Đề thi thử Đại học môn sinh - THPT Cao Bá Quát docx

4 371 0
Đề thi thử Đại học môn sinh - THPT Cao Bá Quát docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THẦY TUẤN THPT CAO BÁ QUÁT ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 12 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; Câu 1: Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gen trên NST số 2, người ta thu được kết quả sau Dòng 1: ABFEDCGHIK Dòng 2: ABCDEFGHIK Dòng 3: ABFEHGIDCK Dòng 4: ABFEHGCDIK Nếu dòng 3 là dòng gốc, do một đột biến đảo đoạn NST đã làm phát sinh ra 3 dòng kia theo trật tự là: A. 3 → 2 → 4 → 1 B. 3 → 2 → 1 → 4 C. 3 → 4 → 1 → 2 D. 3 → 1 → 2 → 4 Câu 2: Phân tích thành phần của các axit nuclêic tách chiết từ 3 chủng vi rút, thu được kết quả như sau Chủng A : A = U = G = X = 25% Chủng B : A = G = 20% ; X = U = 30% Chủng C : A = T = G = X = 25% Vật chất di truyền của A. cả 3 chủng đều là ADN B. chủng A là ARN còn chủng B và C là ADN C. cả 3 chủng đều là ARN D. chủng A và B là ARN còn chủng C là ADN Câu 3: Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I thường là nguyên nhân dẫn đến kết quả A. đột biến thể lệch bội B. đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể C. Đột biến lặp đọan và mất đoạn nhiễm sắc thể D. hoán vị gen Câu 4: Hóa chất gây đột biến 5BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X D. A–T → U–5BU → G–5BU → G–X Câu 5: Trong một gia đình,, mẹ có kiểu gen X B X b , bố có kiểu gen X B Y, sinh được con gái kiểu gen X B X b X b . Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST, Kết luận nào sau đây dúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ A. Trong giảm phân I, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường B. Trong giảm phân I, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường C. Trong giảm phân II, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường D. Trong giảm phân II, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây Không phải là dấu hiệu của thường biến? A. Biến đổi ở đời con theo những quy luật nhất định B. Biến đổi trong đời cá thể không di truyền. C. Biến đổi trong đời cá thể theo hướng xác định D. Biến đổi đồng loạt của các cá thể có kiểu gen giống nhau. Câu 7: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là A. sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn của cặp NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I. B. sự trao đổi chéo giữa các crômatit cùng nguồn của cặp NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I. C. sự trao đổi chéo của các crômatit trên các cặp NST tương đồng khác nhau. D. sự trao đổi giữa các đoạn NST trên cùng một NST. Câu 8: Nếu các tính trạng trội lặn hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng thì đời sau của phép lai AaBbDd x AaBbDd sẽ có A. 4 kiêu hình, 9 kiểu gen. B. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen. C. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen. D. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen. Câu 9: Nếu P dị hợp cặp gen, hoạt động của các NST trong giảm phân là như nhau thì trong số các quy luật di truyền sau đây, quy luật nào cho số loại kiểu gen nhiều nhất ở thế hệ lai ? A. tương tác gen. B. hoán vị gen. C. phân li độc lập. D. liên kết gen. Câu 10: Việc làm nào sau đây là một bước trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen? A. tiến hành phép lai thuận nghịch để tìm ra quy luật di truyền. B. nghiên cứu các tính trạng do các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể quy định. C. phân lập các dòng ruồi giấm thuần chủng để tiến hành các phép lai nghiên cứu. D. cho các cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để tạo ra các dòng thuần chủng. Câu 11: Phêninkêto niệu (PKU) là một bệnh di truyền do thiếu enzim chuyển hoá axit amin phêninalanin. Sơ đồ phả hệ củ amột gia đình sau đây bị bệnh này Phả hệ trên cho thấy bệnh Phêninkêto niệu (PKU) được quy định bởi : 1 A. Gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính X B. Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường C. Gen trội trên nhiễm sắc thể thường D. Gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X Câu 12: Có 2 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là A. 8. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 13: Ở cà chua: gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: quả bầu dục; giả sử 2 cặp gen này nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.Cho cà chua thân cao, quả tròn (F 1 ) dị hợp 2 cặp gen lai với cà chua thân thấp, quả bầu dục, ở đời con thu được 81 cao - tròn, 79 thấp - bầu dục, 21 cao - bầu dục, 19 thấp - tròn. A. F 1 có kiểu gen Ab aB và tần số hoán vị gen là 20%. B. F 1 có kiểu gen Ab aB và tần số hoán vị gen là 40%. C. F 1 có kiểu gen AB ab và tần số hoán vị gen là 20%. D. F 1 có kiểu gen AB ab và tần số hoán vị gen là 40%. Câu 14: Ở một loài thực vật, cho cây F 1 thân cao lai với cây thân thấp được F 2 phân li theo tỉ lệ 5 cây thân thấp: 3 cây thân cao. Sơ đồ lai của F 1 là: A. AaBb x aabb B. AaBb x Aabb C. AaBb x AaBB D. AaBb x AABb Câu 15: Gen đa hiệu là gen A. điểu khiển sự họat động của các gen khác B. tạo ra nhiều lọai mARN C. có sự tác động đế sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau D. tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau Câu 16: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A–bbC–D– ở đời con là A. 3/256 B. 1/16 C. 81/256 D. 27/256 Câu 17: Mức phản ứng là A.khả năng sinh vật có thể có thể phản ứng trước những điều kiện bật lợi của môi trường. B.mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau. C.khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường. D. Tập hợp tất cả những KH khác nhau của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau Câu 18: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thể hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là: A. 0,70AA : 0,20Aa : 0,10aa. B. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa. D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Câu 19: Mục đích chính của kĩ thuật di truyền là A. tạo ra sinh vật biến đổi gen phục vụ lợi ích con người hoặc tạo ra các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp B. gây ra các đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể từ đó những thể đột biến có lợi cho con người C. tạo ra các biến dị tổ hợp có giá trị, làm xuất hiện các cá thể có nhiều gen quý D. tạo ra các cá thể có các gen mới hoặc nhiễm sắc thể mới chưa có trong tự nhiên Câu 20: Trong kĩ thuật cấy gen, việc đưa AND tái tổ hợp vào trong tế bào nhận là vi khuẩn Ecoli nhằm: A. Làm tăng hoạt tính của gen được ghép nhờ vào quá trình xúc tác của các enzim trong tế bào nhận. B. Làm tăng nhanh số lượng ghen được ghép dựa vào tốc độ sinh sản rất nhanh của tế bào nhận. C. Để phân tử ADN tái tổ hợp kết hợp với phân tử ADN của tế bào nhận. D. Để kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp thông qua đánh giá khả năng tự nhân đôi của nó. Câu 21: Những cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hóa ở người ? 1. Ruột thừa. 2. Răng khôn. 3. Dạ dày. 4. Nếp thịt ở khóe mắt. 5. Xương cùng. A. 1,2,3,4. B. 1,3,4,5. C. 1,2,4,5. D. 2,3,4,5. Câu 22: Cho các quần thể sau : 1. P = 100%AA. 2. P = 50%AA + 50%aa. 3. P = 25%AA + 50%Aa + 25%aa. 4. P = 100%Aa. 5. P=100% aa Đang ở trạng thái cân bằng di truyền là các quần thể : A. 2,3,4 B. 1,3,5 C. 1,2,3. D. 1,2,4, Câu 23: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là A. 0,0125%. B. 0,025%. C. 0,25%. D. 0,0025%. Câu 24: Trong một quần thể có 2 gen alen A và a, gồm 1000 cá thể. Tỷ lệ của các kiểu gen trong quần thể 0,6AA : 0,4aa. quần thể ngẫu phối qua 5 thế hệ sau đó tự phối liên tục 3 thế hệ. Tỷ lệ cá thể dị hợp trong quần thể là: A. 0,40 B. 0,60 C. 0,20 D.0,8 2 Câu 25 : Ở gà A quy định lông đen trội không hoàn toàn so với a quy định lông trắng, kiểu gen Aa quy định lông đốm Một quần thể gà rừng ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể trong đó có 4800 con gà lông đốm, số gà lông đen và gà lông trắng trong quần thể lần lượt là A.3600, 1600. B.400, 4800. C.900,4300. D.4900,300. Câu 26: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền,xét một gen có hai alen (A và a) người ta thấy số cá đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là A. 18,75% B. 56,25% C. 37,5% D. 3,75% Câu 27: Trong một quần thể thực vật lưỡng bội, lôcut 1 có 4 alen, lôcut 2 có 3 alen, lôcut 3 có 2 alen phân li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen là A. 180 B. 240 C. 90 D. 160 Câu 28: Yếu tố nào sau đây không được sử dụng làm vectơ chuyển gen trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp? A. Plasmit. B. Virut C. tARN. D. NST nhân tạo. Câu 29: Trong kĩ thuật chuyển gen để phân lập được dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp,các nhà khoa học đã có phương pháp gì? A. Chọn thể truyền có gen đánh dấu dễ nhận biết. B. Chọn gen cần chuyển có đặc điểm dễ nhận biết C. Chọn tế bào nhận có đặc điểm dễ nhận biết. D. Chọn tế bào cho gen có đặc điểm dễ nhận biết. Câu 30: Để tạo ra tằm dâu tam bội, các nhà khoa học đã A. gây giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai với giống lưỡng bội (2n). B. nuôi cấu hạt phấn tạo ra hạt phấn 2n và sau đó cho thụ phấn với noãn n. C. dung hợp hạt phấn (n) với tế bào xôma (2n). D. lai xa kèm đa bội hoá. Câu 31: Phép lai có thể tạo ra F 1 có ưu thế lai cao nhất là : A. aabbdd x AAbbDD B. AABBdd x aaBBDD C. AABbdd x AAbbdd D. aabbDD x AABBdd Câu 32: Cho các thành tựu : (1) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người (2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng xuất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường (3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia (4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt,hàm lượng đường cao (5) Tạo giống cừu mà trong sữa có chứa prôtêin của người Những thành tựu đạt được do ứng dụng của kĩ thuật di truyền là A. 1 , 3, 5 B. 3, 4, 5 C. 1 , 2 D. 1 , 2, 3, 4 Câu 33: Hầu hết các loài đều sử dụng chung mã di truyền. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ A. nguồn gốc thống nhất của sinh giới B. mã di truyền có tính thoái hóa C. mã di truyền có tính đặc hiệu D. thông tin di truyền ở tất cả các loài đều giống nhau Câu 34: Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Trong 1 gia đình bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh, xác suất để cặp vợ chồng sinh phải cả đứa con trai thứ 2 và thứ 3 bị bệnh là A.50%. B.25%. C.12,5%. D.6,25%. Câu 35: Ở người, tính trạng tóc quăn do gen trội A, tóc thẳng do alen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định; còn bệnh mù màu đỏ – lục do gen lặn m chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên. Bố và mẹ tóc quăn, mắt bình thường, sinh một con trai tóc thẳng, mù màu đỏ – lục. Kiểu gen của người mẹ là A. AaX M X M B. AAX M X m C. AaX M X m D. AAX M X M Câu 36: Bệnh phêninkêtô niệu ở người xuất hiện do A. chuỗi bêta hêmôglôbin bị biến đổi 1 axit amin B. thiếu enzim chuyển hóa hóa phênilalanin thành tirôzin C. thiếu enzim chuyển hóa hóa tirôzin thành phênilalanin D. chuỗi anpha hêmôglôbin bị biến đổi 1 axit amin Câu 37 : Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 6000 cây, trong đó 960 cây hạt dài. Tỉ lệ cây hạt tròn của kiểu gen dị hợp trong tổng số cây hạt tròn của quần thể này là A. 42,0% B. 57,1% C. 25,5% D. 48,0% Câu 38: Một gen có chiều dài 0,51 m µ . T chiếm 20%. Gen nhân đôi 2 lần liên tiếp, số nucleotit loại A môi trường cung cấp là A. 1440. B.1800. C.1920. D.960. Câu 39: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến? A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình C. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình D. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể Câu 40: Hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến 3 A. không ảnh hưởng đến kiểu hình của cơ thể. B. gây chết ngay ở giai đoạn vừa hình thành hợp tử. C. làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. D. gia tăng kích thước tế bào làm cơ thể lớn hơn bình thường. Câu 41: nguyên tắc bổ sung có vai trò quan trọng đối với các cơ chế di truyền nào ? 1. Nhân đôi ADN. 2. Hình thành mạch pôlinuclêôtit. 3. Phiên mã. 4. Mở xoắn. 5. Dịch mã. 6. Đóng xoắn. A. 1,2,4. B. 1,3,6. C. 1,2,5. D. 1,3,5. Câu 42: Căn cứ để phân biệt thành đột biến trội - lặn là A. sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ tiếp theo. B. nguồn gốc sinh ra đột biến. C. hướng của đột biến thuận hay nghịch. D. sự biểu hiện của đột biến có lợi hay có hại. Câu 43: Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là do A. một hoặc một số cặp NST không phân li trong phân bào. B. tất cả các cặp NST không phân li trong phân bào. C. một hoặc tất cả các NST không phân li trong giảm phân. D. tất cả các cặp NST không phân li trong nguyên phân. Câu 44: Hai loài thực vật: loài A có bộ NST lưỡng bội 2n =38, loài B có bộ NST lưỡng bội 2n = 22. Người ta tiến hành lai hai loài này với nhau, kết hợp đa bội hóa thu được thể song nhị bội. Câu phát biểu nào sau đây đúng A. Số NST và số nhóm liên kết của thể song nhị bội đều là 60 B. Số NST của thể song nhị bội là 60, số nhóm liên kết của nó là 30 C. Số NST và số nhóm liên kết của thể song nhị bội đều là 30 D. Số NST của thể song nhị bội là 30, số nhóm liên kết của nó là 60 Câu 45: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi nhiều nhất trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit A. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ nhất (ngay sau bộ ba mở đầu) B. Mất ba cặp nuclêôtit ở phía trước bộ ba kết thúc C. Thay thế một cặp nuclêôtit ở đầu gen D. Mất ba cặp nuclêôtit ngay sau bộ ba mở đầu Câu 46: Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hậu quả lớn nhất thuộc A.lặp đoạn, chuyển đoạn B.đảo đoạn, lặp đoạn. C.mất đoạn, chuyển đoạn. D.mất đoạn, đảo đoạn. Câu 47: Bản đồ di truyền (bản đồ gen là) A. sơ đồ phân bố các nhiễm sắc thể trong nhân của một loài B. sơ đồ về vị trí và khoảng cách giữa các gen trên từng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể của một loài C. số lượng các nhiễm sắc thể trong nhân của một loài D. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN của một nhiễm sắc thể Câu 48: Ở một loài động vật, khi cho lai giữa cá thể có lông trắng với cá thể lông đen đều thần chủng, F 1 100% lông đen, F 2 thu được 9/16 lông đen: 3 /16 lông nâu:4/16 lông trắng Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật A. tương tác át chế. B. tương tác bổ trợ. C. tương tác cộng gộp D. phân li độc lập Câu 49: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ dị hợp tử giao phấn với cây thấp, quả vàng. Gen A và gen B cách nhau 40 cM, tỉ lệ kiểu hình ở F 1 là A. 10% cây cao, quả đỏ: 10% cây thấp, quả trắng: 40%cây cao, quả trắng: 40% cây thấp, quả đỏ. B. 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20%cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ. C. 20% cây cao, quả đỏ: 20% cây thấp, quả trắng: 30%cây cao, quả trắng: 30% cây thấp, quả đỏ. D. 40% cây cao, quả đỏ: 40% cây thấp, quả trắng: 10%cây cao, quả trắng: 10% cây thấp, quả đỏ. Câu 50: Dạng biến dị nào sau đây là thường biến? A.Bệnh máu khó đông ở ngườI B. Bệnh dính ngòn tay 2,3 ở người C.Bệnh mù màu ở người D. Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở thú HẾT 4 . THẦY TUẤN THPT CAO BÁ QUÁT ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 12 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; Câu 1: Có 4 dòng ruồi giấm thu được. cặp gen lai với cà chua thân thấp, quả bầu dục, ở đời con thu được 81 cao - tròn, 79 thấp - bầu dục, 21 cao - bầu dục, 19 thấp - tròn. A. F 1 có kiểu gen Ab aB và tần số hoán vị gen là 20%. B cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ dị hợp tử giao phấn với cây thấp, quả vàng. Gen A và gen B cách nhau 40 cM, tỉ lệ kiểu hình ở F 1 là A. 10% cây cao,

Ngày đăng: 07/08/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan