Bài tập Vật lý 10 (Trắc nghiệm và tự luận phần 01)

65 1.8K 0
Bài tập Vật lý 10 (Trắc nghiệm và tự luận phần 01)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vật lý 10 – Phần 1 MỤC LỤC Chương 1: Động học chất điểm 2 A. Tóm tắt lý thuyết 2 1. Các khái niệm cơ bản 2 2. Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều 2 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều 3 4. Sự rợ tự do 3 5. Chuyển động tròn đều 4 6. Công thức cộng vận tốc 4 B. Bài tập tự luận 5 1. Dạng 1: Tốc độ trung bình. Vận tốc trung bình 5 2. Dạng 2: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều 7 3. Dạng 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều 10 4. Dạng 4: Sự rơi tự do 14 5. Dạng 5: Chuyển động tròn đều 16 6. Dạng 6: Công thức cộng vận tốc 16 C. Câu hỏi trắc nghiệm 18 Chương 2: Động lực học chất điểm 30 A. Tóm tắt lý thuyết 30 1. Tổng hợp và phân tích lực 30 2. Các định luật Newton 30 3. Các lực cơ học 31 4. Lực quán tính 31 5. Lực hướng tâm và lực quán tính ly tâm 32 6. Chuyển động của vật bị ném 32 B. Bài tập tự luận 33 1. Dạng 1: Tổng hợp và phân tích lực 33 2. Dạng 2: Phương pháp động lực học 33 3. Dạng 3: Phương pháp tọa độ 44 C. Câu hỏi trắc nghiệm 46 Chương 3: Tĩnh học vật rắn 58 A. Tóm tắt lý thuyết 58 1. Momen lực 58 2. Điều kiện cân bằng của vật rắn 58 B. Bài tập tự luận 59 Dạng 1: Điều kiện cân bằng của vật rắn 59 C. Câu hỏi trắc nghiệm 63 - 1 - Vật lý 10 – Phần 1 CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Các khái niệm cơ bản - Chuyển động cơ học: sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác. Vật được chọn để so sánh vị trí của vật chuyển động được gọi là vật mốc. - Chất điểm: những vật có kích thước rất nhỏ so với các khoảng cách mà ta xét. Theo khái niệm này mọi vật đều có thể coi là chất điểm. - Khi chất điểm chuyển động vạch lên một đường gọi là quỹ đạo của chất điểm. Dựa vào hình dạng quỹ đạo, ta phân chuyển động ra làm chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn… - Hệ quy chiếu: Để khảo sát chuyển động của vật, ta dùng hệ quy chiếu. Hệ quy chiếu bao gồm: vật mốc, hệ trục tọa độ gắn với vật mốc, gốc thời gian và đồng hồ đếm thời gian. - Trong chuyển động thẳng, ta chọn một trục tọa độ (Ox) trùng với đường thẳng quỹ đạo. Khi đó vị trí của vật được xác định bằng tọa độ x OM= . - Chuyển động tịnh tiến là chuyển động của vật trong đó mọi điểm trên vật vạch nên quỹ đạo như nhau. 2. Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều - Vận tốc: - Vận tốc trung bình: Vận tốc trung bình của chất điểm trong thời gian t ∆ là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh chậm và chiều chuyển động trong thời gian đó, được đo bằng thương số giữa độ dời vật thực hiện và thời gian thực hiện độ dời đó. Vận tốc là đại lượng vector. Đơn vị vận tốc là m/s. 0 0 tb x x x v t t t − ∆ = = ∆ − Nếu thời gian t∆ là rất nhỏ, ta có vận tốc tức thời tại thời điểm t: tt x v t ∆ = ∆ - Tốc độ trung bình: Tốc độ trung bình cho biết tính chất nhanh hay chậm của chuyển động, được đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và thời gian dùng để đi quãng đường đó. tb s v t = ∆ - Chuyển động thẳng đều: + Định nghĩa: Chuyển động thẳng đều là chuyển động của vật có quỹ đạo là đường thẳng và vận tốc tức thời không thay đổi theo thời gian. + Phương trình chuyển động thẳng đều: 0 0 ( )x x v t t= + − + Đồ thị tọa độ - thời gian: đường thẳng xất phát từ điểm (t0, x0), có hệ số góc bằng vận tốc, hướng lên nếu vật chuyển động cùng chiều dương, hướng xuống nếu vật chuyển động ngược chiều dương. + Đường đi: 0 0 s ( )x x v t t= − = − - 2 - Vật lý 10 – Phần 1 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều - Gia tốc: + Định nghĩa: Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi của vận tốc, được đo bằng độ biến thiên vận tốc trong một đơn vị thời gian. 0 0 tb v v v a t t t − ∆ = = ∆ − Nếu t∆ rất nhỏ ta có gia tốc tức thời ở thời điểm t: 0 0 tt v v v a t t t − ∆ = = ∆ − + Vector gia tốc: 0 0 v v v a t t t − ∆ = = ∆ − r r r r Đơn vị gia tốc: m/s2. - Chuyển động thẳng biến đổi đều: + Định nghĩa: Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động của vật có quỹ đạo là đường thẳng và gia tốc tức thời không đổi. + Phương trình vận tốc: 0 0 ( )v v a t t= + − Vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều biến thiên đều đặn theo thời gian. * Nếu vật chuyển động nhanh dần đều: 0.a v av↑↑ ⇔ > r r * Nếu vật chuyển động chậm dần đều: 0.a v av↑↓ ⇔ < r r + Phương trình đường đi: 2 0 0 0 1 s ( ) ( ) 2 v t t a t t= − + − + Phương trình tọa độ: 2 0 0 0 0 1 ( ) ( ) 2 x x v t t a t t= + − + − + Hệ thức độc lập với thời gian: 2 2 0 0 2a 2a( )v v x x x− = ∆ = − 4. Sự rơi tự do - Định nghĩa: Sự rơi tự do là chuyển động của một vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực. - Đặc điểm: Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng, nhanh dần đều theo phương thẳng đứng với gia tốc bằng gia tốc trọng trường (không phụ thuộc vào khối lượng của vật). Các phương trình của sự rơi tự do (gốc tọa độ ở điểm thả rơi vật, chiều dương hướng xuống): - Phương trình vận tốc: 0 ( ) y v g t t= − - Phương trình tọa độ: 2 0 1 ( ) 2 y g t t= − - Thời gian rơi: 2h y h t g = ⇒ ∆ = - 3 - Vật lý 10 – Phần 1 - Vận tốc lúc chạm đất: 2v gh= 5. Chuyển động tròn đều - Định nghĩa: Chuyển động tròn đều là chuyển động của vật có quỹ đạo là đường tròn và tốc độ tức thời không đổi theo thời gian. - Đặc điểm: Trong chuyển động tròn đều, vật quay được những góc bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ. - Các đại lượng đặc trưng của chuyển động tròn đều: + Vận tốc trong chuyển động tròn đều có phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại mọi điểm. + Tốc độ góc (tần số góc) đo bằng góc quay được trong một đơn vị thời gian. 0 0 t t t ϕ ϕ ϕ ω − ∆ = ∆ − Đơn vị tốc độ góc: rad/s + Giữa tốc độ góc và tốc độ dài có liên hệ: .v r ω = r: bán kính quỹ đạo. + Chu kỳ: thời gian để vật chuyển động được một vòng quỹ đạo: 2 T π ω = + Tần số: số vòng mà vật chuyển động được trong thời gian 1s: 1 2 f T ω π = = Đơn vị tần số là Hz hoặc s-1. + Gia tốc hướng tâm: đặc trưng cho sự thay đổi về hướng của vận tốc: 2 2 ht v a r r ω = = 6. Công thức cộng vận tốc - Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. - Công thức cộng vận tốc: 13 12 23 v v v= + r r r 13 v r : vận tốc của vật (1) đối với vật (3). 12 v r : vận tốc của vật (1) đối với vật (2). 23 v r : vận tốc của vật (2) đối với vật (3). - 4 - Vật lý 10 – Phần 1 B. BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng 1: Tốc độ trung bình. Vận tốc trung bình - Tốc độ trung bình của chất điểm: + Bằng quãng đường đi được chia cho thời gian dùng để đi quãng đường đó: 2 1 tb s s v t t t = = ∆ − + Là đại lượng không âm. - Vận tốc trung bình: + Bằng độ dời chia cho thời gian thực hiện độ dời đó: 2 1 2 1 tb x xx v t t t −∆ = = ∆ − + Là đại lượng có giá trị đại số (có thể âm, dương hoặc bằng không). - Đơn vị chuẩn của vận tốc là m/s. Đơn vị thường dùng là km/h. 1km/h = (1/3,6)m/s Bài 1: Một chất điểm chuyển động trên đường thẳng có vị trí phụ thuộc vào thời gian theo bảng số liệu: t (s) 0 1 2 3 4 5 x (m) 0 2,5 9,4 21,1 37,2 57,9 Tính vận tốc trung bình của chất điểm trong: a) Hai giây đầu tiên. b) Thời gian từ giây thứ hai đến hết giây thứ 4. c) Cả thời gian chuyển động. Bài 2: Một chất điểm chuyển động trên đường thẳng có vị trí phụ thuộc vào thời gian theo bảng số liệu: t (s) 0 1 2,5 4 5 x (m) 0 4 -2 -2 0 Biết rằng trong từng khoảng thời gian cho trong bảng, chất điểm không đổi chiều chuyển động. Xác định tốc độ trung bình và vận tốc trung bình của chất điểm trong các khoảng thời gian: 0s đến 1s, 0s đến 4s, 1s đến 5s, 0s đến 5s. Bài 3: Một người đi xe máy từ A đến B hết 40 phút. Trong 10 phút đầu, xe máy chuyển động với vận tốc 42km/h, trong 20 phút tiếp theo chuyển động với vận tốc 10m/s, trong 10 phút sau cùng chuyển động với vận tốc 30km/h. Tính: a) Chiều dài đoạn đường AB. b) vận tốc trung bình trên đoạn đường AB. Bài 4: Một người đi xe máy trên quãng đường AB. Trên nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc 40km/h, nửa đoạn đường sau đi với vận tốc 60km/h. a) Tính vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường AB. b) Tính độ dài đoạn đường AB biết tổng thời gian đi từ A đến B là 2h. Bài 5: Trong nửa thời gian chuyển động đầu xe đạp có vận tốc 4m/s, trong nửa thời gian chuyển động sau, xe có vận tốc 6m/s. Tính vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động. Bài 6: Một người đi xe đạp với vận tốc 4m/s trong 1/3 đoạn đường đầu và đi xe máy với vận tốc 36km/h trong phần đường còn lại. a) Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường. b) Tính thời gian để đi hết đoạn đường đó, biết đoạn đường dài 18km. Bài 7: Một ô tô chuyển động trên đoạn đường MN. Trong nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc 30km/h. Trong nửa đoạn đường còn lại ô tô đi nửa thời gian đầu với vận tốc 54km/h và nửa thời gian còn lại đi với vận tốc 36km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường đó. - 5 - Vật lý 10 – Phần 1 Bài 8: Một người đi xe máy trên đoạn đường dài s (km). Trong nửa thời gian đầu , người đó đi được đoạn đường s 1 với vận tốc v 1 = 40km/h. Trên đoạn đường còn lại, người đó đi nửa đoạn đường đầu với vận tốc v 2 = 80km/h và nửa đoạn đường còn lại với vận tốc v 3 . Biết vận tốc trung bình trên suốt đoạn đường đi là v tb = 60km/h. Tính v 3 . - 6 - Vật lý 10 – Phần 1 Dạng 2: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều Phương trình chuyển động biểu diễn sự phụ thuộc của tọa độ của chất điểm theo thời gian. Để lập phương trình chuyển động của chất điểm, ta làm như sau: - Chọn hệ quy chiếu: + Trục tọa độ (thường trùng với đường thẳng quỹ đạo của chất điểm), gốc tọa độ và chiều dương. + Mốc thời gian: thường chọn là thời điểm bắt đầu khảo sát chuyển động của chất điểm. - Xác định điều kiện ban đầu: Ở thời điểm ban đầu (t = t0) là thời điểm được chọn làm gốc thời gian, xác định vận tốc và tọa độ của chất điểm: 0 0 ( 0) ( 0) x t x v t v = =   = =  * Chú ý: Nếu chất điểm chuyển động cùng chiều dương thì vận tốc nhận giá trị dương, nếu chất điểm chuyển động ngược chiều dương thì vận tốc nhận giá trị âm. - Viết vào phương trình chuyển động: 0 0 ( )x x v t t= + − - Dựa vào phương trình chuyển động để xác định lời giải của bài toán. + Vị trí ở thời điểm t = t1: chính là tọa độ x1 của chất điểm ở thời điểm: 1 0 0 1 0 ( )x x v t t= + − + Quãng đường chất điểm đi được trong một khoảng thời gian bằng độ lớn hiệu hai tọa độ của nó ở hai thời điểm đầu và cuối của khoảng thời gian đó: 0 0 s ( )x x v t t= − = − + Khoảng cách giữa hai chất điểm có giá trị bằng độ lớn của hiệu hai tọa độ của hai chất điểm đó: 2 1 d x x= − . + Hai chất điểm gặp nhau khi tọa độ của chúng bằng nhau: x 1 = x 2 . - Vẽ đồ thị của chuyển động: có hai loại đồ thị: + Đồ thị tọa độ - thời gian: là đường thẳng, xiên góc, có hệ số góc bằng vận tốc của vật. + Đồ thị vận tốc – thời gian: là đường thẳng song song với trục thời gian. Diện tích hình chữ nhật giới hạn bởi đồ thị vận tốc với trục thời gian trong một khoảng thời gian bằng quãng đường mà chất điểm đi được trong thời gian đó. + Vị trí cắt nhau của hai đồ thị chính là vị trí gặp nhau của hai chất điểm. Bài 9: Một ô tô khởi hành lúc 6h tại bến A cách trung tâm thành phố 4km chuyển động thẳng đều về B với vận tốc 40km/h. a) Lập phương trình chuyển động của ô tô trường hợp chọn: - Gốc tọa độ tại trung tâm thành phố, chiều dương cùng chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 6h. - Gốc tọa độ tại bến A, chiều dương cùng chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 6h. - Gốc tọa độ tại bến A, chiều dương cùng chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 0h. b) Lúc 8h30 phút ô tô cách trung tâm thành phố bao nhiêu km? Bài 10: Một ô tô xuất phát từ A vào lúc 7h đi về B cách A 100km với vận tốc không đổi là 40km/h. Lúc 8h, một xe khác xuất phát từ B chuyển động về A với vận tốc không đổi là 25km/h. a) Viết phương trình chuyển động của hai xe. b) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe. Bài 11: Lúc 7 giờ sáng một người đi thẳng từ tỉnh A đi về phía tỉnh B với vận tốc 25km/h. Viết phương trình chuyển động của người và cho biết lúc 10 giờ người đó ở đâu? - 7 - 60 x(km) 20 0 1 2 3 Xe 2 Xe 3 Xe 1 t(h) Vật lý 10 – Phần 1 Bài 12: Lúc 7 giờ, một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ đã đi được 10km. Vận tốc xe đạp là 15km/h và của người đi bộ là 5km/h. Tìm vị trí và thời điểm lúc người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ. Bài 13: Lúc 8h hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 96km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 36km/h, của xe đi từ B là 28km/h. a) Lập phương trình chuyển động của hai xe. b) Tìm vị trí của hai xe và khoảng cách giữa hai xe lúc 9h. c) Xác định vị trí và thời điểm lúc hai xe gặp nhau. d) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hình vẽ. Bài 14: Hai ô tô cùng khởi hành cùng một lúc ở hai địa điểm A và B cách nhau 54km và đi theo cùng chiều. Xe đi từ A có vận tốc là 54km/h, vận tốc của xe đi từ B là 72km/h. a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe. Chọn gốc tọa độ tại A. b) Xác định thời gian và vị trí hai xe gặp nhau. c) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hình vẽ. Bài 15: Lúc 7h, một người đang ở A chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h đuổi theo một người ở B đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Biết AB = 18km. a) Viết phương trình chuyển động của hai người. b) Người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai lúc mấy giờ? ở đâu? Bài 16: Vào lúc 7h00 sáng, một người đi xe đạp xuất phát từ thành phố A với vận tốc 15km/h hướng về thành phố B cách A 240km. Lúc 8h00 sáng, một người khác đi xe moto xuất phát từ thành phố B đi về hướng A với vận tốc 60km/h. a) Lúc 9h00, hai người cách nhau bao xa? b) Hai người cách nhau 50km lúc mấy giờ? Bài 17: Cho đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động của các xe 1, 2, 3 như hình vẽ. a) Dựa vào đồ thị tính vận tốc của mỗi xe và xác định tính chất của chuyển động. b) Lập phương trình chuyển động của mỗi xe. c) Xác định vị trí và thời điểm gặp nhau của các xe. Bài 18: Một chất điểm chuyển động trên đường thẳng có đồ thị như hình vẽ. Mô tả chuyển động của chất điểm, tính vận tốc, viết phương trình chuyển động trong từng giai đoạn và vận tốc trung bình trong 5s đầu tiên. - 8 - Vật lý 10 – Phần 1 - 9 - x(m) 5 0 -3 2 3 5 6 t(s) Vật lý 10 – Phần 1 Dạng 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều - Định nghĩa gia tốc: 2 1 2 1 v vv a t t t −∆ = = ∆ − - Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều: 2 0 0 0 0 1 ( ) ( ) 2 x x v t t a t t= + − + − 2 0 0 0 1 s ( ) ( ) 2 v t t a t t= − + − 0 0 ( )v v a t t= + − * Nếu vật chuyển động nhanh dần đều: 0.a v av↑↑ ⇔ > r r * Nếu vật chuyển động chậm dần đều: 0.a v av↑↓ ⇔ < r r * Vận tốc và gia tốc nhận dấu dương nếu cùng chiều chiều dương của trục tọa độ, nhận dấu âm nếu ngược chiều dương của trục tọa độ. - Hệ thức độc lập với thời gian: 2 2 0 0 2a 2a( )v v x x x− = ∆ = − - Đồ thị: + Đồ thị tọa độ - thời gian: là một đường parabol. + Đồ thị vận tốc – thời gian: là đường thẳng xiên góc, có hệ số góc bằng gia tốc của chuyển động. - Diện tích hình thang giới hạn bởi đồ thị vận tốc và trục thời gian trong một khoảng thời gian có giá trị bằng quãng đường vật đi được trong thời gian đó. Bài 19: Tính gia tốc của các chuyển động sau: a) Tàu hỏa xuất phát sau 1 phút đạt vận tốc 36km/h. b) Tàu hỏa đang chuyển động đều với vận tốc 54km/h thì hãm phanh và dừng lại sau 10s. c) Ô tô đang chạy đều với vận tốc 30km/h thì tăng tốc đều đến 60km/h sau 10s. Bài 20: Một viên bi thả lăn trên mặt phẳng nghiêng không vận tốc ban đầu với gia tốc là 0,1m/s 2 . a) Viết phương trình chuyển động, phương trình vận tốc của viên bi. b) Hỏi sau bao lâu kể từ lúc thả, viên bi có vận tốc 2m/s? c) Biết dốc dài 2m, vận tốc của viên bi lúc đến chân dốc là bao nhiêu? Bài 21: Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 10s vận tốc tăng từ 4m/s đến 6m/s. Trong thời gian ấy, xe đi được một đoạn đường là bao nhiêu? Bài 22: Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh dốc đến chân dốc nhanh dần đều hết 5s và tại chân dốc vật có vận tốc 10m/s. Nó tiếp tục chạy chậm dần đều 10s nữa thì dừng lại. Tính gia tốc của vật trên mỗi đoạn đường. Bài 23: Một vật được ném lên từ chân dốc với vận tốc ban đầu là 10m/s. Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc 4m/s 2 . Tìm quãng đường vật đi được khi lên dốc và thời gian đi hết quãng đường đó. Bài 24: Một đầu tàu chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh và chuyền động chậm dần đều với gia tốc 0,5m/s 2 . Tính quãng đường đi của tàu trong 10s từ lúc hãm phanh. Bài 25: Một tàu hỏa bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s 2 . Cần bao nhiêu thời gian để tàu đạt vận tốc 36km/h và trong thời gian đó tàu đi được quãng đường bao nhiêu? Bài 26: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh và chuyền động chậm dần đều với gia tốc 2m/s 2 . Xác định đường đi của xe sau khi hãm phanh 2s và cho đến khi dừng hẳn. - 10 - [...]... Cho g = 10m/s2 Bài 50: Một vật rơi tự do Thời gian rơi là 10s Cho g = 10m/s2 Hãy tính: a) Thời gian rơi trong 90m đầu tiên b) Thời gian rơi 180m cuối cùng Bài 51: Từ độ cao 20m một vật được thả rơi tự do Cho g = 10m/s2 Tính: a) Vận tốc của vật lúc chạm đất b) Thời gian rơi c) Vận tốc của vật trước khi chạm đất 1s d) Vẽ đồ thị (v,t) trong 3s đầu tiên Bài 52: Thời gian rơi của một vật được thả rơi tự do... tự do là 4s Cho g = 10m/s2 Tính: a) Độ cao của vật so với mặt đất b) Vận tốc của vật lúc chạm đất c) Vận tốc trước khi chạm đất 1s d) Quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng Bài 53: Một vật đượcthả rơi tự do, trước khi chạm đất 1s, vật có vận tốc là 30m/s Cho g = 10m/s2 Tính: a) Thời gian rơi b) Độ cao của vật c) Quãng đường vật đi được trong giây thứ hai - 14 - Vật lý 10 – Phần 1 d) Vẽ đồ thị... II, IV IV t Vật lý 10 – Phần 1 Câu 49: Trong đồ thị vận tốc của một chuyển động thẳng của một vật như hình bên, đoạn nào ứng với chuyển động thẳng nhanh dần đều? A AB và EF B AB và CD C CD và EF D CD và FG v D B C O t F G A Câu 50: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc như hình vẽ Vật dừng lại khi thời gian bằng: A 40s B 90s C 50s D 80s E v(m/s) 20 15 t(s) O 10 20 Câu 51: Sự rơi tự do là:... của vật khi không có lực nào tác dụng B chuyển động của vật khi bỏ qua mọi lực cản C một dạng chuyển động thẳng đều D chuyển động của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực Câu 52: Tại một nơi và ở gần mặt đất, bỏ qua mọi lực cản thì: A Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ B Vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng.\ C Vật nặng và vật nhẹ rơi như nhau D Không xác định được vật nào rơi nhanh hơn Câu 53: Chuyển động của vật. .. parabol + Độ cao cực đại mà vật đạt được: H= v0 2 sin 2 α 2g + Tầm bay xa: L= - 32 - v0 2 sin 2α g Vật lý 10 – Phần 1 B BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng 1: Tổng hợp và phân tích lực - Hợp lực của hai lực đồng quy: ur uu ·u r u ur uu r u r F 2 = F12 + F2 2 + 2F1F2 cos  F1 , F2   ÷ F = F1 + F2 và   - Một chất điểm cân bằng khi hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không Bài 1: Cho hai lực đồng quy... bề mặt của Mặt Trăng Bài 40: Hỏi độ cao nào trên Trái Đất, trọng lực tác dụng vào vật giảm 2 lần so với trọng lực tác dụng lên vật khi vật ở mặt đất Cho bán kính Trái Đất là 6400km Bài 41: Một lò xo khối lượng không đáng kể và chiều dài tự nhiên là 20cm, treo vào đầu dưới của lò xo một vật m = 100 g thì lò xo có chiều dài 25cm Tính độ cứng của lò xo Bài 42: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 14cm, một dầu.. .Vật lý 10 – Phần 1 Bài 27: Một viên bi chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s 2 và vận tốc ban đầu bằng không Tính quãng đường đi được của bi trong thời gian 3s và trong giây thứ 3 Bài 28: Cho đồ thị vận tốc của vật như hình vẽ a) Xác định tính chất của chuyển động và gia tốc trong mỗi giai đoạn b) Tính quãng đường vật đã đi được trong 56s c) Viết phương trình vận tốc và phương trình... Trái Đất đến Mặt Trời là 1,5 .10 11m, hằng số hấp dẫn là G = 6,67 .10- 11Nm2/kg2 - 35 - Vật lý 10 – Phần 1 Bài 27: Hai vật có khối lượng bằng nhau đặt cách nhau 40cm thì hút nhau một lực 1,67 .10 -19N Tìm khối lượng mỗi vật Bài 28: Tính lực hút lớn nhất giữa hai quả cầu có khối lượng bằng nhau m 1 = m2 = 50kg Biết đường kính mỗi quả cầu d = 2,5m Để lực hút giữa hai quả cầu giảm đi 10 lần thì khoảng cách giữa... thức: uur uur u F12 = - F21 + Lực và phản lực: Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực, lực còn lại gọi là phản lực Lực và phản lực là hai lực trực đối, không cân bằng, (do đặt vào hai vật khác nhau) - 30 - Vật lý 10 – Phần 1 3 Các lực cơ học - Lực hấp dẫn: + Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp dẫn giữ hai vật (xem như chất điểm) tích hai khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương... 180m về phía hạ lưu và xuồng đi hết 1min Xác định vận tốc của xuồng so với bờ sông - 17 - Vật lý 10 – Phần 1 C CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một vật được xem là chất điểm khi kích thước của vật A rất nhỏ so với con người B rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo C nhỏ, khối lượng của vật không đáng kể D nhỏ, chuyển động so với vật được chọn làm mốc Câu 2: Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm? A

Ngày đăng: 05/08/2014, 13:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan