1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giun sán - Giun kim ( Enterobius vermicularis ) potx

9 592 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 116,63 KB

Nội dung

Giun sán - Giun kim ( Enterobius vermicularis ) 1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của giun kim 1.1.Đặc điểm sinh học : Giun kim trưởng thành là loại giun rất nhỏ, mầu trắng, hai đầu thon nhọn. Con cái dài 9-11 mm, chỗ rộng nhất là 0,5 mm, đuôi thẳng. con đực dài 3-5 và chỗ rộng nhất là 0,2 mm, đuôi cong về phía bụng, cuối đuôi có gai sinh dục. Trứng giun kim có hình bầu dục bị lép một góc, mầu trắng trong nên trông giống như hình hạt gạo nếp. Trứng dài50-60 Micromet và rộng 30-35 Micromet. 1.2.Chu kỳ Người <-> Ngoại cảnh - Chu kỳ bình thường: + Giai đoạn ở người: giun ký sinh ở manh tràng, người nhiễm giun kim là do ăn phải trứng có ấu trùng lẫn trong thức ăn hoặc qua tay bẩn dính trứng(trẻ em mút ngón tay, cắn móng tay).Vào tới ruột non, trứng nở ra ấu trùng rồi di chuyển xuống manh tràng để ký sinh và phát triển thành giun trưởng thành. Giun trưởng thành giao hợp, con đực chết ngay, con cái bò ra hậu môn để đẻ trứng vào buổi tối, đẻ xong con cái cũng chết. Trứng phát triển ở hậu môn hoặc ở ngoại cảnh + Giai đoạn ở ngoại cảnh: Trứng giun kim từ hậu môn rơi vãi ra giường chiếu, sàn nhà, gặp t0 thích hợp (300c) sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng sau 6 giờ. Ở nhiệt độ > 40oc hoặc < 200c trứng không phát triển được và bị diệt ở t0 > 600c. Các hoá chất diệt được trứng là nuớc xà phòng > 2%, cồn 900và cresyl 10%. Người nuốt phải trứng giun kim có ấu trùng sẽ bị nhiễm giun. Thời gian hoàn thành chu kỳ là 28 ngày, đời sống của giun kim là 2 tháng. - Chu kỳ bất thường (Hay hiện tượng tự tái nhiễm): Có những trường hợp, trứng giun kim phát triển, nở thành ấu trùng ở ngay hậu môn của bệnh nhân rồi bò ngược lên ống tiêu hoá đến manh tràng để ký sinh và phát triển thành giun trưởng thành. 2. Dịch tễ giun kim ở Việt Nam Nguồn bệnh là những người có giun kim, mầm bệnh là trứng có ấu trùng, và đường nhiễm là đường tiêu hoá và tự nhiễm. Đường nhiễm lại có 2 hình thức nhiễm: Trực tiếp và gián tiếp. 2.1. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm giun kim - Môi trường có trứng giun: Sàn nhà, bàn ghế ,đồ chơi, chăn chiếu trong các gia đình, tập thể có trẻ nhiễm giun kim đều có thể có trứng giun kim. Bộ môn KST trường ĐHYTN đã nghiên cứu mức độ ô nhiễm trứng giun kim ở ngoại cảnh tại trường mầm non ĐHYTN, thu được kết quả sau: Mẫu sàn nhà có 20% số mẫu có trứng giun kim, bàn ghế 17,5%, đồ chơi 17,5%, móng tay của trẻ 29,91%. - Tập quán sinh hoạt vệ sinh kém: Cho trẻ mặc quần hở đũng sẽ là điều kiện để trứng giun ở hậu môn trẻ (nếu có) rơi vãi ra giường chiếu. Để trẻ mút ngón tay, cắn móng tay sẽ thành thói quen xấu, mất vệ sinh. - Sự hiểu biết về bệnh giun kim còn ít trong nhân dân. 2.2. Đặc điểm dịch tễ giun kim ở Việt Nam - Giun kim do có chu kỳ phát triển không phụ thuộc vào những yếu tố điạ lý, khí hậu nên phân bố rộng khắp mọi nơi. Mức độ phân bố chủ yếu tuỳ thuộc vào vệ sinh cá nhân. Lứa tuổi trẻ em là lứa tuổi dễ mắc bệnh. Bệnh giun kim dễ lây do đó có khi cả một tập thể trẻ em bị nhiễm giun kim. - Tỷ lệ nhiễm giun ở VN tương đối cao: TE 47%, người lớn 20%. Trẻ em thành phố nhiễm cao hơn trẻ em ở nông thôn. Trẻ em sống tập thể có tỷ lệ nhiễm cao hơn trẻ em sống ở gia đình. Còn ở người lớn thì nữ nhiễm giun kim nhiều hơn nam. - Lứa tuổi nhiễm: Tăng nhanh từ 1- 5 tuổi và sau đó giảm dần( trẻ em 1 tuổi nhiễm 1,88%, từ 1- 5 tuổi nhiễm 51,16%. Theo nghiên cứu của bộ môn KST, trường ĐHYTN tại trường mầm non ĐHYTN thấy trẻ em lứa tuổi mẫu giáo(4 - 6 tuổi) nhiễm 48,81% cao hơn lứa tuổi nhà trẻ( 1- 3 tuổi ) nhiễm 30,55%. - Phân bố: Thường gặp ở các nhà trẻ, mẫu giáo . - Bệnh có tính chất đặc hiệu về địch tễ: Bệnh có tính chất gia đình và tập thể vì dễ lây trong gia đình và tập thể (trường mầm non) có những trẻ bị nhiễm giun kim. 3. Tác hại và biến chứng 3.1. Tác hại của giun kim Chủ yếu gây kích thích, ảnh hưởng tới 1 số cơ quan Các triệu chứng lâm sàng thường gặp: - Trẻ bị ngứa hậu môn vào buổi tối nên hay quấy khóc về đêm. Quan sát sẽ thấy những nốt trích đỏ và thấy giun kim ở hậu môn. - Có trường hợp bị lở ngứa ở cơ quan sinh dục do giun bò xuống để đẻ trứng. - Trẻ có nhiều giun hoặc nhiễm giun nhiều lần có thể bị rối loạn thần kinh (hay quấy khóc về đêm, mất ngủ, đái dầm, run tay). - Ruột có thể bị viêm kéo dài khi trẻ nhiễm giun nhiều lần dẫn đến rối loạn tiêu hoá trẻ kém ăn và hậu quả là suy dinh dưỡng. Phân thường lỏng, đôi khi nhầy máu lẫn giun kim. 3.2 Biến chứng bệnh giun kim Giun kim có thể chui sâu vào thành ruột tạo thành những u nhỏ hoặc vào thực quản, hốc mũi, phổi, cổ tử cung gây viêm ở những nơi đó. Giun kim còn có thể gây viêm ruột thừa hay giun vào buồng trứng gây những u nhỏ. 4. Chẩn đoán 4.1. Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng ngứa hậu môn và quan sát thấy giun. 4.2 Chẩn đoán xét nghiệm: Bằng phương pháp Graham: Cắt băng dính trong thành những mảnh nhỏ, kích thước 3 x 2 cm, áp mặt dính vào hậu môn người bệnh rồi lấy ra dán vào lam kính để soi kính hiển vi. Chú ý là phải đeo găng tay khi làm xét nghiệm để đảm bảo vệ sinh và làm xét nghiệm vào buổi sáng khi bệnh nhân chưa rửa hậu môn thì mới chính xác 5. Điều trị 5.1.Kiến thức cơ bản về thuốc điều trị - Từ năm 1990 đến nay thuốc giun thường được dùng là các loại thuốc Mebendazol, Albendazol, Pyrantel pamoat. Các thuốc này ít độc và có tác dụng với nhiều loại giun. - Các thuốc Mebendazol và Albendazol có tác dụng ức chế hấp thu glucose làm suy giảm glucozen và ATP cần cho hoạt động sống của giun. Thuốc rất ít hấp thu qua ống tiêu hoá, phần lớn thuốc( 90% ) thải trừ qua phân sau 24 giờ, 5-10% thải qua nước tiểu. - Tác dụng phụ nhẹ, hiếm gặp: Đau bụng, đi lỏng, sốt, ngứa, phát ban. - Thuốc Pyrantel pamoat có tác dụng làm liệt cứng cơ giun. Thuốc ít hấp thu qua ống tiêu hoá nên tác dụng tại chỗ mạnh, 50-70% thuốc thải qua phân. - Tác dụng phụ nhẹ và thoảng qua: Đau bụng, đi lỏng, nôn, nhức đầu , chóng mặt. 5.2.Điều trị - Nguyên tắc điều trị: Phải điều trị hàng loạt cho cả gia đình và tập thể. Phải kết hợp giữa điều trị và phòng bệnh để chống tái nhiễm. - Thuốc điều trị + Mebendazol: Trước đây thường dùng biệt dược Vermox viên đóng hàm lượng 100 mg. Uống 1 viên vào buổi sáng, sau 2 tuần uống nhắc lại 1 viên. Chống chỉ định: Trẻ em dưới 24 tháng tuổi, người có thai. Hiện nay thường dùng biệt dược Fugaca và Mebendazol dạng viên quả núi đều đóng hàm lượng 500 mg điều trị 1 liều duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm. - - + Albendazol (Zentel) viên 200 mg: Điều trị cho người lớn và trẻ em liều như nhau, 400mg uống 1 lần duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm. Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 24 tháng tuổi. + Pyrantel pamoat (Combantrin) (Panatel) viên 125 mg hoặc 250mg: Điều trị 10 mg/ kg liều duy nhất. Chống chỉ định: Trẻ em < 6 tháng, phụ nữ có thai, người bị suy gan. 5.3. Điều trị hàng loạt cho cả gia đình và tập thể nhằm giải quyết khâu nguồn bệnh, diệt giun trên cơ thể người bệnh sẽ hạn chế được trứng giun phát tán ở môi trường. Thường dùng Mebendazol ( hoặc với trẻ em dưới 24 tháng tuổi, trên 6 tháng thì dùng Pyrantel pamoat ) uống các đợt cách nhau 3 tháng vì thuốc này ít độc, tác dụng tốt Nói chung với tất cả các loại thuốc giun không nên điều trị khi bệnh nhân đang bị bệnh cấp tính, những người có tiền sử mẫn cảm với thuốc hoặc suy gan, suy thận. Khi uống các loại thuốc giun không nên uống bia, rượu. 6. Phòng bệnh 6.1.Nguyên tắc - Phải kết hợp giữa phòng bệnh với điều trị để chống tái nhiễm. - Với các tập thể nhiễm giun kim cao cần điều trị hàng loạt để chống tái nhiễm. - Vì giun kim có tuổi thọ ngắn nên nếu phòng chống nhiễm lại một cách tích cực thì có thể không cần dùng thuốc điều trị bệnh cũng tự khỏi. 6.2.Các biện pháp phòng bệnh - Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ về phòng chống bệnh giun kim. Làm cho người dân ý thức được bệnh này phân bố rộng khắp nơi và mức độ nhiễm giun phụ thuộc vào trình độ vệ sinh . - Vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, không nên để trẻ em mặc quần hở đũng hoặc không mặc quần để tránh trẻ gãi hậu môn làm tay bị ô nhiễm trứng. Giáo dục cho trẻ bỏ thói quen cắn móng tay, mút móng tay và thường xuyên cắt móng tay. Rửa hậu môn cho trẻ nhỏ bằng xà phòng vào buổi sáng để diệt trứng giun kim. Không để trẻ lê la ở nền đất bẩn. - Vệ sinh tập thể: lau rửa sàn nhà, bàn ghế hàng ngày ở các nhà trẻ mẫu giáo. Quần áo, chăn chiếu thường xuyên được gịăt và phơi nắng để diệt trứng. - Điều trị hàng loạt cho cả gia đình và tập thể có trẻ nhiễm giun kim 3 tháng một lần. . Giun sán - Giun kim ( Enterobius vermicularis ) 1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của giun kim 1.1.Đặc điểm sinh học : Giun kim trưởng thành là loại giun rất nhỏ, mầu trắng,. nuốt phải trứng giun kim có ấu trùng sẽ bị nhiễm giun. Thời gian hoàn thành chu kỳ là 28 ngày, đời sống của giun kim là 2 tháng. - Chu kỳ bất thường (Hay hiện tượng tự tái nhiễm): Có những trường. ĐHYTN thấy trẻ em lứa tuổi mẫu giáo(4 - 6 tuổi) nhiễm 48,81% cao hơn lứa tuổi nhà tr ( 1- 3 tuổi ) nhiễm 30,55%. - Phân bố: Thường gặp ở các nhà trẻ, mẫu giáo . - Bệnh có tính chất đặc hiệu về

Ngày đăng: 05/08/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w