Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
371,58 KB
Nội dung
Các chương trình tăng tốc cho PC: Đa số là vô dụng! Hầu hết những ai sử dụng máy tính đều biết rằng cách tốt nhất để tăng tốc cho chiếc PC cũ kĩ của mình thì cách tốt nhất là nâng cấp phần cứng. Tuy nhiên linh kiện máy tính là một mặt hàng không hề rẻ và không phải ai cũng có hầu bao rủng rỉnh để có thể thay thế chúng bất cứ lúc nào. Đánh vào tâm lý này nên nhiều phần mềm dọn dẹp và tăng tốc cho PC đã ra đời với những lời quảng cáo rất hấp dẫn như phục hồi máy tính trở về như mới, tăng tốc xx% so với ban đầu, Tuy nhiên chúng có thực sự hiệu quả? Mời các bạn xem một số thử nghiệm sau đây để biết được điều đó. 4 phần mềm sẽ được sử dụng trong thử nghiệm là WinOptimizer, Iolo System Mechanic, Piriform Ccleaner và 360Amigo System Speedup. Các phần mềm này sẽ được thử nghiệm trên 5 máy tính khác nhau (đều đã sử dụng trong thời gian dài) sau đó thông qua công cụ benchmark cũng như so sánh thời gian trên thực tế để kết luận xem chúng có hiệu quả hay không. Thử nghiệm với WorkBench 6 Khác với các chương trình BenchMark thông thường, WorkBench dựa vào thời gian mà máy tính thực hiện một số công việc được lập trình sẵn trong các phần mềm thông dụng như Firefox, Office và Photoshop. WorkBench sẽ được chạy trước và sau khi chạy các phần mềm tăng tốc, kết quả được thể hiện trong bảng sau. Nhìn chung kết quả cho thấy không một máy tính thử nghiệm nào sau khi qua các chương trình tăng tốc cho điểm số cao hơn so với ban đầu ngoại trừ trường hợp của Dell E1505 là có tăng tuy nhiên cũng chỉ hơn 1 điểm, thậm chí trong một số thử nghiệm điểm số còn giảm đi. Ngoài ra sau thử nghiệm ta còn thu được một số kết quả đáng chú ý khác. 360Amigo’s System Speedup: đối với tất cả các máy tính ngoại trừ Dell E1505 ra thì sau khi chạy System Speedup, tốc độ xử lý khi chạy Office giảm rõ rệt và trong bài test của WorkBench cũng có sử dụng tới Office nên điều này đã làm cho điểm số của System Speedup tụt khá nhiều so với các chương trình khác. Ngoài Office ra thì các kết quả test khác của chương trình này cũng không khác mấy so với các chương trình còn lại. Một vài máy bị ảnh hưởng bởi phần mềm tăng tốc nhiều hơn các máy khác: Trong số các máy tính thử nghiệm, Toshiba M645 có cấu hình mạnh nhất và thời gian để hoàn thành các phép thử trong WorkBench sau khi chạy các phần mềm tăng tốc không chênh lệch quá 10s so với ban đầu. Ngược lại đối với máy có cấu hình yếu nhất là Dell E1505 thì thời gian hoàn thành việc chỉnh sửa ảnh nhanh hơn 10%, tạo file image từ đĩa DVD nhanh hơn 20% và chỉnh sửa video trong VideoWare chậm hơn 5%. Như vậy hiệu quả của các phần mềm tăng tốc còn tùy thuộc vào từng máy tính nên nếu bạn sử dụng một trong số các chương trình này thì có thể có hiệu quả nhưng cũng có thể không. Để so sánh, 49 ứng dụng trên chiếc Lenovo ThinkPad Edge được gỡ bỏ (Uninstall bằng WinOptimizer) sau đó chạy chức năng dọn dẹp của WinOptimizer cuối cùng là chạy trình Benchmark một lần nữa, kết quả là điểm số tăng từ 60 lên 63, nhiều hơn bất kỳ một trình tăng tốc nào khác. Tuy chênh lệch 3 điểm không thể làm cho máy của bạn chạy nhanh hơn nhưng có thể kết luận rằng cách tốt nhất để dọn dẹp mớ lộn xộn trong máy tính là tự tay xóa bớt các ứng dụng cũ không cần thiết. Thời gian khởi động Do rất khó để có thể biết khi nào máy tính hoàn thành quá trình khởi động (vì các tiến trình vẫn có thể đang được load khi bạn nhìn thấy Desktop) nên trong thử nghiệm này các máy tính sẽ được thiết lập để mở một file text khi khởi động, khi văn bản hiện ra màn hình thì thời gian khởi động được coi là kết thúc. Kết quả thu được như sau. Hầu hết các phần mềm đều cải thiện thời gian khởi động đôi chút dù chỉ là vài giây, duy nhất có System Mechanic lại làm chậm quá trình boot tuy nhiên khác biệt cũng không đáng kể. Trong số các máy tính thử nghiệm thì Lenovo ThinkPad Edge có kết quả ấn tượng nhất, giảm được 10s với Ccleaner tiếp đến là [...]... vẫn còn tốt và chỉ cần sử dụng một chương trình dọn dẹp và tăng tốc nào đó là có thể khôi phục nó trở về như mới Tuy nhiên thực tế là linh kiện máy tính cũng như mọi đồ vật khác, trong quá trình sử dụng cũng bị lão hóa và hiệu năng cũng kém dần đi Vì vậy lời khuyên dành cho bạn là đừng trông mong vào các chương trình tăng tốc bởi như các kết quả test đã trình bày, các phần mềm kiểu này nếu có tác dụng...System Mechanic với 9s, WinOptimizer với 6s và cuối cùng là System Speedup 4s Thử nghiệm thời gian boot bằng công cụ Microsoft's Windows Performance Toolkit, kết quả trên các hệ thống sử dụng Windows 7 (do tool này không hỗ trợ XP và Vista) tỏ ra khả quan hơn, với 14s tương đương 29% đối với Lenovo ThinkPad Edge và... mong vào các chương trình tăng tốc bởi như các kết quả test đã trình bày, các phần mềm kiểu này nếu có tác dụng thì cũng rất ít, thậm chí còn có thể làm máy chậm hơn Thay vào đó hãy dành thời gian để xóa bỏ nhưng phần mềm không cần thiết hay chống phân mảnh cho ổ cứng sẽ tỏ ra hiệu quả hơn nhiều Tham khảo: PCWorld . Các chương trình tăng tốc cho PC: Đa số là vô dụng! Hầu hết những ai sử dụng máy tính đều biết rằng cách tốt nhất để tăng tốc cho chiếc PC cũ kĩ của mình thì cách tốt nhất là nâng. chạy các phần mềm tăng tốc, kết quả được thể hiện trong bảng sau. Nhìn chung kết quả cho thấy không một máy tính thử nghiệm nào sau khi qua các chương trình tăng tốc cho điểm số. đã làm cho điểm số của System Speedup tụt khá nhiều so với các chương trình khác. Ngoài Office ra thì các kết quả test khác của chương trình này cũng không khác mấy so với các chương trình