1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS part 10 pps

8 232 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 503,42 KB

Nội dung

73 - Với người bệnh HIV/AIDS: Dụng cụ mổ xẻ được lau chùi và khủ trùng riêng 13.2.3. Lấy máu, bệnh phẩm của người được XN HIV, người HIV(+) và vận chuyển quản lý: - Nhân viên kỹ thuật: Phải được huấn luyện, nắm vững kỹ thuật, phải đeo găng - Mẫu máu, bệnh phẩm để XN HIV: Đưa ngay đến Labo, bảo quản lạnh, để riêng. - Lọ đựng bệnh phẩm: Có ghi nhãn (thời gian, tên địa chỉ người bệnh, tên địa chỉ nhân viên) - Máu và bệnh phẩm người nhiễm HIV(+): Để tủ riêng, không để chung với đối tượng nghi ngờ - Khi vận chuyển: Đựng trong hộp có nắp kín, đảm bảo không vỡ (tốt nhất là hộp nhựa) - Các XN khác (ngoài thử HIV) ở người bệnh HIV(+): Cũng tuân theo qui định trên - Mặt bàn làm XN: Dùng kính, đá men không thấm, dễ lau chùi, sát trùng - Tránh tiếp xúc với mẫu XN của người bệnh HIV(+) khi có xây sát ở tay - Dùng xong mẫu XN phải tẩy uế bằng Na-Hypochloride 0.5% trước khi thải 13.3. Phòng ngừa thương tổn qua da: 13.3.1. Các cơ chế gây tổn thương qua da thường gặp. Trong khi thao tác trên bệnh nhân hay thao tác trên kim/vật sắc nhọn: Trong khi tiêm truyền hay rút kim khỏi đường truyền tĩnh mạch. Đưa hay chuyền dụng cụ trong ca phẫu thuật hoặc làm thủ thuật chọc dò. Thao tác với các dụng cụ hay trên bệnh phẩm: Dụng cụ ở trên giá hoặc trên khay Bỏ bệnh phẩm vào thùng chứa 74 Đóng nắp kim Tháo dụng cụ Chùi rửa Trong khi vận chuyển rác Liên quan đến việc xử lý rác: Bỏ kim vào thùng rác đựng vật sắc nhọn Tổn thương do kim đâm ra khỏi thùng rác đựng kim Thùng rác đựng vật sắc nhọn quá đầy hoặc bị thủng. Vật sắc nhọn ở những vị trí không an toàn: ở trong bao rác, trong quần áo giặt Để trên bàn, trên khay Rơi vãi trên nệm giường Bỏ trong túi quần áo 13.3.2. Phòng ngừa tổn thương qua da:  Đảm bảo sử lý kim an toàn trong khi chăm sóc bệnh nhân: + Đầu kim hay vật sắc nhọn phải đặt xa cơ thể + Thận trọng hoặc tránh đưa các dụng cụ sắc nhọn bằng tay. + Không đóng nắp kim trước khi bỏ. Nếu cần đóng nắp kim thì thực hiện kỹ thuật "xúc một tay". + Thải bỏ kim tiêm ngay sau khi sử dụng. + Loại bỏ đầu nhọn của kim bằng các máy hủy đầu kim tiêm.  Sử dụng kim với những đặc điểm an toàn: kim đầu tù, bơm tiêm có thể bẻ gãy sau khi sử dụng đề kim tụt vào trong Syring  Các chú ý trong khi mổ: + Sử dụng cặp kim để khâu. + Tránh thử cảm giác mũi kim bằng ngón tay 75 + Có thể mang 2 găng vì găng trong ít bị thủng hơn găng ngoài từ 55 đến 84%. - Xử lý các vật sắc nhọn: kim tiêm, dao mổ hoặc bất kỳ dụng cụ sắc nhọn nào khác được sử dụng trong các thủ thuật. Phải phòng ngừa kim đâm vì vết thương do kim đâm có nguy cơ gây phơi nhiễm cao với HIV so với các kiểu phơi nhiễm khác. Sử dụng thùng rác chứa vật sắc nhọn: đảm bảo các tiêu chuẩn như sau: + Bền, không thấm, không rỉ, có nắp đậy. + Đặt ở những nơi tiện lợi cho sử dụng, dễ nhìn và sử dụng nhãn báo nguy hại sinh học. + Số lượng và kích cỡ thích hợp theo yêu cầu hàng ngày. + Các thùng chứa này chỉ được sử dụng một lần, đem đến lò đốt để tiêu hủy. + Phải theo dõi hộp chứa, không để các thùng các hộp chứa quá đầy. Đảm bảo có đủ số hộp chứa ở tất cả các nơi có sử dụng vật sắc nhọn. Không nên: + Hộp chứa quá đầy + Hộp không có nắp đậy + Hộp chứa có nguy cơ bị đâm xuyên khi vận chuyển. 13.4. Phòng ngừa tiếp xúc với máu qua niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương và phòng lây truyền qua giọt lỏng và qua không khí: Chủ yếu là máu, dịch cơ thể có chứa máu bắn vào mắt hoặc các vùng da bị tổn thương. Cần phải sử dụng các phương tiện bảo hộ để ngăn ngừa tiếp xúc với máu và dịch cơ thể. Các rào chắn bảo vệ bao gồm: - Găng tay: tốt nhất là dùng loại găng dùng 1 lần, không nên rửa găng hay khử khuẩn găng dùng cho bệnh nhân khác vì có thể tạo lỗ thủng nhỏ không nhìn thấy được hoặc làm dịch thấm qua găng. 76 Không bao giờ giặt hoặc sử dụng lại găng tay sau khi đã sử dụng, Không quên rửa tay sau khi tháo bỏ găng. - Áo choàng: cần có lớp chống thấm để ngăn không cho máu dịch thấm vào da hay áo quần. - Khẩu trang: Luôn đeo khẩu trang khi hỏi bệnh, khám bệnh và thực hiện các chăm sóc y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS vì bệnh nhân hay có các nhiễm trùng hô hấp thường gặp như: + Lao phổi thể hoạt động + Viêm phổi do Pneumocytis carinii + Viêm phổi do vi khuẩn: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae + Nhiễm nấm Histoplasma Đeo khẩu trang giúp tránh lây nhiễm cả qua giọt lỏng (tiếp xúc gần) qua ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện (ví dụ : PCP, H. influenzae, bệnh hô hấp do vi khuẩn, nấm ) và cả lây qua giọt treo (Lao ) (không cần có sự tiếp xúc gần). Phòng lây truyền qua giọt lỏng: Nếu cách bệnh nhân trong vòng 1 mét: cần phải đeo khẩu trang phẫu thuật khi thăm khám hoặc làm thủ thuật, áp dụng các biện pháp dự phòng phổ thông và đeo khẩu trang cho bệnh nhân khi vận chuyển hoặc ra khỏi phòng cách ly. Phòng lây truyền qua giọt treo: Phải đeo khẩu trang N95 khi ở trong phòng có bệnh nhân nghi bị lao thể hoạt động. Phải đeo khẩu trang phẫu thuật cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân mới đến khám, phải hỏi bệnh nhân xem có thể bị lao không (sốt, ho ra đờm kéo dài hơn 2 tuần ). Nếu có, phải cho bệnh nhân đeo khẩu trang hoặc chờ ở ngoài. - Kính bảo hộ hoặc mạng che mặt: nhất là trong khi làm các thủ thuật có khả năng văng tóe máu. - Rửa tay: 77 Vệ sinh tay sẽ làm giảm lây nhiễm từ người này sang người khác. Vệ sinh tay không những bảo vệ chính chúng ta mà còn bảo vệ các bệnh nhân của chúng ta khỏi những mầm bệnh mà chúng ta có thể mang theo tay. Phải luôn nhớ rằng, bệnh nhân HIV có hệ miễn dịch đã bị suy yếu nên họ rất nhạy cảm với nhiều loại nhiễm trùng mà hệ miễn dịch bình thường của chúng ta có thể bảo vệ được. Rửa tay trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân. Tay và những vùng da khác cần được rửa hay khử khuẩn ngay sau khi tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể và sau khi tháo găng. Có thể rửa tay bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô bằng khăn hoặc làm khô bằng máy sấy tay, hoặc có thể rửa tay không dùng nước bằng các dung dịch sát khuẩn dạng Gel đóng sẵn. * Các dịch cơ thể cần áp dự phòng phổ thông: - Máu - Các dịch lẫn máu có thể nhìn thấy được - Tinh dịch - Dịch tiết âm đạo - Nước ối - Dịch não tuỷ - Dịch màng phổi, màng tim, màng bụng. * Các chất dịch không cần áp dụng các biện pháp dự phòng phổ thông: - Nước tiểu* - Phân * - Dịch tiết mũi - Đờm* - Mồ hôi - Nước mắt - Chất nôn* ( * Trừ khi các dịch này có chứa máu nhìn thấy được). 