Bản đồ địa chính cơ sở Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng các phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh chụp
Trang 1Phần thứ 4
Đo vẽ bản đồ địa chính
Chương 8
Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toμn đạc
I Khái niệm cơ bản
I.1 Bản đồ địa chính cơ sở
Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng các phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh chụp từ máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung ngoài thực địa hay được thành lập trên cơ sở biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có Bản đồ
địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín khung, mảnh bản đồ Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường thị trấn,
được lập phủ kín một hay một số đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh để thể hiện hiện trạng vị trí, diện tích, hình thể của các ô thửa có tính ổn định lâu dài dễ xác định ở thực địa của một hoặc một số thửa đất có loại đất theo chỉ tiêu thống kê khác nhau hoặc cùng một chỉ tiêu thống kê
Bản đồ địa chính được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã, là tài liệu quan trọng của hồ sơ địa chính, trên bản đồ phải thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, số thửa và loai đất của từng thửa theo từng chủ sử dụng hoặc đồng sử dụng
đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai của nhà nước ở tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương
I.3 Bản trích đo
Bản đồ trích đo là tên gọi cho bản vẽ có tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong các ô, thửa có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện các chi tiết theo yêu cầu quản lý đất đai
Trang 2I.4 Thửa đất
Thửa đất là tên gọi của phạm vi trong ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử dụng và phải tồn tại, xác định được trên thực địa địa về vị trí, hình thể, diện tích Trong mỗi thửa đất của từng chủ sử dụng có thể có một hoặc một số loại đất Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác định vị trí, ranh giới (hình thể), diện tích, loại đất dưới dạng hình khép kín và được đánh số thứ tự Nếu trường hợp thửa đất quá nhỏ không đủ chỗ ghi chú số thứ tự, diện tích loại
đất thì được lập bảng trích đo hoặc thể hiện bằng ghi chú ngoài khung bản đồ I.5 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính
+ Mật độ thửa trung bình trên 1 ha
+ Tính chất quy hoặch của từng khu vực
- Trong mỗi đơn vị hành chính cấp xã không nhất thiết thành lập bản đồ địa chính cùng một tỷ lệ nhưng phải xác định một tỷ lệ cơ bản cho đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị hành chính cấp xã
- Quy định chung về chọn tỷ lệ bản đồ như sau:
+ Khu vực đất nông nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000, 1:5000, đối với miền núi, núi cao có ruộng bậc thang hoặc đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực
đô thị, trong khu vực đất ở có thể chọn tỷ lệ đo vẽ 1:500, 1:1000
+ Khu vực đất ở: Các thành phố lớn đông dân có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa có quy hoạch rõ rệt chọn tỷ lệ cơ bản 1:500
Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, xây dựng theo quy hoạch, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế văn hoá quan trọng của khu vực chọn tỷ lệ cơ bản 1:1000 Các khu dân cư nông thôn, khu dân cư của các thị trấn nằm tập trung hoặc rải rác trong khu vực đất nông nghiệp chọn tỷ lệ đo vẽ lớn hơn một hoặc hai bậc
so với tỷ lệ đo vẽ đất nông nghiệp cùng khu vực, hoặc chọn tỷ lệ đo vẽ cùng tỷ lệ
đo vẽ đất nông nghiệp
Khu vực đất lâm nghiệp đã quy hoặch, khu vực cây trồng có ý nghĩa công nghiệp chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản 1:1000 hay 1:5000
Khu vực đất chưa sử dụng: Đối với khu vực đồi núi, khu duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản 1:10 000 hoặc 1:25 000
Trang 3+ Đất chuyên dùng: Thường nằm xen kẽ trong các loại đất nêu trên nên
được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ đo vẽ của khuvực
I.6 Các yếu tố cần đo vẽ
Để thành lập bản đồ địa chính, các yếu tố cần đo vẽ bao gồm:
- Điểm khống chế toạ độ, độ cao các cấp
- Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính
- Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoặch, ranh giới hành lang an toàn giao thông
- Ranh giới thửa đất, các loại đất và các yếu tố nhân tạo tự nhiên có trên
đất: Công trình dân dụng, xây dựng, hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ văn
- Thành lập bằng phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay kết hợp với
phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa Phương pháp này được giới thiệu trong bài giảng trắc địa ảnh
- Thàmh lập bằng phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ Phương pháp này được giới thiệu trong bài giảng bản đồ địa chính Phương pháp này chỉ được áp dụng để bổ sung các yếu
tố ở khu vực đất lâm nghiệp, khu vực trồng cây công công nghiệp, đất chưa sử dụng ở khu vực đồi núi, duyên hải ở tỷ lệ 1:5000, 1:10000, 1:25000
I.8 Trình tự các bước công việc khi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính
1 Xác định khu vực thành lập bản đồ
2 Thành lập lưới khống chế đo vẽ hoặc lưới khống chế ảnh
3 Xác định địa giới hành chính các cấp theo hồ sơ địa giới hành chính,
đối chiếu thực địa và lập biên bản xác định địa giới hành chính ở cấp xã
4 Xác định nội dung đo vẽ (hoặc điêu vẽ ảnh), ranh giới sử dụng đất, loại đất và chủ sử dụng (ở khu vực đất ở đô thị và khu vực đất có giá trị kinh tế cao phải lập biên bản xác định ranh giới thửa đất)
5 Thành lập lưới trạm đo (hoặc tăng dày điểm đo vẽ ảnh), đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ, vẽ bản đồ, vẽ bản trích đo (nếu cần thiết), đánh số thửa, tính diện tích Kiểm tra diện tích theo mảnh bản đồ
6 Kiểm tra, sửa chữa và hoàn chỉnh bản đồ địa chính cơ sở
7 Hoàn chỉnh các tài liệu, kiểm tra nghiệm thu bản đồ địa chính cơ sở
Trang 48 Biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã Kiểm tra diện tích theo bản đồ địa chính cơ sở
9 Lập bảng thống kê theo hiện trạng gồm diện tích, loại đất, chủ sử dụng của từng thửa đất và giao nhận diện tích theo hiện trạng cho chủ sử dụng hoặc chủ quản lý
10 Lập bảng tổng hợp số thửa, số chủ sử dụng, diện tích của từng mảnh bản đồ và theo đơn vị hành chính
11 Lập bảng thống kê diện tích đất (hiện trạng sử dụng) nội dung và thống kê diện tích đất nông nghiệp (theo hiện trạng sử dụng) nói riêng theo mẫu Xác nhận diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính
12 Hoàn chỉnh các tài liệu, các thủ tục pháp lý Kiểm tra, nghiệm thu
13 Đóng gói, chuyển tài liệu sang khâu đăng ký xét cấp giấy chứng nhận
sử dụng đất (hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với khu vực đô thị) và thống kê đất đai
14 Hoàn chỉnh bản đồ địa chính theo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, nhân bản, giao nộp để lưu trữ, bảo quản và khai thác
II Đánh số chia mảnh bản đồ địa chính
II.1 Chia mảnh đánh số phiên hiệu mảnh và ghi tên gọi của mảnh bản
đồ địa chính cơ sở
II.1.1 Chia mảnh bản đồ
II.1.1.1 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25000
Dựa theo lưới km của hệ toạ độ vuông góc, theo kinh tuyến trục và xích đạo
quy định chung cho từng tỉnh chia thành các ô vuông có kích thước thực tế 12x12km, mỗi ô vuông tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25000, kích thước hữu ích của bản vẽ là 48 x 48 cm tương ứng với 14400 ha
Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25000 gồm 8 chữ số: hai số đầu là 25, tiếp theo
là dấu gạch ngang (-), 3 số tiếp là số chẵn km toạ độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn
km toạ độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ (góc Tây Bắc)
Trang 5II.1.1.3 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000, kích thước hữu ích của mảnh bản vẽ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 900 ha
Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25000 và 1:10000 nhưng không ghi số 25 hay số 10
theo nguyên tắc từ trái sang phải từ trên xuống dưới Số hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm có số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 gạch nối
Trục toạ độ X lấy từ xích đạo
Trục toạ độ Y có giá trị 500km
trùng với kinh tuyến trục của tỉnh
Trang 6ứng với diện tích là 25 ha
Các ô được đánh số thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc
từ trái sang phải từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm
số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông
II.1.1.2 Tên gọi của mảnh bản đồ
Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi của đơn vị hành chính (tỉnh – huyện – xã ) đo vẽ bản đồ
II.1.3 Phá khung bản đồ
Khi lập bản đồ trong trường hợp biểu, phần lãnh thổ của nước láng giềng hoặc đơn vị hành chính bên cạnh chiếm phần lớn diện tích của mảnh bản đồ mà phần đất liền (hoặc phần lãnh thổ Việt Nam) hay phần diện tích của đơn vị cần
đo vẽ bản đồ chỉ chiếm khoảng 1/5 diện tích hoặc nhỏ hơn thì cho phép ghép vào mảnh bản đồ kề sát nó Mảnh bản đồ kề sát được phép mở rộng kích thước khung (gọi là phá khung), nhưng đường khung mở rộng phải lấy chẵn 10 cm trên bản đồ (chẵn 4cm nếu tỷ lệ 1:25000)
II.2 Chia mảnh đánh số hiệu mảnh và ghi tên
gọi của mảnh bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được phân mảnh theo nguyên
Trang 7mảnh bản đồ địa chính cơ sở và số ả rập đánh theo đơn vị xã
Ví dụ: Theo hình vẽ số hiệu mảnh bản đồ địa chính cơ sở tỉ lệ 1: 5000 là
719 497, còn có số hiệu mảnh bản đồ địa chính : Tờ số 6 (719 497)
II.3 Lưới km trên bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính
Trên bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính phải kẻ giao điểm của lưới
km chẵn từng 10cm một (chẵn từng 4cm một đối với bản đồ tỷ lệ 1:25000)
III Lưới khống chế thμnh lập bản đồ địa chính
Cơ sở khống chế toạ độ, độ cao trong đo vẽ bản đồ địa chính là:
Lưới khống chế toạ độ độ cao Nhà nước các hạng và lưới toạ độ địa chính Lưới toạ độ địa chính là cấp khống chế tăng dầy theo hệ toạ độ thống nhất trong cả nước phục vụ đo vẽ BĐĐC Lưới toạ độ địa chính bao gồm:
+Lưới toạ độ địa chính cơ sở tương đương điểm toạ độ hạng III nhà nước +Lưới toạ độ địa chính cấp I, II, lưới độ cao kỹ thuật
+Lưới khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh
III.1 Lưới địa chính cơ sở
Được bố trí cố định bao trùm cả nước, điểm khởi tính để bố trí lưới địa chính cơ sở là các điểm toạ độ nhà nước hạng I, II
Phương pháp xây dựng lưới địa chính cơ sở
Phương pháp tam giác chèn điểm
Phương pháp đường chuyền
Phương pháp định vị toàn cầu (công nghệ GPS)
Các yêu cầu kỹ thuật theo quy phạm hiện hành của Tổng cục Địa chính
III.2 Lưới toạ độ địa chính cấp I, II
Lưới toạ độ địa chính cấp I, cấp II được xây dựng chủ yếu bằng phương pháp lưới đường chuyền, nếu thành lập bằng phương pháp lưới tam giác đo góc, cạnh bằng phương pháp GPS hoặc phương pháp khác thì phải trình bày rõ trong luận chứng kinh tế kỹ thuật
Đường chuyền địa chính cấp I, cấp II được thiết kế dưới dạng phù hợp hoặc theo dạng lưới đường chuyền nút, bố trí gần duỗi thẳng, các cạnh đường chuyền không được cắt chéo nhau, độ dài cạnh liên tiếp chênh nhau không quá 1,5 lần, góc đo nối phương vị điểm đầu đường chuyền trong khoảng từ 200- 3400
Các điểm khởi tính để bố trí đường chuyền địa chính cấp I là các điểm toạ
độ nhà nước hạng III và địa chính cơ sở trở lên, cơ sở để bố trí đường chuyền địa chính Cấp II là các điểm địa chính cấp I và toạ độ nhà nước hạng IV trở lên
Trang 8Mật độ điểm địa chính cấp I, cấp II theo các tỷ lệ bản đồ cần thành lập như sau:
+ Tỷ lệ 1: 5000 ữ1: 25000: 5km2 có một điểm địa chính cấp I, 1km2 có một điểm địa chính cấp II
+ Tỷ lệ 1: 500ữ1: 2000 từ 3ữ5km2 có một điểm địa chính cấp I, từ 0,7ữ1km2 có điểm địa chính cấp II
+ ở khu công nghiệp, đô thị có các thửa đất nhỏ, khu đất có giá trị kinh tế cao thì trung bình 0,5km2 có một điểm địa chính cấp I trở lên, 0,1km2 có một
điểm địa chính cấp II trở lên
Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính cấp I, II
quy định ở bảng (8-1)
Ghi chú :
+ ở khu vực chỉ đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 1000 và nhỏ hơn, ở khu vực nông thôn, khu dân cư miền núi thì các yếu tố 1, 2, 3 trong bảng được tăng lên 1,5 lần Sai số khép tương đối giới hạn của đường chuyền là 1: 10000 đối với cấp
I và 1: 5000 đối với cấp II
Khi chiều dài đường chuyền cấp I ngắn hơn 600m, cấp II ngắn hơn 400m thì sai số khép tuyệt đối không lớn hơn 0,04 m
- Đo góc ngang:
+ Dùng máy có độ chính xác 1” ữ 2” thì đường chuyền cấp I đo 4 lần, cấp II đo
2 lần
+ Dùng máy có độ chính xác 3” ữ 5” thì đường chuyền cấp II đo 6 lần, cấp
II đo 4 lần Vị trí bàn đô đặt trong các lần đo theo công thức:
βi =
n
0 180
( i-1)
Các hạn sai trong đo góc quy định trong bảng 8-2
- Đo cạnh: Căn cứ vào chỉ tiêu kỹ thuật của lưới chọn dụng cụ đo cạnh cho phù hợp Số lần đo cạnh đường chuyền cấp I, cấp II là đo 3 lần riêng biệt
- Tính toán: Lưới toạ độ địa chính cấp I, II được bình sai chặt chẽ khi tính toán và trong kết quả cuối cùng góc lấy chẵn đến giây, toạ độ, độ cao lấy chẵn
đến 0,001m
Trang 9Bảng 8-1: Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính câp I, cấp II
Chỉ tiêu kỹ thuật STT Các yếu tố của lưới đường chuyền
Sai số trung phương đo góc không lớn hơn
Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai không
lớn hơn
Đối với cạnh dưới 500 m
Sai số giới hạn khép góc đường chuyền
n- Số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép
Sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền [ ]s
f S
4 km
10 2,5 km
1000 m
200 m
400 m 5”
1:50000
0,012 m 10” n
0,012 m20” n
1:10000
Bảng 8-2: Các hạn sai trong đo góc:
Số chênh trị giá góc giữa các lần đo
Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo
Dao động 2C trong 1 lần đo (đối với máy không có bộ phận tự cân bằng)
III.3 Lưới khống chế độ cao
III.3.1 Quy định chung
Các điểm địa chính cơ sở xác định độ cao hạng IV, cơ sở để phát triển độ
cao hạng IV là các điểm độ cao nhà nước hạng III trở lên Các điểm địa chính
cấp I, II được xác định độ cao kỹ thuật, cơ sở để phát triển độ cao kỹ thuật là các
điểm độ cao nhà nước hạng IV trở lên Chiều dài đường độ cao hạng IV và kỹ
thuật không vượt quá quy định ở bảng 8-3 Trường hợp đặc biệt có thể bố trí
đường “ treo”
Trang 10Chiều dài đường treo không quá 8 km đối với hạng IV và 4 km đối với độ cao kỹ thuật đường treo phải đo đi và đo về Đối với đường chuyền “treo” phải
đo theo hai chiều “ đo đi” và “đo về”, chênh cao là giá trị trung bình của “đo đi”
III.3.2 Đo độ cao cấp IV và kỹ thuật
III.3.2.1 Đo theo phương pháp thuỷ chuẩn hình học
Máy đo độ cao phải có độ cao 20X trở lên, dùng mia hai mặt số, đối với đo cao hạng IV, nếu đo cao kỹ thuật có thể dùng mia một mặt số, máy và mia được kiểm nghiệm trước khi đo
Khi đo mia đặt trên đế mia hay cọc đóng xuống đất, chiều dài tia ngắm từ 100m-150m đối với hạng IV, từ 120m-200m đối với độ cao kỹ thuật Chiều cao tia ngắm so với mặt đất hoặc địa vật mà tia ngắm đi qua phải lớn hơn 0,2m đối với hạng IV
Số chênh khoảng cách từ máy đến hai mia không quá 5m, tích luỹ trên một
đoạn giữa hai mốc không quá 10m đối với hạng IV và 50m đối với đo cao kỹ thuật
Hiệu số độ chênh cao mặt đen, mặt đỏ hoặc chênh cao hai lần đo (mia một mặt) trên một trạm máy không quá 7 mm
• Sai số khép độ cao tính theo công thức:
- Độ cao cấp IV: fh= ±20mm L
- Độ cao kỹ thuật: fh= ±50mm L
Trong đó: L là chiều dài đường đo cao tính bằng km
• Ngoài ra sai số khép độ cao còn tính theo công thức:
- Độ cao cấp IV: fh= ±5mm n
- Độ cao kỹ thuật: fh= ±10mm n Trong đó n - là số trạm của đường đo
Trang 11III.3.2.2 Đo theo phương pháp thuỷ chuẩn lượng giác
Các điểm độ cao địa chính cấp I, II có thể xác định bằng phương pháp thuỷ chuẩn lượng giác
Góc đứng được đo 3 lần, số chênh trị góc đứng giữa các lần đo dưới 15”
Độ chính xác đo cạnh nêu trong bảng 8-1
Chênh cao đo đi đo về một cạnh:
fh= ±100mm l
Trong đó l là chiều dài cạnh tính theo km
Sai số khép độ cao của đường đo không vượt quá đại lượng tính theo công thức:
fh= ±75mm ∑S
Trong đó: ∑S - là số km độ dài đường chuyền
Tính toán: Bình sai lưới độ cao cho phép áp dụng phương pháp gần đúng
III.4 Lưới khống chế đo vẽ
III.4.1 Quy định chung
Lưới khống chế đo vẽ là cấp khống chế nhằm tăng dày các điểm toạ độ, độ cao, làm cơ sở để tăng dày lưới trạm đo
Độ chính xác của lưới khống chế đo vẽ quy định như sau: Sai số trung phương về vị trí mặt phẳng của các điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với
điểm khống chế toạ độ Nhà nước gần nhất không quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản
đồ thành lập, ở vùng ẩn khuất không quá 0,15 mm, đối với khu vực đô thị sai số này không vượt quá 6 cm trên thực địa áp dụng chung cho các tỷ lệ
Sai số trung phương về độ cao của điểm khống chế đo vẽ độ cao sau bình sai so với điểm độ cao Nhà nước gần nhất không quá 1/10 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản
Lưới khống chế đo vẽ gồm có lưới khống chế đo vẽ cấp 1 và cấp 2 Lưới khống chế đo vẽ cấp 1 được bố trí dựa vào các điểm tọa độ địa chính cấp 2 trở lên Lưới khống chế đo vẽ cấp 2 trở lên được bố trí dựa vào các điểm khống chế
đo vẽ từ cấp 1 trở lên
Phương pháp thành lập: + Đường chuyền kinh vĩ cấp 1, cấp 2
+ Lưới tam giác nhỏ
+ Giao hội
+ Công nghệ GPS
III.4.2 Lưới đường chuyền kinh vĩ cấp 1, cấp 2
Thiết kế dưới dạng phù hợp hoặc hệ thống có một hay nhiều điểm nút Trường hợp đặc biệt đường chuyền kinh vĩ 2 được thiết kế đường chuyền treo, số cạnh đường chuyền treo không vượt quá bốn cạnh
Trang 12Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền gồm:
Chiều dài lớn nhất đường chuyền đơn ( [S]max )
Sai số trung phương đo góc ( mβ)
Sai số khép tương đối giới hạn đường chuyền (
1:2000 1:2000 1:2000 1:2000
- Đối với lưới đường chuyền chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đã quy định trong bảng (8- 4)
Cạnh dài nhất đường chuyền không quá 400 m, ngắn nhất không dưới 20 m Riêng ở đô thị đường chuyền cấp 2 cho phép cạnh ngắn không dưới 5 m
Chiều dài hai cạnh kề nhau không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong
đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ 1:500 - 1:5000; không quá 25 cạnh cho tỷ lệ 1:10000 – 1:25000 Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai không lớn hơn 0,015m
Sai số khép góc đường chuyền không vượt quá đại lượng: fβ= 2mβ n
Trong đó: mβ- sai số trung phương đo góc
n - số góc
III.4.3 Phương pháp tam giác nhỏ
Được bố trí ở vùng quang đãng, vùng đồi núi, trong lưới phải có ít nhất 3
điểm gốc từ địa chính cấp II trở lên
Chiều dài chuỗi tam giác hoặc chiều dài cạnh giữa các điểm khởi tính không được vượt quá chiều dài đường chuyền kinh vĩ cấp 1 tương ứng với từng loại tỷ lệ được quy định ở bảng (8-4 ) Số tam giác giữa hai cạnh khởi tính ≤ 10 Cạnh tam giác nhỏ nhất là 150 m, góc trong tam giác không nhỏ hơn 200 Sai số trung phương đo góc m′′β ≤ 1 ′′ 5
Trang 13Sai số khép góc trong tam giác fβ ≤ 2 ′′ 6
Lưới tam giác nhỏ được phát triển lưới kinh vĩ cấp 2
III.4.4 Phương pháp giao hội
Được áp dụng ở khu vực quang đãng, đồi núi, cơ sở để bố trí giao hội là các điểm toạ độ từ địa chính cấp II trở lên
Giao hội thuận và giao hội kết hợp phải có ít nhất 3 điểm khởi tính trở lên Giao hội nghịch phải có ít nhất 4 điểm khởi tính
+ Đo độ cao lưới khống chế độ cao đo vẽ:
Tuỳ thuộc vào khoảng cao đều, lưới khống chế độ cao đo vẽ có thể xác định bằng các phương pháp:
+ Thuỷ chuẩn tia ngắm ngang ( sử dụng máy kinh vĩ)
+ Thuỷ chuẩn lượng giác
+ Giao hội độ cao độc lập
Quy định cụ thể xem bảng (8-5)
Điểm khởi tính để phát triển lưới khống chế đo vẽ độ cao là các điểm độ cao kỹ thuật trở lên
10 m; 20 m
Thuỷ chuẩn lượng giác giao hội độ
cao độc lập Độ cao nhà nước và KT
Trang 14
IV Công tác chuẩn bị trước khi đo vẽ chi tiết
IV.1 Khảo sát thu thập tài liệu chuẩn bị bản vẽ
IV.1.1 Khảo sát
Điều tra để nắm tình hình kinh tế xã hội, địa lý tự nhiên, ranh giới hành chính các cấp, hiện trạng đất đai, diện tích trung bình các ô thửa, yêu cầu quản lý
đất đai ở cơ sở
IV.1.2 Thu thập tài liệu
Phải có sơ đồ lưới địa chính cấp I, II lưới khống chế đo vẽ và bảng thống kê toạ độ, độ cao của các điểm thuộc các lưới kể trên
Các loại giấy tờ cho phép đi lại và thi công trên các địa bàn có liên quan
Dùng thước thẳng đánh dấu theo mỗi cạnh ở vị trí có kích thước 10 cm, sau
đó nối vị trí điểm tương ứng 2 cạnh đối diện ta được lưới ô vuông (hình 8-6-c) Kiểm tra lưới ô vuông theo đường chéo, nếu các đỉnh lưới ô vuông nằm lệch khỏi đường chéo 0,2 mm là đạt yêu cầu
Ghi trị số toạ độ của lưới ô vuông: dựa vào sơ đồ phân chia mảnh bản vẽ ghi giá trị toạ độ của lưới ô vuông theo mẫu khung bản đồ địa chính
IV.2 Triển điểm khống chế
Giả cần triển điểm A có toạ độ XA, YA lên bản vẽ
ta làm như sau:
Dựa vào XA, YA tìm ra ô vuông chứa điểm A
Lấy hiệu toạ độ của điểm A và toạ độ góc
Tây Nam ô vuông ( ký hiệu là M)
Trang 15Thu nhỏ Δ XMA theo tỷ lệ bản đồ, lấy góc Tây Nam
và góc Đông Nam ô vuông làm chuẩn, theo hướng trục X
xác định được x1, x2
Thu nhỏ ΔY MA theo tỷ lệ bản đồ, lấy góc Tây Nam và Tây Bắc ô vuông làm chuẩn theo hướng trục Y ta
xác định được y1, y2 Nối y1 và y2, x1 và x2 được giao điểm là điểm A cần tìm
Vẽ điểm A theokí hiệu của bản đồ địa chính Các điểm khác làm tương tự, từ
điểm thứ 2 tìm được ta kiểm tra bằng cách đo khoảng cách giữa chúng trên bản
đồ rồi so sánh khoảng cách tương ứng ngoài thực địa thu theo tỷ lệ bản đồ, nếu chênh nhau không quá 0,2mm là được
IV.3 Chuẩn bị vật tư, máy móc thiết bị
Chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, thiết bị máy móc, các loại sổ sách cần thiết Kiểm tra và kiểm nghiệm thiết bị máy móc theo yêu cầu của quy phạm
V Các phương pháp xác định điểm chi tiết
Ví dụ muốn xác định các điểm chi tiết
1, 2, 3, 4 của thửa đất gần cạnh đường
chuyền OA ta làm như sau:
Đặt máy tại O (điểm cực) ngắm hướng
chuẩn về A (hướng cực) để số đọc khởi đầu
00 00’ 00” rồi lần lượt ngắm đến các điểm 1, 2, 3, 4 đo khoảng cách d i ( i = 1, 2,
3, 4) và các góc nằm ngang βi (i = 1, 2, 3, 4)
Trên bản vẽ (hình 8-9) nối O với A rồi đặt
thước đo độ cho tâm thước trùng với O, căn
cứ vào hướng cực (đường nối OA) trên bản
vẽ xoay thước cắt đúng trị số góc β1 trên
thước, thu khoảng cách 0-1 theo tỷ lệ bản đồ
lấy O làm chuẩn theo cạnh thước đo độ ta được
vị trí điểm 1 Các điểm khác làm tương tự
Hình 8-9
Trang 16A
V.2 Phương pháp dựng góc vuông (toạ độ vuông góc)
Ví dụ: Cần xác định điểm 1 và 2 gần cạnh đường chuyền AB (hìmh 8-10), dùng Eke trắc địa xác định chân đường vuông góc 1’, 2’
của điểm 1 và 2 trên AB, đo trực tiếp các khoảng cách
A-1’, A-2’, 1-1’, 2-2’
Trên bản vẽ nối A với B , lấy A làm chuẩn, theo
hướng AB thu khoảng cách A-1’, A-2’ theo tỷ lệ được
1’ và 2’ Từ 1’ và 2’ trên AB theo hướng vuông góc vẽ ở
sơ đồ đo vẽ, thu khoảng cách 1-1’ và 2-2’ theo tỷ lệ sẽ
được điểm 1 và 2 Để có số liệu kiểm tra ta đo giá trị
từ các điểm đã biết toạ độ A và
B bằng giao hội góc ta làm như sau
Đặt máy kinh vĩ tại A và B đo
ở ngoài thực địa ta đo các cặp cạnh tương ứng d i và d i ’ (i = 1, 2, 3)
Trên bản vẽ dùng Com- pa dựng các cung tròn có bán kính d i và d i ’ đã thu
theo tỷ lệ, hai cung tròn tương ứng cắt nhau là điểm chi tiết cần tìm
VI Đo vẽ chi tiết bằng phương pháp toμn đạc
VI.1 Đường chuyền toàn đạc và điểm chạm phụ
VI.1.1 Đường chuyền toàn đạc
Đường chuyền toàn đạc được bố trí nhằm đảm bảo mật độ điểm trạm đo,
điểm khởi tính của đường chuyền toàn đạc là các điểm có độ chính xác từ lưới
β
d
2
dd
Trang 17khống chế đo vẽ trở lên, các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền toàn đạc được quy định trong quy phạm như sau: (Bảng 8-6)
Bản đồ tỷ lệ 1:2000ữ1:25000 chiều dài cạnh đo đi và đo về bằng lưới chỉ
của máy và lấy số đọc đến 0,1 m, độ chính xác đo cạnh là 1:300
+ Đo góc:
Góc ngang đo hai lần đọc số đến 0’,1 hay chẵn giây
Góc đứng đo hai lần theo hướng đo đi đo về Mỗi hướng (đo đi hoặc đo về)
đo hai lần, chênh lệch chênh cao giữa hai lần đo cho phép như sau:
Δh cp= ±0,04.S (cm)
Trong đó: S – chiều dài cạnh ngang tính bằng m
+ Sai số định tâm máy không quá 3 mm
VI.1.1.2 Công tác tính toán
+ Tính khoảng cách ngang, chênh cao mỗi cạnh, góc ngang tại mỗi trạm
đo Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành bình sai
+ Tiến hành bình sai đường chuyền toàn đạc như bình sai đường chuyền kinh vĩ, chỉ khác là sai số cho phép trong đường chuyền toàn đạc không vượt quá giá trị theo công thức:
fβcp=±60’’ n (8-1)
Trong đó n - số góc trong đường chuyền
+ Sai số khép số gia toạ độ tính theo công thức:
Số cạnh tối đa