Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
196,48 KB
Nội dung
STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS I- KHÁI NIỆM CHUNG VỀ STRESS - Stress là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng trong vật lý học để chỉ một sức nén mà vật liệu phải chịu đựng. - Đến thế kỷ thứ 17 stress từ ý nghĩa sức ép trên vật liệu được chuyển sang dùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng. - Hiện nay stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều tác giả sử dụng với những sắc thái khác nhau. Theo Hans Selye: "Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng". Theo J.Delay: "Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống đang đe doạ". - Hiểu khái niệm chung về stress cho cả hai ý nghĩa bao gồm: 1. Tình huống stress dùng để chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra stress (stresseur). 2. Đáp ứng stress dùng để chỉ trạng thái phản ứng với stress (reaction). - Stress bình thường là một tình huống stress nhẹ, đối tượng chịu đựng được và phản ứng thích nghi tốt. Đối tượng thu xếp được cân bằng mới thoả đáng. - Stress trở nên bệnh lý khi tình thuống stress xuất hiện bất ngờ và quá mạnh hoặc không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt quá khả năng chịu đựng của đối tượng gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử gọi là các rối loạn liên quan stress (RLLQS). * Cơ chế gây bệnh của stress: Hàng ngày, hàng giờ mỗi cá nhân trong xã hội phải chịu tác động của nhiều loại stress. Ví dụ: điều kiện sống khó khăn, làm việc quá tải và căng thẳng, thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, vợ chồng, con cái, mâu thuẫn với hàng xóm, với đồng nghiệp v.v Tuy nhiên stress có gây bệnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố phức tạp. Có hai nhân tố chính là: đặc điểm gây bệnh của stress và sức chống đỡ của nhân cách. a) Đặc điểm gây bệnh của stress: - Stress gây bệnh thường là những stress mạnh và cấp diễn (người thân chết đột ngột, tổn thất về kinh tế nặng nề). Có những stress tuy không mạnh và cấp diễn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần gây căng thẳng nội tâm cũng có khả năng gây bệnh. - Thành phần gây bệnh của stress là ý nghĩa thông tin chứ không phải là cường độ của stress (ý nghĩa gây bệnh của đám cháy không phải là cường độ ngọn lửa mà là giá trị của tài sản bị thiêu huỷ và hậu quả cụ thể đối với mỗi cá nhân). - Những stress gây xung đột nội tâm làm cho cá nhân không tìm được lối thoát cũng thường gây bệnh (một đôi vợ chồng mâu thuẫn gay gắt và kéo dài nhưng không thể ly dị được vì đang còn lo nghĩ về những đứa con). - Stress đập vào cá nhân thường gây bệnh nhiều hơn stress đập vào một cộng đồng (cơ chế chia sẻ gánh nặng, nỗi buồn). b) Sức chống đỡ của nhân cách: - Nếu đối tượng nhận thức tình huống stress không nguy hiểm và có thể chống đỡ được thì sẽ có một phản ứng thích hợp bình thường. Ngược lại nếu đối tượng nhận thức tình huống là nguy hiểm và không thể chống đỡ được thì sẽ xuất hiện một phản ứng bệnh lý. - Cảm xúc không ổn định, lo âu, căng thẳng, né tránh cũng là những nét nhân cách dễ bị tổn thương. - Cùng một phản ứng stress tuỳ theo phương thức phản ứng của đối tượng mà có thể biểu hiện bệnh lý khác nhau: lo âu, trầm cảm, khó thở, rối loạn tiêu hoá, cao huyết áp v.v - Những nét nhân cách sau đây dễ bị tổn thương: dễ xúc động, khó làm chủ bản thân, bi đát các tình huống stress; đánh giá cao các khó khăn và đánh giá thấp bản thân. - Những nét nhân cách sau đây có sức chống đỡ với stress: sớm làm chủ được tình huống stress, có ý chí và tinh thần trách nhiệm, có khả năng thích nghi, mềm dẻo. c) Môi trường và nhân cách tác động qua lại cảm ứng lẫn nhau rất mật thiết, khi cảm ứng những nét tiêu cực có thể gây ra trạng thái bệnh lý tập thể, khi cảm ứng những nét tích cực thì mỗi nhân cách trong tập thể lại được tăng thêm sức mạnh để chống đỡ stress. d) Cơ thể khoẻ mạnh hỗ trợ tốt cho nhân cách chống đỡ với stress. II- QUAN NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ tâm căn (neurosis, nevrose) là William Cullen (1769). Neurosis của Cullen bao gồm nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau, có chung một chẩn đoán âm tính là: không có sốt, không có tổn thương khu trú. Nó là biểu hiện của rối loạn hệ thần kinh gây trở ngại chủ yếu đến cảm giác và vận động. Thuật ngữ neurosis được nhiều nhà tâm thần học sử dụng, nhưng mỗi tác giả lại đưa ra những quan niệm riêng của mình. 1. Quan niệm và phân loại neurosis của học thuyết phân tâm (Freud): Xuất phát từ lý thuyết về ưu thế của vô thức trong hoạt động tâm thần với thành phần chủ yếu là bản năng tình dục. Freud chia ra 2 loại neurosis chính: Neurosis hiện thời và neurosis chuyển di (tức là chuyển từ những xung đột vô thức thành những triệu chứng neurosis). Freud còn đưa ra loại neurosis tự yêu, khác với neurosis chuyển di ở chỗ xung đột vô thức không chuyển di được, cố định vào bản ngã. Học thuyết phân tâm về neurosis ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm của các nhà tâm thần học trên thế giới, đặc biệt ở các nước phương Tây trong gần nửa đầu của thế kỷ 20. 2. Quan niệm và phân loại neurosis của học thuyết Paplov: Paplov cho rằng neurosis xuất hiện do sự mất thăng bằng của hai quá trình hưng phấn và ức chế trong hoạt động của vỏ não, trên những loại hình thần kinh đặc biệt: tâm căn Hysteria trên loại hình thần kinh nghệ sĩ yếu, tâm căn suy nhược tâm thần (Psychasthenia) trên loại hình thần kinh lý trí yếu, tâm căn suy nhược trên loại hình thần kinh trung gian yếu. Học thuyết Paplov về neurosis có ảnh hưởng lớn đến các nhà tâm thần học ở các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ trong gần nửa thế kỷ trước đây. Ở nước ta, trước khi có ICD.10, chủ yếu áp dụng cách phân loại của Liên Xô cũ và các rối loạn có liên quan stress được áp dụng trong lâm sàng tâm thần học gồm có: - Tâm căn suy nhược - Tâm căn Hysteria - Tâm căn ám ảnh - Tâm căn suy nhược tâm thần - Các bệnh cơ thể tâm sinh - Các trạng thái loạn thần phản ứng. 3. Quan niệm và phân loại neurosis của học thuyết tập tính hay hành vi: - Dựa vào những thành công trong thực nghiệm về neurosis, học thuyết tập tính cho rằng các triệu chứng neurosis là những tập tính đã bị thâm nhiễm trong quá trình đáp ứng lại những kích thích của môi trường trong cơ chế khái quát hoá kích thích ban đầu, các tập tính này có thể làm mất đi bằng những phương pháp khử tập nhiễm. - Học thuyết tập tính không đưa ra cách phân loại riêng về neurosis, không quan tâm đến cơ chế bệnh nguyên, bệnh sinh, chỉ quan tâm đến cơ chế tập nhiễm và các phương pháp khử tập nhiễm. Học thuyết tập tính đã chiếm ưu thế ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ trong cuối thế kỷ 20. 4. Quan niệm và phân loại neurosis của ICD.8: ICD.8 vốn dùng thuật ngữ neurosis và quan niệm truyên thống về neurosis. Trong bảng phân loại, chủ yếu có 7 loại neurosis (xem bảng 1: so sánh ICD.8 với ICD.9) 5. Quan niệm và phân loại neurosis của ICD.9: - ICD.9 bắt đầu thay thuật ngữ neurosis bằng từ rối loạn tâm căn hoặc bằng trạng thái (trạng thái lo âu, trạng thái ám ảnh). - ICD.9 đã bắt đầu theo hướng mô tả triệu chứng thuần tuý không đề cập đến các quan niệm khác nhau nằm sau từ neurosis. - ICD.9 vẫn giữ 7 loại neurosis truyền thống theo mã 300. - ICD.9 chưa có các tiêu chuẩn chẩn đoán kèm theo các rối loạn hay trạng thái của neurosis và tập hợp các rối loạn tâm căn vào một chương riêng, mã 300. (xem bảng 1: so sánh ICD.8 với ICD.9). 6. Quan niệm và phân loại neurosis của ICD.10: Các tác giả biên soạn tập ICD.10 thận trọng hơn trong việc sử dụng thuật ngữ, không gọi các rối loạn do stress mà chỉ gọi là các rối loạn có liên quan đến stress (RLLQS). Trong ICD.10 các rối loạn có liên quan đến stress được phân loại ở các chương F4, F5, F9 mà chủ yếu ở chương F4. a) Chương F4, ICD.10: - Các rối loạn bệnh tâm căn (neurosis) như lo âu, ám ảnh, phân ly v.v Trong các rối loạn tâm căn này, nhân cách có vai trò quan trọng hơn stress. - Các rối loạn dạng cơ thể: ICD.10 dùng thuật ngữ rối loạn dạng cơ thể chỉ một số các rối loạn trước kia gọi là rối loạn tâm thể (Psycho-somatic). Đó là: · Các rối loạn cơ thể hoá F45.0 · Các rối loạn dạng cơ thể không biệt định F45.1 · Các rối loạn chức năng thần kinh tự trị dạng cơ thể F45.3 . Các phản ứng với stress trầm trọng (F43.0) Các phản ứng này bao gồm: · Phản ứng stress cấp F43.0 · Rối loạn stress sau sang chấn F43.1 · Các rối loạn sự thích ứng F43.2 Đây là những rối loạn có liên quan chặt chẽ nhất và trực tiếp nhất với stress. Các đặc điểm cơ bản của các phản ứng này là: Các rối loạn làm phát sinh do hậu quả trực tiếp của stress, stress gây bệnh là những stress trầm trọng hoặc tác động liên tục; rối loạn không xảy ra nếu không có tác động của stress. b) Chương F5, ICD.10: Các rối loạn hành vi và cảm xúc khởi phát ở trẻ em và thanh thiếu niên có liên quan đến stress: rối loạn hành vi do cảm xúc, rối loạn lo âu - ám ảnh, không nói chọn lọc, rối loạn vận động Tic, đái dầm, nói lắp, rối loạn ăn uống v.v Một số trong các rối loạn này trước kia gọi là các bệnh tâm căn đơn chứng ở trẻ em. Các rối loạn này có liên quan nhiều đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em như: nhân cách chưa hoàn chỉnh, sức chống đỡ chưa vững vàng, khó kiềm chế bản thân, dễ bị ám thị, dễ bị tổn thương, lo âu sợ hãi trước kích thích lạ. Những rối loạn này ở trẻ em khó đánh giá vai trò của stress trong chơ chế sinh bệnh. * ICD.10 khác với ICD.9 ở chỗ: - ICD.10 không những bỏ thuật ngữ neurosis mà còn bỏ cả ranh giới cổ điển của neurosis, cho hoà nhập các rối loạn tâm căn với các rối loạn tâm sinh khác. - ICD.10 không tuân theo các mã của ICD.9 mà dùng một hệ thống mã khác. - ICD.10 đưa thêm vào chương F4 nhiều rối loạn chưa được ghi trong ICD.9 và thêm các mục nhỏ. Một số rối loạn tâm căn trong ICD.9 thành những mục riêng nhưng trong ICD.10 trở thành những rối loạn thứ yếu, những mục nhỏ nằm trong mục các rối loạn khác. - Các rối loạn có liên quan đến stress trong ICD.10 được xếp vào các chương mục phần F của ICD.10 và mỗi rối loạn đều kèm theo những tiêu chuẩn chẩn đoán chặt chẽ. Ở nước ta ngành Tâm thần thống nhất trong cả nước lấy ICD.10 làm cơ sở cho tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ở bệnh viện cũng như ở cộng đồng. III- ĐIỀU TRỊ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS: A. Nguyên tắc chung: [...]... phòng bệnh tâm thần để các thành viên trong cộng đồng biết cách đảm bảo môi trường ít gây ra tình huống stress 2 Vai trò của nhân cách rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các rối loạn liên quan đến stress Stress có gây ra bệnh hay không phụ thuộc chủ yếu vào nhân cách Một nhân cách mạnh thì sang chấn tâm thần ác liệt đến đâu cũng mất tính gây bệnh, ngược lại một nhân cách yếu có thể bị bệnh... giữa lao động và giải trí để luôn luôn khoẻ mạnh về thể chất và tâm thần V- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS Ở NƯỚC TA: 1 Những khó khăn và hạn chế: - Bệnh học tâm thần các RLLQS là rất phức tạp, triệu chứng học xen kẽ lẫn nhau và rất khó tách biệt - Bệnh nhân có các RLLQS phần lớn ban đầu thường đến khám và điều trị tại các cơ sở lâm sàng các chuyên khoa khác, khi đến chuyên khoa... cao - Các trắc nghiệm tâm thần và các liệu pháp tâm lý chưa được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở lâm sàng tâm thần học nước ta - Kiến thức và kỹ năng áp dụng các liệu pháp tâm lý của các thầy thuốc chuyên khoa còn yếu kém Vì vậy trong thực hành lâm sàng thường thích dùng thuốc, ngại sử dụng các liệu pháp tâm lý - Điều tra dịch tễ các rối loạn có liên quan đến stress cũng gặp khó khăn vì tính cách người... lý các thông tin trước một tình huống stress, làm cho quá trình thích nghi tốt hơn tức là tăng cường khả năng đương đầu với stress 2 Điều trị bằng các thuốc hướng thần: - Các thuốc giải lo âu: dùng để điều trị dự phòng các trường hợp lo âu xuất hiện sớm do các tình huống stress gây ra Với các phản ứng stress cấp, thuốc giải lo âu làm giảm cường độ và rút ngắn thời gian biểu hiện stress Với các stress. .. đối với stress IV- PHÒNG TRÁNH CÁC RỐI LOẠN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS VÀ CÁC TÁC HẠI CỦA NÓ: 1 Môi trường và các hoạt động xã hội luôn luôn phát sinh ra những tình huống stress Vì vậy cần cải thiện điều kiện cải thiện sinh hoạt và lao động Cần loại trừ tác động của stress trường diễn, cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tập thể, cơ quan, giảm kích thích xấu trong đời sống hàng ngày... đến trước của stress, các thuốc chẹn beta có tác dụng làm giảm các triệu chứng thần kinh thực vật của tim, do đó tránh hay giảm một cách gián tiếp lo âu tâm thần 3 Các thuốc đặc hiệu: Ví dụ các thuốc chống loét trong các chứng loét dạ dày do stress 4 Các thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin: + Magnesium (Mg): lợi ích của Mg trong việc cân bằng hoạt động của các nơron đặc biệt trong hoạt động của các. .. tập đối phó lại với các tình huống stress - Liệu pháp nhận thức: chú trọng đến cách đánh giá chủ quan của người bệnh về tình huống stress, đặc biệt xử lý thông tin nhằm xác định rõ hoàn cảnh đưa đến tình huống stress, đồng thời đánh giá khả năng đương đầu với stress của người bệnh một khi đã xác định các sai lệch chủ yếu, để tìm cách điều chỉnh chung Mục tiêu là chỉnh đốn lại các nhận thức giúp bệnh... vào các trao đổi ion khi co cơ và giãn cơ cũng như trong quá trình kiểm soát kích thích thần kinh cơ + Các vitamin: đặc biệt là vitamin nhóm B tham gia vào các giai đoạn chuyển hoá năng lượng, vitamin C cũng giữ vai trò tổng hợp cortisol Vitamin còn tăng khả năng sức đề kháng của cơ thể 5 Glucocorticoid: Làm tăng khả năng đề kháng sinh lý của chủ thể đối với stress IV- PHÒNG TRÁNH CÁC RỐI LOẠN CÓ LIÊN... tạng có lợi cho các cơ ở ngoại biên Thư giãn cũng làm giảm căng thẳng của cơ trơn và cơ vòng - Liệu pháp tập tính: Điều trị tập tính bao gồm việc đánh giá các rối loạn chức năng, đề xuất các mục tiêu và phương pháp điều trị đặc biệt a Điều chỉnh lại cách sống: phải làm cho đối tượng ý thức rõ rệt lợi ích của sự cân bằng hài hoà giữa hoạt động và thư giãn để tăng cường sức đề kháng với stress b Khẳng... giảm các triệu chứng do dó giúp cải thiện khả năng giao tiếp - Các thuốc chống trầm cảm: dùng để điều trị dự phòng nhằm tránh các cơn stress tái phát dưới dạng gia tăng lo âu, còn được dùng để phòng ngừa một số phản ứng ám ảnh sợ của stress Trong stress bệnh lý kéo dài xuất hiện trầm cảm rõ rệt, dùng thuốc chống trầm cảm ngay từ khi chúng vừa mới xuất hiện - Các thuốc chẹn beta: điều trị dự phòng các . thuật ngữ, không gọi các rối loạn do stress mà chỉ gọi là các rối loạn có liên quan đến stress (RLLQS). Trong ICD.10 các rối loạn có liên quan đến stress được phân loại ở các chương F4, F5,. chấn F43.1 · Các rối loạn sự thích ứng F43.2 Đây là những rối loạn có liên quan chặt chẽ nhất và trực tiếp nhất với stress. Các đặc điểm cơ bản của các phản ứng này là: Các rối loạn làm phát. ICD.10 dùng thuật ngữ rối loạn dạng cơ thể chỉ một số các rối loạn trước kia gọi là rối loạn tâm thể (Psycho-somatic). Đó là: · Các rối loạn cơ thể hoá F45.0 · Các rối loạn dạng cơ thể không