1 1 SINH CƠ HỌC KHỚP HÁNG Nguyễn Văn Quang (1) Khớp háng là khớp duy nhất có sự cử động cũng như sự vững chắc nhờ cấu trúc đặc biệt về giải phẫu học. Khớp háng có vai trò quan trọng trong các hoạt động hằng ngày cũng như các hoạt động thể dục thể thao liên quan đến chi dưới như chạy, nhảy, đá cũng như sự truyền lực của cơ thể lên chi trên cho công việc hằng ngày hoạt động hay hoạt động thể thao. Khớp háng chòu lực tác động rất lớn trong đi đứng chạy nhảy. Sinh cơ học khớp háng được bàn qua ba phần : đặc điểm cấu trúc khớp háng, những chuyển động trong khớp háng với tầm độ khớp hữu dụng khi đi, chạy nhảy và đặc biệt khi có khớp giả, sau cùng là lực tác động đối với khớp háng trong hoạt động khi đứng hai chân hoặc chòu lực một chân, khi đi khi chạy khi nhảy và khi có khớp giả. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC GIẢI PHẪU HỌC KHỚP HÁNG Khớp háng là một khớp ở sâu trong cơ thể. Các bệnh lý của khớp háng thường khó phát hiện, thường phải phân biệt với các bệnh lý của cột sống thắt lưng, vùng khung chậu. Do đó chẩn đoán có thể bò sót nhất là trong trường hợp đa thương và các tổn thương không có sự di lệch nhiều. Chẩn đoán sót gãy cổ xương đùi trong trường hợp có gãy thân xương đùi cùng bên là 33% - 56% trường hợp 3, 21, 23 . Dấu hiệu của các trường hợp trên thường bò sai lệch do các động tác bù đắp của cột sống và đặc biệt là của khớp háng bên kia như các dấu hiệu Thomas và dấu hiệu chiều dài hoặc là ngắn biểu kiến trong các trường hợp bò co rút áp hay co rút dang của khớp háng 8, 22 . Nhiều người bệnh nhất là những người bệnh bò sốt bại liệt thường cảm thấy như chân bò bại liệt dài hơn. Thật ra thì chân đó ngắn hơn nhưng vì chân bò lệch theo kiểu dang và khung chậu chùng xuống cho nên người bệnh có cảm tưởng như là chân bò liệt dài hơn. Hệ thống xương của khớp háng gồm có chỏm xương đùi hình cầu và ổ chảo của khung chậu. Đây là một khớp tròn có ổ chảo nên khớp rất vững trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt trong khớp lại có áp suất âm nên muốn cho khớp bò trật ra cần phải có một lực khá mạnh 12 . Độ lõm của ổ chảo phát triển tùy thuộc vào sự hiện diện của chỏm xương đùi. Ở trẻ nhỏ xương chậu gồm 3 xương: xương chậu, xương ngồi và xương mu tạo thành 3 xương với sụn hình chữ Y. Trong phôi thai hõm chén ổ chảo được hình thành từ tuần lễ thứ 8 – thứ 9 của thai kỳ. Đến tuần lễ thứ 17 thai kỳ thì khoảng trống của khớp được hình thành với các lớp hoạt mạc 16 . Đứa trẻ lớn lên đến tuổi 16 và 18, 3 xương trên dính vào nhau tạo thành ổ chảo nhìn ra phía trước bên ngoài và phía dưới một góc độ 15 0 và 45 0 trong khi đó thì cổ và chỏm xương đùi quay vào trong ra trước 15 0 . Sụn khớp của ổ chảo có hình móng ngựa , dày nhất ở phía trên do phải chòu lực nặng khi di chuyển (1,75mm – 2,5mm) chỗ mỏng nhất ở phía sau trong (0,75mm- 1,25mm) 9 . Ổ chảo có sụn viền giống như là sụn viền khớp vai. Sụn viền làm cho ổ chảo sâu hơn phân nữa của hình cầu và tạo cho khớp háng được vững hơn. Sụn viền rộng nhất ở phía sau dưới của ổ chảo (6,4 mm ± 1,7mm) và dày nhất ở phía trên trước của ổ chảo (5,5 mm ± 1,5mm) 19 . (1) Bác só Chuyên khoa II, Trưởng Khoa Chi Dưới, BVCTCH TPHCM, Chủ nhiệm Bộ môn Y học thể thao, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TPHCM. 2 2 Chỏm xương đùi được che phía trên khi chòu lực bởi một phần của ổ chảo và được đo bằng góc Wiberg gọi là góc CE (center-edge angle). Góc này tạo bởi thường thẳng từ bờ ngoài của ổ chảo đến tâm xương đùi và một đường thẳng góc từ tâm xương đùi thẳng lên trên đường thẳng ngang góc này thường phải > 25 0 . Nếu góc CE < 20 0 là bất thường và có thể đưa đến tình trạng bán trật chỏm xương đùi 9 . Chỏm xương đùi bằng 2/3 hình cầu nhưng không hoàn toàn tròn như hình cầu với đường kính từ 40 mm – 52mm ở người châu Á từ 45mm – 56mm ở người châu Âu. Chỏm xương đùi được bao một lớp sụn khớp trừ vùng có dây chằng tròn, nơi dày nhất (khoảng 2,5mm) ở phía trên trong hơi phía sau là nơi chòu lực khi hoạt động. Đặc điểm của chỏm là có một vùng phía trong để gắn dây chằng tròn dính vào trong ổ chảo nơi đó có chứa nhiều mô sợi sụn và các mạch máu từ thần kinh bòt và các dây thần kinh từ thần kinh bòt. Chỏm và cổ xương đùi được nuôi bằng các động mạch nhỏ từ động mạch mũ đùi ngoài và trong đi dọc sát ngoài cổ vào trong xương nơi tiếp giáp sụn chỏm và cổ xương đùi 24 . Cổ xương đùi dài khoảng từ 3cm – 5 cm ở người lớn và có góc cổ thân 125 ± 5 0 khi trưởng thành và góc này lớn hơn khi mới sinh ra 150 0 . Ở mặt phẳng ngang cổ xương đùi có độ lệch ra trước 15 0 . Hệ thống bao khớp dây chằng: bao khớp háng chiếm hoàn toàn mặt trước của cổ xương đùi từ bờ hõm chén cho đến đường liên mấu chuyển và mặt sau chỉ chiếm 2/3 chỏm và cổ xương đùi còn để trống phần dưới sau và ngoài. Đó là vùng có hố móng tay mà khi đóng đinh nội tủy vào hố móng tay đường đi không đi vào khớp. Bao khớp dày từ 7mm – 10mm và được dày lên ở mặt trước nhờ hệ thống dây chằng chữ N gồm 2 dây chằng : chậu đùi là dây chằng chữ Y ngược (dây chằng Bigelow) và dây chằng mu đùi, dây chằng Bigelow có nhiệm vụ giới hạn độ duỗi của khớp háng trong khi dây chằng mu đùi giới hạn độ dang khớp háng và phía sau dây chằng mỏng hơn là dây chằng ngồi đùi. Do đó các trật khớp háng ra sau thường trật ra sau nhiều do vùng đó bao khớp dây chằng mỏng cộng với tư thế bất lợi của khớp háng khi ngồi chéo chân hoặc khi háng áp quá nhiều. Cấu trúc xướng xốp bên trong: khi di chuyển chòu lực thì khớp háng chòu một lực rất lớn và các nghiên cứu cho thấy các sớ xương được sắp xếp theo các đường sức khi chòu lực (Hình 1) và các sớ xương này không có khi mới sinh ra và xuất hiện ngày càng nhiều khi trẻ lớn lên và trưởng thành và khi tuổi lớn dần và đi thì các sớ này ngày càng ít dần khi xương loãng dần 20 . Lực chòu nhiều nhất là ở phía trong tạo thành calcar là nơi dày nhất có nhiệm vụ chống đỡ sau cùng cho sự chòu đựng của khớp háng khi khi di chuyển 15 . Các cơ: cơ được chia làm 3 nhóm theo chức năng gập – duỗi, dang – áp, xoay ngoài – xoay trong của khớp háng (Bảng 1). Các cơ lớn quan trọng cần chú ý: cơ thắt lưng chậu gập khớp háng. Cơ thắt lưng chậu từ các cột sống, gai cột sống xuống phía trước xương chậu và gắn vào mấu chuyển nhỏ. Cơ mông lớn duỗi khớp háng. Cơ mông trung dang khớp háng. Cơ khép dài khép lớn áp khớp háng. Các cơ xoay tương đối nhỏ, các cơ lớn quan trọng trong sự chuyển lực khi di chuyển giúp cho khớp háng và cơ thể có sự cân bằng và nhòp nhàng khi đi. 3 3 Bảøng 1 CÁC CƠ TÁC ĐỘNG LÊN KHỚP HÁNG 9 Chức năng Cơ Nguyên tủy Bám tận Thần kinh Gập Thắt lưng chậu Thẳng trước Cơ CC đùi May Mấu gai TL 2 – TL 5 mào chậu X.cùng GCTD bờ trên ổ cối GCTT, mào chậu GCTT. Mấu chuyển nhỏ Xương Dãi chậu chày Trước trong mâm chày Đùi Đùi (TL 2 – TL 4 ) Mông trên Đùi (TL 2 – TL 3 ) Duỗi Mông lớn Nhò đầu Bám gân Bám màng Vỏ ngoài cánh chậu, sau xương cùng cụt. Ụ ngồi Ụ ngồi Ụ ngồi Dãi chậu chày U mông Chỏm xương mác sau ngoài mâm chày. Trước trong mâm chày Sau trong mâm chày Mông dưới Tọa Tọa Tọa Dang Mông giữa Mông nhỏ Cơ CC đùi Đường mông trước Mặt ngoài cánh chậu GCTT mào chậu Mặt bên MCL Mặt trước MCL Dãi chậu chày Mông trên Mông trên Mông trên Áp Khép lớn Khép dài Khép nhỏ Cành mu, ụ ngồi Xương mu Cành mu Ụ mông, củ cơ khép Giữa đường ráp Trên đường ráp Bòt, Toa Bòt Bòt Xoay ngoài Bòt trong Bòt ngoài Sinh đôi trên Sinh đôi dưới Hình lê Vuông Màng bột Màng bột Gai ngồi Ụ ngồi Xương cùng Ụ ngồi MCL MCL MCL MCL MCL Mào gian mấu Bòt Bòt Bòt Bòt Bòt Bòt Xoay trong Mông giữa Mông nhỏ Cơ CC đùi Đường mông trước Mặt ngoài cánh chậu GCTT mào chậu Mặt bên MCL Mặt trước MCL Dãi chậu chày Mông trên Mông trên Mông trên Ghi chú : MCN: Mấu chuyển nhỏ; MCL: Mấu chuyển lớn MC: Mâm chày; Cơ CCĐ: Cơ căng cân đùi GCTT: Gai chậu trước trên; GCTD: Gai chậu trước dưới. Theo Hughes PE, Hsu JC, Matava MJ ( 2003 ); Hip Anatomy and Biomechanics in the Athletes Sports Med Arthros . Rev; 10, 103-114. 4 4 TẦM HOẠT ĐỘNG KHỚP Tầm độ khớp: khớp háng có sự vững chắc và sự cử động tốt trong 3 chiều không gian. Khớp háng gập 120 0 với khớp gối co và chỉ gập được 90 0 khi khớp gối duỗi do lực cản của các cơ ngồi chày 12 . Khớp háng duỗi được từ 10 0 – 20 0 và độ duỗi thụ động là 30 0 trong khi gập thụ động là 140 0 . Sự co rút của cơ thẳng trước làm cho khớp háng không duỗi được hết. Đó là nguyên nhân tạo ra dấu hiệu Ely để chẩn đoán co rút của cơ thẳng trước 22 . Khớp háng dang được 50 0 , áp 30 0 và xoay ngoài 45 0 – 60 0 và xoay trong 30 0 – 40 0 8 . Khi tuổi càng cao thì tầm độ khớp càng bò giới hạn từ đó cho thấy bước đi của tuổi trẻ thường dài hơn bước đi của người lớn tuổi 4 . Tầm độ khớp khi đi: Khi đi khớp háng gập từ 30 0 – 40 0 và duỗi từ 5 0 – 10 0 trong khi đó sự dang áp và xoay trong xoay ngoài của khớp háng khi đi từ 5 – 10 0 10 . Do tầm độ khớp háng khi đi không lớn lắm nên khi khớp háng bò hàn cứng ở tư thế chức năng thì ảnh hưởng đến dáng đi không nhiều (Hình 2). Trong chu kỳ đi, khi chân bắt đầu chạm đất thì cơ ngồi chày (cơ hai đầu đùi, cơ bán gân, cơ bán màng) và cơ mông lớn co rút giúp khớp háng được thẳng. Giữa thời kỳ chòu lực, các cơ áp giữ vững cho khung chậu không bò nghiêng về bên kia gồm có cơ mông giữa và cơ mông nhỏ. Các cơ mông tăng cường sự hoạt động của khớp háng trong suốt thời kỳ chòu lực và đặc biệt là cuối thời kỳ chòu lực các sợi phía sau của cơ căng cân đùi giúp cho khớp háng chòu lực được 25% trong khi các sợi trước giúp chòu lực 10%. Khi chuyển từ thời kỳ chòu lực đến thời kỳ đong đưa trong chu trình đi, các cơ gập khớp háng như thắt lưng chậu, cơ thẳng trước, cơ thợ may và các sợi trước của cơ căng cân đùi giúp cho khớp háng đong đưa một cách dễ dàng. Cơ thẳng trước là cơ đầu tiên khi bắt đầu đong đưa tiếp theo đó là các cơ sau. Cơ khép khớp háng hoạt động khi bắt đầu thời kỳ đong đưa sang thời kỳ chòu lực để giúp cho khớp háng được vững. Các cơ này kiểm soát được gia tốc của khớp háng để cho bàn chân được xuống vùng chòu lực đúng chỗ trong khi đó các cơ khác giúp cho khớp háng chòu lực một cách dễ dàng. Như vậy để chân không chạm đất, nhiều cơ phải hoạt động co rút cỏm xương đùi vào ổ cối tạo một lực ép không nhỏ. Lực cơ nầy hiện nay chưa tính được chính xác. Do đó khi đi nạng không chòu chân đau thì khớp háng chân đau không phải hoàn toàn không chòu lực tác động nào. Khớp háng khi chạy: hiểu được chu trình khi đi có thể giúp ta so sánh sự khác nhau giữa đi và chạy. Khi đi một chân phải chạm đất dù bất cứ thời kỳ nào nhưng khi chạy có giai đoạn hai chân không chạm đất 9 . Đó là giai đoạn không chòu lực hoàn toàn của khi chạy. Giai đoạn này chiếm khoảng 30% trong chu trình chạy. Tất cả sự chòu lực khi chạy được rút ngắn so với khi đi chỉ còn 70% đối với khi đi và thời gian chòu lực chỉ còn 30%. Điều đó khác hẳn với các giai đoạn chòu lực của đi. Một trong sự khác nhau có ý nghóa giữa đi và chạy là thời gian của chu trình chạy ngắn hơn. Thí dụ trong 1 phút có thể đi 60 chu trình đi, 1 chu trình đi là 1 giây. Trong khi đó chạy lúp xúp 1 chu trình chạy là 0,7 giây và khi chạy đường trường 1 chu trình đi là 0,6 giây. Do đó thời gian của một chu trình chạy chỉ còn 60% và chu trình chạy lúp xúp là 70% đối với thời gian của chu trình đi. Sự giảm thiểu này làm cho thời gian chòu lực của chạy ngắn đi và từ đó làm tăng lực hấp thu cũng như gia tốc của chuyển động. Khi vận tốc tăng lên lúc chạy thì tầm độ khớp của khớp háng tăng lên và trọng tâm càng gần với khớp háng do khớp gối tăng độ gập. Cơ thẳng trước khi chạy có tác động như một cơ gập khớp háng hơn là một cơ duỗi gối trong giai đoạn chòu lực. Khi chạy cơ thể được đẩy ra trước làm cho thời kỳ chòu lực tăng lên và với vai trò quan trọng của các cơ gập khớp háng và duỗi khớp gối. Tầm độ khớp háng tăng lên dần trong các hoạt động hằng ngày từ lúc xuống lầu đến lên lầu và cao nhất khi ngồi xổm cột dây dài (Bảng 2). 5 5 Bảøng 2: TẦM ĐỘ KHỚP TỐI ĐA CỦA KHỚP HÁNG TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY 11 Sinh hoạt Mặt phẳng vận động Độ Ngồi trên ghế Gập Dang Xoay ngoài 104 20 17 Lấy vật dưới sàn nhà Gập Dang Xoay ngoài 117 21 18 Ngồi xổm Gập Dang Xoay 122 28 26 Lên thang Gập Dang Xoay ngoài 67 16 18 Xuống thang Gập 36 Cột giày chân ở sàng nhà Gập Dang Xoay 124 19 15 Cột giày chân chéo Dang Dang Xoay ngoài 110 23 23 Theo : Johnton. RE, Smidt GL(1970). Clin. Orthop 72 : 205 LỰC TÁC ĐỘNG VÀO KHỚP HÁNG Dựa vào công trình của Otto Fischer (1899), Pauwels đưa ra phân loại gãy cổ xương đùi (1932). Năm 1965, Pauwels ra xuất bản quyển sách tựa đề “Sinh Cơ Học của Bộ Máy Vận Động” trong đó ông nêu kết quả như sau: khi đứng hai chân thì lực chòu ở mỗi khớp háng bằng phân nửa của trọng lượng cơ thể và lực này tăng lên từ 2,5 – 4 lần trọng lượng cơ thể khi đứng một chân 13, 15 . Dựa vào tính toán cơ học, Pauwels cho thấy khi đi vùng khớp háng đó chòu một sức nặng là 175kg ở một người có trọng lượng cơ thể là 58,7kg. Lý do là trọng lượng cơ thể và lực đối trọng của các cơ dang ở hai bên chỏm xương đùi cùng tác động vào chỏm sao cho cơ thể cân bằng khi di chuyển như hai đòn của bàn cân. Từ đó khi nói đến lực cơ học trên chỏm xương đùi, các tác giả thường nêu ra “Bàn Cân Pauwels” trong đó cơ mông trung là quan trọng nhất (Hình 3). Năm 1973, Rydell 18 nghiên cứu lực chòu trên khớp giả xương đùi cho thấy lực chòu tăng lên nhiều khi hoạt động và kể cả lực tác động lên nẹp vít trong trường hợp cắt xương sửa trục cổ xương đùi và có thể lên đến lực chòu ở nẹp ¼ lần trọng lực chòu của khớp háng. Một điểm đặc biệt cần chú ý khi nghiên cứu các lực tác động đối với khớp háng căn cứ vào tính cơ học thì người ta cảm thấy khó khăn khi tính các lực của cơ tác động lên khớp háng. Một số tác giả có tính các lực cơ như sau, tác động của cơ mông lớn và mông nhỏ dùng để co rút giúp cho khớp háng được vững khi di chuyển là gần 1 lần của trọng lượng cơ thể nếu chân đó được mang nẹp mà không chòu lực thì lực cơ ở đó lại tăng lên có khi gần 2 lần trọng lượng của cơ thể 6 . Một nghiên cứu khác cho thấy nếu bệnh nhân đang nằm và dùng 2 khuỷu gót 6 6 chân để di chuyển cơ thể thì lúc đó khớp háng chòu một lực rất lớn bằng 4 lần trọng lượng cơ thể như vậy cho thấy khi di chuyển không chòu lực chân hổng lên thì lực cơ co rút tác động lên khớp háng không phải là nhỏ. Trong trường hợp cố đònh xương vùng khớp háng mà lực các cơ lớn có thể là một trong những yếu tố làm cho xương dễ bò di lệch nếu cố đònh xương không chắc và xương bò loãng. Ngoài ra tác động đối với khớp háng khi chạy thì lực chòu lên lớn từ 4 lần – 8 lần trọng lượng của cơ thể khi đó 1 và người ta cho rằng trong trường hợp đó kết hợp sự chòu lực giữa sụn khớp và hoạt dòch trong khớp giúp cho khớp háng chòu được một lực lớn như vậy 2 . NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI LỰC CHỊU CỦA KHỚP HÁNG Có 3 yếu tố chòu ảnh hưởng. + Vò trí của trọng tâm: trọng tâm càng thấp thì lực chòu càng ít 17 . + Tay đòn trọng lực càng ngắn, lực chòu càng nhỏ. Người ta sẽ nghiêng người qua bên đau để giảm tay đòn đó là dấu hiệu Trenderlenburg. + Trọng lượng của cơ thể: Trọng lượng cơ thể có thể giảm nhờ chống một gậy. Theo Pauwels chống gậy bên đối diện chỉ gần độ lực 9kg thì có thể làm giảm lực chòu khớp háng 40% đó là lý do trong trường hợp đau khớp háng người ta phải chống gậy hay nạng (Bảng 3). Bảng 3: TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA CHỐNG GẬY (Ở một người nặng 58,7Kg). Lực gậy (Kg) Lực chòu của khớp háng (Kg) Độ nghiêng của lực tác động lên chỏm xương đùi 0 9 15 17,5 175 100 51,2 30,26 16 0 13 0 8 0 0 0 Theo Pauwels F. : Biomechanics of the Locomotor Apparatus: Contributions on the Functional Anatomy of the Locomotor Apparatus. Berlin: Springer Verlag, 1980. + Lực cơ vùng khớp háng: các cơ chung quanh khớp háng vừa có tác dụng bảo vệ vừa làm giảm sốc cho khớp háng. Khi lớn tuổi các cơ nầy bò teo nhỏ dần làm tăng lực chòu khi đi. Nên việc tập vận động điều độ giúp cho các cơ nầy không bò teo nhiều cũng góp phần làm giảm đau trong khớp háng. SINH CƠ HỌC KHỚP HÁNG TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ KHỚP HÁNG NHÂN TẠO TOÀN PHẦN Các khớp nhân tạo toàn phần là một cố gắng nhằm tái tạo sinh cơ học bình thường của khớp háng tuy nhiên có nhiều thay đổi khi đặt khớp giả toàn phần: + Ở vùng xương đùi, chui xương đùi thường là thẳng và tùy theo kỹ thuật đặt độ lệch ra trước nhiều ít mà lực chòu ở vùng chỏm nhiều hay ít. Càng lệch ra trước nhiều thì lực chòu ra trước càng lớn. Bình thường luôn luôn có lực chòu từ mặt trước của chỏm xương đùi và lực này làm xoay trong của xương đùi hoá giải bởi sự co rút của cơ thắt lưng chậu và sự cố đònh của lồi cầu xương đùi 9 . Do đó đầu trên của xương đùi 7 7 luôn luôn chòu lực xoắn lực ép và lực căng rất lớn. Thường các nghiên cứu đối với chỏm giả xương đùi đặt ra nhiều trong trường hợp lực ép mà các lực xoắn ít được đặt ra. Đầu trên của xương đùi bình thường có độ xoắn riêng trong khi đó thì chỏm và chui giả không có độ xoắn đó 7 . Khi đặt chuôi giả vào thân xương đùi luôn luôn có mặt xương vỏ xương vùng phía sau ở gần cổ và vùng phía trước ở dưới mấu chuyển chòu lực rất mạnh do đầu trên chòu lực xoắn cho nên nhiều khi sự hư lỏng của xi măng lại xảy ra không phải ở dưới chui, trong lòng thân xương đùi mà là ở vùng mấu chuyển là vùng chòu lực xoắn rất lớn 27 . + Vùng hõm chén bình thường chòu một lực tương đối không đều: vùng trên ngoài chòu nhiều hơn phía trong. Nhưng khi đặt chén giả với chén kim loại và nhựa thì lực chòu chia đều cho ở vùng hõm chén 25 . + Ngoài ra trong quá trình mổ các đường mổ đi từ ngoài vào trong cũng ảnh hưởng đối với sinh cơ học khớp háng như đi qua dãy chậu chày là vùng rất quan trọng để giữ cho khớp háng được vững kế đến là các cơ mông, sau cùng là các dây chằng. Kỹ thuật mổ khớp háng có ảnh hưởng khá lớn đối với các thành phần mô mềm có tác động giúp cho khớp háng được vững trong di chuyển các yếu tố bên ngoài cũng có ảnh hưởng đối với khớp háng như các cơ xoay ngoài nếu không được giữ kỹ sẽ làm lệch sinh cơ học khớp háng bình thường ngoài ra nếu có các tổn thương của thần kinh mạch máu thì ảnh hưởng đến chức năng của khớp háng khá đặc biệt cần phải được chú ý. KẾT LUẬN Sinh cơ học khớp háng giúp cho ta hiểu tầm độ khớp hữu dụng trong sinh hoạt hằng hằng ngày cũng như lực tác động vào khớp háng không phải là nhỏ trong những hoạt động bình thường như đi, chạy, nhảy. Về sau người ta càng nghiên cứư nhiều các lực tác động vào khớp háng trong những hoạt động thể dục thể thao nhằm làm cải thiện các thành tích của vận động viên cũng như nhằm tránh những chấn thương trong những hoạt động ở đỉnh cao. 8 8 TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Adelear RS. (1988): The practical biomechanics of running. Am J Sports Med; 14: pp 497 – 500. 2. Anderson K, Strickland SM, Warren R (2001): Hip and Groin injuries in athletes. Am. J. Sports Med: pp 275 – 281. 3. Casey M.J and Chapman M.W. (1979): Ipsilateral concomitant fractures of the hip and the femoral shaft Bone and Joint surgery, vol 61A, No 4, June 1979. 4. Crowinshield RD., Brand RA., Johnston RC. (1978): The effects of walking velocity and age on hip kinematics and kinetics. Clin Orthop, 132: pp 140 – 144. 5. Frankel VH, Pugh JW. (1984): Biomechanics of the hip. In: Tronzo RG, ed. Surgery of the Hip Joint. Berlin: Springer – Verlag, pp 115 – 131. 6. Frankel VH. Nordin, M, (1980): Biomechanics of the hip. In: Frankel VH, Nordin M, eds. Basic Biomechanics of the Musculoskeletal System. Philadelphia, PA: Lippincott Williams and Wilkins, pp 149 – 178. 7. Garden RS. (1961): The structure and function of the proximal end of the femur. J Bone Joint Surg Br; 43: pp 576 – 589. 8. Hoppenfeld S. (1976): Physical Examination of the Spine and Extremities. Appleton- Century-Crofts, New York, pp 143 – 169. 9. Hughes PE, Hsu JC, Matava MJ (2003): Hip anatomy and biomechanics in the athletes. Sports Med. Arthros. Rev; 10, pp 103 – 114. 10. Johnston RC, Smidt GL. (1969): Measurement of hip joint motion during walking. J Bone Joint Surg Am; 51: pp 1083 – 1094. 11. Johnston RC, Smidt GL. (1970): Hip motion measurements for selected activities of daily living. Clin.Orthop., 72, 205. 12. Kapandji IA (1968): Physiologie articulaire. Scheùmas commenteùs de meùcanique humaine. Fas II, Membre Infeùrieur ,Librairie Maloine, Paris , pp 9 – 71. 13. Maquet GJ. (1985): Biomechanics of the hip. Berlin: Springer Verlag, pp 1 – 45. 14. Morris JM. (1971): Biomechanics aspects of the hip joint. Orthop Clin Orthop North Am; 2: pp 33 – 54. 15. Pauwels F. (1980): Biomechanics of the locomotor apparatus: Contributions on the Functional Anatomy of the Locomotor Apparatus. Berlin: Springer Verlag,. 16. Ponseti IV. (1978): Growth and development of the acetabulum in the normal child. Bone Joint Surg Am ; 60: pp 575 – 585. 17. Radin EL. (1980): Biomechanics of the human hip. Clin Orthop; 152: pp 28 – 34. 18. Rydell N. (1973): Biomechanics of the hip joint. Clin Orthop; 92: pp 6 – 15. 19. Seldes RM, Tan V, Hunt J, et al. (2001): Anatomy, histologic features, and vascularity of the adult acetabular labrum. Clin Orthop; 382: pp 232 – 240. 20. Singh M, Nagrath AR, Maini PS. (1970): Changes in trabecular pattern of the upper end of the femur as an index of osteoporosis. J Bone Joint Surg Am; 52: pp 457 – 467. 21. Swiontkowski M.F; Hansen S.T,Kellam J. (1984): Ipsilateral fractures of the femoral neck and shaft: A treatment protocol, J. Bone Joint Surg., 66A, 2, pp 260 – 268. 9 9 22. Tachdjian MO (1972): Pediatric Orthopedics, Vol II, WB Saunders Company, pp 809 – 825. 23. Trần Phương (2002): Yếu tố ảnh hưởng đến sự chẩn đoán trễ của gãy đầu trên xương đùi qua 46 trường hợp gãy thân cùng bên. Báo cáo Hội Nghò Khoa học Trẻ tại. TTCTCH Thành Phố Hồ Chí Minh 17/05/2002. 24. Trueta J, Harrison MHM. The normal vascular anatomy of the femoral head in adult man. J Bone Joint Surg Br 1953; 35: pp 442 – 461. 25. Vasu R, Carter DR, Harris WH (1982): Stress distribution in the acetabular region: Before and after total joint replacement. J Biomech.15, 155. 26. Wolff JD. (1986): The law of bone remodeling (Das Gesetz Transformation der Knochen). Berlin: Springer Verlag. 27. www.aboutjoints.com (05/2004): Anatomy and biomechanics of the hip relevant to arthroplasty DDDD Chú thích: Hình 1 : Các sớ xương vùng khớp háng được sắp xếp theo đường sức chòu lực. Theo Kapandji IA (1968): Physiologie articulaire. Schémas commentés de mécanique humaine. Fas II, Membre Inférieur, Librairie Maloine, Paris, 9 – 71. Hình 2 : Tầm hoạt động khớp háng khi đi Theo Frankel VH. Nordin, M, (1980):Biomechanics of the hip. In: Frankel VH, Nordin M, eds. Basic Biomechanics of the Musculoskeletal System. Philadelphia, PA: Lippincott Williams and Wilkins, 149 – 178. Hình 3 : Bàn cân Pauwels TheoPauwels F. (1980): Biomechanics of the locomotor apparatus: Contributions on the Functional Anatomy of the Locomotor Apparatus. Berlin: Springer Verlag,. . 1 1 SINH CƠ HỌC KHỚP HÁNG Nguyễn Văn Quang (1) Khớp háng là khớp duy nhất có sự cử động cũng như sự vững chắc nhờ cấu trúc đặc biệt về giải phẫu học. Khớp háng có vai trò. chạy thì tầm độ khớp của khớp háng tăng lên và trọng tâm càng gần với khớp háng do khớp gối tăng độ gập. Cơ thẳng trước khi chạy có tác động như một cơ gập khớp háng hơn là một cơ duỗi gối trong. điều độ giúp cho các cơ nầy không bò teo nhiều cũng góp phần làm giảm đau trong khớp háng. SINH CƠ HỌC KHỚP HÁNG TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ KHỚP HÁNG NHÂN TẠO TOÀN PHẦN Các khớp nhân tạo toàn phần