1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÂM THANH CƠ ĐỘNG ĐỒ pot

7 290 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 136,17 KB

Nội dung

TÂM THANH CƠ ĐỘNG ĐỒ 1. Khái niệm. Tâm thanh cơ động đồ là phương pháp thăm dò không chảy máu, để xác định thời điểm, thời khoảng xuất hiện các tiếng tim, tiếng thổi tại tim, ghi hình ảnh các sóng, các dao động của động mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, mỏm tim trong quá trình co bóp. Thông thường, phương pháp này bao gồm: tâm thanh đồ, mỏm tim đồ, động mạch cảnh đồ, tĩnh mạch cảnh đồ. 2. Tâm thanh đồ. 2.1. Nguyên lý: Dùng một microphone, một máy tăng âm, một máy ghi sóng âm để ghi lại, phóng đại các tiếng tim, các tạp âm của tim trong quá trình co bóp (bình thường tai ta không nghe được hết các tiếng này). 2.2. Các tiếng tim bình thường và các tiếng thổi: - Tiếng T 1 : rõ nhất ở mỏm tim, kéo dài khoảng 0,12 - 0,14sec, xuất hiện gọn sau khi bắt đầu có QRS khoảng 0,02sec; T 1 là tiếng đóng của van 2 lá và van 3 lá. - Tiếng T 2 : rõ ở nền tim, kéo dài 0,10secxuất hiện ngay sau khi hết sóng T, là tiếng đóng của van động mạch chủ và động mạch phổi. Gồm 2 thành phần: tiếng trước là đóng động mạch chủ, sau 0,02 - 0,03 sec là đóng van động mạch phổi, tiếng sau nhỏ hơn tiếng trước. - Tiếng T 3 : rõ ở vùng sau xương ức, kéo dài 0,12 - 0,14sec sau T 2  0,12sec sau khi bắt đầu có tiếng T 2 , gồm 3 - 4 xung động, tương ứng với thời gian đầy máu nhanh do thất trái dãn mạnh và nhanh đập vào thành ngực. - Tiếng T 4 : do nhĩ thu tống nốt 1/10 lượng máu xuống thất. Có 2 loại sóng: loại tần số thấp, xuất hiện 0,07 - 0,14sec sau sóng P; loại có tần số cao, xuất hiện 0,20 - 0,24secsau sóng P tương ứng với thất giãn thứ phát và thời kỳ nhĩ thu. - Tiếng thổi tâm thu: xuất phát sau tiếng T 1 và kết thúc trước tiếng T 2 có dạng hình chữ nhật, tiếng thổi nhỏ hơn ở cuối thì tâm thu điển hình trong hở van 2 lá. - Tiếng thổi tâm trương: xuất phát sau T 2 và kết thúc trước T 1 , dạng hình chữ nhật, cường độ nhỏ dần ở cuối thì tâm trương. Điển hình gặp trong hở van động mạch chủ. - Tiếng rùng tâm trương: xuất phát sau T 2 và kết thúc trước T 1 , cường độ giảm dần ở cuối tâm trương. Nhưng có khi cường độ đột ngột mạnh lên trước khi kết thúc gọi là tiếng thổi tiền tâm thu. - Ngoài ra còn ghi được tiếng ngựa phi, tiếng clắc mở 2 lá, clắc mở 2 lá (opening snap) xuất hiện sau T 2 từ 0,04 - 0,10sec; tiếng click tống máu Hình 2. Tâm thanh đồ và mỏm tim đồ Hình 3. Các thời khoảng tâm thu của thất trái 2.3. Ý nghĩa: - Xác định chính xác thời điểm xuất hiện và thời gian kéo dài của các tiếng thổi. - Cho biết hình thái tiếng thổi: tiếng thổi hình chữ nhật kiểu phụt máu, tiếng thổi hình thoi kiểu tống máu đi. 3. Mỏm tim đồ. 3.1. Nguyên lý: Mỏm tim đồ ghi lại chuyển động của mỏm tim khi đặt đầu dò ở khoảng liên sườn nơi có tiếng đập rõ nhất. 3.2. Đường biểu diễn: Đoạn AC là pha co đồng thể tích, B tương ứng với đóng van 2 lá, C chỉ cường độ phóng máu qua động mạch chủ (van động mạch chủ mở: OS), O là mở van 2 lá. Thời kỳ đầy máu chia làm 3 giai đoạn: đầy nhanh và bị động; đầy chậm và bị động và đầy nhanh chủ động liên quan với co cơ nhĩ, sóng F đồng thời với tiếng thứ 3 mỏm tim đồ rất có lợi trong việc đánh giá bệnh van 2 lá (hở-hẹp lỗ van 2 lá). 4. Động mạch cảnh đồ. - Là đường cong bắt đầu từ A khoảng 0,02-0,03sec sau khi van động mạch chủ mở (OS) AB là thời gian lên: 0,06-0,12sec. C là hõm catacrote, tương ứng van động mạch chủ đóng (FS), dùng làm nơi để nhận tiếng A 2 trên tâm thanh đồ (A 2 ở trước đó 0,02-0,03sec). AC là thời gian thất trái tống máu: ta thường dùng thời gian này để đánh giá khả năng tống máu của thất trái bằng so sánh với chu kỳ trước. - Động mạch cảnh đồ rất có ích trong chẩn đoán bệnh van động mạch chủ (nhất là bệnh hẹp lỗ van động mạch chủ) và trong bệnh cơ tim tắc nghẽn. Thời gian nửa lên kéo dài trong bệnh hẹp lỗ van động mạch chủ nhưng bình thường hoặc gần bình thường trong bệnh cơ tim tắc nghẽn. Hình 4. Tâm thanh cơ động đồ Hình 5. Tâm thanh cơ động đồ của hở van động mạch chủ. của bệnh cơ tim phì đại. 5. Tĩnh mạch cảnh đồ. Đường biểu diễn tĩnh mạch cảnh đồ khá phức tạp. Ở nhịp xoang nó gồm: - a: tương ứng với co nhĩ phải. - c: tương ứng với thời gian tống máu qua động mạch cảnh đập sang hoặc do van 3 lá đóng phồng lên phía trên nhĩ phải. - x: đồng thời với thất phải thu và kéo thấp sàn nhĩ-thất bên phải sa xuống. - v: mở van 3 lá. - y: kết thúc giai đoạn đầy thất nhanh bị động của thất phải. Tĩnh mạch cảnh đồ có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh van 3 lá, hở hẹp lỗ van 3 lá, hoặc trong bệnh viêm màng ngoài tim co thắt. Hình 6. Tâm thanh cơ động đồ Hình 7. Tĩnh mạch cảnh đồ của hở van 2 lá bình thường. . thường trong bệnh cơ tim tắc nghẽn. Hình 4. Tâm thanh cơ động đồ Hình 5. Tâm thanh cơ động đồ của hở van động mạch chủ. của bệnh cơ tim phì đại. 5. Tĩnh mạch cảnh đồ. Đường biểu. dao động của động mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, mỏm tim trong quá trình co bóp. Thông thường, phương pháp này bao gồm: tâm thanh đồ, mỏm tim đồ, động mạch cảnh đồ, tĩnh mạch cảnh đồ. 2. Tâm thanh. TÂM THANH CƠ ĐỘNG ĐỒ 1. Khái niệm. Tâm thanh cơ động đồ là phương pháp thăm dò không chảy máu, để xác định thời điểm,

Ngày đăng: 05/08/2014, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN