VỊ TRÍ, CẤU TẠO, HÌNH DẠNG CỦA NẤM pot

16 881 4
VỊ TRÍ, CẤU TẠO, HÌNH DẠNG CỦA NẤM pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VỊ TRÍ, CẤU TẠO, HÌNH DẠNG CỦA NẤM 1.1. Vị trí của nấm trong thế giới sinh vật: Nấm (Fungi hoặc Mycetes) là những sinh vật, cơ thể được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào. Trong cấu tạo tế bào nấm có nhân thực, đặc điểm này khác với vi khuẩn (Schizomycetes hay bacteria). Nhưng ngược lại nấm không có diệp lục tố (chlorophyll), vì thế nấm không phải là sinh vật tự dưỡng vì không tự tổng hợp ra cacbonhydrat và protit từ các chất đơn giản. Nấm là sinh vật dị dưỡng (heterotroph). Nấm sống theo kiểu hoại sinh (saprophyte) trên những cơ thể động vật hay thực vật đã chết hoặc nấm sống theo kiểu ký sinh (parasite) trên những phần cơ thể sống khác. Một số loài nấm có thể sống theo cả hai cách sống trên. Phương thức sống của thực vật là tự dưỡng (autotroph) còn của động vật là theo phương thức nhai (holozoikus). Trong khi đó nấm nhận các chất dinh dưỡng cần thiết từ những môi trường bên ngoài bằng cách hấp thụ (chylotroph). Nấm gần gũi với thực vật hơn vì cấu tạo của nấm cũng có thành tế bào, nấm cũng không có khả năng di động như thực vật. Do những đặc điểm này nên trước đây người ta xếp nấm là một thành viên của giới thực vật. Nhưng theo quan niệm mới thì nấm không phải là thực vật, cũng không phải là động vật mà nó được coi như một giới riêng. Dựa trên những nghiên cứu người ta thấy cấu tạo của tế bào nấm khác với cấu tạo của tế bào thực vật như sau: + Thành tế bào của nấm có chứa hemicelluloza và kitin (trừ một vài loài trong lớp Oomycetes thành tế bào chứa celluloza), ngược lại thành tế bào thực vật cao cấp chứa celluloza. + Trong tế bào thực vật thường có thể lưới nội tương (reticulum endoplasmatic) còn trong tế bào nấm ít thấy. Trong tế bào nấm thấy ribôsôm và những ribôsôm này thường không kết hợp với lưới nội tương mà ở dạng phân tán trong nguyên sinh chất. + Trong tế bào nấm hình dạng của ti lạp thể (mitochondria) không đều, ít cứng hơn so với ti lạp thể của tế bào thực vật. + Lomasom: là cơ quan được cấu tạo bởi chất không đồng nhất, nó nằm giữa màng nguyên sinh chất và thành tế bào. Cơ quan này chỉ có ở trong tế bào nấm còn trong tế bào thực vật và động vật thì không thấy. + Quá trình phân chia nhân ở nấm đơn giản hơn quá trình phân chia nhân ở thực vật. Trong quá trình phân chia nhân ở nấm ít hình thành thoi phân bào còn ở thực vật hay động vật thì thường thấy hơn. + Thành tế bào thực vật có cấu trúc cacbonhydrat thường ở dạng liên kết - 1,4-amiloza hoặc liên kết -1,4 ngược lại ở trong thành tế bào nấm thường xuất hiện những liên kết sau: glucan -1,3; -1,3; -1,6 hoặc mannan hình thành do manoza liên kết với protid ở dạng  (1-3);  (1-6). Theo phân loại hiện nay, thế giới sinh vật gồm có 5 giới là Monera, Protoctista, Plantae, Fungi, Animalia, mối quan hệ được tóm tắt trong hình 1.1. GIỚI NẤM Hình 1.1: Thế giới sinh vật. NHÓM NGUYÊN SINH GIỚI KHỞI SINH (Monera) Lớp nấm tiếp hợp Zygomycota Lớp nấm có 1 roi (Chrytridiomycota) Lớp nấm nhầy Myxomycota Lớp nấm đảm Basidiomycota Lớp nấm bất toàn Deuteromycota Lớp nấm có 2 roi Oomycota Vi khuẩn bacteria Tảo Lam Cyanophyta 1.2. Hình dạng đại thể của nấm: Tế bào nấm phát triển rồi phân nhánh tạo nên sợi nấm, từ sợi nấm này tiếp tục phát triển phân nhánh tạo nên hệ sợi nấm chằng chịt ở trên môi trường. Trong sợi nấm có vách ngăn phân chia các tế bào nấm với nhau. Những hệ sợi nấm tạo nên khuẩn lạc mà mắt người ta có thể quan sát được. Theo chức năng đặc điểm của từng hệ sợi nấm mà người ta thường chia ra làm hai loại hệ sợi: + Hệ sợi nấm cơ chất: phát triển ăn sâu vào cơ chất (môi trường), nhiệm vụ của hệ sợi nấm này là lấy thức ăn từ môi trường xung quanh để dinh dưỡng và phát triển. + Hệ sợi nấm không khí: phát triển trên bề mặt môi trường và thường nhô lên. Hệ sợi nấm này gồm những sợi nấm không có cơ quan sinh sản (vegetative) và những loại sợi nấm “không khí” (aerial hyphae), những sợi nấm này mang những cơ quan sinh sản vô tính hay hữu tính (hình 1.2). Hình 1.2: Hình dạng đại thể của nấm. 1. Hệ sợi nấm cơ chất. 3. Hệ sợi nấm. 2. Khuẩn lạc phía trên môi trường. 4. Cơ quan sinh sản mang bào tử. 1.3. Cấu tạo của tế bào nấm: Tế bào nấm thường có các thành phần chủ yếu sau: vỏ tế bào, thành tế bào, lomasom, màng nguyên sinh chất, nguyên sinh chất, thể lưới nội mô, nhân tế bào, ty lạp thể, không bào, ribosom. + Vỏ tế bào: vỏ tế bào nấm là một màng được cấu tạo bởi polysaccarit hoặc mucopolysaccarit, lớp màng này bao quanh tế bào nấm ở phía ngoài cùng, hơi dính. Nhiệm vụ của vỏ là bảo vệ tế bào, chống khô, giữ độ ẩm thích hợp cho tế bào hoạt động. Cấu tạo hoá học vỏ tế bào có một phần giống như cấu tạo của thành tế 4 1 2 3 bào và một số thành phần khác như mannan (poly-D-manoza), photphomannan hoặc hexoza (D-glucoza) và pentoza (D-xiloza,D-arabinoza). Trong vỏ tế bào đôi khi còn thấy có axit hexuron. + Thành tế bào: sau vỏ tế bào là thành tế bào có nhiệm vụ giữ cho tế bào có hình dạng nhất định. Thành tế bào được cấu tạo bởi hỗn hợp protit-polysaccarit. Trong hỗn hợp này thành phần polysaccarit thay đổi nhiều ít khác nhau đặc trưng cho từng nhóm nấm và dựa vào đây có thể phân loại các nhóm nấm. Phần polysaccarit có cấu trúc phức tạp và có một vai trò quan trọng trong miễn dịch. + Lomasom: lomasom là một cơ quan chỉ có ở trong tế bào nấm. Lomasom chính là một phần của tiền màng nguyên sinh chất (periplasma) nằm ở giữa thành tế bào và màng nguyên sinh chất. Lomasom được xây dựng bởi một hệ màng xoắn. Chức năng của lomasom còn chưa hiểu rõ. + Màng nguyên sinh chất: có hai lớp, cấu tạo bởi hỗn hợp protit-lipit là chính, ngoài ra còn có một phần polysaccarit. Màng nguyên sinh chất bao quanh nguyên sinh chất. Trong tế bào nấm màng nguyên sinh chất thường tạo ra lưới nội nguyên sinh, màng nhân và màng của không bào. + Nguyên sinh chất (plasma): cũng như nguyên sinh chất của các tế bào có nhân, nguyên sinh chất của tế bào nấm có chứa các chất điện giải, các chất chuyển hoá khác, các chất dự trữ, protit và một số chất khác. + Thể lưới nội tương (reticulum endoplasma) hoặc ergestoplasma: có ở trong nguyên sinh chất của tế bào nấm. Thể lưới nội tương được xây dựng bởi một hệ màng ống, trên bề mặt phía ngoài có màng tiểu thể (microsom) và ribosom/nhiễm sắc thể/hoặc nhiều thể nhỏ/polysom/. Trong thể lưới nội tương diễn ra nhiều quá trình tổng hợp như tổng hợp axit béo… + Sferosom: là những hạt mỡ được bao bọc bằng một lớp màng bắt nguồn từ thể nội tương. Những hạt mỡ này làm nhiệm vụ chuyên chở những chất dự trữ vào không bào. Sferosom có thể coi là tiền lizosom (primer lizosom). + Diktiosom (dụng cụ “Golgi”): được tạo bởi những nốt sần kết hợp lại với nhau và được bao bọc bởi một lớp màng bắt nguồn từ lưới nội tương. Nhiệm vụ của cơ quan này là chuyên chở những chất cần thiết và những men cho quá trình sinh tổng hợp thành tế bào và màng nguyên sinh chất. + Nhiễm sắc thể (ribosom): trong nguyên sinh chất của tế bào nấm có thể tìm thấy nhiễm sắc thể. Hình dạng, kích thước và chức năng cũng giống như nhiễm sắc thể của những tế bào có nhân khác. Nhiễm sắc thể thường dính vào mặt ngoài của không bào và của lưới nội tương. Sự “tích tụ” nhiễm sắc thể dẫn đến tạo ra nhiều thể nhỏ là dấu hiệu hoặc là kết quả của quá trình tổng hợp protit. + Không bào: là một “túi” được bao bọc bởi một màng xuất phát từ lưới nội tương. Trong không bào là môi trường lỏng có các chất điện giải, các chất chuyển hoá, các chất dự trữ, enzym. Do vai trò của không bào trong “tiêu hoá” nên có thể coi không bào là lizosom thứ hai. Trong tế bào có thể thấy một không bào lớn hoặc nhiều không bào nhỏ. Vai trò áp lực đệm điều hoà sự thẩm thấm và vai trò áp lực đệm thủy tĩnh của không bào rất quan trọng trong quá trình phân chia tế bào gián phân (mitozis) cũng như trong quá trình lớn lên của tế bào. + Nhân: trong tế bào nấm luôn có nhân thực với hình dạng rõ rệt và dễ dàng phân biệt với các thành phần khác trong nguyên sinh chất. - Nhân có hình dạng kích thước nhất định và được bao bọc bởi hai lớp màng bắt nguồn từ lưới nội tương. Màng nhân ngăn cách nhân với các thành phần khác của nguyên sinh chất. - Cấu trúc của nhân: phía trong nhân là hạch nhân, cromatin, chất nhân. Cấu trúc và chức năng nhân tế bào nấm cũng giống như cấu trúc và chức năng của nhân những tế bào khác. Nhưng trong quá trình phân chia tế bào thì thể “trung tâm” chỉ đạo quá trình phân chia tách cromasom không xảy ra ở ngoài mà được xếp đặt trong màng nhân. Mặt khác, khi quá trình phân chia xảy ra thì cromasom kéo dài và tiếp theo là điểm trung tâm lớn tạo thành hai điểm trung tâm nhỏ và được sắp xếp trên hai phía đối ngược của màng nhân. Ngoài ra màng nhân của tế bào nấm không tan mà chỉ kéo dài ra, trước hết là màng nhân ở bên trong, sau đó do sự thắt lại màng phía ngoài mà nhân được cắt thành hai (hình 1.3). + Ty lạp thể (mitokondrium): ty lạp thể là một cơ quan đặc biệt của những tế bào có nhân thực. Ty lạp thể có một hoặc nhiều ở trong mọi tế bào, nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình oxy hoá. Người ta thấy màng bên trong của ty lạp thể tế bào nấm tương tự như màng tế bào của những tế bào tiền nhân. Cấu tạo và chức năng ty lạp thể của tế bào nấm cũng giống như trong các tế bào có nhân thực khác. + Plasmit: ở một vài loài nấm người ta thấy có DNA ở trong nguyên sinh chất, như vậy DNA này nằm ở ngoài nhân. Vai trò của plasmit còn chưa được hiểu biết rõ. DNA này có dạng hình vòng tròn kép. 1.4. Một số đặc điểm của nấm da: 1.4.1. Sợi nấm: Nấm da có các sợi nấm có vách ngăn, có hình thái chung như sợi nấm của các loại nấm khác, tuy nhiên nấm da còn có thể có một số sợi nấm có hình dạng đặc biệt. + Các sợi nấm tạo thành cuộn: một số sợi nấm phát triển ngoằn ngoèo quanh co xuất phát từ một điểm của hệ sợi rồi quấn vào nhau tạo nên hình dạng giống như một cuộn dây và từ đây những sợi nấm khác lại tiếp tục phát triển (hình 1.4-1). Hình 1.3: Phân chia nhân của tế bào nấm. a) Nhân tế bào co lại tạo hình quả tạ. b) Nhân tế bào hình thành hai khúc nhân. c) Hai nhân con hình thành và tách rời nhau. [...]... Sợi nấm dạng cuộn; 2 Sợi nấm dạng lò xo; 3 Sợi nấm dạng vợt; 4 Sợi nấm dạng “lược thưa”; 5 Sợi nấm có bào tử áo ở cuối hình đinh” một chiếc lược thưa đơn giản (hình 1.4-4) + Sợi nấm có dạng hình “đinh” ở cuối: một số sợi nấm ở đầu cuối thường có bào tử áo (chlamydospora) hình dạng giống như hình “đinh” (hình 1.4-5) 1.4.2 Những cơ quan sinh sản vô tính của nấm da: Bằng cách sinh sản vô tính, nấm da... loài nấm thường xuất hiện những sợi nấm có dạng hình cái vợt Trên những sợi nấm này từng đoạn phình ra rồi thuôn lại tạo nên hình vợt (hình 1.4-3) + Sợi nấm có dạng hình “lược thưa”: một số loài nấm như Microsporum audouinii thường xuất hiện những sợi nấm có dạng hình “lược thưa” rất đặc hiệu Một phía sợi nấm xuất hiện những sợi nhỏ và thưa trông giống như Hình 1.4: Một số dạng sợi nấm đặc biệt 1 Sợi nấm. ..+ Sợi nấm tạo những vòng xoắn dạng lò xo: trong một vài loài nấm da, người ta thấy một số đầu cuối của sợi nấm tạo nên những vòng xoắn, có thể là một vòng, có thể là nhiều vòng Những vòng xoắn này không phân nhánh, không có vách ngăn, phía ngoài sợi nhẵn và thường mảnh Vòng xoắn thường có hai dạng: dạng vòng xoắn cuộn đều sát vào nhau và dạng giống lò xo bị giãn (hình 1.4-2) + Sợi nấm có dạng hình vợt:... khoảng vài micron, có dạng hình cầu, hình quả lê hay quả chanh Những bào tử nhỏ thường xuất hiện ở bên cạnh sợi nấm hoặc ở đầu cuối của sợi nấm, chúng có thể đính trực tiếp trên sợi nấm hoặc đính vào sợi nấm thông qua một cuống ngắn Bào tử nhỏ có khi tạo thành từng chùm trông giống như những chùm nho (hình 1.5) - Bào tử lớn: những bào tử có kích thước dài hàng trăm micron, hình dạng thay đổi tùy theo... theo từng loài nhưng nhìn chung có dạng hình thoi đơn giản, hình bút chì hay hình cái côn Trong bào tử Hình 1.5: Bào tử nhỏ dạng chùm của T.ment var interdigitale lớn có một hoặc nhiều ngăn tế bào Khi già bào tử lớn vỡ gẫy tung ra các bào tử và từ các bào tử này có thể nẩy mầm sinh ra sợi nấm mới khi điều kiện môi trường thích hợp Hình dạng, kích thước và các đặc điểm của bào tử lớn có vai trò rất quan... trong việc phân biệt một số loài nấm với nhau Thành tế bào của bào tử lớn có thể mỏng hoặc dày đặc trưng cho từng chi Phía ngoài của bào tử lớn của Trichophyton nhẵn còn của Microsporum thường xù xì có gai (hình 1.6) 1 2 Hình 1.6: Bào tử lớn 1: Của Microsporum, 2: Của Trichophyton Bào tử lớn có thể đứng đơn độc hoặc đứng thành chùm, thường xuất hiện hai phía của sợi nấm, có thể có cuống hoặc không có... chuối hoặc giống chiếc găng tay (hình 1.7) Arthrospora (bào tử đốt): trong sợi nấm sinh nhiều ngăn gần nhau, sợi nấm đứt ngang các ngăn thành các đốt rời nhau, mỗi đốt gọi là một bào tử đốt Bào tử đốt thường được tạo thành khi những loài nấm da gây bệnh trên động vật hay trên da, tóc của người (hình 1.8) Hình 1.7: Bào tử lớn thành chùm của Epidermophyton floccosum Hình 1.8: Bào tử đốt trong mẫu bệnh... chưa tìm thấy + Thể quả của nấm da thường có hình tròn, kích thước vài trăm micromet, cấu tạo thường xốp Trong thể quả có chứa những nang bào tử, trong mỗi nang bào tử thường có 8 bào tử + Phía ngoài thể quả có những sợi nấm đặc biệt (peridium) bao phủ Những sợi peridium là những sợi nấm đặc biệt và có những đặc điểm khác nhau đặc trưng cho từng chi hay từng loài (hình 1.10) Hình 1.10: Thể quả (gymnothecium)... Chlamydospora (bào tử áo): đây cũng là một dạng bào tử vô tính, hình Hình 1.9: Bào tử áo tròn hay không hoàn toàn tròn, thành dày (hình 1.9) Bào tử áo thường xuất hiện khi điều kiện môi trường không thuận lợi Hầu hết các loài nấm da đều tạo ra bào tử áo với số lượng khác nhau tùy loài Loài Epidermophyton floccosum thường tạo ra nhiều bào tử áo 1.4.3 Cơ quan sinh sản hữu tính: Nấm da cũng tạo cơ quan sinh sản... những loài có dạng sinh sản hữu tính vào hai chi Arthroderma và Nannizzia, họ Gymnoascaceae, bộ Eurotiales thuộc lớp Euascomycetes 1.4.4 Tính đa dạng (pleomorfism): + Một số nấm da, sau khi cấy nhiều lần lặp lại trên môi trường thì khuẩn lạc hay tạo nên những “lông mịn” màu trắng và khi đó thường không tạo ra các cơ quan sinh sản như bào tử nhỏ hay bào tử lớn + Khi có tính đa dạng này nấm da thay đổi . VỊ TRÍ, CẤU TẠO, HÌNH DẠNG CỦA NẤM 1.1. Vị trí của nấm trong thế giới sinh vật: Nấm (Fungi hoặc Mycetes) là những sinh vật, cơ thể được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào. Trong cấu. một số sợi nấm ở đầu cuối thường có bào tử áo (chlamydospora) hình dạng giống như hình “đinh” (hình 1.4-5). Hình 1.4: Một số dạng sợi nấm đặc biệt. 1. Sợi nấm dạng cuộn; 2. Sợi nấm dạng lò xo;. thường có hai dạng: dạng vòng xoắn cuộn đều sát vào nhau và dạng giống lò xo bị giãn (hình 1.4-2). + Sợi nấm có dạng hình vợt: một số loài nấm thường xuất hiện những sợi nấm có dạng hình cái vợt.

Ngày đăng: 05/08/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan