GIÚP TRẺ BỎ THÓI QUEN MÚT TAY Không hiểu mấy ngón tay xinh xinh của bé "ngon" đến cỡ nào mà bé cứ mút hoài vậy? Tuy nhiên, việc bắt bé từ bỏ cái thói quen kỳ cục này mới khó làm sao! Đâu là "nguồn cơn"? Đa số các chuyên gia đều cho rằng chứng ghiền này là do thói quen bình thường ở bọn nhóc và nó mang tính sinh lý chứ không phải bệnh lý. Các bé thường mút ngón tay cái, cũng có khi mút ngón khác hoặc mút nhiều ngón một lúc. "Nguồn cơn" của tật mút tay có thể rất đơn giản: bé bú tí chưa đã thèm nên phải mút tay để bù trừ. Nhưng bé bú mẹ thường ít mút tay hơn những bé bú bình. Vì khi bú mẹ thường tự do bú bao lâu tùy thích, hết sữa rồi vẫn có thể ngâm nga bú chơi chứ không như trường hợp bú bình, khi bú hết là bị mẹ dứt ngay ra (vì sợ bé nút phải hơi, gây đầy bụng, nôn trớ). Đó là chưa kể khi lỗ núm vú cao su lớn quá, sữa xuống quá mau thì thời gian bú càng ngắn. Bú bình vì thế thường khiến bé cảm thấy chưa "phê" và đành phải "bú" tay thêm. Bú mút tay còn do thiếu sự âu yếm, cưng nựng của mẹ. Những bé bú mẹ ít mút tay một phần cũng vì được hưởng tình yêu thương của mẹ đầy đủ hơn: mỗi lần bú mẹ, bé lại được mẹ ôm vào lòng, vỗ về, nâng niu, chuyện trò. Những lúc buồn bã, bé thường mút tay nhiều hơn. Chẳng hạn khi bị rầy la, mắng mỏ bé vừa khóc thút thít vừa mút tay cho đỡ tủi. Khi mệt mỏi, đau ốm, bé cũng mút tay như là để tự "chăm sóc" bản thân. Hay khi thức giấc, không thấy có mẹ ở bên, loay hoay một mình bé cũng mút tay cho đỡ nhớ. Khi thấy mẹ săn sóc cho đứa em mới đẻ nhiều hơn mình, bé cũng có thể mút tay vì ghen tị. Ngoài các nguyên nhân tâm lý nói trên, việc đẻ khó hoặc các biến chứng thai sản cũng có thể là một trong những lý do khiến trẻ hay mút tay. Còn một nguyên nhân nữa: đó là sự kém phát triển của trẻ. Cũng có khi là tổng hợp cả ba nguyên nhân nói trên và ch ỉ có các nhà chuyên môn mới có thể phân định, đâu là nguyên nhân căn bản. "Cắt cơn" thế nào? Có thể bạn chưa biết Ghiền mút tay với đa số các bé là thông thường, tự nhiên sẽ khỏi. Vì thế không nên quá giận dữ và nhất là đừng ngăn cấm bé bằng những biện pháp thô bạo. Ngăn cấm bé không chỉ vô ích mà còn ảnh hưởng xấu đến tâm lý bé sau này. Có ông bố đã buộc chặt khuỷu tay bé để bé không thể đút được ngón tay vào miệng. Có bà mẹ thì thoa dầu cay, thuốc đắng lên ngón tay mà bé thường mút. Kết quả là bé vô cùng bứt rứt khổ sở nhưng sau đó, bé lại mút một cách ngon lành, thậm chí còn say mê hơn trước. Một bà mẹ khác thì đi sơn các móng tay bé màu xanh đỏ để bé sợ mà không dám gặm, ai dè bé chỉ lạ chút xíu rồi nhân lúc mẹ chạy vào bếp bé lại nhào vào gặm thử và kết quả là bé bị ngộ độc. Còn có trường hợp vị phụ huynh nọ đã nhúng tay con vào lọ mù tạt. Ban đầu bé cũng sợ và không dám mút tay nữa nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, bé thậm chí còn đòi thò tay vào lọ mù tạt. Niềm si mê của bé giờ đã gắn liền với mùi mù tạt, bé không còn thấy cay đắng gì nữa, mà trái lại, còn thích là đằng khác. Các phụ huynh này đã sai lầm khi cho rằng trẻ mút tay là do chúng không nghe lời và phải làm mọi cách để chúng bỏ thói xấu đó. Nhưng thực tế không phải như vậy. Các nhà khoa học đã khẳng định, cơ chế sâu xa của hành vi này mang tính bản năng và khi thực hiện nó bé cảm thấy rất khoan khoái. Trừng phạt bé nhiều lần vì "cảm giác khoan khoái" ấy chỉ khiến bé bị tổn thương mà thôi. Ghiền mút tay với đa số các bé là thông thường, tự nhiên sẽ khỏi. Vì thế không nên quá giận dữ và nhất là đừng ngăn cấm bé bằng những biện pháp thô bạo. Ngăn cấm bé không chỉ vô ích mà còn ảnh hưởng xấu đến tâm lý bé sau này. Phải tùy vào "nguồn cơn" mà có biện pháp phù hợp để "chữa" cho bé tật xấu này. Với bé đang ở tuổi bú sữa, tốt nhất là hãy tích cực cho bú mẹ, không chỉ vì sữa mẹ có rất nhiều lợi ích mà còn để bé thỏa mãn bản năng bú cũng như nhu cầu được yêu thương. Nếu buộc phải cho bé bú bình, nên chọn núm vú nhỏ thôi để bé được bú lâu hơn (chừng 10 phút mỗi bình) cho bé đỡ ghiền. Khi núm vú cũ đã rộng quá, sữa xuống nhanh quá thì nên thay núm vú mới. Cũng có thể tăng tần suất bú lên (thay vì ba giờ/lần, hãy cho bé bú hai giờ/lần) để bé quên bớt việc bú tay. Nếu những cách này vẫn không khiến bé quên nổi mấy ngón tay ngon ngon thì đành cho bé ngậm núm vú giả vậy. Như thế đỡ hơn là bú tay vì dầu sao núm vú cao su còn có thể luộc lên để khử trùng chứ tay bé thì không. Trường hợp bé đã lớn mà còn bú tay vì buồn (do phải ở nhà một mình, bị mắng mỏ, ghen với em bé ) thì nên để ý quan tâm chăm sóc, thương yêu bé nhiều hơn. Trước khi ngủ hãy làm các động tác massage, xoa lưng nhè nhẹ, kể chuyện hoặc hát ru cho bé ngủ. Để bé quên mút tay ta cũng cần chuyển "niềm đam mê" này sang những hoạt động bình thường khác. Chẳng hạn cho trẻ ngậm kẹo, thổi bong bóng. Hoặc làm sao cho tay bé "bận rộn" liên tục với các trò chơi xếp hình, ghép tranh Thay vì yêu cầu trẻ ngồi yên trong nhà (cho an toàn), không được nghịch ngợm (kẻo hư hỏng đồ đạc), hãy để bé được tự do một chút, cho bé chạy nhảy lung tung, miễn sao bé cảm thấy thỏa mãn, không buồn chán. Tóm lại, tùy vào lý do khiến bé mắc chứng ghiền mút tay mà ta hãy bao bọc bé bằng tình yêu thươ ng, sự quan tâm hay đánh thức ở bé những tiềm năng khác, giúp bé phát triển hài hòa. Chỉ những trường hợp đặc biệt cần thiết mới cần nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý để xác định nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị thích hợp. . GIÚP TRẺ BỎ THÓI QUEN MÚT TAY Không hiểu mấy ngón tay xinh xinh của bé "ngon" đến cỡ nào mà bé cứ mút hoài vậy? Tuy nhiên, việc bắt bé từ bỏ cái thói quen kỳ cục này. chứng ghiền này là do thói quen bình thường ở bọn nhóc và nó mang tính sinh lý chứ không phải bệnh lý. Các bé thường mút ngón tay cái, cũng có khi mút ngón khác hoặc mút nhiều ngón một lúc một lúc. "Nguồn cơn" của tật mút tay có thể rất đơn giản: bé bú tí chưa đã thèm nên phải mút tay để bù trừ. Nhưng bé bú mẹ thường ít mút tay hơn những bé bú bình. Vì khi bú mẹ thường