1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình hướng dẫn cơ bản để chẩn đoán bệnh thú nuôi phần 10 potx

5 314 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 3,21 MB

Nội dung

Lấy thức ăn khó khăn: thường thấy bệnh ở lưỡi, ở môi, niêm mạc miệng, răng, cơ nhai, họng, các bệnh thần kinh.. - Rối loạn nuốt nặng: thức ăn trào ra đằng mũi, trào ngược thực quản do vi

Trang 1

b Uống

- Uống ít: do tắc ruột, thủy thũng, tê liệt thần kinh mặt,…

- Uống nhiều: do sốt, ỉa chảy, nôn mửa, ra nhiều mồ hôi, viêm thận mạn tính, trúng

độc muối

c Cách lấy thức ăn, nước uống

Ngựa dùng môi lấy thức ăn, hàm dưới đưa thức ăn vào miệng Bò dùng lưỡi lấy thức ăn Lợn ngoạm từng miếng

Lấy thức ăn khó khăn: thường thấy bệnh ở lưỡi, ở môi, niêm mạc miệng, răng, cơ nhai, họng, các bệnh thần kinh

Ngựa lấy thức ăn khó khăn, nhai thức ăn uể oải, nhiều khi gục đầu vào máng là triệu chứng của viêm não, u não, não thủy thũng

d Nhai

- Gia súc nhai chậm, uể oải: do sốt, bệnh ở dạ dày, rối loạn tiêu hóa

- Nhai đau, cổ vươn ra, miệng há hốc: do viêm chân răng, răng mòn không đều;

viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi gặp ở bệnh lở mồm long móng

- Nhai rất đau, không nhai, hai hàm răng khép chặt: do viêm niêm mạc miệng,

viêm lưỡi nặng, bệnh thần kinh

- Nghiến răng: Ngựa nghiến răng do đau bụng, trúng độc, viêm não tủy truyền

nhiễm Bò nghiến răng do viêm dạ dày cata, viêm ruột cata, liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong

do ngoại vật Lợn nghiến răng thấy ở bệnh dịch tả Cừu nghiến răng do ấu sán não

e Nuốt

- Rối loạn nhẹ: đầu gia súc vươn thẳng, lắc lư, hai chân cào đất, nuốt khó khăn do

viêm họng, tắc thực quản

- Rối loạn nuốt nặng: thức ăn trào ra đằng mũi, trào ngược thực quản do viêm họng

nặng, tắc thực quản, trong các bệnh hệ thần kinh

g Nhai lại

Bò khỏe sau khi ăn no 30 phút đến một giờ rưỡi thì bắt đầu nhai lại Một ngày đêm

nhai lại 6 - 8 lần, mỗi lần từ 50 - 60 phút

Rối loạn nhai lại: nhai lại chậm và yếu gặp trong trường hợp chướng hơi, bội thực

và nghẽn dạ lá sách Không còn phản xạ nhai lại gặp ở liệt dạ cỏ, chướng hơi, bội thực nặng, các trường hợp trúng độc

h Ợ hơi

Trâu bò mỗi ngày ợ hơi khoảng 20 - 40 lần Nhờ ợ hơi mà các khí lên men tích lại trong dạ cỏ được tống ra ngoài

Trang 2

- Ợ hơi tăng: do ăn nhiều thức ăn dễ lên men, chướng hơi dạ cỏ giai đoạn đầu

- Ợ hơi giảm: do dạ cỏ liệt, tắc rãnh thực quản, sốt cao, các bệnh nặng Liệt dạ cỏ

mạn tính, hơi ợ ra hôi thối

- Không ợ hơi: do tắc rãnh thực quản, chướng hơi dạ cỏ nặng

Loài gia súc dạ dày đơn, hơi trong dạ dày thường được tống ra ngoài theo phân và hấp thu vào máu Nếu ợ hơi là triệu chứng bệnh lý gặp trong trường hợp viêm loét dạ dày, thức ăn trong dạ dày lên men nhiều,…

i Nôn mửa

Nôn mửa do phản xạ hoặc do trung khu thần kinh bị kích thích

- Nôn mửa do phản xạ, thường do bệnh ở cuống lưỡi, họng, dạ dày, đường ruột, có trường hợp bệnh ở màng bụng, ở tử cung cũng có thể gây nôn

- Nôn do trung khu nôn bị kích thích trực tiếp: do viêm hành tủy, viêm màng não, khối u não, độc tố vi trùng tác động (trong các bệnh truyền nhiễm) và trong các trường hợp trúng độc Đặc điểm của loại nôn này là nôn liên tục, lúc dạ dày trống vẫn nôn

Loài ăn thịt và loài ăn tạp nôn là triệu chứng bệnh, thường do viêm dạ dày cata cấp tính

Loài nhai lại nôn thường do dạ dày đầy hơi cấp tính, bội thực Con vật nôn rất khó khăn: đầu vươn thẳng, hai chân sau dạng ra, bụng thót lại, thức ăn phọt ra theo mồm, theo đường mũi

Ngựa nôn khó nhất: lúc nôn, bụng co rút, toàn thân toát mồ hôi, thức ăn phun ra theo lỗ mũi và sau khi nôn gia súc rất mệt mỏi Ngựa nôn thường do bội thực hoặc giãn

dạ dày cấp tính

* Kiểm tra nôn cần chú ý:

- Nôn một lần, sau đó không nôn lại gặp ở lợn, con non và loài ăn thịt do ăn quá no

- Nôn nhiều lần trong một ngày gặp trường hợp do trúng độc thức ăn, các loại thuốc bảo vệ thực vật

- Nôn ngay sau lúc ăn: do bệnh ở dạ dày, ăn một lúc mới nôn do tắc ruột

- Chất nôn lẫn máu: do viêm dạ dày xuất huyết, loét dạ dày ở lợn, hay gặp trong bệnh phó thương hàn, dịch tả lợn

- Chất nôn màu vàng lục (mật): do tắc ruột non

- Chất nôn lẫn phân, mùi thối: do tắc ruột già

3.3.2 Khám miệng

Khám miệng để chẩn đoán bệnh xảy ra ở cục bộ vùng miệng: môi, răng, niêm mạc miệng và lưỡi Đồng thời để chẩn đoán một số bệnh khác ở đường tiêu hoá (hình 3.3)

Trang 3

Chảy rãi: do trở ngại nuốt, viêm tuyến nước bọt, ngoại vật cắm vào hàm răng, viêm họng, sốt, lở mồm long móng, viêm tuyến mang tai

a Môi

- Gia súc khỏe lúc đứng hai môi ngậm kín

- Môi ngậm chặt: do viêm màng não, uốn ván

- Môi sưng: do viêm niêm mạc miệng, dịch tả trâu bò, côn trùng đốt

- Ở ngựa: ngựa già môi dưới thường trễ, hở lợi ra ngoài Nếu môi nứt thì do tụ cầu trùng Môi hoại thư do trúng độc thức ăn, viêm màng não truyền nhiễm

b Miệng

- Mùi trong miệng: mùi thối do viêm lợi, loét niêm mạc miệng, viêm họng Thức ăn đọng lại lâu, miệng thối

- Nhiệt độ trong miệng: cho ngón tay vào miệng để có cảm giác nhiệt độ miệng

Miệng nóng do các bệnh gây sốt cao, viêm niêm mạc miệng, viêm họng Miệng lạnh do mất máu, suy nhược và sắp chết

- Độ ẩm:

+ Miệng đầy nước bọt do trở ngại nuốt, tuyến nước bọt bị kích thích, do viêm niêm mạc miệng, viêm tuyến nước bọt, viêm họng, lở mồm long móng

+ Miệng khô do mất nước: thấy ở bệnh viêm ruột ỉa chảy lâu ngày, sốt cao, đa niệu, đau bụng

- Màu sắc niêm mạc miệng thay đổi (xem phần khám niêm mạc mắt)

Chú ý:

- Ở trâu bò khi bị bệnh lở mồm long móng: niêm mạc miệng nổi đầy mụn nước

- Trong bệnh dịch tả lợn, đậu cừu, niêm mạc nổi mụn mủ, bọc mủ

- Ở ngựa do viêm miệng hóa mủ truyền nhiễm: niêm mạc nổi những mụn mủ bằng hạt vừng, hạt đậu trong suốt, sau có máu, có mủ

c Lưỡi

Bựa lưỡi là một lớp tế bào thượng bì tróc ra đọng lại, màu xám hay màu xanh: thấy trong hầu hết các bệnh có sốt cao, viêm đường tiêu hóa Bựa càng dày bệnh càng nặng, ngược lại bựa càng giảm là bệnh chuyển biến tốt

Lưỡi sưng to là do xây xát, do có đinh gai chọc, do xạ khuẩn

Hình 3.3 Khám miệng

Trang 4

Lưỡi có nhiều mụn nước, loét là do lở mồm long móng (hình 3.4)

d Răng

Chú ý độ mòn của răng và hiện tượng sâu răng

3.3.3 Khám họng

Nhìn ngoài: nếu viêm họng thì cổ hơi

cứng và vươn thẳng, nuốt khó, thức ăn nước uống có thể trào ra qua mũi

Sờ nắn: viêm họng thì vùng họng sưng,

nóng Nếu hạch lâm ba sưng to thường do xạ khuẩn

Khám trong: với gia súc to thì mở miệng, dùng thìa đè lưỡi xuống; với gia cầm

vạch mỏ để xem, đối với trâu bò thì người khám phải mở miệng và kéo lưỡi gia súc ra ngoài để nhìn rõ bên trong

3.3.4 Khám thực quản

Phần thực quản vùng cổ thì nên sờ nắn và nhìn; phần sâu hơn thì phải dùng ống thông thực quản và soi X - quang, hoặc nội soi

Nhìn bên ngoài: những chỗ tắc, phồng to Thực quản kinh luyến cơn co giật từ dưới lên

Sờ thực quản: người khám đứng bên trái gia súc, quay mặt về phía sau, tay trái cố

định rãnh thực quản, tay phải lần theo rãnh thực quản từ dưới lên trên Nếu gia súc đau

là do thực quản bị viêm Khi thực quản bị tắc (phần thực quản vùng cổ) thì có thể dùng tay vuốt ngược lên

a Thông thực quản

Thông thực quản để chẩn đoán bệnh và còn để điều trị bệnh

Với trâu bò, ngựa dùng cùng một loại ống thông bằng cao su, dài 200 - 300cm, đường kính ngoài 18 - 20mm, đường kính trong 8 - 14mm, ống thông thực quản lợn dài 95cm, đường kính ngoài 4mm; với lợn, ống to 5 - 7mm

Thông thực quản trâu bò: cố định gia súc,

mở miệng bằng giá gỗ có đục một lỗ ở giữa để cho ống thông Đưa ống thông qua miệng vào thực quản, sau đó theo nhu động của thực

Hình 3.5 Ống thông thực quản Hình 3.4 Khám lưỡi trâu

Trang 5

quản, đẩy dần ống thông vào dạ cỏ Từ miệng đến dạ cỏ dài khoảng 120 - 140cm, nếu khi cho ống thông vào hầu, thực quản mà gia súc nôn thì cho đầu gia súc chúi xuống và hết nôn lại tiếp tục cho ống thông vào Trường hợp gia súc nôn nhiều thì phải kéo ống thông ra

Thông thực quản ngựa: phải cố định tốt gia súc, đun sôi ống thông cho mềm và khi

thông phải bôi trơn bằng vaselin Theo rãnh thực quản, đo từ mũi đến sườn 16 và lấy dây buộc ống thông làm dấu độ dài Cho ống thông vào lỗ mũi, nhẹ nhàng đẩy vào hầu

và từ từ lần theo động tác nuốt mà đẩy ống thông vào dạ dày

Cần chú ý những dấu hiệu sau đây để phân biệt ống thông vào thực quản hay vào khí quản:

1 Có động tác nuốt

2 Không ho

3 Sờ được ống thông qua thực quản

4 Đẩy ống thông vào thấy có lực cản và

ở rãnh thực quản có hằn

5 Không có khí ra theo ống thông

1 Không có động tác nuốt

2 Thường ho

3 Không sờ được

4 Đẩy nhẹ, không có hằn chuyển động

mm

5 Có khí ra qua ống thông thực quản

Với lợn, chó, gia cầm đều thông thực quản qua miệng

Chú ý: Lúc gia súc khó thở, viêm mũi, viêm họng thì không nên thông thực quản

b Chẩn đoán

- Tắc thực quản: không cho ống thông vào được và theo độ dài ngắn của ống thông

trong thực quản để định vị trí thực quản bị tắc

- Thực quản hẹp: đẩy ống thông vào khó khăn

- Thực quản giãn: ống thông có thể lọt vào chỗ giãn, không đẩy vào được

- Thực quản bị viêm: khi cho ống thông vào gia súc đau, thực quản co bóp liên tục

3.3.5 Khám vùng bụng

a Quan sát

Khi quan sát vùng bụng thấy thể tích vùng bụng căng to hơn bình thường, gặp những trường hợp sau:

* Tích thức ăn dạ dày, ruột:

- Trâu bò: bệnh bội thực dạ cỏ

- Ngựa: tích thức ăn manh tràng, kết tràng

- Chó, lợn: tích thức ăn ở dạ dày Hình 3.6 Hecnia ở lợn

Ngày đăng: 07/08/2014, 09:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.3. Khám miệng - Giáo trình hướng dẫn cơ bản để chẩn đoán bệnh thú nuôi phần 10 potx
Hình 3.3. Khám miệng (Trang 3)
Hình 3.5. Ống thông thực quản Hình 3.4. Khám lưỡi trâu - Giáo trình hướng dẫn cơ bản để chẩn đoán bệnh thú nuôi phần 10 potx
Hình 3.5. Ống thông thực quản Hình 3.4. Khám lưỡi trâu (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w