Nghiên cứu các giải pháp kích cầu vận tải hnh khách công cộng bằng xe buýt trong thnh phố PGS. TS. Từ Sỹ SùA Bộ môn Vận tải Đờng bộ v Thnh phố Khoa Vận tải Kinh tế - Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: Nội dung chủ yếu của bi báo l nghiên cứu đề xuất các giải pháp kích cầu vận tải hnh khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt trong thnh phố theo định hớng phát triển bền vững giao thông vận tải đô thị. Summary: The aim of this paper is to propose countermesures to improve public travel demand by bus in the sustainable development orientation for urban transport. i. nội dung Quá trình đô thị hoá đã tạo ra những tiền đề và động lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nớc, song cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng cần phải khắc phục nh: tình trạng ách tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trờng đô thị Những hậu quả đó của quá trình đô thị hoá cần đợc nghiên cứu để thiểu hoá mức độ ảnh hởng nhằm đạt đợc mục tiêu phát triển đô thị bền vững. KT-ML Giao thông vận tải đô thị nói chung và vận tải hành khách đô thị nói riêng đã và đang là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay của các đô thị. Để phát triển bền vững vận tải đô thị phải dựa trên nền tảng của hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng các phơng tiện vận tải hành khách có sức chứa lớn, hạn chế phơng tiện cá nhân. Đó là quy luật tất yếu cho việc phát triển bền vững giao thông vận tải đô thị; đặc biệt đối với các đô thị của các nớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đi lại vừa là một nhu cầu tất yếu vừa là một hình thức vận động của con ngời đợc thể hiện thông qua qua chuyến đi. Chuyến đi là sự di chuyển có mục đích của hành khách với cự ly lớn hơn 500 mét. Quá trình vận động tự nhiên và khách quan này trớc hết nhằm thoả mãn mục đích của chuyến đi nh: đi làm việc; học tập; thơng mại; du lịch; thăm thân; về nhà Do vậy, nhu cầu đi lại là một trong những nhu cầu cơ bản của con ngời, là loại nhu cầu phát sinh và nó là kết quả khi con ngời muốn thoả mãn những nhu cầu khác thuộc lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Nhu cầu đi lại đợc lợng hoá thông qua số lợng chuyến đi lớn nhất bình quân của ngời dân trong một đơn vị thời gian (thờng là 1 năm). Nhu cầu đi lại đợc thực hiện bằng 2 phơng thức đó là: tự di chuyển (đi bộ) và đi bằng phơng tiện vận tải. Đi bằng phơng tiện vận tải đợc thực hiện bằng: phơng tiện cá nhân và phơng tiện VTHKCC. Với phơng tiện cá nhân (xe ô tô con, xe máy, xe đạp) có lợi thế là tính thuận tiện; khả năng cơ động và linh hoạt rất cao, song cũng tiềm ẩn những hạn chế nh: diện tích chiếm dụng đờng tính bình quân cho 1 hành khách rất lớn; ô nhiễm môi trờng tính cho 1 hành khách (trừ xe đạp) là rất đáng kể; chi phí chuyến đi tính theo giá mờ rất cao; đặc biệt sự gia tăng số lợng phơng tiện cá nhân là nguyên nhân chủ yếu làm tắc nghẽn giao thông và tai nạn giao thông. Để khắc phục những tồn tại; hạn chế của phơng tiện cá nhân, các đô thị đã và đang sử dụng phơng thức VTHKCC bằng phơng tiện vận tải hành khách có sức chứa lớn nhằm phát huy đợc u thế trong việc vận chuyển hành khách trong thành phố. Yếu tố có tính quyết định để hành khách hạn chế sử dụng phơng tiện cá nhân hoặc chuyển đổi phơng thức đi lại của mình là chất lợng dịch vụ VTHKCC theo quan điểm cung cấp dẫn đầu. Chất lợng dịch vụ VTHKCC bao gồm rất nhiều tiêu chí khác nhau nh: tính nhanh chóng, kịp thời; tính thuận tiện, tiện nghi và tính kinh tế (thông qua giá cớc phù hợp) trên nền tảng an toàn, an ninh và văn hoá trong VTHKCC nói chung và văn hoá xe buýt nói riêng. Vì vậy, để kích cầu VTHKCC bằng xe buýt, giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất là nâng cao chất lợng dịch xe buýt thể hiện thông qua tiêu chí về thời gian một chuyến đi theo phơng pháp O - D để tạo cho hành khách thói quen và niềm tin về chất lợng dịch vụ xe buýt. Theo đó tốc độ O - D khi hành khách sử dụng xe buýt phải lớn hơn tốc độ O - D khi hành khách sử dụng xe đạp (12 km/giờ). Mặt khác, do đặc điểm của nhu cầu vận tải nên muốn kích cầu VTHKCC phải tác động vào cả mặt cung, vì chúng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Do đó, hớng tác động vào 2 mặt cung cầu trong VTHKCC đợc nêu ở bảng sau: KT-ML Tác động vào cầu Tác động vào cung - Quy hoạch và phân vùng hợp lý để thiểu hoá số chuyến đi. - Các giải pháp thông tin thay thế và giảm số chuyến đi lại trực tiếp nh: làm việc tại nhà, hội nghị, hội thảo qua Internet; thơng mại điện tử - Tăng cờng dịch vụ thông tin hành khách. - Giải pháp kinh tế: thông qua các loại thuế và phí liên quan đến phơng tiện cá nhân và phơng tiện VTHKCC - Chính sách giá vé VTHKCC phải hấp dẫn và mang tính xã hội cao. - Giải pháp hành chính: cấm đăng ký xe cá nhân; hạn chế vùng hoạt động - Các giải pháp hỗ trợ tạo lợi thế so sánh với phơng tiện cá nhân. - Phát triển hệ thống VTHKCC; đặc biệt tàu điện ngầm. - Nâng cao chất lợng dịch vụ; tạo thói quen và niềm tin, độ tin cậy của hành khách về VTHKCC. - Phát triển cơ sở hạ tầng theo hớng u tiên cho các phơng tiện VTHKCC nh: đờng dành riêng cho xe buýt - Tổ chức giao thông theo quan điểm: u tiên cho VTHKCC. - ứng dụng công nghệ mới hiện đại trong tổ chức quản lý và điều hành VTHKCC. - Cơ chế chính sách hấp dẫn để phát triển các doanh nghiệp VTHKCC theo hớng bền vững. Hiện nay, để kích thích nhu cầu đi lại của hành khách bằng phơng tiện VTHKCC nói chung và xe buýt nói riêng có thể phân thành 4 nhóm giải pháp chủ yếu sau: - Nhóm 1: Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho giao thông đô thị, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị (giao thông động, giao thông tĩnh) và tăng cờng số lợng phơng tiện VTHKCC có sức chứa lớn. - Nhóm 2: Nâng cao chất lợng dịch vụ VTHKCC nh: đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời thông qua tiêu chí tốc độ O D phải đảm bảo; chính sách giá vé hợp lí; nâng cao tính an toàn và độ tin cậy và đảm bảo tính thuận tiện và tiện nghi cho hành khách sử dụng VTHKCC. - Nhóm 3: Cơ chế chính sách và tổ chức quản lý VTHKCC gồm: chính sách tài chính theo hớng u tiên cho VTHKCC, hạn chế sử dụng xe cơ giới cá nhân (đặc biệt là xe máy); hiện đại hoá hệ thống quản lý giao thông; khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu t vào vận tải hành khách cộng cộng để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh. - Nhóm 4: Các giải pháp khác nh: Quy hoạch phân khu chức năng một cách hợp lý; tuyên truyền giáo dục cộng đồng về văn minh VTHKCC, công tác marketing, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ trong khu dân c, phát triển công nghệ thông tin và các giải pháp hỗ trợ tạo lợi thế cho VTHKCC so với phơng tiện cá nhân III. Kết luận Các nhóm giải pháp đã nêu trên đây nhằm mục đích thu hút nhu cầu đi lại của hành khách bằng phơng tiện VTHKCC nói chung và xe buýt nói riêng để nhằm hạn chế sự phát triển của phơng tiện vận tải cá nhân là tác nhân gây ách tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trờng đô thị. Ngoài ra, việc tăng thị phần của VTHKCC sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trờng, tạo lập mỹ quan và văn minh đô thị để đạt đợc mục tiêu phát triển giao thông đô thị bền vững. Tài liệu tham khảo [1]. PGS. TS. Từ Sỹ Sùa. Khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật GTVTĐT. NXB GTVT Hà Nội, 2005. 2. Gorotxcoi Transport, Maxcơva 2003, 2004 . Nghiên cứu các giải pháp kích cầu vận tải hnh khách công cộng bằng xe buýt trong thnh phố PGS. TS. Từ Sỹ SùA Bộ môn Vận tải Đờng bộ v Thnh phố Khoa Vận tải Kinh tế - Trờng. chủ yếu của bi báo l nghiên cứu đề xuất các giải pháp kích cầu vận tải hnh khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt trong thnh phố theo định hớng phát triển bền vững giao thông vận tải đô thị. Summary:. nhất hiện nay của các đô thị. Để phát triển bền vững vận tải đô thị phải dựa trên nền tảng của hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng các phơng tiện vận tải hành khách có sức chứa lớn,