RỐI LOẠN TÂM THẦN ÁM ẢNH Rối loạn ám ảnh I. Khái niệm: Là sự xuất hiện lặp đi lặp lại những ý nghĩ hoặc hành vi ám ảnh. Các triệu chứng này rất khó chịu đối với người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bênh. Họ nhận thức được sự vô lý của các ý nghĩ và hành vi này, cố gắng tìm mọi cách để chống lại nhưng không có kết quả. Người bệnh có thể chỉ có ý nghĩ hoặc hành vi ám ảnh nhưng thường thì kết hợp cả hai. II. Một số loại rối loạn ám ảnh: - Ám ảnh bị lây bệnh. - Hoài nghi ám ảnh thường kèm theo các hành vi kiểm tra. Ví dụ một người trước khi rời khỏi nhà sợ quên khoá cửa hoặc tắt bếp ga phải trở về nhà nhiều lần để kiểm tra. - Một số ý nghĩ ám ảnh mà không có hành vi ám ảnh: Ý tưởng xúc phạm: Người mẹ đau khổ vì sợ sẽ không kìm chế nổi xung động muốn giết đứa con yêu quí của mình. III. Điều trị: • Trị liệu tâm lý: - Liệu pháp tâm lý nâng đỡ. - Liệu pháp hành vi: Có kết quả trong 60-75% các trường hợp. - Liệu pháp tâm lý gia đình. - Loại trừ tác dụng của sang chấn tâm lý. • Trị liệu bằng thuốc: Dùng thuốc kết hợp với trị liệu tâm lý. Thường dùng Anafranil kết hợp với thuốc giải lo âu. Theo các tác giả thuốc có hiệu quả với hành vi ám ảnh nhiều hơn so với ý tưởng ám ảnh. Bệnh tâm căn ám ảnh sợ I. Định nghĩa: Là sợ một cách vô lý đưa đến sự tránh né có ý thức những đồ vật hoặc tình huống thường không có tính chất nguy hiểm đối với hầu hết mọi người. Sự sợ này thường gây đau khổ cho người bệnh mặc dù họ vẫn nhận thức được rằng điều đó là không có cơ sở và vô lý. II. Các loại ám ảnh sợ: Rất đa dạng. Có tác giả đã kể đến 367 các loại tình huống gây ám ảnh sợ: Sợ chỗ đông người, sợ chỗ kín, sợ khoảng trống, sợ vật nhọn, sợ bẩn, sợ chỗ cao, sợ các con vật như chó mèo, rắn 1. Ám ảnh sợ khoảng rộng: Thuật ngữ này được dùng đầu tiên năm 1871 để chỉ những bệnh nhân sợ đi đến nơi công cộng mà không có bạn bè hoặc người thân đi kèm. Hiện nay còn được dùng để chỉ tất cả các ám ảnh sợ như sợ đám đông, sợ ở nhà một mình, sợ vào cửa hàng, sợ đi một mình trên các phương tiện giao thông như tàu hoả, xe buýt, máy bay, qua cầu, đường hầm ám ảnh sợ khoảng rộng gây nhiều trở ngại nhất cho người bệnh, một số BN hầu như không dám ra khỏi nhà. Hay gặp ở lứa tuổi 15-35. Nữ nhiều hơn nam (3/1). Có thể kết hợp với hoảng sợ cấp. 2. Ám ảnh sợ xã hội: Là sự sợ dai dẳng các tình thế xã hội như là sợ người khác nhìn mình đưa đến sự tránh né các tình huống này. Có nhiều loại như sợ ăn uống nơi công cộng, sợ phát biểu trước đám đông, sợ gặp người khác giới thường là các tình huống xã hội ngoài gia đình. 3. Ám ảnh sợ chuyên biệt: Còn gọi là ám ảnh sợ đơn thuần, riêng rẽ hoặc duy nhất. Đây là các ám ảnh sợ chỉ giới hạn vào những tình thế hết sức chuyên biệt như sợ rắn, nhện, chỗ cao, khoảng kín như thang máy, máy bay, sợ côn trùng, sợ máu, vết thương Bệnh nhân loại này có thể dễ dàng tránh né hơn hai loại trên. . III. Điều trị: - Điều trị tâm lý: Dùng liệu pháp tâm lý nâng đỡ, trị liệu hành vi, thư giãn. - Điều trị bằng thuốc: Dùng các thuốc giải lo âu kết hợp với trị liệu tâm lý. . RỐI LOẠN TÂM THẦN ÁM ẢNH Rối loạn ám ảnh I. Khái niệm: Là sự xuất hiện lặp đi lặp lại những ý nghĩ hoặc hành vi ám ảnh. Các triệu chứng này rất khó chịu đối với người bệnh, ảnh hưởng. bệnh có thể chỉ có ý nghĩ hoặc hành vi ám ảnh nhưng thường thì kết hợp cả hai. II. Một số loại rối loạn ám ảnh: - Ám ảnh bị lây bệnh. - Hoài nghi ám ảnh thường kèm theo các hành vi kiểm tra với trị liệu tâm lý. Thường dùng Anafranil kết hợp với thuốc giải lo âu. Theo các tác giả thuốc có hiệu quả với hành vi ám ảnh nhiều hơn so với ý tưởng ám ảnh. Bệnh tâm căn ám ảnh sợ I. Định