Báo cáo y học: "Nghiên cứu lâm sàng pháp hoạt huyết tiêu đàm điều trị cơn đau thắt ngực" pps

8 331 0
Báo cáo y học: "Nghiên cứu lâm sàng pháp hoạt huyết tiêu đàm điều trị cơn đau thắt ngực" pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiờn cu lõm sng phỏp hot huyt tiờu m iu tr cn au tht ngc Trn Quc Bo* Tóm tắt Nghiên cứu 130 bệnh nhân (BN) chẩn đoán cơn đau thắt ngực, trong đó 70 BN (nhóm 1) điều trị bằng pháp hoạt huyết tiêu đàm và 60 BN (nhóm 2) điều trị bằng pháp hoạt huyết hóa ứ, tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện số 1, Đại học Trung y dợc Quảng Châu, Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy: - Cả 2 nhóm nghiên cứu đều có cải thiện tốt về triệu chứng lâm sàng y học cổ truyền (YHCT), mức độ đau thắt ngực, điện tim: cải thiện lâm sàng YHCT nhóm 1 đạt 92,9%, nhóm 2 đạt 93,3%; hiệu quả cắt đau thắt ngực nhóm 1 đạt 97,1%, nhóm 2 đạt 98,3%; cải thiện điện tim nhóm 1 đạt 84,3%, nhóm 2 đạt 83,3%. - Cả hai nhóm trớc và sau điều trị đều cải thiện về rối loạn chuyển hóa lipid máu, chỉ số CRP, fibrinogen, tiểu cầu. - Không có tác dụng phụ không mong muốn của thuốc trên lâm sàng. * Từ khóa: Bệnh mạch vành; Đau thắt ngực; Pháp hoạt huyết tiêu đàm. Clinical study of therapy for promorting blood circulation and disspating phlegm Summary Researching 130 patients, including 70 patients (group I) were treated by therapy for promoting blood circulation and disspating phlegm, 60 patients (group II) were treated by therapy for promoting blood circulation and removing blood stasis at the Cardiology Department, Hospital No 1, Traditional Chinese Medical Pharmacy University at Quangchau City, China, we realized that: Both reseach groups had improved clinical symptoms in traditional medicine. The degree of angina, electrocardiogram: by clinical improvement of traditional medicine, the group I was reached 92.9%, the group II was reached 93.3%; the effect of relieving angina in the group I was reached 97.1%, the group II was reached 98.3%. The improvement of electrocardiogram in the group I reached 84.3%, the group II reached 83.3%. Both of groups before and after treatment got improved in lipit blood, index CRP, fibrinogen, white blood cells. There is not any unexpected side-effects of remedy on clinical; the altering of some indexes of hermatology, biochemical blood on liver and kidney function is not statistically significant. * Key words: Coronary artery disease; Angina pectoris; Therapy for promoting blood circulation and disspating phlegm. * Bệnh viện 103 Phản biện khoa hoc: PGS. TS. Đỗ Quyết Đặt vấn đề Bệnh lý vành là tên gọi tắt của bệnh lý vữa xơ động mạch vành (ĐMV) (Coronary artery disease), do ĐMV chít hẹp hoặc bị tắc hoặc thay đổi chức năng gây bệnh lý thiếu máu cơ tim. Nhân tố chủ yếu gây nên vữa xơ ĐMV là mảng vữa xơ bị phá vỡ, hình thành cục máu đông, co thắt mạch. Ngày càng có nhiều nghiên cứu về độ dính của tế bào trung tính, tế bào nội mạc động mạch (ĐM) giải phóng ra các hoạt chất, sản sinh ra gốc oxy tự do làm tổn thơng tế bào nội mạc ĐM, hình thành cục máu đông, co thắt mạch, từ đó gây nên quá trình phát triển bệnh lý mạch vành. Y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh bệnh mạch vành, nhng các chứng giống nh bệnh mạch vành đã đợc mô tả từ rất sớm và thuộc phạm trù: tâm thống, quyết tâm thống, hung thống, chân tâm thống Căn cứ vào lý luận YHCT, cơ chế sinh bệnh của tâm thống là bản h tiêu thực. Bản h lấy tạng phủ hao h là chính, gồm dơng h, âm h, khí h, dơng thoát; tiêu thực gồm các thể huyết ứ, hàn ngng, khí trệ đàm ứ. Những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu về thể đàm ứ trong bệnh mạch mạch vành, thông qua quan sát hiệu quả lâm sàng của pháp hoạt huyết tiêu đàm, so sánh với nhóm điều trị bằng thuốc tây y thì thấy nhóm điều trị bằng pháp hoạt huyết tiêu đàm cải thiện về triệu chứng lâm sàng, giảm cơn đau thắt ngực, cải thiện điện tim, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa lipid máu u việt hơn nhóm chứng. Vì vậy, để làm phong phú hơn phơng pháp đánh giá hiệu quả điều trị của YHCT, chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm: - Nghiên cứu hiệu quả điều trị lâm sàng, ảnh hởng đến chỉ tiêu lipid máu, phản ứng viêm của pháp hoạt huyết tiêu đàm và pháp hoạt huyết hoá ứ khi điều trị cơn đau thắt ngực. - Đánh giá tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng. Đối tợng và phơng pháp Nghiên cứu 1. Đối tợng nghiên cứu. * Vật liệu nghiên cứu: + Thành phần bài thuốc: - Bài thuốc theo pháp hoạt huyết tiêu đàm: Ôn đởm thang phối hợp Đan sâm ẩm (Bán hạ 12g, Trúc nhự 12g, Chỉ thực 12g, Trần bì 6g, Cam thảo 6g, Phục linh 15g, Đan sâm 15g, Giáng hơng 10g, Sa nhân 6g, gia Xích thợc 15g, Tam thất 10g. - Bài thuốc theo pháp hoạt huyết hóa ứ: Đan sâm ẩm (Đan sâm 15g, Giáng hơng 10g, Sa nhân 6g, gia Xích thợc 15g, Tam thất 10g. + BN: 130 BN, tuổi 35 - 85, điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện số 1, Đại học Trung Y dợc Quảng Châu, Trung Quốc từ tháng 2 - 2004 đến 2 - 2006, đợc chẩn đoán cơn đau thắt ngực theo Bệnh danh và tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh thiếu máu cơ tim của WHO (1979). 2. Phơng pháp nghiên cứu. Chọn ngẫu nhiên, tiến cứu, theo dõi dọc trớc sau điều trị. * Phơng án dùng thuốc: BN chia thành 2 nhóm: nhóm 1 thuộc thể huyết ứ đàm trệ và nhóm 2 thuộc thể tâm huyết ứ trệ. - Nhóm 1: dùng bài thuốc theo pháp hoạt huyết tiêu đàm. - Nhóm 2: dùng bài thuốc theo pháp hoạt huyết hóa ứ. Cả hai bài thuốc đều ở dạng thuốc sắc uống 200 ml/lần, ngày 2 lần chia sáng và chiều. - Cả hai nhóm BN đều đợc dùng kết hợp: . Dịch truyền tĩnh mạch: Phúc phơng đan sâm 20 ml/ngày; Cát căn 500 mg/ngày, Xuyên khung 160 mg/ngày. . Thuốc y học hiện đại (YHHĐ): khống chế huyết áp và đờng máu theo phác đồ chung. * Tiêu chuẩn chọn BN: + YHHĐ: theo chuyên đề Bệnh danh và tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh thiếu máu cơ tim của WHO (1979). + Tiêu chuẩn của YHCT: dựa vào Tiêu chuẩn chẩn đoán, hiệu quả điều trị và quy tắc dùng thuốc ở bệnh tim của Trung y. + Tiêu chuẩn chẩn đoán của chứng tâm huyết ứ trệ. + Tiêu chuẩn chẩn đoán của chứng huyết ứ đàm trệ. - BN phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán của YHHĐ, phù hợp với tiêu chuẩn của Trung y về thể tâm huyết ứ trệ và thể huyết ứ đàm trệ. - Tuổi: 20 tuổi 85. - Tự nguyện tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ : - BN không thuộc thể huyết ứ đàm trệ và thể tâm huyết ứ trệ theo phân thể của YHCT. - Rối loạn nghiêm trọng chức năng gan thận, chức năng hệ thống tạo máu, chức năng tim phổi và loạn nhịp tim. - Phụ nữ có thai và đang thời kỳ cho con bú. - Thể trạng dị ứng và có tiền sử dị ứng thuốc. - BN tâm thần và những ngời không hợp tác trong điều trị * Chỉ tiêu quan sát: + Triệu chứng lâm sàng YHCT. + Cơn đau thắt ngực. + Chỉ tiêu cận lâm sàng: ngày thứ 1 và ngày thứ 21 tiến hành làm: - Xét nghiệm thờng quy phân, nớc tiểu, chụp X quang tim phổi, xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu đánh giá chức năng gan, thận. - Protein C, fibrinogen, cholesterol, triglyxerit, LDL, HDL. - Điện tâm đồ. + Tác dụng không mong muốn sau uống thuốc: buồn nôn, nôn, đại tiện lỏng, ban chẩn và ngứa ngoài da. * Chỉ tiêu đánh giá: dựa vào Tiêu chuẩn chẩn đoán, hiệu quả điều trị và quy tắc dùng thuốc ở bệnh tim của Trung y. + Tiêu chuẩn chung đánh giá hiệu quả điều trị: - Hiệu quả tốt: không còn đau thắt ngực hoặc đạt giống nh có hiệu quả; điện tim phục hồi về bình thờng. - Có hiệu quả: triệu chứng đau thắt ngực giảm nhẹ hoặc đạt tiêu chuẩn có hiệu quả lâm sàng; điện tim cải thiện ở mức có hiệu quả. - Không hiệu quả: triệu chứng đau thắt ngực không cải thiện, điện tim cơ bản giống nh trớc điều trị. - Nặng lên: triệu chứng đau thắt ngực nặng lên, điện tim nặng lên. Xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 11.5. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 1. Đặc điểm BN. + Nhóm 1: 33 nam, 37 nữ, tuổi thấp nhất 37, cao nhất 85, tuổi trung bình 68,5 7,4. + Nhóm 2: 29 nam, 31 nữ, tuổi thấp nhất 47, cao nhất 85, tuổi trung bình 69,2 8,6. Cả hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tuổi và giới (p > 0,05). * Bệnh kết hợp: Bảng 1: Nhóm BN n Bệnh tăng huyết áp Bệnh đái tháo đờng Chứng rối loạn lipid máu Đột quỵ não Nhóm 1 70 47 25 44 25 Nhóm 2 60 38 20 42 21 p > 0,05 Cả 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê về bệnh kết hợp (p > 0,05). 2. Hiệu quả điều trị của pháp hoạt huyết tiêu đàm và hoạt huyết hóa ứ. * So sánh thang điểm đánh giá của 2 nhóm: Bảng 2: Thang điểm lâm sàng trớc sau điều trị. Thang điểm lâm sàng p Nhóm BN n Trớc điều trị Sau điều trị Nhóm 1 70 7,21 1,80 3,2 1,2 Nhóm 2 60 7,16 1,64 3,19 1,22 p 1-2 > 0,05 p T-S < 0,05 Trớc điều trị, thang điểm đánh giá lâm sàng khác biệt không có ý nghĩa (p 1-2 > 0,05). Trong cùng 1 nhóm, so sánh trớc sau điều trị thấy khác biệt có ý nghĩa (p T-S < 0,05). Sau điều trị, so sánh 2 nhóm thấy khác biệt không có ý nghĩa (p 1-2 > 0,05). Nh vậy, cả hai bài thuốc đều có hiệu quả cải thiện triệu chứng lâm sàng. * So sánh chứng rối loạn lipid máu trớc sau điều trị: Bảng 3: Nhóm 1 (n = 70) Nhóm 2 (n = 60) p Nhóm BN Trớc điều trị Sau điều trị Trớc điều trị Sau điều trị TC (mmol/l) 5,95 0,81 4,67 1,01 5,89 0,90 5,18 0,94 LDL (mmol/l) 4,24 1,11 2,55 1,03 4,2 1,08 3,31 0,97 TG (mmol/l) 2,1 0,9 1,5 0,8 2,2 0,8 2,1 0,7 HDL (mmol/l) 1,02 0,22 1,28 0,18 1,01 0,20 1,14 0,21 p 1-2 > 0,05 p T-S < 0,05 p S-S < 0,05 So sánh hàm lợng TC, LDL, TG, HDL trớc điều trị giữa hai nhóm thấy sự khác biệt không có ý nghĩa (p 1-2 > 0,05). Trong từng nhóm nhóm so sánh trớc sau điều trị đều có cải thiện về nồng độ TC, LDL, TG, HDL có ý nghĩa (p T-S < 0,05). Sau điều trị, nhóm 1 (thể huyết ứ đàm trệ) có cải thiện nồng độ TC, LDL, TG, HDL tốt hơn nhóm 2 (thể tâm huyết ứ trệ). Điều đó chứng tỏ hai bài thuốc đều có tác dụng cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên BN bị bệnh mạch vành, nhng nhóm dùng pháp hoạt huyết tiêu đàm u việt hơn, điều này phù hợp với một số nghiên cứu trớc đó. Chu Hạ Thanh nghiên cứu mô hình động vật, lấy hình thái học là chính, nghiên cứu ba phơng pháp điều trị Trung y là hoạt huyết hoá ứ, kiện tỳ hoá ứ và hoạt huyết tiêu đàm ảnh hởng đến vữa xơ ĐM chủ và mức độ mỡ máu trên thỏ thực nghiêm gây tăng mỡ máu, phát hiện pháp hoạt huyết tiêu đàm làm giảm thấp rõ rệt TC, TG, LDL, LPO và chống lại sự hình thành vữa xơ mạch. Hồ Hồng Vệ dùng bài Ôn đởm thang điều trị 60 ca đau thắt ngực kết quả cải thiện lâm sàng đạt 93,3%, điện tim đạt 61,67%. * Phản ứng viêm: Bảng 4: Biến đổi các chỉ số phản ứng viêm trớc sau điều trị. Nhóm 1 (n = 37) Nhóm 2 (n = 31) p Nhóm BN Trớc điều trị Sau điều trị Trớc điều trị Sau điều trị C-reactive protein (mg/l) 27,3 8,2 6,8 3,2 26,5 7,5 7,5 2,5 Fibrinogen (g/l) 5,8 1,1 3,11 1,04 5,5 1,02 3,27 0,9 Bạch cầu (10 9 /l) 9,08 2,84 8,36 2,58 8,97 2,8 8,15 2,57 p 1-2 > 0,05 p T-S < 0,05 p S-S > 0,05 Trong mẫu nghiên cứu kiểm tra chỉ số phản ứng viêm chúng tôi chỉ thực hiện đợc 68 ca; nhóm 1: 37 ca; nhóm 2: 31 ca, giữa hai nhóm trớc điều trị không có sự khác biệt (p 1-2 > 0,05). So sánh chỉ tiêu C-reactive protein và fibrinogen của từng nhóm trớc có p T-S > 0,05; sau điều trị p S-S > 0,05. Chỉ số bạch cầu trớc sau điều trị của từng nhóm thấy p T-S > 0,05 và giữa hai nhóm sau điều trị thấy p S-S > 0,05. Kết quả trên cho thấy cả 2 phơng pháp đều có tác dụng nhất định đến phản ứng viêm, nhng do hạn chế về thời gian và mẫu nghiên cứu, nên cần đi sâu nghiên cứu thêm. * So sánh triệu chứng YHCT giữa 2 nhóm: Bảng 5: Cải thiện về triệu chứng lâm sàng YHCT sau điều trị. Nhóm BN n Hiệu quả tốt Có hiệu quả Không hiệu quả Nặng thêm Tỷ lệ đạt hiệu quả (%) Nhóm 1 70 24 41 3 2 92,9 Nhóm 2 60 20 36 2 2 93,3 p p 1-2 > 0,05 Giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa với p 1-2 > 0,05, chứng tỏ cả hai pháp điều trị đều có hiệu quả tơng đơng nhau. * So sánh triệu chứng cơn đau thắt ngực: Bảng 6: Cải thiện triệu chứng đau thắt ngực sau điều trị. Nhóm BN n Hiệu quả tốt Có hiệu quả Không hiệu quả Nặng thêm Tỷ lệ đạt hiệu quả (%) Nhóm 1 70 22 46 2 0 97,1 Nhóm 2 60 19 40 1 0 98,3 p P 1-2 > 0,05 Sau điều trị, hiệu quả cắt cơn đau thắt ngực giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p 1-2 > 0,05), chứng tỏ cả hai pháp điều trị đều có tác dụng cải thiện rõ rệt về mức độ đau tức ngực. * So sánh điện tim: Bảng 7: Thay đổi điện tim sau điều trị. Nhóm BN n Hiệu quả tốt Có hiệu quả Không hiệu quả Nặng thêm Tỷ lệ đạt hiệu quả (%) Nhóm 1 70 19 40 8 3 84,3 Nhóm 2 60 17 33 8 2 83,3 P p 1-2 > 0,05 Sau điều trị, hiệu quả thay đổi điện tim giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p 1-2 > 0,05), chứng tỏ hai pháp điều trị đều có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu trên điện tim. Một số tác giả Trung Quốc nghiên cứu dùng thuốc YHCT đơn thuần và kết hợp YHHĐ cho thấy phơng pháp kết hợp YHCT và YHHĐ trong điều trị bệnh mạch vành cho hiệu quả tốt hơn. Ngô Hoán Luân dùng viên quán tâm, viên isosorbide dinitrate, viên phúc phơng đan sâm điều trị bệnh lý vành, kết quả giảm đau thắt ngực lần lợt là 83,9%, 74,2%, 77,4%; cải thiện điện tim lần lợt là 83,95%, 61,6%, 64,8%. Lý Minh Tinh dùng isosorbide dinitrate, apspirin điều trị cơn đau thắt ngực, kết quả cải thiện cơn đau thắt ngực là 75,56%, cải thiện điện tim 48,89%; trên cơ sở đó tiếp tục kết hợp Trung y dùng ích khí khứ đàm thang thì thấy hiệu quả lâm sàng tăng lên 93,33%, điện tim cải thiện tăng lên 82,22%. Nh vậy, về mức độ cải thiện các triệu chứng trên lâm sàng, mức độ đau thắt ngực, điện tim của hai nhóm đều có ý nghĩa và không có sự khác biệt. Cần theo dõi dài hơn với mẫu lớn hơn để khẳng định thêm. 3. Đánh giá tác dụng không mong muốn. Trong quá trình nghiên cứu, tất cả BN đều không thấy xuất hiện tác dụng phụ nh buồn nôn, nôn, đi lỏng, ban sẩn ngoài da; xét nghiệm máu thờng quy, chức năng thận và hoạt độ enzym gan đều trong giới hạn bình thờng. Kết luận 1. Bài thuốc áp dụng pháp hoạt huyết tiêu đàm và pháp hoạt huyết hoá ứ đều có tác dụng cải thiện triệu chứng lâm sàng và ức chế phản ứng viêm nh nhau. Tuy nhiên, pháp hoạt huyết tiêu đàm có tác dụng điều trị chứng rối loạn lipid máu tốt hơn so với khi chỉ dùng đơn thuần thuốc hoạt huyết hoá ứ. 2. Không thấy các biểu hiện tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị, các chỉ số về huyết học, sinh hóa máu đều trong giới hạn bình thờng, không có các dấu hiệu nh buồn nôn, nôn, dị ứng. Tài liệu tham khảo 1. Tào Hồng Hân, Trơng Hoa Mai. Bàn về cơ chế phát bệnh của đàm ứ hỗ kết với bệnh lý vành. Trung Y dợc học san. 2001, 19 (6), tr.544. 2. Hồ Hồng Vệ. Quan sát lâm sàng 60 ca BN có cơn đau thắt ngực dùng bài ôn đởm thang gia vị để điều trị. Hà Nam Trung y học san. 2000, 15 (2), tr.30-31. 3. Chu Hạ Thanh, Tống Kiếm Nam, Lữ Aí Bình. ảnh hởng của các pháp điều trị Trung y đối với tình trạng hình thành mảng vữa xơ ở ĐM chủ trên mô hình thực nghiệm tăng lipid máu của thỏ. Tạp chí Trung y. 1996, 37(3), tr.174-175. 4. Văn Xuyên, Từ Hạo, Hoàng Khải Phúc. Thuốc hoạt huyết ảnh hởng đến lipit máu và phản ứng viêm ở động mạch vữa sơ trên chuột nhắt thiếu hụt gen ApoE. Tạp chí Trung Quốc Trung Tây y kết hợp. 2005, 25 (4), tr.345-349. 5. Hồng vĩnh Tuân, Ngô Huy, Mạc Hồng Huy. Nghiên cứu lâm sàng và ảnh hởng đến các chỉ số viêm của dịch truyền hơng đan đối với bệnh lý cấp tính của bệnh lý vành. Trung dợc tân dợc và dợc lý lâm sàng. 2004, 11 (6), tr.425-428. 6. Hàn Học Kiệt. Nghiên cứu cơ chế tác dụng của bài thuốc hoạt huyết tiêu đàm làm giảm tình trạng vữa xơ ĐM trên thỏ thực nghiệm. Tạp chí Trung tây y kết hợp bệnh tâm não huyết quản. 2003, 18 (1), tr.18-21. 7. Hàn Học Kiệt. Nghiên cứu lâm sàng về tác dụng bảo vệ nội mạc ĐM của bài thuốc đàm ứ đồng trị trong bệnh đau thắt ngực. Báo Trung Quốc y dợc học. 2003, 18 (1), 1tr.8-21. 8. Đới Yên. Hoạt huyết ôn đởm thang ảnh hởng đến huyết dịch lu biến học trên bệnh nhân bệnh lý vành. Hà Nam Trung y. 2004, 24 (11). . của pháp hoạt huyết tiêu đàm, so sánh với nhóm điều trị bằng thuốc t y y thì th y nhóm điều trị bằng pháp hoạt huyết tiêu đàm cải thiện về triệu chứng lâm sàng, giảm cơn đau thắt ngực, cải. dụng pháp hoạt huyết tiêu đàm và pháp hoạt huyết hoá ứ đều có tác dụng cải thiện triệu chứng lâm sàng và ức chế phản ứng viêm nh nhau. Tuy nhiên, pháp hoạt huyết tiêu đàm có tác dụng điều trị. - Nghiên cứu hiệu quả điều trị lâm sàng, ảnh hởng đến chỉ tiêu lipid máu, phản ứng viêm của pháp hoạt huyết tiêu đàm và pháp hoạt huyết hoá ứ khi điều trị cơn đau thắt ngực. - Đánh giá tác

Ngày đăng: 07/08/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan