khoăn, trăn trở trước đối tượng học sinh chưa ham học môn toán. Vì. học sinh trong học tập, cần tổ chức nhiều hình thức học tập thu hút học sinh. Cũng như những năm trước, năm nay lớp tôi cũng tiếp nhận một số học sinh chưa thực sự ham học môn toán khiến tôi. tuần đầu của năm học, lớp tôi có một số học sinh chưa thực sự ham học môn toán, vào tiết học thụ động, lười biếng, ít chú ý môn học. Vì vậy, tôi đã áp dụng một số biện pháp mà những năm qua