78 14. Tư vấn trước khi điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS 14.1. Lần tư vấn đầu tiên: Bước 1- Giới thiệu về chương trình điều trị : - Để tạo các điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân đến thăm khám, điều trị và theo dõi điều trị ARV, trước tiên cần phải cho bệnh nhân nắm được cấu trúc của phòng khám, nơi mà bệnh nhân sẽ đến để nhận các dịch vụ chăm sóc y tế - đặc biệt là theo dõi điều trị bằng thuốc ARV. Khi bệnh nhân biết được đâu là phòng tiếp đón, đâu là phòng khám, phòng tư vấn, phòng xét nghiệm, phòng dược v.v… thì bệnh nhân dễ dàng đến đúng nơi, đúng chỗ để nhận được sự chăm sóc y tế. Đồng thời, cũng cần giải thích cho bệnh nhân về công việc của phòng khám cũng như các phòng liên quan trong cấu trúc của phòng khám ngoại trú và chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên Y tế trong phòng khám. - Giới thiệu về nhóm điều trị: để người bệnh có thể gặp gỡ, trao đổi chia xẻ với những người bệnh khác cùng tham gia theo dõi điều trị, giúp cho họ hoà đồng và luôn cảm thấy thỏa mái. - Giải thích về kế hoạch theo dõi sau điều trị: cần làm cho bệnh nhân hiểu rõ tầm quan trọng của theo dõi sau điều trị ( để đánh giá về tiến triển lâm sàng, theo dõi và phát hiện các phản ứng phụ của thuốc, đánh giá sự thành công hay thất bại của điều trị để có hướng xử lý và thay đổi phù hợp v.v….). Giúp bệnh nhân luôn nghĩ về và nhớ được thời gian hẹn đến khám theo dõi của bác sĩ điều trị, thời gian đến lĩnh thuốc và xét nghiệm lại. Bước 2 - Tư vấn, thảo luận với bệnh nhân về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các thói quen, tiền sử bệnh tật, tiền sử dùng thuốc NTCH cũng như thuốc ARV, tình trạng sức khỏe hiện tại. Khi bệnh nhân hiểu được về tình trạng sức khỏe của mình, hiểu được lợi ích của điều trị thì bệnh nhân sẽ có nhiều khả năng xác định động cơ, quyết tâm để tuân thủ và từ bỏ các thói quen có hại như: tiêm trích ma túy, uống rượu, hút thuốc. Đồng thời cung cấp các thông tin về tầm quan trọng của sự tuân thủ là đảm bảo đến 95% sự thành công của một liệu pháp điều trị. Qua đó đánh giá sự hiểu biết và quan niệm của bệnh nhân về HIV và về điều trị, điều chỉnh những hiểu biết và quan niệm sai lệch, đồng thời cũng đánh giá và tình trạng sức khoẻ tâm thần của bệnh nhân. Bước 3- Tư vấn đánh giá về điều kiện sống và sự hỗ trợ xã hội: 79 - Hỏi và chia xẻ về việc làm, thu nhập của bệnh nhân, điều kiện về nhà ở, môi trường sống: những người sống cùng, những người sống phụ thuộc, công việc hàng ngày. Chúng ta có những thông tin về vấn đề này để giúp đỡ bệnh nhân cùng bàn bạc các biện pháp để thu xếp công việc, đảm bảo cuộc sống và thực hiện lập kế hoạch cho điều trị và theo dõi điều trị. - Nếu bệnh nhân là thành phần phụ thuộc thì cần đánh giá về sự hỗ trợ của gia đình, các tổ chức xã hội, quan niệm và sự kỳ thị của cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống để giúp bệnh nhân vượt qua các rào cản về tâm lý yên tâm điều trị và thực hiện sự tuân thủ trong điều trị. Bước 4- Tư vấn, thảo luận về chương trình điều trị: - Cần giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ được các thuốc sẽ sử dụng trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân: tên thuốc, liều lượng thuốc, cách sử dụng thuốc liên quan đến chế độ ăn (dùng thuốc khi no, khi đói, trong bữa ăn hay xa bữa ăn), cách bảo quản thuốc. - Nói cho bệnh nhân biết triệu chứng của các tác dụng phụ có thể xẩy ra: sốt, phát ban, đau đầu, chóng mặt, nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa v.v… để bệnh nhân không quá lo sợ tự động dừng thuốc hoặc chủ quan không thông báo và đến khám lại có thể dẫn đến những biểu hiện nặng của tác dụng phụ. - Hẹn bệnh nhân cho 2 lần tư vấn tiếp theo, đồng thời cũng thông báo cho bệnh nhân kế hoạch thăm khám lâm sàng và