Bài 21 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI NGUYEN THỦY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài HS cần nắm bắt được : 1. Kiến thúc : - Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống (Người tối cổ). Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. - Trải qua hàng chục vạn năm, Người tối cổ đã chuyển biến dần thành Người tinh khôn (Người hiện đại). - Nắm được các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy về : Công cụ lao động, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần. 2. Tư tưởng, tình cảm - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm với lao động xây dựng quê hương đất nước. 3. Kỹ năng : - Biết so sánh giữa các giai đoạn lịch sử để rút ra những biểu hiện của sự chuyển biến về : Kinh tế, xã hội Biết quan sát hình ảnh các hiện vật ở bài học để rút ra nhận xét. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Bản đồ Việt Nam thể hiện những địa bàn liên quan đến nội dung bài học : Núi Đọ (Thanh Hoá), Thẩm Khuyên, Thâm Hai (Lạng Sơn), Hang Gòn (Đồng nai), An Lộc (Bình Phước), Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Hoà Bình, Bắc Sơn. - Một số tranh ảnh về cuộc sống người nguyên thủy hay những hình ảnh về công cụ của người núi Đọ, Sơn Vi, Hoà Bình III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Tiết trước ôn tập không kiểm tra, có thể kiểm tra trong quá trình học bài mới. 2. Mở bài Khi học phần lịch sử thế giới nguyên thủy chúng ta đã khẳng định : Thời kỳ nguyên thủy và thời kỳ đầu tiên, kéo dài nhất mà dân tộc nào, đất nước nào cũng phải trải qua. Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng như nhiều nước khác đã trải qua thời kỳ nguyên thủy. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời kỳ nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. 3. Tổ chức dạy học bài mới Hot động của thầy trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân - GV dẫn dắt : Người Trung Quốc, người Inđônêxia thường tự hào vì đất nước họ là nơi phát tích của loài người, là cái nôi sinh ra con người. Còn Việt Nam của chúng ta cũng hoàn toàn có thể tự hào vì đất nước Việt Nam đã chứng kiến những bước đi chập chững đầu tiên của loài người, từng trải qua thời kỳ nguyên thủy. 1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam - GC đặt câu hỏi : Vậy có bằng chứng gì để chứng minh Việt Nam đã trải qua thời kỳ nguyên thủy không ? - HS theo dõi SGK phần 1 để trả lời câu hỏi. - GV bổ sung và kết luận : Khảo cổ học đã chứng minh cách đây 30 - 40 vạn năm trên đất - Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu nước Việt Nam đã có Người tối cổ sinh sống. tích Người tối cổ có niên đại cách đây 30 - 40 vạn năm và nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở thanh Hoá, Đồng Nai, Bình Phước - GV : Sử dụng bản đồ Việt Nam có thể hiện địa bàn cư trú của Người tối cổ ở thanh Hoá, Đồng nai, Hoà Bình chỉ cho HS theo dõi hoặc gọi một HS lên chỉ bản đồ địa danh có Người tối cổ sinh sống. - GV đặt câu hỏi : Em có nhện xét gì về địa bàn sinh sống của Người tối cổ Việt Nam ? - HS suy nghĩ quan sát bản đồ trả lời. - GV kết luận : Địa bàn sinh sống trải dài trên 3 miền đất nước, nhiều địa phương đã có Người tối cổ sinh sống. - GV đặt câu hỏi : Vậy Người tối cổ ở Việt Nam sinh sống thế nào ? - HS theo dõi SGK, nhớ lại những kiến thức đã học ở phần lịch sử thế giới, trả lời. - GV kết luận : Cũng giống Người tối cổ ở các nơi khác trên thế giới Người tối cổ ở Việt Nam cũng sống thành bầy sắn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả. - Người tối cổ sống thành bầy săn bắn thú rừng và hái lượm hoa quả. - GV tiểu kết dẫn dắt sang phần 2 : Như vậy chúng ta đã chứng minh được Việt Nam đã trải qua giai đoạn bầy người nguyên thủy (giai đoạn Người tối cổ). Người tối cổ tiến hoá thành người tinh khôn và đưa Việt Nam bước vào giai đoạn hình thành công xã thị tộc nguyên thủy như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần 2 của bài. Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân - GV phát vấn : Khi người tinh khôn xuất hiẹn, công xã thị tộc hình thành vậy theo em công xã thị tộc là gì ? 2. Sự chuyển biến từ Người tối cổ thành Người tinh khôn - HS nhớ lại kiến thức đã học ở phần lịch sử thế giới để trả lời câu hỏi : Công xã thị tộc là giai đoạn kế tiếp giai đoạn bầy người nguyên thủy, ở đó con người sống thành thị tộc, bộ lạc không còn sống thành từng bầy như trước đây. - GV giảng giải : Cũng như nhiều nơi khác trên thế giới trải qua quá trình lao động lâu dài, những dấu vết của động vật mất dần. Người tối cổ Việt Nam đã tiến hoá dần thành Người tinh khôn (Người hiện đại) - HS theo dõi SGK đễ thấy được bằng chứng dấu tích của người tinh khôn ở Việt Nam. - GV kết luận : Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở nhiều địa phwong của nước ta những hoá thạch và nhiều công cụ đá ghè đẽo của Người hiện đại ở các di tích thuộc văn hoá Ngườm, Sơn Vi. GV giải thích khái niệm văn hoá Ngườm, Sơn Vi - Gọi theo di chỉ khảo cổ chính, tiêu biểu mà các nhà khảo cổ đã khai quật. - Ở nhiều địa phương của nu ta tìm thấy những hoá thạch răng và nhìeu công cụ đá của Người hiện đại ở các di tích văn hoá Ngườm, Sơn Vi (Cách đây 2 vạn năm). - GV yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi : Chủ nhân văn hoá Ngườm, Sơn Vi cư trú ở những địa bàn nào ? Họ sinh sống ra sao ? (sống thành bầy săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả). - HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi. - GV bổ sung kết luận : - Chủ nhân văn hoá Sơn Vi sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối trên địa bàn rộng : Từ Sơn La đến Quảng Trị - GV dùng bản đồ Việt Nam chỉ cho HS theo dõi địa bàn cư trú của người Sơn Vi hoặc gọi một HS lên chỉ bản đồ và nhận xét về địa bàn cư trú của người Sơn Vi. - GV : Những tiến bộ trong cuộc sống của người Sơn Vi so với Người tối cổ ? - HS so sánh để trả lời câu hỏi. - GV nhấn mạnh : Đến giai đoạn người Sơn Vi khi tổ chức xã hội thị tộc đã hình thành mở đầu cho các giai đoạn pt của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam. - Người Sơn Vi đã sống thành thị tộc, sử dụng công cụ ghè đẽo, lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính. - GV tiểu kết dẫn dắt sang phần 3 : Ở giai đoạn văn hoá Sơn Vi cách đây 2 vạn năm công xã thị tộc nguyên thủy đã hình thành, chúng ta cùng tìm hiểu phần 3 để thấy sự phát triển của công xã thị tộc nguyên thủy ở Việt Nam. 3. Sự phát triển của công xã thị tộc Hoạt động 1: Theo nhóm - GV sử dụng lược đồ và thông báo kiến thức cho HS. Cách đây khoảng 12.000 năm đến 6000 năm ở Hòa Bình, Thanh Hóa, Bắc Sơn (Lạng Sơn) và nhiều nơi khác như: Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình đã tìm thấy dấu tích của văn hoá Sơ kỳ đá mới. Gọi chung là văn hoá Hòa Bình, Bắc Sơn (gọi theo tên di chỉ khảo cổ tiêu biểu). Cách đây khoảng 12.000 năm đến 6000 năm ở Hòa Bình, Thanh Hóa, Bắc Sơn (Lạng Sơn) và nhiều nơi khác đã tìm thấy dấu tích của văn hoá Sơ kỳ đá mới. Gọi chung là văn hoá Hòa Bình, Bắc Sơn. - GV chia HS làm 3 nhóm yêu cầu các nhóm theo dõi SGK, so sánh, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của từng nhóm. + Nhóm 1: Sự tiến bộ về tổ chức xã hội của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn. + Nhóm 2: Tiến bộ trong cách chế tạo công cụ? + Nhóm 3: Tiến bộ trong phương thức kiếm sống? - Các nhóm HS hoạt động, cử đại diện trả lời. - GV bổ sung, kết luận: - Đời sống của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn: + Sống định cư lâu dài, hợp thành thị tộc, bộ lạc. + Ngoài săn bắt, hái lượm còn biết trồng trọt: rau, củ, cây ăn quả. + Bước đầu biết mài lưỡi rìu, làm một số công cụ khác bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm. Đời sống vật chất tinh thần được nâng cao. - GV tiểu kết: Như vậy đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn được nâng cao. Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân - GV thông báo kiến thức: Cách ngày nay 6000 - 5000 (TCN) năm, kỹ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mang tính đột phá lịch sử thường gọi là cuộc Cách mạng đá mới. Cách ngày nay 6000 - 5000 (TCN) năm, kỹ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mới gọi là cuộc Cách mạng đá mới. GV yêu cầu lớp đọc SGK để trả lời câu hỏi: Những tiến bộ trong việc chế tạo công cụ và trong đời sống của cư dân? - HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi. - GV bổ sung, kết luận những biểu hiện tiến bộ: - Biểu hiện tiến bộ, phát triển: + Sử dụng kỹ thuật của khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay. + Biết trồng lúa, dùng cuốc đá. Biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc. - HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được những dấu tích của hậu kì đá mới được trải rộng khắp cả nước từ miền Bắc, đến miền Trung và Nam Bộ. Đời sống cư dân ổn định và được cải thiện hơn, địa bàn cư trú càng mở rộng. - GV giới thiệu hình 42 Rìu đá Hạ Long, hình 43 Vòng tay, khuyên tai đá trong SGK để HS thấy được thành tựu của cuộc cách mạng đá mới. 4. Củng cố - Những dấu tích của Người tối cổ Việt Nam. - Các giai đoạn phát triển của người nguyên thủy trên đất nước ta. - Những biểu hiện của cách mạng đá mới. 5. Dặn dò - HS học thuộc bài, đọc trước bài mới. - Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK. . TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Tiết trước ôn tập không kiểm tra, có thể kiểm tra trong quá trình học bài mới. 2. Mở bài Khi học phần lịch sử thế giới nguyên thủy chúng ta đã khẳng. nước. 3. Kỹ năng : - Biết so sánh giữa các giai đoạn lịch sử để rút ra những biểu hiện của sự chuyển biến về : Kinh tế, xã hội Biết quan sát hình ảnh các hiện vật ở bài học để rút ra nhận xét Bài 21 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI NGUYEN THỦY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài HS cần nắm bắt được : 1. Kiến thúc : - Cách