Võ thuật luyện công pptx

33 806 14
Võ thuật luyện công pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VÕ THUẬT Mục lục NAM PHÁI NỘI GIA BỘ MÁY HÔ HẤP TRONG KHÍ CÔNG: Khí Công Khí Công Bài Một - Khái Lược Về Khí Công ÐỊNH NGHỈA KỶ THUẬT LUYỆN KHÍ CÁCH THỞ NỘI CÔNG Khí Công Bài Hai - Phương Pháp Luyện Khí I. Thở Bụng (còn gọi là thở Thuận): II. Thở Ngực (còn gọi là thở nghịch): Khí Công Bài Ba - Luyện Khí 1. Môi Trường Tập 2. Chuẩn bị tư tưởng 3. Tư thế mẫu. 4.Luyện Công Khí Công Bài Bốn - Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên I. Luyện Nhâm Mạch và Ðốc Mạch Riêng (áp dụng phương pháp thở hai thời) II. Luyện vòng Nhâm Ðốc Chung Khí Công Bài Năm - Luyện Tinh - Khí - Thần và Nội Lực A. Tinh - Khí - Thần B. Nội Lực ĐẠT MA TỔ SƯ THIỀN NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH TÔN CHỈ VÀ YẾU LÝ TRUNG HOA VÕ SỬ THỜI THƯỢNG CỔ: (trước thời nhà tần, 221. b.c. trước thiên chúa) THỜI TRUNG CỔ: (Từ 221 trước TC đến 684 sau TC ) 4. Thời Cận Đại: (1277 1644 sau T.C) 5. Thời Hiện Đại (1644 1912) VÕ HỌC BÌNH ĐỊNH THỜI KỲ MỞ MANG (1470-1558) THỜI KỲ PHÁT TRIỂN (1558-1771) THỜI KỲ CỰC THỊNH (1771-1802) THỜI KỲ ẨN MÌNH (1802-1867) THỜI KỲ TRUNG HƯNG (1867- 1924) THỜI KỲ NGOẠI NHẬP (1924-1945) THỜI KỲ TRẦM LẮNG (1945 đến nay) NAM PHÁI NỘI GIA GS Vũ Đức N.D. Vào thời thượng cổ tại Trung Hoa võ thuật được bắt nguồn từ các môn võ sơ khai như: Giốc Để (đấu vật cổ truyền), Thủ Bác (Đánh Tay Đá Chân), Đạo Dẫn (HôHấp Dưỡng Sinh) và Kiếm Thuật (Đánh Kiếm). Về sau, vì muốn trao dồi kỹ thuật chiến đấu, và sức khỏe thâ tâm, bốn môn võ cổ điển này đã được người ta phát huy và phối hợp lại thành hệ thống võ thuật Trung Hoa, gồm có hai ngành chính yếu: Quyền Thuật và Binh Khí. Ngày xưa, võ thuật Trung Hoa được mệnh danh là "Kỷ Kích" hay "Quốc Kỷ". Vào thời cận đại, người ta gọi là "Wu Shu" tại lục địa Trung Hoa, và "Kung Fu" tại các nước khác trên thế giới. Tại Trung Hoa, vì ảnh hưởng với các yếu tố: Hoàn cảnh địa lý, triết lý tôn giáo, và kỹ thuật thực hành, võ thuật Trung Hoa đã phát sinh ra hàng trăm võ phái lớn nhỏ khác nhau, qua các thời đại. Từ thời thượng cổ đến đầu triều Minh (1368), nguồn gốc lịch sử của các võ phái rất là mơ hồ, không có tài liệu dẫn chứng. Hầu hết, chỉ dựa vào các truyền thuyết không được rõ ràng. Kể từ triều đại nhà Minh (1368 – 1660) về sau, xuất xứ và cách truyền dạy của các võ phái, tương đối được rõ ràng, xuyên qua các tài liệu sách sử. Hoàn cảnh địa lý đã đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và võ thuật. Cho nên, trên đại thể, hầu hết, giới võ lâm Trung Hoa đã đồng thuận dùng sông Dương Tử (Trường Giang), làm giới tuyến cho địa phận Nam Bắc, nơi khai sinh các võ phái. Do đó, võ thuật Trung Hoa được chia thah hai phái căn bản: Nam và Bắc phái. Vì vậy người ta thường nói "Nam Quyền, Bắc Cước". Nam phái được đại diện bởi ba võ phái: Võ Đang Thái Cực Quyền, Bát Quái Quyền, và Hình Ý Quyền. Bắc phái gồm có rất nhiều võ phái khác nhau. Xuất xứ từ miền bắc, các võ phái nổi danh Thiếu Lâm, Trường Quyền, Đoàn Đả, và Địa Đàn. Ngoài ra, vì ảnh hưởng tríết lý tôn giáo và nguồn gốc khai sáng, danh từ "nội gia" và "ngoại gia" cònđược dùng thêm cho Nam Phái và Bắc phái. Tức là hai nguồn võ thuật: nội phát và ngoại nhập. Nội Gia (hay Nam phái) Vì ba võ phái Võ Đang Thái Cực Quyền, Bát Quái Quyền, và Hình Ý Quyền đều được ảnh hưởng bởi triết lý đạo dẫn của Lão Trang, và Kinh Dịch cũng như nguồn gốc khai sáng tại nội địa Trung Hoa. Kỹ thuật thực hành của Nội Gia có những đặc tính như: nhu nhuyễn, chậm chạp, vòng cầu, nội lực, tĩnh chế động, tư thế ngắn hẹp. Ngoại gia (hay Bắc Phái) Hầu hết các võ phái ngoại gia đều được ảnh hưởng bởi các triết lý tôn giáo cũng như nguồn gốc khai sáng do từ nước ngoài du nhập vào Trung Hoa: Thiếu Lâm từ Phật Giáo đến Ấn Độ, Đàn Thoái từ Hồi Giáo ở Tây Tạng. Kỹ thuật thực hành của ngoại gia có những đặc tính như cương mãnh, nhanh nhẹn, đường thẳng, ngoại lực, năng động, tư thế dài rộng. Sau đây là nguồn gốc lược sử của một số võ phái nổi tiếng đại diện cho hai nhóm Nam Phái (Nội Gia) và Bắc Phái (Ngoại Gia): NAM PHÁI (NỘI GIA) 1. VÕ ĐANG PHÁI (THÁI CỰC QUYỀN) Võ Đang Phái tọa lạc tại núi Võ Đang Sơn thuộc Tiêu Anh phủ, nằm giữa hai phần đất Giang Tây và Hà Nam. Sáng tổ là Trương Quân Bảo, đạo hiệu là Trương Tam Phong sống vào cuối đời nhà Nguyên (Mông Cổ) và đầu đời nhà Minh, tổ tiên gốc ở Long Hổ Sơn, tỉnh Giang Tây. Thuở nhỏ, ông theo học đạo Nho và đạo Lão. Vào triều Nguyên, vua Huệ Tôn (Thuận Đế), niên hiệu Nguyên Thống (năm 1333) ông thi đỗ Mậu Tài (Tú Tài ngày nay) và làm quan Lịnh ở Trung Sơn và Bắc Lăng. Về sau ông dứt bỏ đường công danh để chu du thiên hạ. Ông đã từng theo học võ và Phật tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự khoảng 10 năm. Vì nhận thấy võ thuật Thiếu Lâm Tự thuộc về cương quyền ngoại tráng, cho nên khi thành đạo sĩ tu luyện tại núi Võ Đang, ông đã khai sáng Võ Đang quyền pháp, với đặc tính nhu nhuyễn trong kỹ thuật, phối hợp với nội lực tĩnh luyện. Cũng như triết lý Lão Trang và Dịch Kinh được áp dụng dẫn đạo thực hành. Môn quyền ổi danh nhất của Võ Đang phái là "Thái Cực Quyền" được Trương Tam Phong sáng chế vào thế kỷ 14. Theo sách "Thái Cực Quyền Luận" của Vương Tông Nhạc có ghi: "Những điều bàn luận trong sách này đều căn cứ vào tài liệu truyền dạy của Trương Tam Phong tiên sinh, để giúp hào kiệt trong thiên hạ, tăng thêm tuổi thọ, sống lâu, chớ không nghĩ đến chuyện dùng Thái Cực Quyền để làm phương tiện chiến đấu với kẻ địch". Theo mục "Phương Kỷ Truyện" trong Minh sử có chép" "Trương Toàn Nhất có tên thật là Trương Quân Bảo, đạo hiệu là Trương Tam Phong dung mạo khôi ngô, thân giống rùa, lưng giống hạc, tai to, mắt tròn, râu cứng như kích. Dù trời nóng hay lạnh, Trương Tam Phong thường mặc một bộ quần áo, đầu đội nón, mỗi ngày ăn hơn một đấu gạo, và đi hơn trăm dặm đường. Ông cùng học trò đi chơi núi Võ Đang, vì thích phong cảnh nơi đây, ông đã lập ra lều cỏ trên núi Võ Đang để tu luyện. Vua Minh Thái Tổ nghe tiếng vào năm Hồng Vũ thứ 14 tức năm 1382, có sai sứ đến tìm ông nhưng không gặp". Theo Hoàng Tông Hy, một học giả đời Thanh cho rằng Trương Tam Phong sống vào đời Bắc Tông (950 – 1275). Còn có thuyết cho rằng Trương Tam Phong sinh ngày 9 tháng 4 năm 1247, triều Nguyên, sống đến triều Minh, thọ trên 200 tuổi. Theo Quốc Kỷ Luận Lược của Từ Triết Đông, những thuyết này không đáng tin cậy. Về nguồn gốc môn Thái Cực Quyền có tất cả là 4 truyền thuyết: 1. Trương Tam Phong là sáng tổ (vào cuối đời Nguyên đầu đời Minh); 2. Vào đời Đường (618 – 907) Thái Cực Quyền được phát triển bởi bốn nhà: Hứa Tuyên Bình, người phủ Vi Châu, Giang Nam, Du Lưu Châu, người phủ Ninh Quốc, Giang Nam, Trình Linh Tiển, tự Nguyên Điều, người phủ Vi Châu, Giang Nam và Ân Lợi Hanh. 3. Vào cuối đời Minh 91618 – 1644) Trần Vương Tinh, người thuộc Trần Gia tại làng Trần Gia. 4. Vào triều Thanh vua Càn Long 91736 – 1797), Vương Tông Nhạc, người tỉnh Thiểm Tây trong lúc đi ngang qua làng Trần Gia Cấu, tỉnh HỒ Nam trông thấy dân làng đang tập luyện môn nhuyển quyền Thái Cực Trần Gia. Hôm sau, ông đến tiếp xúc và được dân làng nể phục, sau những lần thử đấu với các võ sư Trần Gia. Vương Tông Nhạc đã nhận lưu lại dạy Thái Cực Quyền cho dân làng Trần Gia. Từ đó, Trần Gia Thái Cực Quyền có ha hệ phái đứng đầu bởi: Trần Hữu Bổn (Tân phái), Trần Trường Hưng (cựu phái) và Trần Thanh Bình (Tiểu gia). Về sau Dương Phúc Khôi, tự Lộ Thiền theo học với Trần Trường Hưng, rồi cải biến thành Dương Gia Thái Cực Quyền. Dương Phúc Khôi (Lộ Thiền) có ba người học trò là anh em họ Vũ: Vũ Trừng Thanh, Võ Hà Thanh (tự là Võ Nhượng) và Võ Như Thanh. Võ Hà Thanh (tự Võ Nhượng) đến làng Trần Gia Cấu (Hồ Nam) học thêm với Trần Thanh Bình (Tiểu gia phái) rồi cải biến thành "Vũ Gia Thái Cực Quyền". 2. BÁT QUÁI QUYỀN (hay BÁI QUÁT CHƯỞNG) Bát Quái là một trong ba phái thuộc Nội Gia Nam Phái, danh từ Bát Quái được rút ra từ Dịch Kinh, tạm hiểu là sự biến động truyền điệu trong tám phương hướng. Vì vậy kỹ thuật chính yếu của Bát Quái Quyền (Chưởng) chuyền dùng bọ pháp và chưởng pháp làm trung tâm vận chuyển, biến hóa không ngừng trong vị thế bốn phương tám hướng. Nguồn gốc Bát Quái Quyền (Chưởng) vẫn chưa được xác định. Câu hỏi vẫn còn đặt ra. Do ai, từ đâu, và lúc nào phát sinh ra nó? Theo sách "Lam Triều Ngoại sử" có ghi: "Vào năm 1798, triều Thanh vua Gia Khánh năm thứ hai ở huyện Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông, miền Hoa Bắc, Vương Trường có truyền dạy quyền pháp cho Phùng Khắc Thiện. Đến mùa xuân Canh Ngọ (năm Gia Khánh thứ 15), Ngưu Lương Thần theo học quyền pháp này với Phùng Khắc Thiện và nhận thấy quyền pháp có tám phương bọ nên gọi là Bát Quái. Từ đó, môn Bát Quái được lưu truyền cho đến nay đã hơn trăm năm." Đến đời vua Thanh Quang Tự thứ sáu (1881), môn Bát Quái Quyền phát triển cực thịnh khắp Trung Hoa, nhất là ở Bắc Kinh, có nhiều vị tiền bối về Bát Quái Quyền như các ông: Đổng Hải Xuyên (1798 – 1879), người tỉnh Hồ Bắc học được môn Bát Quái từ một đạo sĩ ở miền núi. Đổng Hải Xuyên rất giỏi và nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh, được xem như một Chưởng Môn về Bát Quái, có nhiều học trò nổi tiếng như Vi Phước, Trịnh Đình Hoa, Tống Vĩnh Tường, Mã Duy Kỳ, Ngụy Cát, Lý Văn Bảo, Đoàn Phúc, Lý Tồn Nghĩa. Về sau, Đổng Hải Xuyên kết bạn với danh thủ Quách Vân Thâm về Hình Ý Quyền, sau trận thử thách ngang tài. Từ đó, hai ngườikết hợp hai môn cùng dạy cho các học trò. Trong số các học trò của Đổng Hải Xuyên có Trịnh Đình Hoa rất giỏi, nổi tiếng ở Hoa Bắc. Trịnh Đình Hoa có học trò giỏi nhất là Tôn Lộc Đường. Về kỹ thuật Bát Quái, theo sách "Bát Quái Quyền Học" của Tôn Lộc Đường có ghi: "Trong Du Thân Bát Quái Liên hoàn chưởng có chưa mười tám đường La Hán Quyền, gồm bảy mươi hai tuyệt thoái, 72 ám cước, đến như các môn điểm huyệt, kiếm thuật, và các môn võ khí cũng chứa trong Bát Quái Quyền. Do đó, về hình thức môn Bát Quái rất giuống như các quyền thuật ngoại gia Bắc Phái, nhưng đặc điểm chuyên dùng bộ pháp tròn Hoán Hành, và thay đổi tay Hoán Chưởng làm chính tông, được gọi là "Du Thân Bát Quái" gồm có ba loại: thượng bàn, trung bàn, và hạ bàn. Các thế thượng bàn đã thấp, trung bàn và hạ bàn còn thấp hơn. Trong lúc xoay chuyển bộ pháp dùng rất hẹp và nhanh nhẹn, với dụng ý né tránh thế công của địch, để phản kích vào mặt sau lưng của địch. Trong lúc đối địch, thân và ý phải chuyển động nhưng khí phải trầm. Các động tác về tay gồm có thập chưởng, đơn hoán chưởng, dùng để biến chuyển phối hợp với bốn bộ pháp linh động. Trong thập chưởng, đơn hoán chưởng và song hoán chưởng làm gốc, còn lại là tám chưởng chủ yếu. Bốn bộ pháp gồm có: Khởi, Lạc, Khấu và Bài. Nhằm rèn luyện cho thân thủ được nhanh nhẹn, kỹ thuật của Bát Quái gồm có bốn đặc điểm như sau: Nhất Tẩu (chạy, bước lẹ), Nhị thị (trông, nhìn thấy rõ ràng), Tam Tọa (xuống bộ, ngồi thấp), và Tứ Phiên (nhà lộn, thoát ra khỏi). 3. HÌNH Ý QUYỀN Theo truyền thuyết, Nhạc Phi Vũ (Vũ Mục 1103 – 1142) Trung Liệt Tướng Quân vào đời vua Tống Cao Tông là sáng tổ của môn Hình Ý Quyền. Nhưng về kỹ thuật, ngườicác học trò của hai phái), Lưu Kỳ Lan, người Thâm Châu, Trương Thủ Đức, người Kỳ Châu, Tống Thế Vinh, người Uyển Bình, Xa Nghị Trai, người Thái Cốc, Bạch Tây Viên, người Đại Hưng, Lưu Hiếu Lan, người Hà Giang, và Thọ Nhiễu Trai, người Tân An. Quách vân Thâm có một số học trò rất giỏi như Hứa Chiêm Ngao, Tiền Quản Lương, Lý Tồng Nghĩa, Lý Khuê Nguyên, Trương Chiếm Khôi, Còn Mã học Lễ khi về đến Hà Nam thâu nhận rất đông học trò. Trong os học trò giỏi nhất như mã Tầm Nguyên, người Hà Nam và Trương Chí Thanh, người Nam Dương. Về sau, Trương Chí Thanh truyền dạy cho Lý Chính, người Lỗ Sơn. Lý Chính truyền lại cho Turơng Tu, người Lỗ Sơn. Trương Tu dạy lại cho Gia Trang Đỗ, rồi Gia Trang Đỗ dạy lại cho An Đại Khánh, người Trường An. An Đại Khánh dạy lại cho Bảo Hiến Đình. Đó là chi phái Hình ý Quyền ở Hà Nam một thời danh tiếng. Môn Hình Ý Quyền rất là đơn giản, ít biến hóa, người tập chuyên tâm dễ thuần thục. Cả ba môn Thái Cực, Bát Quái, và Hình Ý thuộc Nội Gia Quyền đều có liên quan mật thiết lẫn nhau. BẮC PHÁI NGOẠI GIA Trong quyền thuật, Bắc Phái hay Ngoại Gia bao gồm rất nhiều các môn võ khác nhau, được xuất xứ từ các địa phương Hoa Bắc. Cũng như, triết lý tôn giáo và nguồn gốc khai sáng được du nhập từ nước ngoài. Về kỹ thuật thực hành, Bắc Phái Ngoại Gia có những đặc tính căn bản như: cương mãnh, nhanh nhẹn, năng động, trực diện, đường thẳng, ngoại lực, tư thế dài rộng,…Căn cứ vào các môn võ nổi tiếng, người ta nhận thấy có 3 loại tổng quát như: Trường Quyền, Đoản Đả, và Địa Đàng (theo sách "Quốc Kỷ Luận Lược" của Từ Triết Đông). Trong Trường Quyền, một số môn nổi tiếng như: Thái Tổ, Nhị Lang, Mê Tung, Bát Cực, Phiên Tử, Tra Quyền, Hồng Quyền,… đều có những điểm đại đồng và tiểu dị. Thí dụ như môn Phiên Tử sở trường về luyện tay, môn Phê Quải chuyên luyện về chưởng pháp, còn Tra Quyền chuyên luyện về bước di chuyển. Đó là nét độc đáo của mỗi môn. Ngoài ra, trong lúc tập luyện, hầu hết các môn trong Trường Quyền đều tập trung vào các điểm: tiến thoái nhanh lẹ, nhảy và tọa một cách nhẹ nhàng, khí trầm thế vững, biến hóa linh động, đường quyền dài rộng,… Về Đoản Đả, các môn nổi tiếng nhất là Miên Trường Đoản Đả, Lục Lộ Đoản Đả của Đàn Thoái Môn, Thiên Cang Thủ ở vùng Giang Nam, Đối Đả của phái Hồng Tháo,… đều áp dụng quyền pháp nghiêm ngặt, thủ pháp kín đáo. Còn Địa Đàng chuyên về nhào lộn, nổi tiếng nhất Lục Hợp Môn, Hầu Quyền, Túy Bát Tiên,… Về sau, cả ba môn Trường Quyền, Đoản Đả và Địa Đàng đều được một số các võ phái phối họp lại với nhau. Sau đây là nguồn gốc và lược sử một số các môn võ nổi tiếng đại diện cho Bắc Phái Ngoại Gia Quyền:1. Đàm Thoái và Đàn Thoái Quyền: Môn võ Đàm Thoái hay còn gọi là Đàn Thoái được du nhập vào Trung Hoa, từ những người theo đạo Hồi ở Tây Tạng, khoảng thế kỷ thứ mười bốn, rất thịnh hành ở tỉnh Sơn Đông, Hoa Bắc. Về kỹ thuật, môn này có hai nhánh. Những người theo học 12 lộ quyền thường gọi là Đàm Thoái. Còn những người theo học 10 lộ quyền lại gọi là Đàn Thoái. Vào thời nhà Thanh, Hoắc Nguyên Giáp, người ở Hà Bắc, xuống phương nam sáng lập Tinh Võ Hội ở Thượng Hải, và phổ biến môn Đàm Thoái, rất đông người theo học. Về sau, Mã Vĩnh Trinh là người nổi tiếng giỏi nhất về môn Đàm Thoái ở Thượng Hải. 2. Tra Quyền hay Xoa Quyền: Tra Quyền hay còn gọi là Xoa Quyền là một môn võ cổ của Trung Hoa, thuộc Bắc Phái, xuất xứ từ các tín đồ Hồi Giáo người Trung Hoa, thuộc các tỉnh Tân Cương, Thanh Hải, và Cam Túc, vào thế kỷ thứ 14. Môn này có cùng nguồn gốc với môn Đàm Thoái. Cả hai đều được thịnh hành vào thế kỷ thứ 17 tại Trung Hoa. Theo sách Kỷ Hiệu Tân Thư Quyền Kinh của Thích Kế Quang, nhà họ Ôn có 72 đường hành quyền, cùng một dụng ý như Tra Quyền. 3. Nga Mi Võ Phái: Vào thời vua Minh Tuyên Tôn (1426 sau T.L) tại núi Nga Mi Sơn, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, võ phái Nga Mi được sáng lập, do nữ sáng tổ Chu Tú Anh, xuất thân từ dòng họ Chu gia giỏi võ, danh tiếng nhiều đời, tại tỉnh Sơn Đông, Hoa Bắc. Thuở nhỏ, vì cha mất sớm, hai anh em Chu Đức Kiệt và Chu Tú Anh được chú ruột, Chu Đức Võ Thượng Nhân, nuôi dưỡng và truyền dạy võ nghệ rất cẩn thận. 4. Không Động Võ Phái: Võ Phái Không Động được xuất hiện tại núi Không Động, tỉnh Cam Túc, một nơi núi rừngâm u, lạnh lẽo, với một xuất xứ mù mờ, nguồn gốc sáng lập không được xác định. Cách thu nhận môn đồ rất khắt khe và hạn chế. 5. Võ Phái Địa Đàng: Võ Phái Địa Đàng chuyện luyện về các kỹ thuật nhảy nhào, lăn lộn, té người xuống đất. Theo sách Quyền Kinh của Thích kế Quang, tổ sư của môn võ này là Thiên Trật Trường. Ơû miền Hoa Bắc, võ phái này áp dụng phối hợp với kỹ thuật Trường Quyền. Trái lại, ở vùng Giang Nam, kỹ thuật của Đoản Đả được phối hợp làm căn bản. Ngoài ra, môn võ Túy Bát Tiên rất được xem trọng trong võ phái Địa Đàng. Về sau, Trương Cảnh Phúc, tự là Giới Thần, rất nổi tiếng về Địa Đàng, ở Hà Bắc. Oâng đã từng xuống Hoa Nam, dạy môn Địa Đàng cho Trung Hoa Thể Dục Hội, tại Thương Hải. 6. Côn Luân Võ Phái: Vào thời vua Minh Thành Tổ, niên hiệu Vĩnh Lạc (1403 – 1425 T.L.) nhà vua xuất công khố trùng tu ngôi cổ tự Bích Vân, trên dãy núi Côn Luân Sơn, thuộc đất Lương Châu, huyện Tiêu Dương, tỉnh Thanh Hải, để cấp cho Chu Đức Võ Thượng Nhân trụ trì tu luyện, và sáng lập võ phái Côn Luân. Gần ngày tạ thế, Chu Đức Võ Thượng Nhân đã kế truyền chức Chưởng Môn phái Côn Luân cho Chu Đức Kiệt, một người cháu ruột, cũng là một cao đồ đắc ý nhất của ngài. Ngài còn lưu truyền lại bí kíp "Thái Dương Trường Kiếm Pháp", cùng với thanh bảo kiếm Thái Dương, do ngài dày công nghiên cứu chế tạo, cũng như, môn thuốc giang hồ "Tiêu Nhục Phấn" (còn gọi là Mãng Xà Diệp), cách chế tạo thuốc phấn này do sư phụ của ngài truyền lại. Trước kia, Chu Đức Võ Thượng Nhân được thụ giáo với sư phụ Huyền Vân Trưởng Lão, tại Bạch Vân Miếu, trên dãy núi Cửu Huyền Sơn, miền bắc quan ngoại, biêngiới Mông Cổ. Nguyên sư phụ Huyền Vân Trưởng Lão, vào thuở thiếu thời, đã tình cờ khám phá ra lá cây "Tiêu Nhục Diệp" (hay Mãng Xà Diệp) qua sự chỉ điểm của người tiều phu Mông Cổ, cư ngụ bên chân núi Cửu Huyền Sơn. Loại lá "Tiêu Nhục Diệp" chỉ mọc trong rừng rậm, nơi có nhiều mnag xà lui tới, vì giống mãng xà có sẵn chất giải độc trong máu, nên khi ăn loại lá cây này, mãng xà không bị nguy hiểm, mà còn tiêu hóa được con thịt vừa mới nuốt vào trong bụng. Ngoài ra, bất cứ động vật nào nhiễm phải chất độc của lá "Tiêu Nhục Diệp", đều bị nguy hiểm đến tánh mạng, vì nhục thể sẽ bị tiêu hủy, từ từ tan ra thành nước. Trên đường giang hồ hành hiệp, mỗi khi muốn làm sạch, tiêu mất thi thể đối phương, người hiệp sĩ chỉ cần cho một lượng vừa phải của "Tiêu Nhục Phấn" vào vết thương trên tử thi. Sau vài phút đồng hồ, tử thi dần dần bị tan biến thành nước mà tiêu mất. 7. Tung Sơn Thiếu Lâm Tự: Võ phái Tung Sơn Thiếu Lâm Tự do Đạt Ma Tổ Sư sáng lập, vào năm (520 – 529 sau T.L.), tại núi Tung Sơn, tỉnh Hồ Nam, là một danh môn chính phái, có nề nếp kỷ cương, trong suốt gần 15 thế kỷ. Thiếu Lâm Tự đã được mọi người mến mộ, có thành tích lừng lẫy, danh trấn giang hồ, được giới võ lâm kính nể như một ngôi sao Bắc Đẩu, trên vòm trời võ lâm Trung Hoa. Kể từ đời nhà Đường, sau chiến công oanh liệt của 13 vị thiền sư Thiếu Lâm Tự, giúp vua Đường Thái Tông (năm 627 sau T.L.) dẹp được giặc Vương Thế Sung, từ đó, võ phái Thiếu Lâm vang danh khắp Trung nguyên. Trong suốt thời nhà Minh (1368 – 1644 T.L.), võ phái Thiếu Lâm Tự ở vào thời hưng thịnh, sách "Thiếu Lâm Côn Pháp Xiểng Tông" được biên soạn phổ biến, do Trình Xung Đẩu, tự Tông Du, người ở Tân Đô, saukhi học võ thuần thục với hai vị thiền sư Thiếu Lâm là Hồng Kỷ và Hồng Chuyển, hai vị này đã nổi danh nhất về côn pháp, vào thời vua Minh Vạn Lịch (1573 – 1616 sau T.L.). Đến đời vua Minh Sùng Trinh (1628), tướng Thẩm Thụy Trinh đã mời các nhà sư Thiếu Lâm Tự: Hồng Kỷ và Hồng Tín đến Thái Thượng dạy võ cho binh sĩ. Khi nhà Minh mất về Thanh triều (1644), các cựu thần văn võ và tôn thất nhà Minh, phần đông, trốn ẩn trong chùa Thiếu Lâm Tự, để ẩn dật và chuyên tâm gắng sức luyện võ, mưu tìm cơ hội khôi phục quốc gia. Sau cùng, Thiếu Lâm Tự đã ở vào thời cực thịnh, vang danh trong phong trào "Phản Thanh Phục Minh" của dân Hán, vào thời Mãn Thanh. Ngoài ra, Tung Sơn Thiếu Lâm Tự còn là một lò luyện võ sản xuất biết bao ngoại đồ cao đẳng, nhân tài võ dũng, giang hồ hiệp sĩ, giúp dân giúp nước, khắp nơi trên lãnh thổ Trung Hoa, trong những thế kỷ vừa qua. Cũng như, một số chi nhánh Thiếu Lâm Tự địa phương Nam Bắc đã được các cao đồ phát huy như Hồng Gia, Lưu Gia, Lý Gia, Thái Gia, và Mặc gia,… cũng như, rất nhiều võ phái lớn nhỏ được sáng lập tại các địa phương Trung Hoa, đáng kể đến như: Quảng Châu Thiếu Lâm Nam Phái, Thiếu Lâm Bạch Hạc Phái, Thái Sơn Thiếu Lâm Bắc Phái (hay Sơn Đông),… 8. Quảng Châu Thiếu Lâm Nam Phái: Quảng Châu Thiếu Lâm Nam Phái được đặt trụ sở tại chùa Tam Vân Tự, tọa lạc tại phía đông ngoại thành Quảng Châu, tỉnh Phúc Kiến. Ngôi vhùa này đã được xây cất vào thời vua Đường Túc Tông, niên hiệu Càn Nguyên (756 sau T.L.). Vào đời vua Minh Thành Tổ, niên hiệu Vĩnh Lạc (1403 sau T.L), vị trụ trì Ngũ Chấn Thiền Sư đến từ Thiếu Lâm Tự, phát động huấn võ cho các vị thiền sư trong chùa Tam Vân Tự. Ngũ ChấnThìn Sư, dáng người cao lớn khỏe mạnh, là sư đệ của chiêu Đức Sư Trưởng, Tung Sơn Thiếu Lâm Tự lúc bấy giờ. Vào triều nhà Minh, những vị thiền sư tại Tam Vân Tự đã có lần vang danh trong cuộc chiến thắng bọn "Nụy Khấu" (cướp biển người Nhật) đến cướp phá dân lành, thuộc vùng ven biển, tỉnh Phúc Kiến. Đến đời Mãn Thanh, vì tham gia vào phong trào "Phản Thanh Phục Minh" ngôi chùa này đã bị chính quyền Mãn Thanh đốt phá, và các vị thiền sư đã phải bôn ba trốn tránh tại các tỉnh lân cận như Quảng Đông, Quảng Tây,…và âm thầm phát huy tinh thần võ dũng của Thiếu Lâm Nam Phái. 9. Thiếu Lâm Bạch Hạc Phái: Thiếu Lâm Bạch Hạc Phái tu luyện tại chùa Long Sơn Tự, trên núi Bạch Hạc Sơn (hay Long Sơn), thuộc huyện Quan Đồ, phía Tây tỉnh Vân Nam. Võ phái này được sáng lập bởi Nhứt Khánh Thiền Sư, vào hàng sư đệ của Trí Dõng Thiền Sư (Trí Dõng là thầy dạy của Chiêu Đức và Ngũ Chấn Thiền Sư). Vì xuất xứ từ Thiếu Lâm Tự, cho nên, cách luyện tập của Bạch Hạc phái đã được Nhứt Khánh Thiền Sư áp dụng giống y như tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự. Nhứt Khánh Thiền Sư thọ được 91 tuổi. Đệ nhất cao đồ của ngài là Thượng Thái Lão Ni Sư Trưởng lên kế nghiệp, và chỉ truyền dạy 10 ni cô, đều rất giỏi võ nghệ. Vào đời vua Thanh Cao Tôn, niên hiệu Càn Long (1736 – 1796 sau T.L.), Bạch Hạc Phái tại Long Sơn Tự được truyền đến Ngũ Mai Lão Ni Sư Trưởng, lúc bấy giờ, danh nghĩa Bạch Hạc Phái lẫy lừng trong chốn giang hồ hành hiệp. 10. Thái Sơn Thiếu Lâm Bắc Phái (hay Thiếu Lâm Bắc Phái Sơn Đông): Thái Sơn Thiếu Lâm Bắc Phái, Sơn Đông, được đặt trụ sở tu luyện tại Chùa Bạch Vân Tự, trên núi Mã Dương Cương, thuộc dãy Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông, miền Hoa Bắc. Nữsáng tổ Âu Dương Bích Nữ trụ trì tu luyện, và khai sáng võ phái này, vào thời vua Minh Tuyên Tôn (1426 sau T.L.). Xuất thân từ một gia đình yêu chuộng võ thuật, cha của Âu Dương Bích Nữ là Âu Dương Tòng Thiện, một ngoại đồ cao đẳng của Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, thuộc hàng sư huynh trên Chiêu Đức Thiền Sư, cả hai là bạn đồng môn, cùng thụ huấn với sư phụ Trí Dõng Thiền Sư. Nguyên tổ tiên dòng họ Âu Dương, trải qua nhiều đời, rất giàu có và ham chuộng văn học nghệ thuật. Vào đời vua Tống Nhân Tôn (1023 sau T.L.), Âu Dương Tu, tự là Vĩnh Thúc người ở đất Lư Lăng, thi đỗ tiến sĩ, và được giữ chức Thái Tử Thiếu Sư trong triều Tống Nhân Tôn. Về sau, ông xin từ quan, về quê làm trí sĩ, hiệu là Lục Nhất Cư Sĩ, biên soạn sách "Văn Trung Tập" được lưu truyền trong văn học sử Trung Hoa. Về sau, họ Âu Dương, qua nhiều đời tại Tô Châu, chuyên về việc kinh doanh, trở nên một họ giàu lớn, có nhiều ruộng đất, và nhiều cổ phần lớn trong các hiệp hội kinh doanh lớn. Đến đời Âu Dương Tòng Thiện, ngoài văn học còn ham chuộng võ nghệ, sẵn có sức khỏe và trí thông minh, từ thuở bé, cha mẹ đã mời danh sư về nhà truyền dạy võ cho ông. Đến năm 15 tuổi, ông được phép theo học võ tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, với sư phụ Trí Dõng Thiền Sư. Đến năm 21 tuổi, việc học tập thập bát ban võ nghệ đều tinh thông. Sau khi hạ san Thiếu Lâm Tự, Âu Dương Tòng Thiện giao dịch rất rộng rãi, thường kết giao với các hảo hán giang hồ, dị nhân quái khách, đạo sĩ thiền sư, và tao nhân mặc khách. Cho nên, tại Tô Châu, và khắp mọi nơi lân cận, họ Âu Dương đã vang danh, mọi người đều biết đến. Trong trang trại, lúc nào cũng tấpn ập bạn bè, hàng trăm thực khách từ bốn phương đến thăm viếng lưu ngụ. Vì vậy, khách giang hồ đã đặt tước hiệu cho Âu Dương Tòng Thiện là "Trai Mạnh Thường".Âu Dương Tòng Thiện có hai con trai là Tòng Cát, Tòng Đức, và một gái là Âu Dương Bích Nữ. Cả ba anh em họ Âu Dương đều ham chuộng võ nghệ, và được cha tập luyện ngay từ thuở nhỏ, theo phương pháp chính tông Thiếu Lâm Tự. Ngoàira, các tay hảo hán giang hồ qua lại Âu Dương Trang, còn mang ra những đòn hay thế lạ của các võ phái khác nhau, để chỉ dạy cho ba anh em Âu Dương. Khi đến tuổi 17, lần lượt, cả ba đều được đưa lên Thiếu Lâm Tự, theo học tập hai năm liền với sư phụ Chiêu Đức Sư Trưởng. Cả ba anh em Âu Dương đều tinh thông thập bát ban võ nghệ, và đặc biệt giỏi về tài cung tiển và kỵ mã. Riêng về Âu Dương Bích Nữ, nàng thường sử dụng Thiết phiến, một võ khí cá nhân đặc biệt, do Chiêu Đức Sư Trưởng chế ra. Đó là một cây quạt xếp bằng sắt, có 6 dóng đầu nhọn. Khi xếp chụm lại giống như cây giản vuông bằng sắt. Lúc thuận tiện, muốn lấy đầu đối thủ, bất ngờ xòe ra thành cây quạt, với 6 dóng đầu nhọn, cổ đối thủ sẽ bị tiện đứt như bị cưa cắt. Bích Nữ sử dụng món võ khí này rất tinh vi, cho nên, giới giang hồ gọi nàng là "Thiết Phiến Cô". Vào thời vua Minh Thành Tổ, năm Vĩnh Lạc thứ 10, với tư cách công dân trung nghĩa, gia đình Âu Dương Tòng Thiện đã lập được đại công, trong việc cứu mạng nhà vua thoát hiểm, và giúp vua phá vỡ cuộc âm mưu phản loạn của nhóm Thuận Vương, tránh được cuộc nội chiến tương tàn, khiến cho dân chúng lầm than, khốn khổ. Do đó, Âu Dương Tòng Thiện đã được vua Minh Thành Tổ sắc phong tước "Trung Dũng Hầu", và toàn gia đình họ Âu Dương được phép dùng chữ "Trung Dũng Tô Châu Đệ Nhất Gia". (Theo sách "Giang Hồ Kỳ Văn, 1930" của tác giả Tề Phong Quân) Giáo Sư Vũ Đức HÔ HẤP TRONG KHÍ CÔNG GS Vũ Đức, N.D. Ý NIỆM VỀ KHÍ: Đối với người Tây phương, "Khí" được hiểu bằng những danh từ như: Energy, Vital Energy, Life Force, Bio-Force, Electromagnetism Cũng như "Animal Magnetism" ở Úc châu do Mesmer, "Odic Force" ở Đức do Baronvon Reichenbach, "Orgone Energy" ở Mỹ do Wilhelm Reich, "Bioplamsm" ở Nga Sô do Inyushin. "Khí" (Energy) tức là năng lực, năng lượng. Khí thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như :Nhiệt năng, cơ năng, quang năng, điện năng, hóa năng, năng lực tinh thần, Khí và vật có sự liên hệ mật thiết với nhau. Khí cấu tạo ra vật, và cùng kết hợp với vật. Vật hoạt động sinh ra khí. Cũng như, cơ quan có sự liên hệ mật thiết với cơ năng. Cơ năng quyết định sự hình thành và phát triển cơ quan. Cơ quan ssinh hoạt biến thành cơ năng. Nhà khoa học Einstein đã giải thích sự liên hệ giữa khí và vật bằng phương trình E = mc 2. năng lượng khí bằng khối lượng nhân với bình phương tốc độ ánh sáng. Năng lượng khí và khối lượng vật chỉ là một, nhưng p hai hình thức khác nhau. Khi khối lượng vật chất bị phá hủy, kết quả sẽ sinh ra năng lượng khí được tỏa ra. Về phương diện sinh lý, cơ thể con người là một thể chất hóa hợp của những tế bào, phân tử, nguyên tử khác nhau. Tùy theo những yếu tố và điều kiện sống chung quanh (như: thực phẩm, nước uống, không khí, thời tiết, xã hội ), nguồn năng lực (khí) trong cơ thể được gia tăng, hay bị suy giảm. Trong đời sống hàng ngày, nguồn năng lực (Khí) đóng một vai trò rất quan trọng, trong sự liên quan mật thiết giữa cơ thể và tâm trí con người. Cũng như, hơi thở qua việc hô hấp không khí là một yếu tố quan trọng nhất, trong tiến trình phát sinh năng lực (Khí) conngười. Qua tiến trình hô hấp không khí, dưỡng khí (oxygen) trong không khí được gạn lọc như một nhiên liệu căn bản, dùng đốt cháy thực phẩm, để sinh ra năng lực (khí), thán khí (carbon dioxide), và nước, theo phương trình hoá học như sau: Food + Oxygen ® Energy + Carbon Dioxide + Water (Đồ ăn) + (Dưỡng khí) ® (Năng lực) + (Thán khí) + (Nước) năng lựv (khí) được sinh ra từ phản ứng hóa học của dưỡng khí và đồ ăn, được dùng bồi dưỡng, điều hòa nhiệm vụ não bộ, và các bộ phận trong cơ thể, cũng như, tạo nên một sức mạnh chịu đựng, dẻo dai về thể chất lẫn tinh thần. Để có nguồn năng lực (khí) sung mãn, trong đòi sống khỏe mạnh, ngoài hai yếu tố cần thiết phải có như dưỡng khí (Oxygen) (trong khí trong lành), và thức ăn tươi tốt (đầy đủ chất dinh dưỡng), người ta cần phải có thêm những yếu tố hỗ trợ khác, không kém phần quan trọng như: nước uống tinh khiết, ánh sáng mặt trời, nghỉ ngơi tịnh dưỡng, tâm trí quân bình, và vận động thể dục HÔ HẤP VÀ SỰ SỐNG: Hô hấp (hít thở) không khí đóng một vai trò quan trọng nhất, trong sự sống con người. Do đó, hô hấp là để sống, sống cần phải hô hấp, vì hô hấp tạo nên hơi thở, và nguồn sinh lực (khí) trong con người. Nếu hơi thở chấm dứt, tiếp theo, sự chết đến ngay với con người. Sau một công việc mệt nhọc, hay một ngày lao tâm, lao lực, người ta áp dụng một số phương pháp hô hấp (hít thở) không khí đúng cách. Kết quả nhận thấy cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tươi tỉnh. Sinh lực được phục hồi, nhờ vào sự biến năng của dưỡng khí (oxygen), được không khí mang vào cơ thể. Hơi thở của một người khỏe mạnh bìnhthường được gọi là hơi thở tự nhiên, cần phải hội đủ bốn đặc tính: yên lặng, thanh thản, nhẹ nhàng, và điều hòa. Hơi thở của họ biểu lộ một cách dễ dàng, nhẹ nhàng, liên tục, không cảm thấy mệt mỏi, không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào, kể cả việc ý thức về hơi thở. Nói một cách khác, hoi thở khỏe mạnh tự nhiên là hơi thở không dài, không ngắn, êm đềm, và đều đặn. Khi đạt được hơi thở như thế, người ta cảm thấy nhận được sự khỏe khoắn, nhẹ nhàng trong cơ thể, tình cảm an hòa, tinh thần bình tĩnh, trong một linhhồn minh mẩn. Tuy nhiên, đối với người bệnh hoạn, sức khỏe yếu kém, hơi thở của học thường có vẻ mệt nhọc, do sức cố gắng mà ra. Hơi hít vào vô cùng ngắn, thở ra thường kéo dài, đôi khi, ngược lại. Những người có hơi thở mất bình thường như thế, thể chất và tinh thần của họ trở nên yếu đuối, đời sống tình cảm bất an, để đưa đến những nỗi lo âu, buồn nản, thiếu ý chí kiên nhẫn, trong công việc hàng ngày. Tiếp tục như thế, trong một thời gian lâu dài. Điều kiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, hơi thở của những người này cần được chăm sóc cẩn thận, trong lúc tập luyện khí công. Dần dần, với thời gian, khí công có thể giúp họ phục hồi được hơi thở tự nhiên, khỏe mạnh bình thường. Nhịp độ thở trung bình của một người khỏe mạnh bình thường là mười tám hơi thở (ra vào) trong một phút. Trong tiến trình tập luyện khí công, thời gian cho mỗi hơi thở (ra vào) càng lúc cần được kéo dài thêm. Vì vậy, khi đến giai đoan tiến bộ, học viên nên tập để nhịp độ thở trung bình giảm xuống, nghĩa là giảm dần số lần của hơi thở (ra vào) trong một phút. Các nhà thiền sư, đạo sĩ thường tập giữ cho nhịp độ thở (ra vào) từ 5 xuống tới 2 hơi thở (ra vào) trong một phút. Với tư thế ngồithiền tịnh tâm, họ có thể tập kéo dài trong 30 phút. Có hai cách thông thường để giữ cho nhịp độ thở giảm xuống như: tạo nên hơi thở nhẹ nhàng, hay đưa hơi thở sâu xuống bụng dưới (đan điền). BỘ MÁY HÔ HẤP TRONG KHÍ CÔNG: Đối với học viên mới nhập môn khí công, điều quan trong nhất là việc hiểu biết về sinh lý căn bản của các bộ phận liên quan đế tiến trình hô hấp của con người như sau: Nhiệm vụ của phổi: Bộ máy hô hấp của con người gồm có hai lá phổi, và những bộ phận trung gian, để dẫn không khí ra vào hai lá phổi như: mũi, miện, yết hầu, thanh quản, khí quản và cuống phổi. Hai lá phổi được nằm ở hai bên đường trung tuyến trong lồng ngực, và ngăn cách bởi quả tim. Lá phổi bên phải gồm có ba thùy. Lá phổi bên trái có hai thùy. Nơi tận cùng của ống khí quản được tiếp nối với hai cuống phổi lớn, và các động mạch, để dẫn vào bên trong hai lá phổi trái phải. Từ đó, hai cuống phổi lớn và các động mạch, càng vào bên trong phổi, càng được phân chia thành nhiều chùm nhánh nhỏ dần, để dẫn đến tận cùng những túi nhỏ chứa không khí (gọi là Khí bào). Bên trong mỗi lá phổi, được cấu tạo bởi vô số, khoảng 600 triệu túi nhỏ chứa không khí (Khí bào), chia thành hiều chùm khí bào, đi song song với nhiều chùm mạch máu lớn nhỏ chằng chịt. Phổi được cấu tạo bởi những mô mềm xốp, co dãn và có nhiều lỗ hình thức như một tổ ong. Mỗi túi nhò khí bào chứa đựng một phần không khí được hít vào. Từ đó, dưỡng khí (oxygen) được thấm xuyên qua thành của các phế mao quản. Sau đó, máu hữu dụng hóa dưỡng khí (oxygen) và thải trừ thán khí (carbondioxide) cùng những chất cặn bã, do máu góp nhặt được trong hệ thống. Nếu thiếu sự hiện diện của máu, những túi nhỏ khí bào sẽ bị thất thoát nguồn dưỡng khí (oxygen), và được thay vào bằng thán khí (carbon dioxide). Thể tích của hai lá phổi ở người trưởng thành, trung bình chứa từ 4 đến 6 lít không khí, hoặc tương đương với số lượng không khí được chứa trong quả bóng rổ (basketball). Nếu những mô tầng của hai lá phổi được tráng mỏng ra trên mặt phẳng, diện tích của nó có thể phủ lên một nửa sân chơi quần vợt. Bên ngoài mỗi lá phổi được bao phủ bởi mặt trong của màng phổi vững chắc. Mặt ngoài của màng phổi này được dính vào thành trong lồng ngực. Vùng ở giữa màng phổi là một chất nước nhờn, để cho hai lá phổi di chuyển linh động, trong lúc hít thở không khí. Vai trò hoành cách mô: Thân người được chia làm hai phần: phần trên là lồng ngực, phần dưới là bụng. Hai phần này được ngăn cách bởi một "Hoành Cách Mô" (một màng thịt gân có hình nón chóp bầu). Sự co dãn của lồng ngực và hoành cách mô đã đóng một vai trò chủ yếu trong tiến trình hít thở không khí. Lồng ngực chứa đựng hai lá phổi và tim, được bao phủ bởi bộ xương sườn và xương ức. Khi hít hơi vào, hai lá phối bắt đầu nở lớn dần dần và gây nên sự kích thích các bắp thịt liên tiếp giữa các xương sườn. Chính các bắp thịt này tác dụng tạo nên sự di động của bộ xương sườn, để cho lồng ngực được căng phồng lên. Do đó, bên trong lồng ngực có thêm một khoảng trống đủ sức chứa thể tích gia tăng của hai lá phổi. Đây là loại thở bằng ngực (hay thở trung bình), không có sự ảnh hưởng của hoành cách mô. Phần chủ yếu là sự dãn nởlớn tối đa của lồng ngực, để đạt được một số lượng dưỡng khí (oxygen) lớn nhất, trong một thể tích không khí tối đa ở vào vùng giữa của hai lá phổi. Đối với loại thở sâu (hay thở thấp, Đan Điền), khi hít hơi vào, không khí không bị dừng lại ở vùng giữa của hai lá phổi như nói trên, nhưng không khí được đưa sâu xuống phần dưới của hai lá phổi. Đồng thời tạo nên một sức ép trên mặt chóp bầu của hoành cách mô, khiếncho hoành cách mô bị đẩy thấp xuống phía bụng dưới, khoảng 4 phân (centimeters). Động tác này tạo nên một khoảng trống, giữa mặt trên hoành cách mô và phía dưới của hai lá phổi. Do đó, không khí gia tăng làm cho phần đáy của hai lá phổi, dãn nở thêm xuống phía dưới. Trong khi đó, tất cả những túi nhỏ khí bào, ở vùng dưới hai lá phổi, phải hoạt động tích cực, để có một sự dãn nở lớn gia tăng tối đa. Được như thế, các túi nhỏ khí bào mới đạt được một thể tích tồn trữ không khí tối đa. Điều này rất quan trọng, vì cần phải có một số lượng dưỡng khí (oxygen) tối đa, để thay vào chỗ của số thán khí (carbon dioxide) cần được loại bỏ ra ngoài, cũng như cần một số dưỡng khí (oxygen) để dùng vào việc tác dụng phản ứng biến thể trong phổi. Ngoài ra, sức ép của hoành cách mô hướng xuống bụng dưới, đã khiến cho một số máu dư đang ứ đọng trong các nội tạng, và màng ruột được ép dồn vào bên trong các tĩnh mạch. Cũng như, tạo nên sự kích thích cho đôi dây tah kinh thái dương, giúp cho tâm trí trở nên thanh tịnh. Không khí được thổ ra là buớc sau cùng cần thiết, trong tiến trình hô hấp. Song song với không khí được thở ra, hai lá phổi co thắt nhỏ lại dần dần, cùng lúc với lồng ngực hạ thấp xuống, vì các bắp thịt giữa bộ xương sườn giảm dần tính kích thích, rồi trở lại bình thường. Do đó, sức ép của hoành cách môbị mất ảnh hưởng, rồi hoành cách mô bật hướng lên, theo sức đàn hồi tự nhiên. Đồng thời tạo nên một sức đẩy hướng thượng, tác động vào phần đáy của hai lá phổi, giúp gia tăng sức ép từ dưới đáy phổi, tống mạnh không khí dơ bẩn, còn ứ đọng lại từ đáy phổi ra ngoài. (Trích trong sách sắp xuất bản "Khí Công Dưỡng Sinh" của Vũ Đức Hiền Âu) GS Vũ Đức, N.D. Khí Công Khí Công Bài Một - Khái Lược Về Khí Công GS. Ngô Gia Hy - VS. Trần Huy Phong ÐỊNH NGHỈA Khí là nguồn năng lực sống của con người. Khí luân lưu trong khắp cơ thể theo các đường Kinh mạch vào Lục phủ ngũ tạng. Khí biểu hiện dưới cả hai dạng vật chất và tinh thần, nhưng mắt ta không nhìn thấy được (không được lầm lẫn giữa Khí và Không Khí. Không khí là khí trời, là phương tiện để ta hô hấp trong lúc luyện Khí.) Mỗi người sinh ra đều mang trong cơ thể một lượng khí nhất định, nhiều ít tuỳ theo từng người. Ðó là Khí trời cho, tức Khí thụ hưởng từ cha mẹ, còn gọi là Tiên Thiên Khí hay Khí Bẩm Sinh. Ngoài Tiên Thiên Khí, hàng ngày con người còn tiếp thụ một lượng Khí từ bên ngoài vào cơ thể mình xuyên qua đồ ăn thức uống, không khí, ánh sáng, vũ trụ tuyến và môi trường sống nói chung. Loại khí này gọi là Hậu Thiên Khí (tức Khí Có Sau). Khí Công: Là công phu tập luyện để điều hòa, phát huy tích luỹ và sử dụng hai loại khínói trên. Hai loại khí ấy phối hợp và cộng hưởng với nhau làm thành Chân Khí. Chân Khí thịnh thì người khỏe, khi suy thì người yếu, khi rối thì người bệnh, khi kiệt thì người chết. Có thể nói, Khí Công là gốc của các phái võ Nội Gia, là căn cốt của mọi phương pháp dưỡng sinh Ðông A. Hình thành từ các Phép Ðạo Dẫn của Ðạo Gia, phối hợp với Môn Phái Thiền Tông Ðạt Ma Sư Tổ, Khí Công triển khai qua dịch học đã trở nên rất phong phú và mỗi ngày một phát triển nhất là dựa vào y học hiện đại. Lấy nguyên lý Quân Bình Âm Dương, Ðiều Hòa Ngũ Hành làm căn bản trong luyện khí. Khí công làm gia tăng nội lực, một mục tiêu mà mọi võ gia đều mong muốn. Lại nữa, cũng trên căn bản này, các Võ Gia còn có thể tự trị bệnh và hơn thế, trị bệnh cho người khác, thể hiện Tinh Thần của Võ Ðạo. Phương pháp luyện tập Khí Công không khó, nhưng muốn luyện tập Khí Công thành tựu thì phải có quyết tâm cao và tốn nhiều công phu. Cũng ví như cách học làm thơ, cách chơi các nhạc cụ thì không khó nhưng muốn trở thành một thi sĩ, một nhạc sĩ có tài thì khó hơn. Chính vì vậy có người nói muốn luyện thành Khí Công thì phải có "cơ duyên". Nhưng điều chắc chắn là bất cứ ai nếu yêu thích Khí Công và kiên trì luyện tập theo đúng phương pháp thì cũng sẽ đạt được một kết quả nhất định, đủ để giúp cho thân thể kháng kiện, kịch phát năng lực bản thân, điều trị được nhiều loại bệnh tật của chính mình và của người khác như các loại bệnh về Tim mạch - Thần Kinh - Tê Thấp - Thận Suy - Các loại bệnh về hô hấp, tiêu hóa, các loại bệnh liên quan đến cột sống v.v Tập Khí Công còn làm gia tăng tuổi thọ. Ðối với các võ sinh luyện Khí Công còn tích lũy nội lực, tập trung tâm ý, ngõ hầu phát huy tối đa hiệu quả của đòn thế.KỶ THUẬT LUYỆN KHÍ Các phương pháp luyện khí thay đổi tùy theo các Trường Phái. Ðại để có năm Trường Phái chính: Ðạo Gia - Phật Gia - Y Gia - Võ Gia. Phương pháp của Ðạo Gia chủ yếu tạo sự kháng kiện cả thể xác và tâm hồn. Phương pháp này dạy cách phát triển trau dồi Tâm Chất và sự sống. Nghĩa là nhấn mạnh cả về hai mặt: luyện tập và suy tưởng. Phương pháp của Phật Gia đặt nặng về sự điều hòa phần Tâm, tức là gạt bỏ mọi tạp niệm để đầu óc trống rỗng, tiến đến giác ngộ. Phương pháp của Khổng Gia lại nêu ra những "Nguyên Tắc Của Tâm Hồn!" Sự chân chính và sự rèn luyện các đức tính. Ðưa người tập vào trạng thái nghỉ ngơi, an bình và yên tĩnh. Phương pháp của Y Gia chủ trương dùng Khí Công để điều trị bệnh tật, bảo dưỡng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Phương pháp của Võ Gia nhằm xây dựng sức mạnh cá nhân, biết chấn tĩnh tinh thần khi bị tấn công hoặc để công kích địch thủ. Mặc dầu phương pháp này cũng có chức năng bảo vệ sức khỏe và nâng cao tuổi thọ nhưng nó khác hẳn với các Trường Phái nói trên. Tuy các phương pháp của các Trường Phái có sự khác biệt nhưng chúng vẫn không nằm ngoài ba nguyên tắc chính: Tĩnh Luyện, Ðộng Luyện, và Tĩnh Ðộng Luyện. Cả ba nguyên tắc này đều có 3 mặt: Luyện Tâm (tức Ðiều Tâm), Luyện Thở (tức Ðiều Tức) và Luyện Hình (tức Ðiều Thân). Luyện Tâm (Ðiều Tâm): Bắt buộc phải gạt bỏ mọi suy nghì, ưu tư và tình cảm để đầu óc trống rỗng hoặc phải tập trung ý niệm vào một điểm để đưa trí não vào một trạng tháiđặc biệt. Cách luyện này gọi là Ðịnh Thần. Luyện Thở (Ðiều Tức): Những bài tập thở gồm: Nạp Khí - Vận Khí - Xả Khí - Bế Khí, đều phải "nhẹ và sâu" (sẽ chỉ dẫn ở phần sau). Luyện Hình (Ðiều Thân): Gồm nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể qua nhiều tư thế, xuyên qua 6 cách: Ði - Ðứng - Ngồi - Nằm - Quỳ - Thoa Bóp. Bất kể luyện tập theo phương pháp nào, nếu tập bền bỉ và đúng phép thì chắc chắn sẽ đạt được một công phu đáng kể. Khí Công của Việt Võ Ðạo tổng hợp các kinh nghiệm của nhiều Trường Phái khác nhau, chủ yếu để luyện Tâm & Thân theo nguyên lý "Cương Nhu Phối Triển." Cũng để tập trung sức mạnh của TÂM THÂN trong tự vệ chiến đấu, điều trị bệnh tật và gia tăng tuổi thọ. Phương pháp khí công trong võ thuật còn gọi là: Nội Công. Nội công là phương pháp luyện tập những phần bên trong của cơ thể con người (không luyện cơ bắp như thể thao). Luyện bên trong tức là phương pháp luyện để: - Kinh mạch điều hòa (luyện Kinh Mạch). - Thần kinh vững mạnh (luyện Tâm). - Lục phủ ngũ tạng được kích phát và kháng kiện (luyện Phủ Tạng). Muốn "luyện bên trong" chủ yếu là phải vận dụng hơi thở. Thở đúng phương pháp là cơ bản của việc luyện công. Thở tự nhiên hàng ngày là thở Vô Thức. Thở Nội Công là thở Có Y¨ Thức. Thở chủ động theo phương pháp đã được nghiên cứu công phu. CÁCH THỞ NỘI CÔNG A. Thở Bụng: là cách thở chủ yếu, trong Nội Công gọi là "Thở Thuận". Trong khi luyện thở có thể Nằm - Ngồi - Ði - Ðứng đều được cả, nhưng bao giờ cũngphải giữ cho xương sống thật thẳng. Nằm: Trên một mặt bằng cứng (không nệm, không gối đầu) hai tay để úp xuôi theo thân mình. Ngồi: Ngồi xếp bằng theo lối bán già hay kiết già tùy ý. Cũng có thể ngồi trên ghế, không dựa lưng, hai chân để xuôi xuống sàn một cách ngay ngắn, hai tay buông xuôi xuống hoặc để trên hai bắp vế. Giữ lưng thẳng góc với mặt ghế. Ðứng: Ðứng thật thẳng như thế "Nghiêm" nhưng hai chân ngang rộng khoảng 25cm cho vững. Hai tay buông xuôi thoải mái, không co cứng cơ. Ði: Hai chân di động nhưng giữ thân người thật thẳng. Dù ở tư thế nào hai tay và hai vai đều buông lỏng thoải mái. Trước khi thở phải gạt bỏ tạp niệm. Tập trung ý vào hơi thở. Lưu ý: chữ Khí dùng ở đây chỉ là Khí Trời, tức Hơi Thở, không phải là Chân Khí như đã định nghĩa. B. Thực Hành Nạp Khí: Hít khí trời thẳng vào bụng dưới, tất nhiên bụng dưới sẽ căng lên. Vận Khí: Nín thở, dồn hơi vào Ðan Ðiền (cách vùng bụng dưới rốn khoảng 3-4cm) rồi dồn khí luân lưu theo Kinh Mạch. Xả Khí: Thở ra hết, thót bụng lại, từ từ nhẹ nhàng cho hơi ra hết. Bế Khí: Ngưng thở trong lúc bụng trống rỗng, nhíu cơ hậu môn lại và tưởng tượng khí của toàn cơ thể trở về Ðan Ðiền. Một vòng thở đủ bốn nhịp như thế gọi là Phép Thở 4 Thì. Lưu ý: Cả 4 thì đều phải: Êm, Nhẹ, Ðều Ðặn. Kết hợp co cơ và giãn cơ, nhưng giãn cơ là chính. Tự điều hòa 4 nhịp sao cho vừa phải đểcảm thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu chỉ Nạp, Vận, và Xả mà không Bế Khí thì đó là phép thở 3 thì. Nếu chỉ Nạp và Xả không thôi thì đó là phép thở 2 thì. Các Ðạo Gia thường áp dụng lối thở hai thì và lấy thư giãn là chủ yếu. Những người bị bệnh do cao huyết áp, bệnh Tim mạch, bệnh Hen Suyễn chỉ nên thở 2 thì. Thở thật đều, nhẹ và êm. C. Thở Ngực (Còn gọi là Thở Nghịch): Lúc Nạp Khí, Ngực căng lên, Bụng thót lại. Lúc Xả Khí, Ngực xẹp xuống, Bụng hơi phình ra. Phép Thở Nghịch rất tốt cho Phế Nang Thượng, tạo sự cường tráng. Người mới tập thở mỗi ngày nên chia làm nhiều lần, mỗi lần khoảng 5, 10 phút và thật đúng giờ, trong tư thế Ði - Ðứng - Ngồi - Nằm đều được cả. Khi đã thở quen, dần dần tăng thời gian tập lên. Những nhà Khí Công chuyên nghiệp họ thở hầu như suốt ngày, dĩ nhiên trừ lúc ăn no, làm việc nặng, ngủ nghỉ. Ðây mới chỉ là những cách thở căn bản trong Khí Công. Thở đúng cách theo các tư thế khác nhau là chúng ta bắt đầu bước vào con đường luyện tập Khí Công hay Nội Công vậy. Khí Công Bài Hai - Phương Pháp Luyện Khí VS. Trần Huy Phong Khí là nguồn năng lực sống của con người (vital energy). Có hai loại Khí: Khí Tiên Thiên do cha mẹ truyền thụ, Khí Hậu Thiên do ta tiếp thụ qua dinh dưỡng và môi trường sống. Khí luân lưu khắp cơ thể, qua các đường Kinh Mạch vào lục phủ ngũ tạng. Khí biểu hiện dưới cả hai dạng vật chất và tinh thần (các nhà khoa học đã dùng máy móc để thí nghiệm và xác minh điều đó), nhưng với mắt thường ta không nhìn thấy được.Không bao giờ được lầm lẫn Khí và Khí Trời (tức không khí), vì không khí (air) chỉ là một trong những phương tiện, dùng để hô hấp trong khi Luyện Khí. Võ lâm Trung Nguyên thường truyền tụng một câu nói rất nổi tiếng: Lực bất đả quyền Quyền bất đả công Luyện vũ bất luyện công Ðáo lão nhất trường không. Có nghĩa là "người chỉ có sức khỏe không thôi thì không thể đánh người giỏi quyền pháp, và người có quyền pháp không thắng được người có Khí Công. Tập võ mà không luyện Khí Công thì khi về già sẽ không còn gì nữa". Những Phương Pháp Thở Thông Thường Ðể Chuẩn Bị Luyện Khí Lưu ý: Thở đúng phương pháp là phần cơ bản của việc luyện Công. Thở hàng ngày là thở tự nhiên, thở vô thức. Thở Khí Công hay Nội Công là thở có ý thức, thở theo phương pháp. Các bài thở thông thường này, chưa cần thiết phải áp dụng những phương pháp Nhập Tĩnh, Thu Công. Tư Thế: Trong khi luyện thở, có thể Nằm - Ngồi - Ðứng đều được cả, nhưng bao giờ cũng phải cho đầu, cổ và xương sống thật thẳng thì Khí mới có thể lưu thông được. Nằm: trên một mặt bằng và cứng (không nệm, không gối đầu), hai tay để úp, xuôi theo thân mình. Hai chân duỗi thẳng, gót chân chạm nhau, mũi bàn chân ngả ra hai bên. Tư thế nằm áp dụng cho những người sức khỏe quá yếu, hoặc những người thiếu máu, không thể ngồi lâu được. Ngồi: ngồi xếp bằng theo lối bán già hay kiết già tùy ý, cũng có thể ngồi trên ghế, không dựa lưng, hai chân để xuôi xuống sàn một cách tự nhiên, ngay ngắn, hai tay buông xuôi xuống hoặc để trên hai bắp vế. Ðiềuquan trọng là phải giữ cho đầu, cổ xương sống xuống đến hậu môn ở trên một đường thẳng. Ngồi là tư thế đúng nhất và tốt nhất cho việc Luyện Khí´. Ðứng: Hai chân đứng song song, dang rộng khoảng 25cm, cho vững, hai tay buông xuôi theo thân người, hai đầu gối hơi chùng xuống một chút, nặng ở hai gót chân, buông lỏng hai vai. Tư thế đứng dùng để tập luyện nhiều động tác quan trọng. Dù ở tư thế nào, thân, vai, bụng đều buông lỏng, thoải mái. Trước khi thở phải gạt bỏ hết mọi ý nghĩ, tập trung tinh thần vào hơi thở. Trước khi Luyện Khí nên biết Thư Giãn. Không biết Thư Giãn thì kết quả Luyện Khí sẽ bị giới hạn rất nhiều: Thư giãn Cơ Bắp: buông lỏng tất cả dường gân, thớ thịt: từ đầu ngón tay cho tới tứ chi, vai, bụng và toàn thể thân người, coi như toàn thân mềm nhũn ra, không còn một trương lực nào cả. Thư giãn Tâm Thần: để bộ não từ từ tan biến đi, không còn một ý thức nào nữa, không nghe, không thấy, không biết gì nữa, cứ để tâm chìm vào hư vô Mới đầu khó thực hiện, nhưng sau sẽ quen dần. Ðộng tác Thư Giãn sẽ giúp ta thấy nhẹ nhàng, khoan thai, dễ chịu sau những giờ làm việc căng thẳng. Thư giãn thoải mái xong mới bắt đầu tập luyện. I. Thở Bụng (còn gọi là thở Thuận): Phương pháp thở bụng 2 thời liên tục: ngồi bán già hay kiết già, hay ngồi trên ghế hoặc đứng, hoặc nằm trên mặt phẳng và cứng, không gối đầu, mục đích giữ cho đầu, cổ, lưng thật thẳng, hai tay buông xuôi. Nạp Khí: Từ từ hít hơi vào thẳng bụng dưới theo phương pháp: đều, nhẹ, êm, sâu (khi đầy, bụng hơi [...]... nên việc luyện tập khá vất vả, nhưng nhờ đó mà Nội Lực sẽ được phát triển sung mãn, nhanh chóng Những bài tập Khí Công còn nhiều Ngoài Ðộng Công còn có Tĩnh Công Trong chương trình đã được phổ biến (giới hạn) còn có bài Khí Công Quyền, thuộc loại "động công" , vừa ứng dụng để luyện Khí, vừa ứng dụng trong kỹ thuật chiến đấu Một chương trình khác là "Nhị Thập Bát Tú," bao gồm 28 tư thế Ðộng Công, luyện. .. hội là bảo tồn và phát triển võ Bình định Hoan nghênh các phái võ khác hội nhập vào làng võ Bình định làm phong phú thêm cho nền võ học tỉnh nhà; nhưng cương quyết ngăn chặn các môn võ ngoại lai đang muốn đồng hóa võ truyền thống Một điều quan trọng là từ năm 1972 hội võ thuật Bình định được thành lập với đầy đủ các môn võ của Bình định Trước đó chỉ có Phân cuộc Quyền thuật Bình định được thành lập... túc cho tay roi võ truyền thống được cứng cáp thêm như Mười Mỹ Trong thời kỳ này, ngoài võ Thiếu lâm của Tàu Sáu còn có võ Thái cực đạo, võ quyền Anh cũng xâm nhập làng võ Bình định và được người Pháp nâng đỡ để giảm bớt ảnh hưởng của võ truyền thống Chính phủ Bảo hộ thường tổ chức những cuộc đấu võ đài đến chết mới thôi Cảnh tượng ghê rợn, trên đài có một cỗ quan tài để sẵn Các lò võ cố luyện cho gà... chép: " Hoàng Đế có thuật Tạp Tử Bộ Dẫn, gồm có mười hai quyển, trong đó đề cập đến phương pháp đạo dẫn" Ngoài ra, trong sách "Dưỡng Tín Mệnh Lục" có các chương "Phục Khí Liệu Bệnh Đạo Dãn Án Ma" trình bày về các phương pháp tập luyện hô hấp khí công và nội công tâm pháp Do đó, môn Đạo Dẫn (Nội Công Tâm Pháp) đã có từ xưa, các quyền thuật gia đã áp dụng môn này để hổ trợ cho võ thuật, tăng phần sức... sự lợi hại của võ Bình định, tam kiệt Tây Sơn đã đem võ thuật vào chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa và phát huy võ học Bình định đến mức cực thịnh Trong binh đội Tây Sơn, mỗi chiến sĩ là một võ sĩ Sự huấn luyện quân đội, cơ bản là tập võ nghệ Người lính phải biết sử dụng tất cả, hoặc một số các binh khí truyền thống sau đây: 1.- Quyền: lối đánh võ bằng tay chân, còn gọi là thảo bộ Quyền gồm nhiều thảo... lại quán thông cả cương quyền (ngạnh công) lẫn miên quyền (nhuyễn công) với đôi tay mạnh và cứng như sắt nên người đời thường gọi là Ðặng thiết tí Bùi thị Xuân thì không ai bì kịp về môn kiếm Tóm lại, võ Tây sơn là võ truyền thống của Bình định đã được tập hợp và tinh luyện để đưa vào quốc phòng Võ trở thành chiến lược độc đáo của Tây Sơn, thời huy hoàng nhất của võ học Bình định THỜI KỲ ẨN MÌNH (1802-1867)... sĩ Trương Tam Phong sáng lập võ Đang Phái, tại núi Võ Đang Sơn, thuộc Tiêu Anh Phủ, nằm giữa hai phần đất Giang Tây và Hà Nam Võ Đang Phái truyền bá môn nội gia quyền Trung Hoa, một môn võ thuộc nhuyễn thuật khác với cương quyền của phái Thiếu Lâm Tự (ngoại gia quyền), và nổi danh với môn Thái Cực Quyền Vào thời Minh Thành Tổ (1403 1425), Chu Đức Võ Thượng Nhân sáng lập võ phái Côn Luân, tại Côn Luân... Trong - Công Phu Tập Luyện Bên Trong- Tức là Tập Nội Công vậy Ghi chú: Nếu chịu khó tập Thở Nội Công liên tục đều dặn, sau 3 tháng sẽ có kết quả cụ thể: người khỏe mạnh, năng động, vui tươi, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, giảm huyết áp (nếu có), ăn uống, tiêu hóa tốt, sinh lý mạnh và có thể chữa khỏi những chứng bệnh thông thường Khí Công Bài Ba - Luyện Khí VS Trần Huy Phong Khí Công của... Bình định được thành lập mà thôi và trực thuộc vào Tổng cục Quyền thuật Sài gòn Lại nữa, võ Bình định cũng được phổ biến rộng rãi qua các võ đường ở Sài gòn và các tỉnh, như võ đường Sa Long Cương ở Sài gòn do sư trưởng Trương Thanh Ðăngngười Bình định tổ chức, dạy cả võ Bình định lẫn võ Thiếu lâm Thời kỳ này có những nhà sư nổi tiếng về võ Bình định như thượng tọa Bửu Thắng, tuổi ngoài 80, trụ trì chùa... Môn được dạy tại Tinh Võ Hội, Thượng Hải do Hoắc Nguyên Giáp sáng lập Về sau, môn quyền thuật chính được dạy tại Tinh Võ Hội là Nhị Lang Môn do Triệu Chân Quần lãnh đạo Theo Thích Kế Quang, Thiên Trật Trương là sáng tổ của môn võ Địa Đường Ơ miền Bắc Trung Hoa, Địa Đường Môn thường dùng những kỹ thuật trường Quyền làm căn bản Trái lại, ở vùng Giang nam, Địa Đường Môn lại áp dụng kỹ thuật của Đoãn Đả làm . VÕ THUẬT Mục lục NAM PHÁI NỘI GIA BỘ MÁY HÔ HẤP TRONG KHÍ CÔNG: Khí Công Khí Công Bài Một - Khái Lược Về Khí Công ÐỊNH NGHỈA KỶ THUẬT LUYỆN KHÍ CÁCH THỞ NỘI CÔNG Khí Công Bài Hai. công trong võ thuật còn gọi là: Nội Công. Nội công là phương pháp luyện tập những phần bên trong của cơ thể con người (không luyện cơ bắp như thể thao). Luyện bên trong tức là phương pháp luyện. tắc chính: Tĩnh Luyện, Ðộng Luyện, và Tĩnh Ðộng Luyện. Cả ba nguyên tắc này đều có 3 mặt: Luyện Tâm (tức Ðiều Tâm), Luyện Thở (tức Ðiều Tức) và Luyện Hình (tức Ðiều Thân). Luyện Tâm (Ðiều Tâm):

Ngày đăng: 06/08/2014, 09:22