RỐI LOẠN TÂM THẦN CẤP - MẠN (Kỳ 2) II. RỐI LOẠN TÂM THẦN MÃN 1. Các biểu hiện triệu chứng: Các bệnh nhân có thể biểu hiện: - Khó khăn trong suy nghĩ và tập trung chú ý. - Nghe thấy các tiếng nói bất thường. - Có những điều tin kỳ lạ (ví dụ: có những lực lượng siêu nhiên, bị theo, truy hại…). - Các triệu chứng cơ thể đặc biệt (ví dụ: có các động vật hay đồ vật bất thường bên trong cơ thể mình). - Các vấn đề về cảm xúc hành vi bất thường. - Có thể có các rắc rối trong điều hành công việc hay nghiên cứu. - Gia đình có thể đưa bệnh nhân đi khám bệnh vì các biểu hiện bàng quan, cô lập, tách biệt với mọi người, lười vệ sinh cá nhân hoặc có cá hành vi kỳ dị. 2. Các đặc trưng để chẩn đoán: Là các rối loạn mãn tính với cac đặc trưng sau đây: - Rút lui, cô lập khỏi xã hội. - Giảm động lực hoặc giảm các mối quan tâm thích thú, lơ là chăm sóc bản thân. - Các rối loạn tư duy (biểu hiện bằng ngôn ngữ kỳ lạ hoặc rời rạc không liên quan). 3. Các giai đoạn có tính chất chu kỳ biểu hiện: - Kích động hoặc bồn chồn bất an. - Hành vi kỳ lạ. - Các ảo giác (các tri giác sai lầm hay tưởng tượng, ví dụ: nghe thấy cá tiếng nói mà người khác không nghe thấy). - Các hoang tưởng (các điều tin chắc chắn và hoàn toàn sai lầm, ví dụ: bệnh nhân cho rằng mình có dòng dõi hoàng gia, đang nhận được cá thông điệp từ T.V, đang bị theo dõi hoặc truy hại). 4. Chẩn đoán phân biệt: - Nếu các triệu chứng trầm cảm nổi bật trong bệnh cảnh (khí sắc trầm, buồn, bi quan, cảm giác có tội ). - Nếu các triệu chứng hưng cảm chiếm ưu thế trong bệnh cảnh (kích thích, tăng sắc, tự cao). - Nhiễm độc mạn tính hoặc trạng thái cai rượu, cai các chất khác (chất kích thích, chất gây ảo giác) có thể gây ra các triệu chứng loạn thần. 5. Các hướng dẫn quản lý: Thông tin cơ bản của bệnh nhân và gia đình: - Kích động và các hành vi kỳ lạ là các triệu chứng của một bệnh tâm thần. - Các triệu chứng có thể luôn biến động. Có các triệu chứng báo trước và các triệu chứng sớm khi tái phát. - Thuốc men là thành tố cơ bản trong trị liệu để làm giảm các triệu chứng hiện tại và các dự phòng tái phát. - Trợ giúp của gia đình đóng vai trò cơ bản để bệnh nhân tuân thủ điều trị và tái phục hồi chức năng một cách có hiệu quả. - Các tổ chức cộng đồng có thể là nguồn trợ giúp quý báu cho bệnh nhân và gia đình họ. 6. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình: - Thảo luận kế hoạch điều trị với các thành viên trong gia đình bệnh nhân để họ ủng hộ, trợ giúp thực hiện. - Giải thích về tác dụng dự phòng tái phát của thuốc và thông báo cho bệnh nhân về các tác dụng phụ của thuốc. - Khích lệ bệnh nhân hoạt động ở mức độ thích hợp nhất trong công tác và trong các hoạt động sống hàng ngày. - Khuyến khích bệnh nhân tôn trọng các tiêu chuẩn và niềm tin của cộng đồng (ăn mặc, biểu hiện, hành vi ứng xử). - Giảm thiểu các stress và kích thích. · Không tranh luận, cãi nhau với các biểu hiện tư duy, loạn thần… của bệnh nhân. · Tránh đối đầu hay chỉ trích bệnh nhân. · Trong giai đoạn và các triệu chứng nặng lên cần để bệnh nhân nghỉ ngơi và tách biệt với các stress. 7. Thuốc men: - Các thuốc chống loạn thần sẽ làm giảm các triệu chứng loạn thần (ví dụ: Haloperidol 2 - 5 mg dùng tới 3 lan trong ngay hoặc Chlorpromazine 100 -200 mg dùng tới 3 lần trong ngày). Nên dùng liều thấp nhất có thể được mà vẫn có hiệu quả mặc dù ở một số bệnh nhân có thể cần có liều cao hơn. - Phải cho bệnh nhân biết rằng việc dùng thuốc liên tục sẽ giảm được nguy cơ tái phát. Nhìn chung, các thuốc chống loạn thần cần được dùng tiếp tục ít nhất là 3 tháng sau cơn loạn thần đầu tiên và cần dùng lâu dài hơn sau các cơn tiếp theo. - Nếu bệnh nhân không chịu uống thuốc như y lệnh của bác sĩ, có thể tiêm các thuốc chống loạn thần có thời gian bán hủy dài để đảm bảo việc duy trì liên tục và giảm nguy cơ tái phát. - Thông báo cho bệnh nhân biết các tác dụng phụ có thể xảy ra. Các tác dụng phụ vận động thường gặp là: . Loạn trương lực hay co thắt xoắn vặn cơ cấp. Các biểu hiện này có thể điều trị được bằng tiêm Benzodiazepine hoặc dung thuốc chống parkinson. . Bồn chồn bất an, vận động không ngừng nghỉ, các triệu cứng này có thể điều trị được bằng giảm liều hoặc dùng thuốc chẹn β. . Các triệu chứng giống Parkinson (run, mất vận động) có thể điều trị bằng uống thuốc chống Parkinson (ví dụ: Biperiden 1 mg 3 lần trong một ngày). 8. Khám chuyên khoa: - Nếu có cơ sở, cần xem xét khám chuyên khoa cho tất cả các trường hợp mới có các rối loạn loạn thần. - Trầm cảm hoặc hưng cảm có các triệu chứng loạn thần có thể cần một phương thức điều trị khác. Cân nhắc khám chuyên khoa để chẩn đoán rõ ràng và đảm bảo một trị liệu đúng đắn nhất. - Khám chyên khoa với các dịch vụ cộng đồng thích hợp có thể làm giảm bớt gánh nặng cho các gia đình và tăng cường khả năng tái phục hồi. - Cần xem xét khám chuyên khoa với các trường hợp có các tác dụng phụ vận động nặng. . RỐI LOẠN TÂM THẦN CẤP - MẠN (Kỳ 2) II. RỐI LOẠN TÂM THẦN MÃN 1. Các biểu hiện triệu chứng: Các bệnh nhân có thể biểu hiện: - Khó khăn trong suy nghĩ và tập trung chú ý. - Nghe thấy. đoán: Là các rối loạn mãn tính với cac đặc trưng sau đây: - Rút lui, cô lập khỏi xã hội. - Giảm động lực hoặc giảm các mối quan tâm thích thú, lơ là chăm sóc bản thân. - Các rối loạn tư duy. Khám chuyên khoa: - Nếu có cơ sở, cần xem xét khám chuyên khoa cho tất cả các trường hợp mới có các rối loạn loạn thần. - Trầm cảm hoặc hưng cảm có các triệu chứng loạn thần có thể cần một