1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Loãng xương doc

21 138 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 238,77 KB

Nội dung

Loãng xương Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu và giòn. Bị chứng này, xương dễ bị gãy hơn bình thường. Chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể làm xương bị gẫy nặng. Ở Úc trong số những người trên 60 tuổi, những người thuộc phái nữ và một phần ba những người thuộc phái nam sẽ bị gãy xương do loãng xương gây ra. Ở Úc loãng xương và gãy xương là những nguyên nhân chính gây ra thương tích, tật nguyền lâu dài và thậm chí gây tử vong ở người lớn tuổi. Một phần năm những người bị gãy xương sẽ bị thiệt mạng trong vòng 6 tháng nếu không được chăm sóc y tế đầy đủ. Trong số những người không bị thiệt mạng thì có tới 50% sẽ không di chuyển được, hoặc phải nằm liệt giường nếu không có trợ giúp y tế thường xuyên. Chứng loãng xương thường được gọi là chứng bệnh âm thầm, vì thường không có dấu hiệu hay triệu chứng nào cho thấy bệnh nhân bị mắc bệnh, chỉ phát hiện được khi đã có gãy xương. Bất cứ xương nào trên cơ thể cũng có thể gãy, nhưng thông thường nhất là xương hông, xương sống, xương cổ tay, xương sườn, xương chậu và xương cánh tay. Những yếu tố liên quan đến chứng Loãng xương: Sự rắn chắc của xương trong cơ thể tùy thuộc vào: . Yếu tố di truyền (60-80%) . Lượng kích thich tố trong cơ thể của mỗi người. Ở nữ giới là kích thích tố nữ (oestrogen); ở nam giới là kích thích tố nam (testosterone) . Hoạt động, vận động thường xuyên . Thức ăn hàng ngày Những yếu tố nói trên ảnh hưởng đến sự tạo thành của xương trước giai đoạn trưởng thành là khi xương ở vào thời kỳ mạnh nhất. Từ tuổi 30 trở đi điều quan trọng là duy trì sức mạnh của xương và tránh cho xương bị mỏng dần đi. Giai đoạn tắt kinh và chứng Loãng xương Giai đoạn tắt kinh là khoảng thời gian người phụ nữ có kinh lần cuối. Đa số phụ nữ Úc tiến vào giai đoạn tắt kinh ở vào tuổi 45-55, nhưng có thể sớm hơn. Khoảng 45 tuổi trở đi, nhiều phụ nữ có thể bị mất từ 1-2% các tế bào xương sau mỗi năm. Lý do là vì ở tuổi này cơ thể của họ thường được sản xuất ít kích thích tố nữ hơn. Sau giai đoạn tắt kinh, lượng kích thích tố nữ do cơ thể sản xuất giảm từ 2-4% mỗi năm, đặc biệt là từ 5-10 năm đầu sau khi tắt kinh. Tình trạng xương bị mất do di chứng tắt kinh gây ra kéo dài khoảng 15-20 năm. Ở giai đoạn tắt kinh, tất cả các phụ nữ đều dần dần bị mất các tế bào xương. Lượng xương bị mất thay đổi tùy theo từng người, nhưng có nhiều người có thể mất tới 30% lượng tế bào xương của cơ thể trong thời gian này. Nếu vì lý do nào đó dẫn đến bị tắt kinh sớm, tế bào xương trong cơ thể sẽ bị mất sớm hơn. Người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về việc ngăn ngừa chứng loãng xương càng sớm càng tốt. Những nguyên nhân gây ra chứng Loãng xương ở nam và nữ giới Những nguyên nhân có thể thay đổi . Người bệnh ít hoạt động hoặc không chịu hoạt động . Người hút thuốc . Người uống rượu nhiều . Nhẹ cân . Ít ăn những thức ăn có chứa nhiều chất vôi (Calcium) . Thường hay bị té ngã Những nguyên nhân không thể thay đổi . Có cha, mẹ hay ông bà bị loãng xương hoặc là một người trong gia đình đã gãy xương vì loãng xương. . Người thuộc phái nữ . Người tây phương hoặc Á châu . Người có vóc nhỏ con . Chậm đến tuổi dậy thì hoặc tắt kinh sớm . Bị chứng gầy ốm dẫn đến kinh nguyệt không đều, hay kinh nguyệt thất thường . Đã từng bị gãy xương do loãng xương . Mắc các bệnh khác như thấp khớp, bệnh gan mãn tính hoặc suy thận . Tuổi trên 60 . Tuyến giáp trạng (thyroid) hay cận giáp trạng (parathyroid) hoạt động không bình thường, hoặc đã từng được điều trị bằng kích thích tố giáp trạng. . Thuộc phái nam nhưng có lượng kích thích tố nam thấp . Được chữa trị lâu dài bằng thuốc có chứa chất corticosteroids (thí dụ: Prednisone) Ngăn ngừa loãng xương - giảm nguy cơ mắc bệnh . Ăn các thức ăn chứa nhiều chất vôi (calcium) và sinh tố D. Đối với đa số, nếu dùng các phó sản của sữa (dairy products) thí dụ như sữa, da-ua, phô-ma, mỗi ngày 3 lần sẽ có đủ chất vôi cần thiết cho cơ thể. . Sinh tố D giúp cho cơ thể hấp thu chất vôi. Thức ăn có chứa một lượng nhỏ sinh tố D như lòng đỏ trứng gà, cá nước mặn và các loại bơ chế biến bằng chất béo thực vật (manarine). Nguồn sinh tố D dồi dào nhất là ánh mặt trới (nhưng cần chú ý tránh để da bị cháy nắng). . Tập những môn thể dục đòi hỏi nhiều vận động, mang trên người những vật nặng để xương cứng cáp hơn, thí dụ đi bộ, chơi tenis, nhảy múa và cử tạ. . Nếu có thể được nên đi kiểm tra độ đặc của xương (BMD) . Hỏi bác sĩ xem mình có cần uống thuốc bổ xương hay không . Hỏi bác sĩ xem loại thuốc nào uống có tác dụng phụ làm xương mỏng đi (để tránh) . Ngưng hút thuốc . Giảm uống rượu bia CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG Để chẩn đoán loãng cương, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh lý của quý vị, và hỏi xem quý vị đã bị gãy xương bao giờ chưa. Nói một cách tổng quát, xương bị gãy do loãng xương gây ra khi quý vị va chạm nhẹ vào vật gì đó, hoặc ngã; thí dụ vấp ngã, trượt chân tay hay ngay cả khi ho. Bác sĩ sẽ hỏi về những nguy cơ dẫn đến loãng xương mà quý vị có thể mắc phải và sẽ đo chiều cao của quý vị để so sánh với thời gian trước - nếu chiều cao mất tới 3 cm có nghĩa là quý vị có những chỗ vỡ ở xương sống (đôi khi những chỗ vỡ này không gây đau đớn nên quý vị có thể không để ý). Bác sĩ cũng có thể cho chụp quang tuyến X để xem xương sống của quý vị có chỗ nào bị vỡ hoặc gãy không. Những chỗ gãy do loãng xương gây ra thừơng được gọi là những chỗ xương bị “nghiền” (“crush” fractures) hay xương bị “ép” (“wedge” fractures). Đo độ cứng của xương: khám độ đặc chất khoáng xương (Bone Mineral Denstty) Một trong những phương pháp thử quan trọng nhất để chẩn đoán loãng xương do do độ đặc chất khoáng xương (BMD). Phương pháp này nhằm do độ đặc của xương. Phương pháp BMD phát giác quý vị có bị chứng loãng xương hay không, nếu có thì mức độ trầm trọng như thế nào. Nếu quý vị chưa bị loãng xương, nó có thể giúp đoán được quý vị có nguy cơ bị chứng bệnh này hay không. Phương pháp hữu hiệu nhất để đo độ đặc của xương là phương pháp chụp DXA (viết tắt của chữDual Enegy X-ray Absorptiometry). Phương pháp này nhanh chóng (chỉ khoảng 15’) không gây ra đau đớn, an toàn, chỉ dùng một lượng chất phóng xạ (ít hơn khi chụp quang tuyến để khám răng), và được dùng để đo độ đặc của xương sống và xương hông. Nếu đang được trị chứng loãng xương, bác sĩ có thể khám xem phương pháp chữa trị có hiệu quả hay không bằng cách đo độ đặc của xương trước khi bắt đầu chữa trị và một năm hay hai năm sau quý vị được chữa trị. Điểm quan trọng là nếu có thể được, nên dùng một máy đo độ đặc của xương để kiểm tra. Những ai nên dùng phương pháp BMD Bất cứ ai thấy: . Có những nguy cơ nổi bật dẫn đến loãng xương. . Có những triệu chứng của loãng xương, thí dụ: giảm chiều cao, lưng bị “gù” đi, xương bị gãy vì một tai nạn nhỏ. . Bắt đầu được trị liệu chứng loãng xương. Những ai nên chụp DXA . Quý vị bị loãng xương (đã được chẩn đoán bởi bác sĩ) . Bị gãy xương một lần hay nhiều lần do hậu quả của loãng xương . Quý vị đang dùng thuốc corticosteroids . Quý vị dưới 45 tuổi nhưng bị mất kinh hơn 6 tháng vì lượng kích thích tổ nữ thấp. . Quý vị mắc chứng thấp khớp, bị bệnh gan hay thận mãn tính. Máy đo chuẩn đoán độ loãng xương - DXA - Pháp Ý nghĩa kết quả việc thử độ đặc chất khoáng xương Tất cả nhũng lần thử độ đặc chất khoáng xương (BMD) đều nhằm mục đích tìm hiểu chất lượng của xương ở một vùng nào đó. Những nơi người ta thường thử là vùng xương lưng (vùng trên và dưới thắt lưng) và cổ xương đùi (gắn khớp xương hông). Kết quả sẽ cho quý vị độ T (T-score) và độ Z (Z-score). Độ T là độ đặc của xương của quý vị so sánh với độ đặc xương của một phụ nữ trẻ và khỏe mạnh. Nếu quý vị có độ T là 0 có nghĩa là xương của quý vị bình thường. Nếu quý vị có độ T từ 1 đến 2,5 có nghĩa là quý vị chưa bị chứng loãng xương, nhưng xương của quý vị có độ đặc thấp (osteopenia) và quý vị nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách ngăn ngừa cho tế bào xương khỏi bị hao mòn. Nếu quý vị có độ T từ 2,5 trở xuống, nghĩa là quý vị đã bị chứng loãng xương và cần thảo luận với bác sĩ về việc điều trị. Bác sĩ dùng độ Z (Z-score) để so sánh độ đặc xương của quý vị với độ đặc của những người cùng lứa tuổi và giới tính. Các phương pháp thử nghiệm khác, thí dụ như thử máu, có thể được dùng để tìm nguyên nhân gây chứng loãng xương hoặc những chứng bệnh có các triệu chứng tương tự như chứng này. Phương pháp chụp DXA là phương pháp tốt nhất để tiên đoán xem quý vị có thể bị gãy xương trong tương lai hay không, và giúp cho quý vị biết mình có cần được chữa trị kịp thời không. Kết quả thử nghiệm sẽ được gửi cho bác sĩ của quý vị xem xét và đưa ra phương hướng chữa trị. Phương pháp thử siêu âm ở gót chân (thường được thực hiện ở các nhà thuốc/hiệu thuốc) không được xem là phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán loãng xương. máy phát hiện loãng xương bằng kỹ thuật siêu âm định lượng (QUS) bằng máy SUNLIGHT OMNISENSE của Hoa Kỳ. Đây là một kỹ thuật có độ chính xác cao, dễ thực hiện trên bệnh nhân, không mất nhiều thời gian, không chịu ảnh hưởng của tia X như khi chụp phim X-quang ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG Mục đích chính là ngăn ngừa cho tế bào xương không bị mất thêm và tránh cho xương bị gãy. Ngăn ngừa gãy xương là điểm quan trọng. Tuy nhiên nếu xương đã gãy cần có những phương pháp chữa trị nhằm giảm thiểu các trường hợp bị gãy thêm xương. Những biện pháp nhằm duy trì cho xương được rắn chắc và tránh xương bị hao mòn hoặc bị gãy mòn: . Ăn những thức ăn có lợi cho xương, nghĩa là có nhiều chất vôi (Calcium) và sinh tố D . Tập thể dục thường xuyên gồm những độc tác như mang tạ và làm mạnh xương . Có cuộc sống lành mạnh, không hút thuốc, không uống nhiều rượu, bia. Các phương pháp chữa trị: Nếu đang bị loãng xương, và dù đã bị gãy xương rồi, cũng chưa hẳn đã quá muốn để bắt đầu việc chữa trị. Ngoài việc làm ngưng sự mất mát của tế bào xương, [...]... vững chãi Những người bị chứng loãng xương dễ bị gãy xương hơn những người xương rắn chắc bình thường Xương bị gãy thường là do bị ngã Những vị lớn tuổi dễ bị gãy xương hơn vì họ có khuynh hướng dễ ngã hơn Hàng năm có khoảng 40% những người trên 65 tuổi bị ngã ít nhất là một lần Tránh bị ngã có nghĩa là xương ít bị gãy hơn, đặc biệt là xương hông Đa số các trường hợp gãy xương hông là do bị té ngã mà... trong việc giúp cho xương rắn chắc Đối với sự phát triển của xương, không bao giờ quá sớm (hoặc quá muộn) để bắt đầu cho xương mạnh mẽ, rắn chắc cả Xương ở cơ thể của các em gái năng động rắn chắc hơn 40% xương của những em gái ở cùng lứa tuổi nhưng không chịu hoạt động Tập thể dục giúp xương rắn chắc ở người lớn Tập thể dục có thể giúp cho xương mạnh mẽ và rắn chắc hơn ở người lớn Xương bắt đầu mòn... chứng loãng xương ở phụ nữ sau khi tắt kinh và làm giảm các nguy cơ bị gãy xương Thuốc Protos đóng gói dưới dạng bột, dễ tan trong nước, được dùng hàng ngày Ibandronate Sodium (tên nhãn thuốc là Boniva) Chất Ibandronate là một loại bisphosphate mới được dùng để ngăn ngừa và điều trị chứng loãng xương ở phụ nữ sau tắt kinh Thuốc làm giảm sự mất tế bào xương, tăng độ đặc của xương và giảm trường hợp xương. .. chóng hơn sau khi xương bị gãy Một số phương pháp tập thể dục có ích cho cơ thể hơn những phương pháp khác Việc tập thể dục giúp cho xương của trẻ em được rắn chắc hơn Xương có rắn chắc hay không tùy thuộc trước hết vào việc xương được cấu tạo như thế nào Đối với nhiều người, xương của họ rắn chắc và mạnh mẽ nhất ở lứa tuổi hai mươi Sau đó, độ đặc của xương bắt đầu giảm đi Muốn cho xương được mạnh mẽ,... thuốc được chế biến gần đây còn làm cho xương mạnh thêm nữa Quý vị nên thảo luận với các bác sĩ hoặc những nhà chuyên môn về xương xem loại thuốc nào phù hợp với mình nhất Thuốc trị loãng xương Những loại thuốc có sẵn hiện nay để trị loãng xương gồm: Bisphosphonates Thuốc Bisphosphonates là những loại thuốc không có chứa kích thích tố nhằm giúp tăng độ đặc của xương Thuốc này gồm 3 loại chính: Thuốc... giúp tránh được bị ngã Tập thể dục để giúp cho chứng loãng xương Nếu đã bị chứng loãng xương và đã từng bị gãy xương rồi, quý vị nên hỏi ý kiến bác sĩ hay nhân viên vật lý trị liệu trước khi bắt đầu chương trình tập thể dục Khởi đầu bằng chương trình làm mạnh xương và bắp thịt cơ bản Ghi danh vào một lớp dạy ngăn ngừa việc té ngã Nếu bị gãy xương rồi quý vị nên o Tránh các động tác gây sự va chạm,... trong việc giúp cho xương được rắn chắc, cũng như làm tăng sức mạnh của bắp thịt, sự dẻo dai của tim và phổi Tập thể dục giúp cho xương rắn chắc ở các vị lớn tuổi và giúp tránh được té ngã Mục đích của việc tập thể dục trong nhóm các vị lớn tuổi tùy thuộc vào vấn đề xương của họ có rắn chắc và khỏe mạnh không Nếu chưa bị loãng xương, điều quan trọng là quí vị nên tập thể dục để cho xương và bắp thịt... của xương và giảm thiểu các trường hợp bị gãy xương Nó còn giúp cho những người đang dùng corticosteroids ngừa loãng xương Phản ứng bất lợi khi dùng các thuốc Bisphosphonates Phản ứng bất lợi thường ít xảy ra nhưng có thể gồm các chứng liên quan đến đường ruột, đau bụng dưới, nhức bắp thịt hay khớp xương, buồn nôn, nóng ban tử, hoặc gây khó chịu ở thực quản Một biến chứng ? ra nhưng có gặp là xương. .. ngày chín tiếng dễ bị gãy xương hông hoặc những phụ nữ ngồi làm việc sáu tiếng một ngày Một số các chương trình tập thể dục đặc biệt có thể giúp tránh được nguy cơ bị té ngã khoảng 20% và cũng có thể giúp tránh bớt được những thương tích trầm trọng TẬP THỂ DỤC ĐỂ NGỪA CHỨNG LOÃNG XƯƠNG VÀ TRÁNH TÉ NGÃ Tập thể dục giúp cho xương được rắn chắc, tránh được việc té ngã và gãy xương, đồng thời giúp cho... phương pháp vừa kể, các thuốc này không ảnh hưởng đến vú hay tử cung Nghĩa là chúng làm mạnh xương nhưng không làm gia tăng nguy cơ ung thư vú hay tử cung Một loại thuố SERM chính bán trên thị trường là thuốc có chất Raloxifene (nhãn thuốc Evista) để trị loãng xương Nó làm tăng độ đặc của xương làm giảm nguy cơ đốt xương sống bị nghiền Phản ứng bất lợi khi dùng các thuốc điều hòa lượng kích thích tố nữ . nhưng thông thường nhất là xương hông, xương sống, xương cổ tay, xương sườn, xương chậu và xương cánh tay. Những yếu tố liên quan đến chứng Loãng xương: Sự rắn chắc của xương trong cơ thể tùy. Loãng xương Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu và giòn. Bị chứng này, xương dễ bị gãy hơn bình thường. Chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể làm xương bị. người thuộc phái nữ và một phần ba những người thuộc phái nam sẽ bị gãy xương do loãng xương gây ra. Ở Úc loãng xương và gãy xương là những nguyên nhân chính gây ra thương tích, tật nguyền lâu

Ngày đăng: 06/08/2014, 01:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN