1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ docx

12 494 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG MỞ ĐẦU 2 I. NHỮNG TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÂM BỆNH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ EM 3 1.1. Tâm bệnh là gì? 3 1.2. Định nghĩa tâm bệnh học 3 1.3. Ngôn ngữ là gì? 3 1.4. Cột mốc quan trọng về phát triển ngôn ngữ 3 1.5. Tìm hiểu sơ lược về trẻ chậm nói 4 II. MỘT CASE LÂM SÀNG 6 2.1. Thông tin về Thân chủ 6 2.2. Triệu chứng 6 2.3. Tiền sử gia đình 6 2.4. Nhận định vấn đề 7 2.5. Mục tiêu trị liệu 7 2.6. Chẩn đoán 7 2.7. Cách tiến hành 8 III. MỘT SỐ HỖ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ EM 8 KẾT LUẬN 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 PHỤ LỤC 13 -1- Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em MỞ ĐẦU Sự phát triển về thể lực và trí não trong những năm đầu đời của con cái luôn là mối bận tâm của các bậc cha mẹ. Cuộc sống dù khó khăn đến đâu cha mẹ vẫn luôn phải dành những gì tốt đẹp nhất cho những đứa con than yêu của mình. Cha mẹ thật hạnh phúc khi nghe con mình bi bô tiếng “ba”, “mẹ”. Tuy nhiên, gia đình hiện đại ngày nay đang bị tác động rất nhiều bởi cuộc sống thương mại hóa, các bậc cha mẹ bận rộn với công việc, có quá ít thời gian dành riêng cho con cái mình. Mặt khác, sự bùng nổ quảng cáo trên truyền hình cũng như sự phát triển và hấp dẫn của nhiều loại đồ chơi thời hiện đại đã ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Rối loạn phát triển ngôn ngữ đang ngày càng phổ biến ở trẻ, trong đó, chứng chậm nói đang là mối lo âu của nhiều bậc phụ huynh và những người thân trong gia đình của trẻ… -2- Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em I. NHỮNG TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÂM BỆNH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ EM 1.1. Tâm bệnh là gì? Tâm bệnh hoặc bệnh tâm lý là các rối loạn về chức năng của não bộ, gây ra những thay đổi về suy nghĩ, nhận biết, tâm trạng, tính tình hoặc hành vi của người bệnh. 1.2. Định nghĩa Tâm bệnh học? Psycho: Tâm lý Pathology: Bệnh học Tâm bệnh học là thuật ngữ chỉ đến môn học nghiên cứu về bệnh lý tâm thần hoặc các khó khăn nặng nề về tinh thần hoặc các biểu hiện về hành vi và các trải nghiệm mà từ đó có thể chỉ ra cho biết có bệnh lý tâm thần hoặc suy kém về tâm lý. Tâm bệnh học là môn học nghiên cứu về nguồn gốc (nguyên nhân), sự phát triển và biểu hiện của các rối loạn sức khỏe tâm thần hoặc rối loạn về hành vi. Tâm bệnh học cũng được sử dụng để gọi tên các hành vi hay các trải nghiệm mà qua đó cho thấy có bệnh lý tâm thần. Tâm bệnh học trẻ em (Child psychopathology): là nghiên cứu tâm bệnh của trẻ em. 1.3. Ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ là hệ thống những biểu tượng mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Đây là một cách để tiếp nhận và chuyển tải thông tin cho người khác. 1.4. Cột mốc quan trọng về phát triển ngôn ngữ Phát triển ngôn ngữ ở trẻ có những thời điểm đáng chú ý sau đây: THỜI ĐIỂM LỜI NÓI – NGÔN NGỮ 0 – 3 tháng Trẻ phát âm theo bản năng những thanh âm vô nghĩa 6 tháng Trẻ bắt đầu bập bẹ các âm môi như papa, mama… bắt chước lại các âm đơn giản mà trẻ đã nghe được từ những người khác sống xung quanh trẻ. Có khả năng diễn tả một số tình cảm, cảm -3- Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em xúc qua nét mặt. 12 tháng Trẻ nói được những từ đơn như: bố, mẹ, bà… diễn tả một số nhu cầu của trẻ qua các từ đơn: măm, măm, bô, bánh… trẻ giao tiếp xung quanh qua cử chỉ, chỉ được các đồ vật mà trẻ muốn. 18 tháng Có vốn từ khoảng 10 – 20 từ nhưng có khả năng hiểu gấp 10 lần khả năng nói (vai trò của môi trường xung quanh). Nói được những từ có liên quan đến hoạt động và nhu cầu cơ thể, nói được những từ đôi: bố bế, mẹ bế, đi về… nhắc lại các câu đơn giản: hoan hô bé, mẹ đâu rồi… Nhận biết sơ đồ cơ thể. 2 tuổi Có số vốn từ trung bình khoảng 200 từ mà 2/3 là danh từ, nói những câu ngắn: bố đi làm, mẹ đi chợ, rửa tay chân… Có ý thức tự chủ, tự biết tên mình nhưng chưa phân biệt được cái gì là của mình, cái gì là của người khác. 3 tuổi Nói được những câu ngắn, có chủ từ, động từ. Vốn từ phát triển nhanh chóng (nếu có môi trường giao tiếp thích hợp). Nói được khoảng 200 từ, hiểu được 1000 từ, có thể hát các bài hát ngắn, đọc được các câu thơ… Kể lại các câu chuyện ngắn dù chưa hiểu được nội dung câu chuyện đó. 1.5. Tìm hiểu sơ lược về trẻ chậm nói  Nguyên nhân và mức độ chậm nói ở trẻ em: NGUYÊN NHÂN YẾU TỐ TÁC ĐỘNG (môi trường xung quanh) - Mất thính lực chính là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ chậm nói. - Do di truyền, chấn thương sọ - Trẻ xem truyền hình quá nhiều, chơi đồ chơi một mình, bố mẹ ít nói chuyện với con khiến cho trẻ chỉ nhận thông tin một chiều, không có sự -4- Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em não, viêm não, động kinh, dị tật cơ quan phát âm, viêm thanh quản, viêm tai giữa. - Chậm phát triển tâm thần - Người cha uống rượu nhiều cũng có thể làm tinh trùng suy yếu và ảnh hưởng lên phần não điều khiển ngôn ngữ khi bào thai phát triển. phản hồi trong một thời gian dài và sẽ làm cho trẻ chậm nói. - Thiếu tình thương của bố mẹ, trẻ bị ngược đãi. - Bố mẹ phó mặc con cho người giữ trẻ không có thời gian trò chuyện với trẻ, trẻ không có cơ hội được nói. Trẻ bị tách ra khỏi môi trường xung quanh tạo cơ hội bắt chước. - Trẻ suy dinh dưỡng, sinh đôi, sinh ba (hơn 50% các cặp sinh đôi, sinh ba bị chậm nói) Bé trai thường phát triển khả năng chậm nói chậm hơn bé gái, khoảng từ 1 đến 2 tháng. Lúc bé 16 tháng, bé trai sử dụng trung bình khoảng 30 từ, trong khi bé gái có khuynh hướng dùng đến 50 từ.  Mức độ chậm nói ở trẻ: • Nhẹ: ít nói, nói từng từ, thích chơi đồ chơi. • Nặng: Không nói được, không thích chơi đồ chơi.  Những gợi ý nhận diện trẻ chậm nói: 1 tuổi: không hề bập bẹ hoặc bắt chước nói theo những câu nói của người khác. 18 tháng: trẻ không hề nói dù chỉ là một từ hoàn chỉnh. 2 tuổi: trẻ chỉ nói một vài từ và giao tiếp hầu hết chỉ thông qua những tiếng càu nhàu và chỉ trỏ hoặc trẻ bỗng mất hẳn kỹ năng ngôn ngữ của mình. 2 tuổi rưỡi: chỉ nói được những âm đơn lẻ, nói không rõ ràng cả từ hoặc vốn từ ít hơn 50 từ. 3 tuổi: người lạ không hiểu được lời trẻ nói hoặc khi nói chỉ sử dụng một cụm gồm 2 từ đơn giản. II. MỘT CASE LÂM SÀNG 2.1. Thông tin về Thân chủ -5- Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em • Họ tên: Lý Võ Hoàng Quân (ở nhà gọi bé là Tom) • Giới tính: Nam • Sinh ngày 12/03/2009 (26 tháng tuổi) • Ngày bắt đầu khám: 17/03/2011 • Ngày tái khám: 17/05/2011 • Là con thứ 1 trong gia đình • Nơi đến trị liệu: Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 • Người đưa đến trị liệu: Bố mẹ • Lý do đến khám: Trẻ Chậm nói 2.2. Triệu chứng • Thân chủ nhút nhát tỏ vẻ không muốn nói, ít giao tiếp. • Thân chủ chần chừ khi nói, phải dỗ mãi mới chịu nói được một vài từ. • Nói không rõ và không dứt khoát • Nói theo người khác (nói vuốt đuôi) • Tại Bệnh viện, Thân chủ không thích nhìn về hướng người khác đang gọi (chỉ liếc mắt thôi), còn ở nhà thì thỉnh thoảng có đáp ứng khi người khác gọi (không phải lúc nào cũng đáp ứng). • Thân chủ muốn chơi một mình, hay khóc. • Hay khóc và khép nép khi gặp người khác và khi người khác hỏi. • Ở nhà, những gì không thích, bé thường không nói nhưng chỉ trỏ, khóc. • Thân chủ có thể nhận biết được đồ vật và chỉ vào đồ vật • Thân chủ hiểu người khác nói nhưng chỉ nhìn mà không nói. 2.3. Tiền sử gia đình • Thân chủ đang sống chung với Bố mẹ • Bố mẹ Thân chủ còn trẻ và cả hai người đều đi làm. • Thân chủ được gửi học trong trường Mầm non 30/04 ở Quận 1, TP. HCM. -6- Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em • Quá trình mẹ Thân chủ mang thai bình thường • Thân chủ phát triển bình thường về thể chất, ăn ngủ bình thường, tự xúc ăn như các bạn cùng lớp. • 24 tháng Thân chủ mới bắt đầu nói bập bẹ nhưng chỉ được một hai từ thôi, vận động bình thường. • Ở nhà, mẹ thường hay bế, chơi với trẻ còn bố thì rất ít. • Bố mẹ đều đi làm, chịu nhiều áp lực của công việc nên ít có thời gian dành cho con, không có nhiều thời gian ở gần chăm sóc và nói chuyện với con. • Cả Bố và mẹ thay phiên nhau đưa đón cháu đến trường. • Thân chủ thường hay nhõng nhẽo và khóc nhưng không nói gì 2.4. Nhận định vấn đề • Thân chủ hiểu hết các câu hỏi của người khác nhưng ít phản ứng lại. • Ít nói, chỉ nói được một số từ đơn • Thân chủ sợ nói, nhất là khi gặp người lạ 2.5. Mục tiêu trị liệu • Tìm hiểu thêm về trí tuệ, tình cảm, hành vi của Thân chủ • Thông báo cho ba mẹ hiểu các nguyên nhân gây của việc chậm nói và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ để trẻ có môi trường phát triển ngôn ngữ. • Tư vấn cho ba mẹ Thân chủ thêm về việc chăm sóc và Giáo dục trẻ. • Đưa ra một số bài tập về phát triển ngôn ngữ của trẻ để bố mẹ về nhà thực hành thêm cho Thân chủ. • Thuận lợi: gia đình Thân chủ ở thành phố và Thân chủ được học trong trường Mầm non. 2.6. Chẩn đoán Bé chậm nói: • 24 tháng mới bắt đầu nói. • Hiểu ngôn ngữ nhưng không muốn nói. • Thân chủ ít không thích giao tiếp với người khác • Chơi một mình. -7- Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em 2.7. Cách tiến hành • Cho bé vẽ tranh để hiểu thêm về trí tuệ của trẻ. • Quan sát hành vi của trẻ khi chơi cũng như khi học tập. • Trị liệu gia đình: tư vấn cho cha mẹ để họ biết dành nhiều thời gian chăm sóc và trò chuyện với trẻ. • Chuẩn bị môi trường cho trẻ: hạn chế tối đa các yếu tố gây nhiễu chú ý (tiếng ồn, còi xe, đông người qua lại…). • Tránh cho trẻ xem những băng đĩa sống động, mạnh mẽ. • Khuyến khích bằng phần thưởng khi trẻ làm được: kể chuyện, ca hát đọc thơ… Khuyến khích khi trẻ nỗ lực phát âm dù là chưa rõ. • Tư vấn cha mẹ trao đổi với Cô giáo về tình hình của cháu. Tạo môi trường thân thiện xung quanh trẻ. Cô giáo tổ chức cho trẻ chơi, vẽ, hát, đọc thơ, kể chuyện…trong lớp. • Trị liệu cá nhân: khuyến khích trẻ nói những từ liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Trước khi tiếp xúc, hãy tạo sự chú ý tập trung bằng điệu bộ, cử chỉ, vẫy tay. Khi nói chuyện nên phát âm chậm và khuyến khích trẻ phát âm theo. III. MỘT SỐ HỖ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ EM.  Âm nhạc: • Cho trẻ chơi với các nhạc cụ khác nhau và chuyển động, lắc lư theo âm nhạc. • Khuyến khích trẻ tạo ra các âm thanh quen thuộc về các con vật hay đồ vật, đồ chơi của trẻ, khen thưởng khi trẻ làm được điều này. • Ba mẹ cùng chơi và hát với trẻ, khuyến khích trẻ hát, đặt từ cho bài hát, tạo ra âm thanh và yêu cầu trẻ lặp lại.  Nói về thức ăn: • Hỏi trẻ các câu hỏi về thức ăn trong khi nấu hoặc trong bữa ăn (VD: thức ăn màu gì? Vị của nó ra sao? Con thích thức ăn nào nhất ) • Khuyến khích trẻ mô tả về thức ăn bằng 2 từ (trái cam, bánh ngọt…) • Cho trẻ thực hành đếm các hạt và so sánh các hạt to nhỏ -8- Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em  Nói về các điều bên ngoài trời: • Nói với trẻ về những gì trẻ nhìn thấy, về vật trẻ có thể sờ và cảm nhận được. • Hỏi lại trẻ những gì trẻ vừa nhìn, những vật trẻ thích (Nó màu gì? Nó hình gì? ). • Giúp trẻ mô tả sự vật bằng hơn một từ. • Chơi với trẻ bằng cách xếp loại: loại động vật, loài hoa… • Buổi tối, hãy đọc hay kể truyện tranh cho trẻ nghe, chỉ vào các bức hình và hỏi trẻ (ví dụ: Quả bóng trong hình này nằm ở trên hay dưới cáo bàn).  Nghe các âm thanh khác nhau: • Cho trẻ nghe các tiếng khác nhau như: Tiếng chim hót, ve kêu; tiếng xe hơi chạy, máy bay; tiếng lá xào xạc trong gió, tiếng nước chảy. • Bước đầu tập cho trẻ đi lấy những món đồ chơi, những đồ dùng hàng ngày, sau đó thông qua hình ảnh, nâng cao vốn từ cho trẻ để trẻ có thể nhận ra và chỉ từ 25 – 100 món đồ. • Giải thích cho trẻ hiểu cách các con vật tạo ra âm thanh: Ví dụ: Ve sầu kêu bằng đôi cánh, chó há miệng sủa gâu gâu… • Cho trẻ nghe những điều trẻ không thấy rồi hỏi để trẻ đoán âm thanh vừa nghe và miêu tả. • Tạo nhiều cơ hội cho trẻ và khuyến khích trẻ nói trong khi thực hiện các hoạt động với trẻ như khi tắm cho trẻ, cho trẻ ăn, mặc quần áo cho trẻ, chơi với trẻ… • Giúp trẻ phát triển khả năng hình dung và tưởng tượng thông qua các câu hỏi gợi ý : Cái gì, ở đâu, thế nào, để làm gì, khi nào … • Nếu trẻ trả lời đúng phải khen ngợi, động viên - Nếu trẻ trả lời sai thì bỏ qua và nhắc lại câu hỏi. Đừng hỏi nhiều và tản mạn, cần tập trung vào -9- Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em một chủ đề ( Ví dụ: các loại bánh - các loại đồ dùng trong nhà bếp/phòng ăn/phòng ngủ). • Sau khi trẻ đã phát ra nhiều âm thanh trong lúc vui đùa, người lớn chọn lọc những âm thanh nào tương tự, gần giống với những từ phổ biến hàng ngày để nhắc lại cho trẻ ghi vào bộ nhớ. Ví dụ : trẻ nói :Mờ, mờ - Người lớn: Má , trẻ: Bờ bờ - Người lớn: Ba, Trẻ: Chờ, chờ - Người lớn: Chơi, trẻ: Cờ cờ - Người lớn: Con. Hoạt động này giúp trẻ biết cách phát ra ngôn ngữ bình thường. Tập cho trẻ phát ra những câu có 2 từ : ba về, đi chơi, cho má…. KẾT LUẬN Phụ huynh cần giúp trẻ hình thành mối quan hệ gắn bó với mình trong việc gần gũi với trẻ (chơi đùa, trò chuyện) trong môi trường an toàn và vui vẻ, khám phá những mặt mạnh, những điểm tích cực của trẻ để khuyến khích, nâng đỡ chứ không lèo lái các hoạt động theo ý mình, không “xâm phạm lãnh thổ cá nhân” của trẻ. Tuyệt đối không la mắng, trừng phạt trẻ bằng đòn roi mà chỉ là sự nhắc nhở rõ ràng và kiên quyết. Cần kiên nhẫn chờ đợi, khích lệ trẻ bày tỏ nhu cầu thay vì phỏng đoán và đáp ứng ngay cho trẻ. Phụ huynh cần bình tĩnh để phân biêt nhu cầu thực sự và những đòi hỏi, nhõng -10- [...]... tiêu trong một tuần lễ Đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là với trẻ chậm nói thì môi trường là rất quan trọng Vì thế, các bậc cha mẹ cần tạo môi trường cho trẻ để trẻ có cơ hội phát triển ngôn ngữ của mình hầu đáp ứng nhu cầu giao tiếp của một con người phát triển bình thường trong môi trường học tập và cuộc sống hằng ngày cho hiện tại và tương lai Khi phát hiện con mình chậm nói, cha... khả năng đọc viết sớm trong môi trường tự nhiên, 2010 3 Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, Hỏi đáp các vấn đề Tâm lý trẻ em, Nxb thanh niên, 2010 4 Tài liệu từ Internet -11- Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em PHỤ LỤC Dạy trẻ học nói qua đồ vật Cho trẻ nghe các âm thanh khác Cùng chơi với trẻ Mẹ là Cô giáo tuyệt vời của bé -12- ...Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em nhẽo quá đáng của trẻ Giải thích cho trẻ biết đâu là những giới hạn và những điều không được phép làm Phải biết nói không với những yêu cầu không thích hợp Việc khuyến khích trẻ nói phải được lồng ghép trong các hoạt động, các trò chơi… không nên tạo sự nghiêm trọng Không... nên sớm đưa trẻ đến các cơ sở Y tế chuyên khoa để được khám và chữa trị đúng cách, đặc biệt, tình yêu thương và mối quan tâm sâu sắc của cha mẹ chính là một trong nhựng động lực tích cực giúp trẻ dần hòa mình vào môi trường xung quanh và đó cũng là lúc cha mẹ cảm nhận được niềm hạnh phúc thiêng liêng từ chính trái tim mình TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TS Lê Thị Minh Hà, Bài giảng Tâm bệnh học trẻ em, 2007 . 8 III. MỘT SỐ HỖ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ EM 8 KẾT LUẬN 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 PHỤ LỤC 13 -1- Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em MỞ ĐẦU Sự phát triển về thể lực và trí. về phát triển ngôn ngữ Phát triển ngôn ngữ ở trẻ có những thời điểm đáng chú ý sau đây: THỜI ĐIỂM LỜI NÓI – NGÔN NGỮ 0 – 3 tháng Trẻ phát âm theo bản năng những thanh âm vô nghĩa 6 tháng Trẻ. người thân trong gia đình của trẻ -2- Môn Tâm bệnh học trẻ em Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em I. NHỮNG TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÂM BỆNH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ EM 1.1. Tâm bệnh là gì? Tâm

Ngày đăng: 05/08/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w