Thế nào là ý tưởng kinh doanh "nhân hòa" Xin phép tác giả Hà Anh Tuấn cho tôi được đăng lại bài viết này của anh. Tình cờ tôi đã đọc được bài viết rất tâm huyết và đầy ý nghĩa này, tôi xin chia sẻ với các bạn. Thế nào là một ý tưởng kinh doanh 'nhân hòa' Chào các bạn, sau bài viết: “Ý tưởng hay là điểm tựa cho một thương hiệu lớn” tôi đã đọc được rất nhiều những góp ý của các bạn. Đặc biệt là những bạn trẻ đang đau đáu trong mình một hoài bão làm doanh nhân. Những bạn trẻ ý tưởng không thiếu, sức trẻ không thiếu mà thậm chí đôi khi là “vốn” cũng không thiếu. Nhưng khi thực hiện các ý tưởng kinh doanh của mình thì nhiều bạn lại thua trắng bụng ngay trên sân nhà. Và lúc đó mới cảm thấy hình như mình “thiếu thiếu cái gì đó”. Tôi muốn viết bài này để cùng chia sẻ với các bạn mong muốn thành doanh nhân bởi ý tưởng của chính các bạn trẻ và khắc phục việc “thiếu thiếu cái gì đó” ngay từ ban đầu. Mỗi người mỗi ngày sẽ có thể nghĩ ra hàng trăm ý tưởng, nhưng ý tưởng nào có thể thực hiện được? Ý tưởng nào có thể áp dụng vào thực tế? Và ý tưởng nào mà khi thực hiện mức độ thành công cao nhất? Đâu là ý tưởng mà chúng ta cần lựa chọn để quyết tâm thực hiện nó?… Đó là hàng loạt các câu hỏi mà chúng ta đặt ra và đặc biệt là các bạn trẻ thế hệ 8X rồi thậm chí là 9X hiện nay đang mong muốn trả lời. Trước tiên chúng ta cần hiểu Ý tưởng là gì? Hiểu một cách đơn giản: ý tưởng mới không chỉ là làm ra một cái mới mà có thể là làm mới cái cũ bằng một phương pháp mới, hay đơn giản là tìm ra một góc khuất của thị trường để có thể chen chân vào. Ví dụ: Steve - Job đẻ ra một đứa con hoàn toàn mới mang tên iPad, sinh ra một cơn sốt trên toàn thế giới. Còn ICP đã tìm ra cho mình một đại dương xanh: dầu gội dành riêng cho Nam giới và chúng ta biết đến “X – Men” bản lĩnh của “ người đàn ông đích thực” cũng làm một cơn sốt tại Việt Nam. Vậy lúc này chúng ta quay trở lại với câu hỏi thế nào là một ý tưởng nhân hòa? Làm thế nào mà ý tưởng của chúng ta phải bay là là mặt đất thay vì nó đang trên mặt trăng? Nghĩa là nó phải phù hợp và thân thiện với thực tế. Để giải quyết được nó thì trước tiên các bạn hãy trả lời 3 câu hỏi sau: - What ? ý tưởng là gì vậy? sản phẩm của chúng ta sẽ là gì? - Who? Ý tưởng này nhằm tới đối tượng khách hàng nào? Đoạn thị trường nào? … - How? Làm thế nào để triển khai nó và ai sẽ triển khai ? triển khai ở đâu? Kênh phân phối thế nào? Đầu ra ở đâu bền vững?… Trên thực tế là với What và Who chúng ta hoàn toàn có thể trả lời ngay được, chúng ta thấy ý tưởng là rất hay, và chúng ta hỏi nhiều người cũng nói là rất tuyệt, chúng ta nhảy vào và chiến. Đến sau đó mới phát hiện ra tất cả đều có: từ sức người đến sức của duy chỉ có hơi thiếu thiếu một vấn đề là: làm thế nào để bán sản phẩm của mình đây? Và lúc này chúng ta mới thấy vai trò to lớn của “ kênh phân phối” mà chúng ta đang thiêu thiếu. Đến đây chúng ta lại đặt tiếp câu hỏi? Làm thế nào để ngay lập tức trả lời đầy đủ câu hỏi “how” mà không làm “yếu” đi sức trẻ và nhiệt huyết thực hiện cho bằng được ý tưởng tuyệt vời của mình trước khi người khác thực hiện mất. Giải pháp lựa chọn chính là: đứng trên vai người khổng lồ. Tại sao bạn không tìm đến với những đối tác đã có sẵn kênh phân phối lớn rồi? Ví dụ như hiện tại tôi thấy có nhiều bạn cũng quan tâm đến việc phân phối các Sản phẩm may mặc vì các bạn có nguồn cung cấp rồi. Vậy hãy tìm đến các công ty có bề dày kinh nghiệm và quản lý, đang là nhà thương mại lớn nhất của các hãng may tên tuổi trên toàn quốc, với hệ thống kênh phân phối trải rộng trên hầu hết các tỉnh thành và luôn muốn hợp tác với các bạn, những người có nguồn hàng “mới” đảm bảo về chất lượng và giá cả. Hoặc cách khác là bạn có thể bắt tay với các đơn vị truyền thông, với các website có tiếng để cùng sẻ chia lợi nhuận. Và cùng có người để chia sẻ rủi ro. Hoặc ít nhất là bạn cũng được những sự chia sẻ chỉ hướng cho bạn đi nhanh hơn hoặc biết đâu đấy sẽ có thể giúp bạn một người rất giỏi, cùng chí hướng để giúp bạn biến ý tưởng thành hiện thực, khi mà làm việc theo team work là tất yếu của thành công. Đến đây chúng ta cùng quay trở lại với ý tưởng ban đầu là cơm hộp: đúng là có thể đáp ứng được “unmet needs” về cơm hộp là quá khó, thậm chí là không tưởng bất khả thi. Nhưng thực tế tôi lại nghĩ tất cả các vấn đề đều có giải pháp của nó. Vấn đề là chúng ta có chịu khó suy nghĩ và tiếp cận nó hay không mà thôi. Đặc biệt là người Việt Nam luôn được đánh giá là người thông minh và tràn đầy nhiệt huyết. Một điều về ý tưởng mà chúng ta cần lưu ý đó chính là: mọi người đều có ý tưởng và đều có tiềm năng thực hiện nó. Tuy nhiên ai là người dám “cả gan” thực hiện nó đầu tiên? Và thành công thì đó mới chính là người làm chủ ý tưởng đó đích thực. Người đi đầu luôn là người đối mặt với rủi ro cao nhất nhưng cũng chính là người có cơ sở để làm chủ 50% thị phần ngay lập tức, để có thể thực hiện ngay chiến lược hớt váng thị trường. Quay trở lại với X – Men, trước đó Unilever và P&G cạnh tranh khốc liệt : Clear và Head & Shoulder cùng Sunsilk và Rejoice. Nhưng chưa ai ngó tới dầu gội dành riêng cho Nam giới. Khi Unilever và P&G phát hiện ra đại dương xanh này, có dự định biến nó thành đại dương đỏ thì ICP phát huy lợi thế người đi trước để liên tục đưa ra những sản phẩm mới trong thời gian ngắn như: các dòng dầu gội cho tuổi Teen-X, X-men Boss, Hatrick hay các sản phẩm chuyên sâu cho Nam: nhà tắm, nước hoa, lăn khử mùi hay dầu trị gàu. Khi các ông lớn chạy đến nơi thì ICP cũng đã kiếm cho mình một mớ kha khá rồi. Đó chính là cú hích dành cho các “ Thương hiệu Việt” tiềm năng đang ủ giống. Quyết tâm lên các bạn trẻ. Thành công chỉ đến khi chúng ta dám làm và dám chịu mà thôi! Đến đây tôi lại nhớ đến câu nói của một người nổi tiếng: “cứ đi thì sẽ thành đường” Chúc các bạn thành công trên sự đau đáu của chính mình! . chúng ta quay trở lại với câu hỏi thế nào là một ý tưởng nhân hòa? Làm thế nào mà ý tưởng của chúng ta phải bay là là mặt đất thay vì nó đang trên mặt trăng? Nghĩa là nó phải phù hợp và thân thiện. các bạn. Thế nào là một ý tưởng kinh doanh 'nhân hòa' Chào các bạn, sau bài viết: Ý tưởng hay là điểm tựa cho một thương hiệu lớn” tôi đã đọc được rất nhiều những góp ý của các bạn 3 câu hỏi sau: - What ? ý tưởng là gì vậy? sản phẩm của chúng ta sẽ là gì? - Who? Ý tưởng này nhằm tới đối tượng khách hàng nào? Đoạn thị trường nào? … - How? Làm thế nào để triển khai nó và