những xét nghiệm cần thiết, và trao đổi cụ thể về địa chỉ, điện thoại để giữ thông tin liên lạc giữa bệnh nhân và nhân viên Y tế. Bước 5- Thảo luận về phương cách tuân thủ: - Xác định người hỗ trợ điều trị: thông thường là nhân viên y tế của Trạm y tế xã phường, nhân viên y tế thôn bản: đây là lực lượng có thể huy động để thăm nom bệnh nhân tại nhà, giám sát và theo dõi sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân đồng thời cũng giải thích những điều thông thường nhất trong quá trình điều trị. - Trang bị cho các thành viên khác trong gia đình những kiến thức và kỹ năng cơ bản về chăm sóc bệnh nhân, giúp bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đủ liều và đủ số lượng thuốc trong phác đồ điều trị. Chuẩn bị các bữa ăn phù hợp với chế độ ăn do người thày thuốc hướng dẫn. - Hướng dẫn sử dụng các phương tiện (ghi nhật ký, sử dụng băng nhắc, các hộp đựng thuốc v.v ) giúp bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt nhất. 80 Bước 6- Giúp bệnh nhân và gia đình bệnh nhân xác định các trở ngại cho việc tuân thủ và cùng bàn bạc để đưa ra cách cách giải quyết. Bước 7- Khẳng định lại lịch hẹn cho lần tư vấn tiếp theo. 14.2. Lần tư vấn thứ 2: Tư vấn thêm về tuân thủ. Trong buổi này, cần phải tạo không khí cho cuộc tư vấn như là một buổi thảo luận không nên giống như một buổi thuyết trình hay một cuộc đánh giá. Điều đó có ý nghĩa quan trọng giúp bệnh nhân cởi mở và trao đổi tất các các trở ngại cho việc tuân thủ, từ đó một lần nữa bàn bạc và đưa ra các giải pháp để vượt qua các trở ngại này. Cần nhắc lại các thông tin cần thiết, nhấn mạnh những vấn đề quan trọng nhất. Có thể sử dụng các tranh minh họa hoặc các viên thuốc mẫu để nhắc lại các hướng dẫn cho bệnh nhân. Lần tư vấn này cũng nên thực hiện qua các bước sau: Bước 1- Xem xét và đánh giá lại hiểu biết của bệnh nhân về tình trạng HIV của họ. Bước 2- Xem xét lại và đánh giá hiểu biết của bệnh nhân về kế hoạch theo dõi. Nhắc lại kế hoạch cho bệnh nhân nếu cần thiết. Bước 3- Cung cấp thông tin về tác dụng phụ của thuốc sử dụng trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân: - Những tác dụng phụ có thể xảy ra: sốt, phát ban, đau đầu, chóng mặt, nôn. buồn nôn, rối loạn tiêu hóa v.v - Cần phải làm gì khi gặp các tác dụng phụ này: hướng dẫn cách xử lý ban đầu và chỉ dẫn các dấu hiệu phải đi khám bác sĩ. - Nhắc lại các cách để liên hệ với nhân viên Y tế. Bước 4- Xem xét lại tất cả các yếu tố giúp tuân thủ tốt đã đề ra. Bước 5- Xem xét lại những cản trở cho sự tuân thủ và các biện pháp giải quyết. Bước 6- Lên lịch hẹn cho buổi tư vấn lần sau. 14.3. Lần tư vấn thứ 3: Đánh giá sự sẵn sàng của bệnh nhân. Đây là buổi tư vấn cuối cùng trước khi bắt đầu sử dụng thuốc ARV cho bệnh nhân. . khi điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS 14.1. Lần tư vấn đầu tiên: Bước 1- Giới thiệu về chương trình điều trị : - Để tạo các điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân đến thăm khám, điều trị và. một liệu pháp điều trị. Qua đó đánh giá sự hiểu biết và quan niệm của bệnh nhân về HIV và về điều trị, điều chỉnh những hiểu biết và quan niệm sai lệch, đồng thời cũng đánh giá và tình trạng. tâm điều trị và thực hiện sự tuân thủ trong điều trị. Bước 4- Tư vấn, thảo luận về chương trình điều trị: - Cần giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ được các thuốc sẽ sử dụng trong phác đồ điều trị

Ngày đăng: 07/08/2014, 07:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN