Bài 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 – 1939) I/. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á – CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1939. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1/. Kiến thức : Giới thiệu những nét khái quát về lịch sử phong trào độc lập dân tộc châu Á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới, HS cần nắm được : - Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918 – 1939. - Cách mạng Trung Quốc (1919 – 1939) diễn ra như thế nào? 2/. Tư tưởng : Bồi dưỡng nhận thức tính tất yếu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành độc lập dân tộc. 3/. Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ. - Khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử, nhận biết bản chất của sự kiện lịch sử. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên chuẩn bị : - Lược đồ châu Á. - Tài liệu lịch sử thế giới hiện đại (1918 – 1939)(ĐHSP). - Thiết kế bài giảng lịch sử 8, tài liệu cải cách sử 8, sách giáo viên sử 8, giáo khoa sử 8, bài tập sử 8. - Tranh, ảnh liên quan đến các nhân vật lãnh đạo. VD : lãnh tụ Gandi (1869 – 1948) ở Ấn Độ. Học sinh chuẩn bị : - Sách giáo khoa 8. - Bài tập sử 8. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Kiểm tra bài cũ: - Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất? - Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài? 1. HOẠT ĐỘNG 1 : NHỮNG NÉT CHUNG Mục tiêu : Cho HS biết được những nét mới của phong trào độc lập dân tộc châu Á trong những năm 1918 – 1939. Nội dung : Hoạt động của giáo viên Học sinh Bài ghi - Mở đầu nêu đây là thời kỳ diễn ra những chuyển biến lớn của phong trào GPDT châu Á : tác động của Cách mạng T10 Nga và kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất mở ra thời kì phát triển mới của phong trào GPDT châu Á. - Cần nhấn mạnh tiếng vang của Cách mạng T10 Nga vượt biên giới nước Nga trở thành niềm hy vọng, là nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân bị áp bức, bóc lột trong chiến tranh TG thứ nhất, nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc cũng như trên thế giới phong trào GPDT Lắng nghe. Đọc kênh chữ nhỏ và theo dõi bản - Thắng lợi Cách mạng tháng 10 Nga và kết thúc chiến tranh TG thứ nhất mở ra thời kỳ phát triển mới trong phong trào ĐLDT châu Á tiêu biểu ở Trung Quốc, An Độ, Việt Nam, Inđônêxia. đi theo con đường Cách mạng T10, chủ nghĩa Mác Lênin. - Hướng dẫn HS đọc SGK, kênh chữ nhỏ. - Cho HS xem hình lãnh tụ Gandi ở Ấn Độ. - Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh giai cấp vô sản trẻ tuổi phương Đông bước lên vũ đài chính trị mở ra triển vọng cho phong trào CM phương Đông từ giải phóng dân tộc tiến lên giải phóng giai cấp. - Cần chú ý trong những năm đầu sau Cách mạng tháng 10 Nga phong trào cách mạng Đông Nam Á lên cao lan rộng hơn cả so với châu Mỹ la tinh và châu Phi. - Củng cố : đồ. Hãy kể tên phong trào đấu tranh ở các nước châu Á? Phong trào nào mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc? Hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc châu Á sau chiến rtanh TG thứ nhất? Vì sao sau chiến tranh thế giới I phong trào ĐLDT châu Á bùng nổ mạnh mẽ. - Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập, các Đảng Cộng sản thành lập lãnh đạo cách mạng. SƠ KẾT : Phong trào ĐLDT trong thế giới giữa 2 cuộc chiến tranh TG (1918 – 1939) lên cao và lan rộng khắp nơi. 2. HOẠT ĐỘNG 2 : CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1939 Mục tiêu : - Nhằm cho HS biết cuộc Cách mạng Trung Quốc (1918 – 1939) đã diễn ra như thế nào? - Tác động của phong trào Ngũ Tứ trong cách mạng Trung Quốc. Nội dung : Hoạt động của giáo viên Học sinh Bài ghi - Nêu rõ trong vòng 20 năm giữa 2 cuộc chiến tranh TG, cách mạng Trung Quốc diễn ra nhiều sự kiện phong phú và diễn biến phức tạp. - Tiếng súng cách mạng tháng 10 soi sáng con đường đấu tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc giúp giai cấp vô sản xem xét vận mệnh nước nhà. - Bổ sung phong trào Ngũ Tứ (4/5) người Trung Quốc thường dùng theo thứ tự tháng trước, ngày sau mở đầu thời kỳ mới của cách mạng TQ => nhấn mạnh đây là điểm mới của phong trào. Đọc SGK đoạn từ phong trào Ngũ Tứ … giai cấp công nhân trả lời : - Phạm vi của phong trào thế nào? - Lực lượng tham gia ra sao? Đọc kênh chữ nhỏ phong trào Ngũ Tứ. - Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ ngày 4/5/1919 lan rộng cả nước, lực lượng tham gia đông đảo. - Hướng dẫn HS đọc SGK. - Cho HS quan sát bức tranh về thái độ căm ghét thực dân phương Tây của người TQ. - Gợi ý HS khẩu hiệu “ngoại tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc”. => GV tóm ý phong trào Ngũ Tứ vừa chống đế quốc và phong kiến, với cách mạng Tân Hợi chỉ dừng lại tính chất chống phong kiến. - Nêu tác động của phong trào Ngũ Tứ tạo điều kiện dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản TQ (7/1921). - Trình bày những sự kiện tiêu biểu của cách mạng TQ ở giai đoạn tiếp theo : cuộc chiến tranh đánh đổ bọn quân phiệt, tay sai đế quốc chống tập đoàn Tưởng Giới Thạch. - Cuối cùng là thời kỳ Quốc Cộng hợp tác chống Nhật khi Nhật Thảo Luận : - Tổ 1, 2 : Theo các em khẩu hiệu đấu tranh của phong trào Ngũ Tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh trong CM Tân Hợi (1911)? - Tổ 3, 4 : Nhận xét. Em có nhận xét gì về phong trào Ngũ Tứ? Cách mạng TQ diễn ra như thế nào trong những năm 1919 – 1939? - Chủ nghĩa Mác Lênin truyền bá rộng rãi 7/1921 Đảng cộng sản TQ thành lập. - 7/1937 Nhật xâm lược Trung Quốc Quốc – Cộng hợp tác chống Nhật. xâm chiếm TQ. - Củng cố : SƠ KẾT MỤC I : - Phong trào ĐLDT trong thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh TG (1918 – 1939) lên cao và lan rộng khắp nơi. - Sự lớn mạnh của phong trào Ngũ Tứ dẫn đến nhiều tác động lớn cho Cách mạng TQ. IV. PHỤ LỤC : - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, kênh chữ nhỏ. - Dặn dò học bài, làm bài tập, chuẩn bị câu hỏi bài 20 (Mục II). . Bài 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 – 1939) I/. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á – CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1939. I kiện lịch sử. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên chuẩn bị : - Lược đồ châu Á. - Tài liệu lịch sử thế giới hiện đại (1918 – 1939)( ĐHSP). - Thiết kế bài giảng lịch sử 8, tài liệu cải cách. cách sử 8, sách giáo viên sử 8, giáo khoa sử 8, bài tập sử 8. - Tranh, ảnh liên quan đến các nhân vật lãnh đạo. VD : lãnh tụ Gandi (1869 – 1948) ở Ấn Độ. Học sinh chuẩn bị : - Sách giáo