1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn

52 1,5K 24
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 16,87 MB

Nội dung

Báo cáo Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói cách khác, vốn chính là tiền đề tiên quyết, song việc sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, bất cứ một doanh nghiệp nào khi sử dụng vốn sản xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng đều phải quan tâm đến hiệu quả mà nó mang lại

Trang 1

Báo cáo tốt nghiệp

Vấn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn

Trang 2

mục lục

Chương I Vốn lưu động và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1.Vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động 1.2 Thành phan và kết cầu vốn lưu động

1.3 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 2 Nguôn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

IL Sw cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1 Tầm quan trọng của việc tổ chức đảm bảo VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp

2 Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tổ chức và hieu quả su dung VLD cua doanh nghiép

IH Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ và một số phương hướng biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng

VLĐ trong doanh nghiệp

1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ

2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm day mạnh tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLÐ trong doanh nghiệp

Chương II Thực trạng tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu

động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn

1 Khái quát chung về hoạt động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng

Sơn

1 Quá trình hình thành và phát triển của công fy

Trang 3

3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty

4 Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua

II Thue trang tổ chức quan ly, sir dụng VLĐ của công TNHH Thương mại Điện

tử Hoàng Sơn

1 Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của công tỷfong việc sử dụng VLĐ

2 Thực trạng tổ chức quản lý sử dụng VLĐ ở công ty các năm 2002, 2003

2004

3 Những biện pháp chủ yếu công ty đã và đang áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

4 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lí và sử dụng vốn lưu động ở công ty

Chương II Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở

công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn

1 Phương pháp phát triển của công ty trong thời gian tới

IL M6t sé giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1 Khai thác nguôn tài trợ ngắn hạn cho vốn lưu động với chỉ phí thấp

2 Tăng cường công tác quản lí các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng

3 Sử dụng có hiệu quả các biện pháp nhằm giảm chỉ phí tồn kho và hỗ trợ tiêu thụ

sản phẩm

Trang 4

Lời mở đầu

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và tiền hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Nói cách khác, vốn chính là tiền đề tiên quyết,

song việc sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp Vì vậy, bắt cứ một doanh nghiệp nào khi sử dụng

vốn sản xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng đều phải quan tâm đến hiệu quả mà

nó mang lại

Trong các doanh nghiệp, vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất

nói chung và vốn đầu tư nói riêng Quy mơ của vốn lưu động, trình độ quản lí, sử dụng vốn lưu động là một trong ba yếu tố đầu vào ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy việc quản lý và sử dụng vốn lưu động được

coi là một trọng điểm trong việc quản lí và điều hành doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế thị trường với cơ chế vốn có của nó đã đặt ra hàng loạt các yêu cầu về quản lý và tổ chức, buộc các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình con đường ton tại và phát triển Khi mà quỹ đạo khép kín theo kế hoạch tập trung khơng cịn nữa, tất yếu các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh, cùng với đó nhà nước khơng cịn bao cấp về vốn đối với các doanh nghiệp nhà nước Để có thể nắm bắt được những cơ

hội và vượt lên thách thức, đứng vững trong cạnh tranh các doanh nghiệp phải đưa ra được những quyết định đúng đắn về vấn đề tạo lập quản lý và vốn sản xuất nói chung

và vốn lưu động nói riêng sao cho nó có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải thực sự là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tự chủ trong việc tìm đầu vào và đầu ra của sản

xuất, tự chủ về vốn Ngoài số vốn điều lệ ban đầu do nhà nước cấp phát thì doanh

Trang 5

Xuất phát từ nhận thức đó, qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn em đã mạnh dạn chọn đề tài: Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Son cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình

Ngồi lời nói đầu và kết luận, nội dung chuyên đề bao gồm 3 chương

Chương 1 Vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

Chương 2 Thực trạng tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn

Trang 6

Chương 1

Vốn lưu động và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1 Vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động

Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tư liệu lao động

ra cịn phải có đối tượng lao động Đối tượng lao động khi tham gia q trình sản xuất khơng giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, bộ phận chủ yếu của ĐTLĐ sẽ thơng qua q trình chế biến hợp thành thực thé sản phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí mắt đi trong

quá trình sản xuất, ĐTLĐ chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất chu kỳ sau lại phải

dùng loại ĐTLĐ khác Cũng do những đặc điểm trên nên toàn bộ giá trị của ĐTLĐ

được chuyển dịch toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện

DTLD trong doanh nghiệp được biểu hiện trong hai bộ phận: một bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục (Nguyên, nhiên vật liệu ) một bộ phận khác là những vật tư trong quá trình chế biến (sản phẩm đang chế tạo, bán

thành phẩm ) Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là TSLĐ, cịn về hình thái giá trị được gọi là VLĐ của doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp người ta thường chia TSLĐ thành hai loại: TSLĐ trong sản xuất và TSLĐ trong lưu thông TSLĐ trong sản xuất bao gồm các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm dở dang đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc

chế biến Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại

vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các loại chi phí chờ kết chuyén , TSLD nam trong quá trình sản xuất và TSLĐ nằm trong quá trình lưu thơng thay chỗ nhau vận

động không ngừng nhằm đảm bảo cho quă trình tái sản xuất được tiễn hành liên tục va

Trang 7

Như vậy, doanh nghiệp nào cũng cần phải có một số vốn thích đáng dé dau tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản đó được gọi là VLĐ của doanh nghiệp VLĐ ln được chuyền hố qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hàng hoá và cuối cùng lại trở thành hình thái tiền tệ

bạn đầu của nó Quá trình SXKD của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng, cho nên VLĐ cũng tuần hồn khơng ngừng có tính chất chu kỳ thành chu chuyển của tiền

von

Khoi dau vong tuần hoàn, VLĐ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động (ĐTLĐ) trong khâu dự trữ sản xuất, ở giai đoạn này vốn nằm trong giai đoạn lưu thơng và nằm đưới hình thái vốn tiền tệ, công thức vận động của vốn trong giai đoạn này như

Sau:

T-H

Tiếp theo là giai đoạn sản xuất, các vật tư dự trữ (tư liệu sản xuất) được kết hợp với

sức lao động đê chê tạo ra bán thành phẩm và thành phâm Vôn năm trong giai đoạn sản xuất và được gọi là vốn sản xuất, công thức vận động của vốn trong giai đoạn này như sau:

Hé H!

TLSX

Kết thúc vịng tuần hồn, sản phẩm được tiêu thụ hay được thực hiện giá trị trên thị trường, vốn nằm trong giai đoạn lưu thông và chuyển sang hình thái vốn tiền tệ như

điểm xuất phát ban đầu

H T

(Trong đó T =T + AT; AT: giá trị tăng thêm)

Do sự chu chuyên không ngừng nên VLĐ thường xuyên có các bộ phận tôn tại cùng một lúc dưới các hình thái khác nhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông

Trang 8

hoàn liên tục trong quá trình tái sản xuất tiếp theo, VLĐ là điều kiện không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất

VLĐ cịn là cơng cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư, đó là sự

phản ánh quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn là sự vận động của vật tư, nhìn chung VLĐ nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư, hàng hoa dự trữ ở các khâu nhiều hay ít; mặt khác VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư tiết kiệm hay lãng phí, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thơng có hợp lý không Bởi vậy thơng qua tình hình ln chuyển

VLD cịn có thể đánh giá một cách kịp thời đối với các khía cạnh mua sắm, dự trữ và

tiêu thụ của doanh nghiệp

1.2 Thành phân và kết cấu vốn lưu động

Trong các doanh nghiệp vấn đề tổ chức và quản lý VLĐ có một vấn đề quan trọng, doanh nghiệp sử dụng VLĐ càng có hiệu quả thì càng có thể sản xuất được nhiều sản

phẩm Để quản lý VLĐ đựơc tốt thì cần phải phân loại VLĐ theo các tiêu thức khác

nhau Thơng thường có các cánh phân loại sau:

* Phân loại theo vai trò từng loại vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh: Theo cách phân loại này VLĐ của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại

- VLÐ trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: Giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ

- VLD trong khâu sản suất bao gồm: Các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền

(kể cả vàng bạc, đá quý ) các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn

hạn, cho vay ngắn hạn, các khoản vốn trọng thanh toán ( các khoản phải thu, các khoản

tạm ứng )

Qua cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của VLĐ trong từng khâu của quá trình kinh doanh, từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cầu VLD sao cho có hiệu quả

Trang 9

-Vốn vật tư hàng hoá là các khoản VLĐ có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm

-Vốn bằng tiền bao gồm: các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn

Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng tt của doanh nghiệp Cách phân loại này cũng giúp cho các doanh

nghiệp có cơ sở đề tính tốn và kiểm tra kết cấu tối ưu của VLĐ để có quyết định về tận dụng số VLĐ đã bỏ ra

* Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn: Theo cách phân loại này người ta chia

'VLĐ thành 2 loại

- Vốn chủ sở hữu: Là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, định đoạt Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dụng cụ thể riêng như vốn

đầu tu từ NSNN; vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần, vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh, vốn tự bổ sung từ lợi

nhuận doanh nghiệp

- Các khoản nợ: Là khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán, doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn

nhất định

Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của DN được hình thành băng vốn của bản thân DN hay từ các khoản nợ, từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý,

sử dụng VLĐ hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sản xuất vốn của DN * Phân loại theo nguồn hình thành: VLĐ của doanh nghiệp được chia thành các

nguồn sau

Trang 10

này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau

- Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do DN tự bổ sung trong quá trình SXKD từ lợi nhuận của DN được tái đầu tư

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là số VLĐ được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia DN liên doanh Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc

bằng hiện vật như vật tư hàng hoá theo thoả thuận các bên liên doanh

- Nguồn vốn đi vay: Là vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín

dụng, vốn vay của người lao động trong DN, vay các DN khác, vốn huy động từ thị trường vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu

Việc phân loại VLĐ theo nguồn hình thành giúp cho DN tháy được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ trong kinh doanh của mình Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chỉ phí sử dụng của nó, do đó DN cần xem xét cơ cấu nguần tài trợ

tối ưu để giảm thấp chỉ phí sử dụng vốn

Từ các cách phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu VLĐ theo những tiêu thức khác nhau Kết cầu VLĐ phản ánh các thành phan và mối quan hệ tỷ lệ

giữa các thành phần trong tổng số vốn VLĐ của doanh nghiệp, ở các DN khác nhau thì các số kết cầu VLĐ cũng không giống nhau Việc phân tích các kết cầu VLĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp DN hiểu rõ hơn những đặc điểm

riêng về VLĐ mà mình đang quản lý, sử dụng từ đó xác định đúng các trọng điểm và

biện pháp quản lý VLĐ có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của DN Mặt khác, thông qua việc thay đổi kết cấu VLĐ trong các thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực và hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý VLĐ

của từng DN

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLD, có thể quy thành 3 loại là:

+ Những nhân tố về mặt sản xuất: Các doanh nghiệp có quy mơ sản xuất khác nhau,

tính chất sản xuất khác nhau, trình độ sản xuất khác nhau, chu kỳ sản xuất khác nhau,

Trang 11

ảnh hưởng đến sự khác nhau về tự trọng VLĐ bỏ vào khâu dự trữ sản xuất và khâu sản

xuất

+ Những nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Khoảng cách giữa các doanh nghiệp với nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật

tư cung cấp

+ Những nhân tố về mặt thanh toán: Phương thức thanh toán được lựa chọn theo

hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỷ luật thanh toán 1.3.Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Một nhiệm vụ cơ bản được đặt ra cho doanh nghiệp là với khối lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch được dự tính theo nhu cầu thị trường làm thé nao dé có được một tỷ

lệ đúng đắn giữa số VLĐ so với kết quả sản xuất Điều đó có nghĩa là làm thế nào để

tăng cường được hiệu quả của số VLĐ bỏ ra, muốn vậy DN phải xác định được nhu cầu

'VLĐ một cách đúng đắn hợp lý

Nhu cau VLD tinh ra phải đủ dé đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục, nhưng đồng thời phải thực hiện chế độ tiết kiệm hợp lý Có như vậy

mới thúc day DN ra sức cải tiễn hoạt động SXKD, tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu xuất sử dụng VLĐ, củng cố chế độ hạch toán kinh doanh mới đảm bảo được việc quản

lý chặt chẽ số vốn đã bỏ ra

Để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết DN có thể sử dụng các phương

pháp khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể DN có thể lựa chọn phương pháp thích hợp a Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ

Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và têu thụ sản phẩm để xác định nhu cầu của từng

khoản VLĐ trong từng khâu rồi tổng hợp lại nhu cầu VLĐ của DN

Ưu điểm của phương pháp này là xác định được nhu cầu cụ thể của từng loại vốn

Trang 12

loại trong từng khâu sử dụng, tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là hạn chế việc tính tốn phức tạp, mắt nhiều thời gian

Công thức tính tổng quát như sau

K n

Vne = é ê Mij.Nij i=l j=l Trong đó:

Vnc : nhu cầu VLĐ của DN

M : Mức tiêu dùng bình quân một ngày của loại vốn được tính toán N : Số ngày luân chuyển của loại vốn được tính tốn

i : Số khâu kinh doanh (¡= 1, k)

j : Loại vốn sử dung (j = 1n

Mức tiêu hao bình quân một ngày (M) được tính bằng tổng mức tiêu dùng trong kỳ (theo dự tính chi phí) chia cho số ngày trong kỳ (360)

Số ngày luân chuyển một loại vốn (N) được xác định căn cứ vào các nhân tố liên quan về số ngày luân chuyển của loại vốn đó trong từng khâu tương ứng

- Xác định nhu cầu VLĐ cho khâu dự trữ sản xuất

VLD trong khâu sản xuất bao gồm giá trị các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói, cơng cụ lao động nhỏ

+ Đối với nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính:

Vol = Fnl*Nnl Trong đó:

Vnl : Nhu cầu vốn nguyên liệu chính năm kế hoạch

Fnl _ : Chỉ phí tiêu hao bình quân ngày về nguyên liệu chính kỳ kế hoạch

MNnl : Sô ngày dự trữ hợp lý vê nguyên vật liệu chính

Mnl : Được xác định bằng cách lấy tổn chỉ phí sử dụng nguyên vật liệu chính trong năm kế hoạch chia cho số ngày trong năm

Nnl : Là số ngày kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua cho đến khi đưa

Trang 13

cách nhau sau khi đã nhân với hệ số xen kế vốn, số ngày kiểm, nhận, nhập kho, số ngày

chuẩn bị sử dụng và số ngày bảo hiểm

+ Đối với các khoản vốn khác trong khâu dự trữ sản xuất như vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế Nếu sử dụng nhiều và thường xuyên có thể áp dụng phương

pháp tính toán như đối với nguyên vật liệu chính Ngược lại, đối với các khoản vốn sử

dụng không nhiều, không thường xuyên, mức tiêu dùng ít biến động thì có thể áp dụng phương pháp tính theo tỉ lệ vơi tổng mức luân chuyển của loại vốn đó trong khâu dự trữ sản xuất

Cơng thức tính

'Vnk= Mnc*T% Trong đó:

Vnk_ : Nhu câu vôn trong công tác dự trữ của các loại vôn khác Mic : Téng mức luân chuyển của loại vốn đó trong khâu dự trữ T% : Tỷ lệ phần trăm của loại vốn đó so với tổng mức luân chuyển - Xác định nhu cầu VLĐ cho khâu sản xuất

Vốn lưu động cho khâu sản xuất gồm vốn sản phẩm đang chế tạo (sản phẩm dở dang), vốn chỉ phí chờ kết chuyển

+ Xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo (Vdc)

Để xác định nhu cầu vốn này phải căn cứ vào 3 yếu tố cơ bản là: Mức phí tổn sản xuất bình quân một ngày kỳ kế hoạch (Pn); Độ dài chu kỳ sản suất sản phẩm (Ck) và hệ số sản phẩm đang chế tạo (Hs )

Công thức xác định

Vde = Pn*Ck*Hs Trong đó:

Vđc _ : Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế

Pn : Mức chi phí bình qn một ngày Ck =: Chu ky san xuất sản phẩm

Trang 14

Pn : Được tính bằng mức tổng mức chi phí chi ra chia cho số ngày trong kỳ

Ck_ : Là khoảng thời gian kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến

khi chế tạo xong và kiểm tra nhập kho

Hs _ : Là tỷ lệ phần trăm giữa giá thành bình quân sản phẩm đang chế tạo và giá thành sản xuất sản phẩm

+ Xác định nhu cầu vốn chi phi chờ kết chuyển (chi phí phân bổ dần - Vpb) Chỉ phí chờ kết chuyên là khoản chỉ phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ mà được phân bồ dần vào nhiều kỳ tiếp theo để phản ánh đúng đắn tác dụng của chỉ phí mà khơng gây biến động lớn đến gíá thành sản phẩm, gồm chỉ phí sửa chữa lơn, chỉ phí nghiên cứu, thí nghiệm, chế thử sản phẩm Để xác định vốn phân bổ phải căn cứ vào số dư chỉ phí chờ kết chuyên đầu kỳ, số chỉ phí chờ kết chuyển dự kiến phát sinh trong kỳ và số chỉ phi chờ kết chuyển dự kiến phân bé vào thành giá

sản phẩm trong kỳ Công thức tính

'VPb = Vpd + Vpt - Vpg

Trong đó

Vpb : Vốn chỉ phí chờ kết chuyển trong kỳ kế hoạch

Vpd_ : Vốn chỉ phí chờ kết chuyển đầu kỳ

Vpt : Vốn chỉ phí chờ kết chuyển tăng trong kỳ Vpg : Vốn chỉ phí chờ kết chuyển vào giá thành trong kỳ

- Xác định nhu cầu VLĐ trong khâu lưu thông

Là nhu cầu VLĐ để lưu giữ bảo quản sản phẩm, thành phẩm ở kho với quy mô cần

thiết trước khi xuất giao cho khách hàng

Công thức tính

Vtp = Ztp*Ntp

Trong đó:

Trang 15

Ztp : Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hố bình qn một ngày NÑtp : Số ngày luân chuyển của vốn thành phẩm

Ztp : Được xác định bằng tổng giá thành sản xuất sản phẩm cả năm chia cho 360 ngày

Ntp : Là khoảng thời gian từ sản phẩm thành phẩm được nhập kho đến khi đưa đi tiêu thụ và thu được tiền về, gồm số ngày dự trữ ở kho thành phẩm, số ngày xuất

kho và vận chuyển, số ngày thanh toán

Sau khi xác định nhu cầu VLĐ cho từng loại vốn trong từng khâu tổng hợp kết quả 3 khâu cho ta kết quả toàn bộ nhu cầu VLĐ của DN trong ky

b Phương pháp gián tiếp

Đặc điểm của phương pháp gián tiếp là dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về

'VLĐ bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ SXKD năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển VLĐ đẻ xác định nhu cầu VLĐ của DN năm kế hoạch

Cơng thức tính như sau:

Mi

Vne =|\VLo * —— * (14t%) M;

Trong đó:

'Vnc : Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch

Mi, M2 : Téng mức luân chuyển VLD nam ké hoạch và báo cáo VLo : Số dư bình quan VLD nam bao cdo

t% : Ti lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

so với năm báo cáo

K, - Ko

t% = * 100% Ky

Trong đó:

t% : Tỉ lệ giảm hoặc tăng số ngày luân chuyén VLD Ko : Kì luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

Trang 16

Ki : Kì luân chuyển VLD nam bao cao

Sau khi xác định được nhu cầu VLĐ, để xác định nhu cầu VLĐ cần thiết cho năm kế hoạch cho từng khâu kinh doanh (dự trữ sản xuất, sản xuất, lưu thông) theo phương

pháp tính tốn gián tiếp trên, doanh nghiệp có thể căn cứ vào tỉ trọng VLĐ được phân bổ hợp lý trên các khâu kinh doanh theo thống kê kinh nghiệm ở các năm trước bằng

cách:

Khâu dự trữ sản xuất : 'Vdt= %DT*Vne

Khâu sản xuất : Vsx = %SX*Vnc Khâu lưu thông : Vit = %LT*Vne

Ngoài 2 phương pháp trên còn một số phương pháp khác như:

Dự đoán nhanh nhu cầu VLĐ năm kế hoạch căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vong quay VLD dự tính năm kế hoạch

Cơng thức tính như sau:

M

Vnc= ——

Li Trong đó:

M¡ : Téng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch L, : Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch

2 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

Biểu hiện dưới dạng vật chất của VLĐ chính là các TSLĐ Trong doanh nghiệp,

giữa VLĐ (là TSLĐ) và nguồn VLĐ ln có một mối quan hệ cân đói tổng thể Vốn

lưu động (TSLĐ) và nguồn 'VLĐ chính là hai mặt biểu hiện khác nhau của trị giá TSLĐ

hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Vấn đề đặt ra là các doanh

nghiệp phải lựa chọn cân nhắc cho mình một cơ cấu nguồn vốn tối ưu vừa giảm được chi phí sử dụng vốn, vừa đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp Căn cứ vào các tiêu thức phân loại, nguồn 'VLĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại khác nhau:

Trang 17

- Vốn chủ sở hữu: Là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: Vốn đầu tư từ

NSNN, vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra, vốn góp cỗ phan, vốn góp liên doanh, vốn tự

bổ sung từ lợi nhuận Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh

nghiệp, tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn càng lớn thì sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao

- Các khoản nợ: Là các khoản VLĐ được hình thành từ các khoản vay của các ngân hàng thương mại hay tổ chức tài chính, vốn vay qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán

* Phân loại căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn: Nguồn von VLD cua doanh nghiép chia thanh 2 loai:

- Nguồn VLĐ thường xuyên: Là nguồn vốn mang tính chất ổn định và dài hạn, bao

gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dai han để tài trợ cho nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp

Nguồn 'VLĐ thường xuyên = Tổng TSLD - No ngắn hạn

- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tính dụng khác, các khoản nợ ngắn hạn được dùng

để đáp ứng nhu cầu VLĐ có tính chất tạm thời, bất thường, phát sinh trong quá trình

kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn VLD tam thoi = Vốn vay ngắn hạn + Vốn chiếm dụng hợp pháp

* Phân loại theo phạm vi huy động vốn: VLĐ được hình thành từ hai nguồn:

- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân doanh nghiệp bao gồm: Vốn từ lợi nhuận để lại trong quá trình kinh doanh, các quĩ của doanh nghiệp, các khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản Sử dụng triệt dé

nguồn vốn bên trong doanh nghiệp tức là doanh nghiệp đã phát huy được tính chủ động

trong quản lí và sử dụng VLĐ của mình

Trang 18

chức tín dụng, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp, nợ khách hàng và các khoản nợ khác Qua việc vay vốn từ bên ngoài tạo cho doanh nghiệp có

một cơ cấu tài chính linh hoạt, mặt khác có thể làm gia tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu

nhanh nếu mức doanh lợi tổng vốn đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn

IL Sw cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

1 Tầm quan trọng của việc tổ chức đảm bảo vốn lưu động trong hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Điểm xuất phát của quá trình SXKD của mỗi doanh nghiệp là phải có một lượng

vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng, khơng có vốn sẽ khơng có bất kì hoạt động

sản xuất kinh doanh nào Song việc sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả cao mới

là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp Với ý nghĩa

đó, việc quản lí, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và 'VLĐ nói tiêng là một nội dung rất quan trọng của cơng tác quản lí tài chính Quan niệm

về tính hiệu quả của việc sử dụng VLĐ phải được hiểu trên hai khía cạnh:

Một là Với số vốn hiện có có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất

lượng tốt, giá thành ha dé ting thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp

Hai là Đầu tư thêm vốn một cách hợp lí nhằm mở rộng qui mô sản xuất để tăng

doanh thu tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vơn

Hai khía cạnh này chính là mục tiêu cần đạt được trong công tác tổ chức quản lí và sự dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng:

Trong thời kì bao cấp, mọi nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

đều được nhà nước cấp phát hoặc cấp tính dụng ưu đãi khiến các doanh nghiệp không đặt vấn đề khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả lên hàng đầu Từ khi nền kinh tế có sự

Trang 19

có hiệu quả, nếu khơng tổ chức quản lí tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo đảm

trả được tiền vay cả gốc và lãi thì sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị ăn mòn vốn,

việc kinh doanh bị phá sản

Trên thực tế, trong những năm qua, hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu

động nói riêng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNTN đạt thấp Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp chưa bắt kịp với kinh tế thị trường nên còn nhiều bất cập

trong cơng tác quản lí và sự dụng vốn Việc tổ chức quản lí, nâng cao hiệu quả sử dụng

'VLĐ là khâu quan trọng của cơng tác quản lí tài chính, là vấn đề quyết định sự tồn tại

và phát triển của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế Vì vậy, nền kinh tế muốn phát

triển thì doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả Việc sử dụng có hiệu quả VLĐ là một nhân tố tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp

2 Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Tình hình tổ chức quản lí, sử dụng và hiệu quả sử dụng VLĐ cao hay thấp đều có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình tài chính của doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đây hoặc kỳm hãm với việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ; để có những đánh giá sâu hơn về hiệu quả VLĐ của doanh nghiệp người ta xem xét trên một số chỉ tiêu

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Đây là những chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, người cho

vay, các nhà cung cấp Họ luôn đặt ra câu hỏi liệu doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ đến hạn khơng

- Hệ số nợ: Là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh

nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn nợ

Trang 20

Hệ số nợ =

Tông nguôn vôn

Hệ số nợ cao không tốt cho doanh nghiép, hé sé ng hop ly 1a tốt nhất, còn hệ số nợ

thấp thể hiện tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp

- Hệ số vốn chủ sở hữu: Là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu

trong tổng vốn hiện có của doanh nghiệp

Nguồn vốn chủ sở hữu

Hệ sô vôn chủ sở hữu =

Tông nguôn vôn

Hệ số vốn chủ sở hữu càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính

độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ

vay

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các

khoản nợ ngắn hạn, nó thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn TSLD và ĐTNH Hệ sô khả năng thanh toán hiện thời = =

Tong ng ngan han

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá và được xác định theo công thức:

- TSLĐ - Vốn vật tư hàng hoá

Hệ sơ khả năng thanh tốn nhanh = —————————— Tông nợ ngắn hạn

* Các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh

- Số vòng quay hàng tồn kho: Là số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ, số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá tốt

Doanh thu thuần Số vòng quay hàng tồn kho =

Số dư hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Trang 21

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = ” = Sơ vịng quay hàng tơn kho

- Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ chuyền đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp

Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = -

Sơ dư bình quân các khoản phải thu

Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ càng nhanh Đó là biểu hiện tốt đối với tình hình quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Kì thu tiền trung bình (số ngày của một vòng quay khoản phải thu): Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại

| 360

Kỳ thu tiên trung bình= ————————— 'Vịng quay các khoản phải thu * Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bất cứ một doanh nghiệp nào khi sử dụng vốn vào sản xuất nói chung và VLĐÐ nói riêng đều phải quan tâm đến hiệu quả mang lại Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp người ta thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu Sau:

a Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Việc sử dụng hợp lí, tiết kiệm VLĐ được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển

'VLĐ của doanh nghiệp nhanh hay cham VLD luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

Tốc độ luân chuyển VLĐ được đo bằng hai chỉ tiêu, đó là: Số lần luân chuyển (số

vòng quay VLĐ) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay VLĐ)

Số lần luân chuyển VLD phan ánh sé vong quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm dương lịch)

Trang 22

VLDbq

Trong đó: só ae

L : Số lân ln chun (sơ vịng quay) của VLD trong ky M : Téng mức luân chuyển vốn trong kỳ

VLĐbq_ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ

- Kỳ luân chuyển VLD: Phản ánh số ngày đẻ thực hiện một vòng quay VLD

Công thức được xác định như sau:

360 VLDbq*360

K= —— Hay K= —————

L M

Trong đó:

K : Kỳ luân chuyển VLĐ

Vong quay VLD càng nhanh thì kỳ luân chuyển VLĐ càng được rút ngắn và chứng

tỏ VLĐ được sử dụng có hiệu quả

b Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển

- Mức tiết kiệm vốn lưu động là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm togn mức luân chuyển vốn, song không cần tăng thêm hoặc tăng thêm

không đáng kể quy mô VLĐ Theo quan điểm đó thì điều kiện để có mức tiết kiệm tương đối cho một doanh nghiệp là

Công thức xác định: Mi > Mo VLD, > VLDo Mi * (Ki - Ko) Vtk = ———————————— 360 Trong đó: Vtk : VLD tiét kiệm

Trang 23

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng

doanh thu thuần

Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng VLĐ =

Vôn lưu động bình quân

Số doanh thu được tạo ra trên một đồng VLD cang lớn thì hiệu quả sử dyng VLD càng cao

d Hàm lượng vốn lưu động (hay mức đảm nhận vốn lưu động)

Là số VLĐ cần có để đạt được một đồng doanh thu Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của

chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ và được tính bằng cách lấy số VLĐ bình quân trong kỳ

chia cho tổng doanh thu thuần thực hiện trong kỳ

Vốn lưu động bình quân

Muc ding VLD =

Doanh thu thuan e Tỉ suất lợi nhuận vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập)

Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập)

T¡ suất lợi nhuận VLĐ =

'Vơn lưu động bình quân

Tỉ suất lợi nhuận VLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao

Như vậy, thông qua các chỉ tiêu trên cho phép ta có thể đánh giá được hiệu quả sử

dụng VLĐ trong doanh nghiệp, từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả và sử dụng VLĐ tiết kiệm hơn Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cho phép doanh

nghiệp có thể giảm bot sé VLD can thiết, từ đó góp phần giảm chỉ phí SXKD, hạ giá

thành sản phẩm, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

IIL Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số phương hướng biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lí và nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

Trang 24

VLD cua doanh nghiệp trong cùng một lúc được phân bé trén khap các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới các hình thái khác nhau Trong quá trình vận động, VLĐ

chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, những nhân tố này tác động không nhỏ tới hiệu quả

sử dụng VLĐ

- Về mặt khách quan: Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một số nhân tố

+ Lạm phát: Do tác động của nền kinh tế có lạm phát hoặc thiểu pháp, sức mua của

đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư hàng hố Vì vậy, nếu doanh nghiệp không kịp điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản thì sẽ làm cho 'VLĐ bị mất theo tốc độ trượt giá của tiền tệ

+ Rủi ro: Do những rủi ro bất thường trong quá trình SXKD mà các doanh nghiệp

thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường có nhiều thành

phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau Ngồi ra, doanh nghiệp cịn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ lụt mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được

+ Ngoài ra, do chính sách vĩ mơ của nhà nước có sự thay đổi về chính sách chế độ,

hệ thống pháp luật, thuế cũng tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

- Về mặt chủ quan: Ngoài những nhân tố khách quan cịn có rất nhiều nhân tố chủ quan của chính bản thân doanh nghiệp, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp như:

+ Xác định nhu cầu VLĐ: Do xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình

trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD, ảnh hưởng không tốt tới quá trình hoạt động sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

+ Việc lựa chọn các phương án đầu tư: Là nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến

Trang 25

- Do trình độ quản lí: Trình độ tổ chức quản lí và tổ chức sản xuất có hiệu quả thì bộ

máy tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ, đồng bộ và nhịp nhàng với nhau Ngược lại, trình độ quản lí của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến việc thất thoát vật tư hàng hố trong qúa trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp

Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử dụng 'VLĐ của doanh nghiệp Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ

chức và sử dụng VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, xem xét một cách kĩ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ

chức sử dụng VLĐ, nhằm đưa ra những biện pháp hiệu quả đẻ lợi nhuận do đồng VLĐ

mang lại đạt mức cao nhất

2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

Trong cơ thị trường, DNTN cũng như mọi doanh nghiệp khác đều bình đẳng trước

pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn Do đó, việc nâng cao sử dụng vốn sản xuất nói chung va VLD nói riêng là vấn đề quan

trọng cần thiết Để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn hoạt động SXKD và nâng cao hiệu

quả VLĐ, các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Trước hết, phải xác định nhu cầu VLĐ tối thiểu cần thiết cho hoạt động SXKD,

tránh xây ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn Nếu thiếu vốn thì doanh nghiệp phải huy

động thêm, còn thừa vốn thì cần có biện pháp xử lí kịp thời, không dé vốn chết, không phát huy được hiệu quả kinh tế Cần phải xác định chính xác nhu cầu VLĐ trong từng thời kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quá trình tái sản xuất được tiền hành

bình thường, liên tục

- Bên cạnh đó, lựa chọn hình thức huy động VLĐ, tích cực khai thác triệt để nguồn

Trang 26

doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì phải trả chi phí sử dụng vốn, chịu sự giám sát của chủ nợ làm hiệu quả SXKD giảm

- Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm cùng với các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo

- Ngoài ra, doanh nghiệp phải chú ý làm tốt cơng tác thanh tốn cơng nợ, tránh tình trạng bán hàng khong thu được tiền, vốn bị chiếm dụng, gây nên nợ khó địi làm thất thoát VLĐ Để đề phòng rủi ro, doanh nghiệp nên mua bảo hiểm và lập quỹ dự phịng

tài chính

- Tăng cường phát huy vai trị của tài chính trong việc quản lý và sử dụng VLĐ, thực hiện biện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng vốn ở tất cả các khâu dự trữ hàng tồn kho đmả bảo cho quá trình sản xuất diễn ra

liên tục, kiểm tra việc tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra việc chỉ trả cho người bán, thanh toán

với người mua

- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí nhất là đội

ngũ cán bộ quản lí tài chính Cán bộ lãnh đạo, cán bộ tài chính phải năng động, nhạy bén với thị trường, mặt hàng Huy động linh hoạt các nguồn vốn có lợi nhất để phục vụ cho quá trình SXKD của doanh nghiệp

Trên đây là một số biện phát nhằm nâng cao hiệu quả tó chức quản lí và sử dụng

VLD ở doanh nghiệp Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau

(trong từng ngành, nghề và trong toàn bộ nền kinh tế) nên doanh nghiệp cần căn cứ vào

những phương hướng và biện pháp cụ thể có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ của mình, phục vụ cho mục đích SXKD Sau đây là những

Trang 27

Chương 2

Thực trạng tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại điện tử hoàng sơn

1 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại

Điện tử Hoàng Sơn

1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hồng Sơn có tên giao dịch là Hoang Son

Electron Trading Company Limited, địa chỉ số 696 Trương Định - Giáp Bát - Hoàng

Mai — Hà Nội, được thành lập vào năm 1994 theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam Công ty ra đời là thành quả vô cùng to lớn của các thành viên Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn là loại Công ty TNHH nhiều thành viên, do năm thành viên góp

Trang 28

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: buôn bán hàng điện,điện tử, điện

lạnh, đồ gia dụng; Dịch vụ bảo trì,bảo dưỡng, sửa chữa lắp giáp hàng điện, điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng

Ngay từ khi mới thành lập, Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn đã

từng bước khắc phục những khó khăn thiếu thốn ban đầu đưa việc kinh doanh đi vào ồn

định, đồng thời không ngừng vươn lên và tự hoàn thiện về mọi mặt, sản phẩm do Công ty kinh doanh luôn đáp ứng được nhu cầu của khác hàng về số lượng, chất lượng và

thời gian với giá cả hợp lý

Khi mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn, cụ thẻ là : Số cơng nhân viên có 100 người, công nhân nữ chiếm 50% với mặt bằng rộng 1000m” trong đó 800m” là phòng trưng bày hàng, kho tàng và 200 mỶ là nhà làm việc của khu vực gián tiếp và

phục vụ việc kinh doanh

Tổng vốn kinh doanh ban đầu của công ty được các thành viên góp là 1.600 triệu đồng

Cu thể: Vốn có định 130 triệu đồng Vốn lưu động 1.470 triệu đồng

Bên cạnh đó, nhân sự của cơng ty chưa được hoàn chỉnh, trình độ am hiểu kinh doanh cịn ít nên cịn khó khăn trong việc tiếp cận với các chiến lược kinh doanh và thị

trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt, đó cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp tư

nhân trong nước, nhưng với sự nỗ lực vươn lên của mình, cơng ty đã từng bước khắc phục khó khăn ban đầu Công ty vừa thực hiện công tác huấn luyện kiến thức Maketting, tìm kiếm việc làm, vừa đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

2.Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

2.1 Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý

Về đặc điểm bộ máy quản lý, Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn có

quy mơ quản lý gọn nhẹ, bộ máy gián tiếp được sắp xếp phù hợp với khả năng và có thể

Trang 29

Công ty thực hiện tổ chức quản lý theo chế độ 1 thủ trưởng

+ Đứng đầu là giám đốc công ty, người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách

nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh; giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý có 1

phó giám đốc ( Phó giám đốc phụ trách kinh doanh )

+ Ban quản lý kinh doanh của công ty bao gồm 4 phòng chính với chức năng và nhiệm vụ khác nhau

- Phòng tổ chức hành chính

- Phong kinh doanh - Phòng kế tốn tổng hợp

- Phịng bảo vệ

+ Các bộ phận kinh doanh đựơc chia thành hai bộ phận:

- Bộ phận bán buôn Bộ phận bán lẻ

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Điện tử

Hoàng Sơn có thể minh hoạ bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ số 1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thuong mai Điện tử Hoàng

Sơn như sau:

Trang 30

Phòn Phòn Phòn Phòn

g tổ g g Kế g

chức kinh tốn bảo

hành doan tổng vệ

chín h hợp

"

+ Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lí của công ty, chịu trách nhiệm

trước mọi hoạt động kinh doanh trong công ty Giám đốc ngoài uỷ quyền cho phó giám đốc cịn trực tiếp chỉ huy bộ máy của công ty thông qua các trưởng các phòng ban

+ Phó giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho giám đốc, phụ trách phòng kinh doanh và có trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý nguồn hàng vào và ra của cơng ty

+ Phịng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp việc cho giám đốc về tình hình tiền

lương, sắp xếp công việc, chế độ khen thưởng Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nhiệp vụ cho người lao động một cách hợp lí Đảm bảo cho mọi người trong công ty chấp hành

nghiêm chỉnh quy chế và hợp đồng lao động

+ Phòng bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của công ty, thực hiện cơng tác phịng cháy, chữa cháy

3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế tốn của cơng ty

Cơng ty TNHH Thương mại Điện tử Hồng Sơn có qui mơ nhỏ, địa bàn hoạt động

tổ chức chức kinh tế tập trung tại một địa điểm Công ty thực hiện tổ chức kế toán tập trung và áp dụng hình thức kế tốn nhật kí sổ cái, kế toán hàng tồn kho của công ty

được tiến hành theo phương pháp nhập trước xuất trước, ở các gian hàng không tổ

Trang 31

công tác hạch toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép số sách, hạch toán nghiệp vụ, chuyển chứng từ báo cáo về phịng kế tốn tổng hợp để xử lý và tiến hành công tác kế toán

Tại các kho hàng tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất

kho đẻ ghi vào thẻ kho, cuối tháng báo cáo lên phịng kế tốn

Bên cạnh đó, cơng ty cịn áp dụng khoa học kĩ thuật vào cơng tác hạch tốn kế toán như ghi chép, lưu và tra các số liệu bằng máy tính

Tại phịng kế tốn có 6 nhân viên với 6 chức năng và nhiệm vụ cụ thể:

+ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ cơng tác kế tốn, giao dịch hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công việc của các nhân viên trong phòng, là kế toán

tổng hợp, chịu trách nhiệm trước giám đốc,cơ quan thuế về những thông tin kế toán cung cấp

+ Kế tốn bán hàng: Có 2 nhân viên kế toán theo dõi chỉ tiết xuất nhập và tồn kho

hàng hố, cuối tháng cần có chứng từ gốc để lập báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn kho hàng hoá

+ Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi vốn bằng tiền như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,

tiền vay, đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm và trích khấu hao tài sản có định

+ Thủ qụ: Theo dõi tình hình thu chi và quản lí tiền mặt căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành xuất, nhập quĩ và ghi chép số qui Thu qui hang ngay con phải lập báo cáo thu chỉ tồn quĩ

Cơ cấu bộ máy kế tốn của cơng ty khá chặt chẽ, mỗi nhân viên có chức năng nhiệm vụ riêng và có quan hệ chặt chẽ để hồn thành cơng việc chung của phòng

Bộ máy kế tốn của cơng ty có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 2 Mơ hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Kế toán trưởng kiêm kế toán

Trang 32

Tha qui KT ban hang KT vén bang

4 Vai nét vé tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua

Trong những năm qua, cùng với uy tín và chất lượng sản phẩm, công ty TNHH

Thương mại Điện tử Hoàng Sơn đã tạo lập và duy trì được mối quan hệ tốt đối với các hãng có tên tuổi trong và ngoài nước, điều đó khẳng định sự năng động của công ty

trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế như hiện nay

Để đáp ứng yêu cầu về của khách hàng và mở rộng thị trường, công ty đã không

ngừng nhập nhiều mẫu mã, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, đầu tư vào khoa công nghệ hiện đại nhằm tăng chất lượng dịch vụ khách hàng Thực hiện chủ trương đó, cơng ty đã đầu tư, mua sắm mới các máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh

Trong điều kiện môi trường kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay, để duy trì hoạt

động kinh doanh, làm ăn có lãi là một điều mong muốn của tất cả các doanh nghiệp

Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn là một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, điều này đã được thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là những chỉ tiêu

tổng hợp nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Từ kết quả hoạt động kinh doanh,

chúng ta sẽ thấy được công tác tổ chức và sử dụng vốn của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn như hiện nay

Bảng 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

ĐVT: 1000 đồn Chỉ tiêu 2002 2003 2004 1 Tổng doanh thu 12,156.675 9,715.78 12,835.327 1

2 Doanh thu thuan 12,156.003 9,715.78 12,835.327 1

3 Vốn KDbq 7,696.535 5,309.16 6,054.399

9

4 Vốn LĐbq 3,932.158 4,378.59 4.498.796

Trang 33

5 Lợi nhuận trước thuế 146.809 250.468 331.308

6 Lợi nhuận sau thuế 99.300 170.318 225.289 7 Hiệu suất vốn KINH DOANH|_— 1,57 1,83 2,12 8 Tỉ suất LN vốn KINH| 1,2 2,21 2,92

DOANH

9 Hệ số nợ 49,0 40,44 45,92

10 Hệ số vốn CSH 51,0 59,56 54,1

Nguôn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Điện tử

Hoàng Sơn

Vốn sản xuất kinh doanh được sử dụng khá hiệu quả, thể hiện qua hiệu suất sử dụng

vốn kinh doanh năm 2002, 1 đồng VKD tạo ra 1,57 đồng doanh thu thuần trong kỳ,

sang năm 2003, 1 đồng VKD tao ra 1,83 đồng doanh thu thuần, đến năm 2004, 1 đồng

VKD tao ra 2,12đ doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận VKD cũng tăng thêm lên, trong năm 2002, 1 đồng VKD tạo ra 1,2 đồng lợi nhuận trước thuế thì đến năm 2003, 1 đồng 'VKD tạo ra 2.21đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2004, 1 đồng VKD tạo ra 2.92 đồng lợi

nhuận trứơc thuế

Sau đây, chúng ta cùng đi sâu xem xét tình hình tổ chức và sử dụng vốn lưu động

của công ty để tìm ra những hạn chế, phát huy những thuận lợi, tìm ra giải pháp tiếp tục

đổi mới, phát triển nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, vốn kinh

doanh nói chung

II Thực trạng tổ chức quản lí, sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn

1 Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của công ty trong việc sử dụng vốn lưu

động

Để công tác tổ chức quản lí và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, nhà quản trị

doanh nghiệp cần nắm bắt được tình hình thực tế của đơn vị minh, những thuận lợi và

Trang 34

Thương mại Điện tử Hoàng Sơn có thể khái quát một số thuận lợi và khó khăn, ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lí và sử dụng vốn lưu động của công ty như sau:

1.1.Những thuận lợi

- Công ty TNÑHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn là một doanh nghiệp kinh doanh

đồ điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân và sản phẩm của công ty bán ra đã tạo được uy tín đới với người

tiêu dùng

- Công ty có đội ngũ CBCNV trẻ, năng động, yêu công việc; với đội ngũ nhân viên

kỹ thuật tương đối mạnh và được đào tạo tại các trường dạy nghề, trường kỹ thuật; đội ngũ cán bộ và người quản lí có trình độ, có chun mơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh

- Quy trình kinh doanh rộng lớn với nguồn cung cấp hàng hố có tính chất ổn định, phong phú, chất lượng cao, giá cả vừa phải, tạo điều kiện dé công ty chủ động trong

kinh doanh giảm chỉ phí, tăng lợi nhuận

- Về mặt pháp lí, cơng ty là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, công ty

mở tài khoản tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội, nhờ ngân hàng này làm trung gian giao dịch thanh toán thu chỉ nội ngoại tệ với khách hàng, người mua, người bán, kí

kết các đơn hàng Bên cạnh đó, cơng ty cịn được các hãng hỗ trợ về vốn, được sự giúp

đỡ trong việc mở rộng xây dựng cơ sở kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán

hàng mở rộng thị trường 1.2 Những khó khăn

Khó khăn lớn nhất hiện nay của công ty là vấn đề vốn cho hoạt động kinh doanh

Chuyển Sang cơ chế thị trường, cũng như các doanh nghiệp mới thành lập khác, công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lãi Nhu cầu vốn cho sản xuất là rất lớn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu của

công ty không đủ đáp ứng, do đó cơng ty đã phải đi vay một lượng vốn khá lớn Việc

Trang 35

khăn trong việc tổ chức nguồn vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng để đem lại hiệu

quả cao

Mặt khác, công ty cũng gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm VÌ sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác trong cùng lĩnh vực như các siêu thị 133 Phố Huế, trung tâm bán buôn Metro tại Hà Nội và thậm chí là hàng nhập lậu Trung Quốc

với giá rẻ hơn rất nhiều

Hơn nữa, tâm lý chung người tiêu dùng Việt Nam là những người ưa dùng đồ tốt giá rẻ nên để chiếm được cảm tình của người tiêu dùng và thu hút họ mua hàng thực sự không dễ dàng

2 Thực trạng tổ chức quan li, sir dung von lưu động ở Công ty năm 2002, 2003, 20/4

2.1.Nguén tài trợ VLĐ của công ty

Vốn là nhân tố cơ bản đối với mọi hoạt động kinh doanh, tương ứng với quy mô sản

xuất kinh doanh đòi hỏi phải có một lượng VLĐ thường xuyên ở mức độ nhất định

Lượng vốn này thể hiện như cầu VLĐ thường xuyên mỗi doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo hoạt động sản xuát kinh doanh được bình thường liên tục Ta có thể xem xét cơ cấu tái sản xuất và nguồn vốn qua các thời điểm

Bảng 2: Cơ cầu tài sản, nguồn vốn của công ty

ĐVT: 1000 đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003

Tuyệt |Tương |Tuyệt |Tương

Trang 36

4 1 2 1 Nợ phải trả |7,403.248| 6,075.164 |7,686.847 - ~21,186 |1,611.68| 20,96 1,328.08 3 4 - Nợ ngắn hạn |1,512.635| 2.300.426 |2,972.025|787.791| 36,72 |671.599| 19,57 - Nợ dài hạn |5,890.613] 3,644.746 |4,689.456 - -61,62 |1,044.71| 22,28 2,245.86 0 7 - Nợ khác 0.000 39.991 25.36 | 39.991 -1 | -14.625 | -57,65 6 2 Nguồn vốn chủ|7,698.286| 8,947.015 |9,051.034|1,248.72 104.019} 1,15 sở hữu 9

Nguôn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Điện tử

Hoàng Sơn

Xét về tài sản: Qua số liệu trong bảng cho thấy cơ cấu tài sản của công ty trong 3

năm liên tiếp có sự thay đổi đáng kể Tổng tài sản năm 2003 so với năm 2002 giảm di 79.355 ngàn đồng với tỉ lệ tương ứng là 0,53% (mức giảm và tỉ lệ giảm của nguồn vốn

cũng giảm tương tự) Số giảm nói trên phản ánh số giảm về qui mô tài sản của doanh

nghiệp Dựa vào số liệu chỉ tiết việc giảm qui mô tài sản, chủ yếu là giảm về tài sản cô định với mức giảm là 260.545 đồng, tỉ lệ giảm tương ứng là 2,38% Việc giảm này phản ánh mức khấu hao tài sản cố định trong kì Sang năm 2004 so với năm 2003 tổng

tài sản tăng lên 1.715.702 đồng, tương ứng tỉ lệ 10,25% (đương nhiên mức giảm và tỉ lệ giảm của tổng nguồn vốn cũng tương tự) Số tăng trên phản ánh mức tăng của qui mô tài sản và việc tăng trong năm này lại là tăng về tài sản cố định Tăng thêm 1.784.763

ngàn đồng, tương ứng 14,04% Như vậy, trong kì doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản cô định, cụ thể là năm 2004, công ty đã đầu tư mua máy móc thiết bị nhằm trang bị thêm

cho dây chuyền sản xuất giầy nữ xuất khẩu với mục đích đa dạng hố sản phẩm Tài sản lưu động của cơng ty thì vẫn có chiều hướng tăng lên: năm 2002 tăng lên 181.190

Trang 37

Về nguồn vốn: So với năm 2002, tổng nguồn vốn năm 2003 đã giảm 79.355 ngàn đồng, tương ứng với tỉ lệ giảm 0,53% Trong tổng nguồn vốn giảm thì nợ phải trả giảm 1.328.084 ngàn đồng, tương ứng với tỉ lệ 21,86%, chiếm tới 16,73% tổng số giảm của nguồn vốn, trong đó đặc biệt là nợ dài hạn giảm 61,62%, điều này phản ánh doanh nghiệp không đầu tư mua sắm tài sản cố định mà dành cho trả nợ vay kỳ trước Sang năm 2004, tổng nguồn vốn mang một hình thái mới, đó là tăng lên 1.715.702 ngàn đồng, tỉ lệ tăng tương ứng là 10,25%, trong đó nợ phải trả tăng 1.611.683 ngàn đồng, tương ứng với tỉ lệ 20,96% và chiếm tới 93,09% mức tăng của nguồn vốn Mức tăng

của nợ đài hạn là 1.044.710 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ22,28§%, là mức tăng mang

tính chiều hướng Việc tăng vay dài hạn chủ yếu là để đầu tư dài hạn (mua sắm TSCĐ, đầu tư tài chính)

Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2003 đã tăng thêm 1.248.729 ngàn đồng Sang năm 2004 đã tăng tiếp lên 104.019 ngàn đồng, chủ yếu là tăng của nguồn quỹ

Trên đây là một vài nét tổng quát về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty trước khi xem xét sâu hơn về công tác quản lí và sử dụng vốn lưu động tại công ty

Công ty TNHH Thương mại điện tử Hồng Sơn có tổng vốn kinh doanh năm 2004 là 16.737.881 ngàn đồng Trong đó TSLĐ và đầu tư ngắn hạn là 4.420.114 ngàn đồng, chiếm 26,41% tổng vốn; TSCĐ và đầu tư dài hạn là 12.317.767 ngàn đồng, chiếm 73,59% _ tổng vốn

Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguồn tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp chia thành:

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = >TSLĐ - Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn lưu động tạm thời = Vốn Vay ngắn hạn - vốn chiếm dụng hợp pháp

Ta có thể xem xét cụ thể nguồn vốn lưu động của công ty được sắp xếp bằng số liệu

Sau:

Bảng 3 Nguồn vốn lưu động của công ty

ĐVT: 1000 đồng

Chí tiêu 2002 2003 2004

Trang 38

Số tiền % | Số tiền | % | Số tiền %

Tài sản lưu động _" 100 |4.089.175| 100 |4.020.114| 100

Nguồn VIĐ sours 100 |4.089.175| 100 |4.020.114| 100

Nguồn VLĐ tạm thời 1512.63 38,71 |2,390.426| 58,46 |2,972.025| 73,93 Nevin VLĐ thường tụng 61,29 |1,698.749| 41,54 |4,048.089] 26,07

Nguôn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Điện tử

Hoàng Sơn

Vào thời điểm 31/12/2002, nguồn vốn lưu động thường xuyên chiếm tỉ trọng 61,29% trong tổng vốn lưu động, đến 31/12/2003 nguồn VLĐ thường xuyên còn chiếm41,54%và đến năm2004 chỉ còn chiếm 26,07%, ở công ty TNHH Thương mại

Điện tử Hoàng Sơn , các khoản nợ của công ty chiếm 45,92% chủ yếu là nợ dài hạn và nợ khác Nguồn vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty năm gần đây nhất được tài trợ bằng vốn dài hạn, và vốn lưu động tạm thời được tài trợ bằng vốn ngắn

hạn Đây là mô hình tài trợ cho vốn lưu động khá phổ biến ở các doanh nghiệp vì có ưu

điểm là xác lập được sự cân bằng về thời gian sử dụng vốn và nguồn vốn ngắn hạn chế bớt cả chi phí sử dụng phát sinh thêm trong trong kinh doanh, mô hình tài trợ này cịn

phù hợp với đặc điểm kinh doanh theo đơn đặt hàng là chủ yếu của công ty

Bảng 4 Nguồn vốn lưu động thường xuyên

DVT: 1000 dong

Chi tiéu 2002 2003 2004 Chênh lệch

Trang 39

3 Nguồn vốnCSH | 7,698.286| 8,947.015| 9,051.034|1,248.729| 104.019 4 TSCD 11,193.549| 10,933.004| 12/717.767| -260.545| 1,784.76 3 Nguồn VLĐ thường| 2,395.323| 1,698.749| 1,048.089| -696.574| -650.660|

xuyên

Nguôn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Điện tử

Hoàng Sơn

Trong năm 2002, công ty khai thác hết khả năng vay ngắn hạn mà tập trung vay dài hạn điều này thể hiện ở khoản vay dai han nhiều hơn 3,8 lần khoản vay ngắn hạn Như vậy, công ty phải chịu khoản chỉ phí trả lãi tiền vay lớn hơn do lãi tiền vay dài hạn thường cao hơn là vay ngắn hạn Năm 2003, nguồn vốn lưu động của công ty có nhiều thay đổi Nợ dài hạn năm 2003 có xu hướng giảm cũng làm giảm một phần chi phi cho các khoản vay dài hạn, bên cạnh đó thì khoản nợ khác tăng do các chỉ phí về đầu tư máy móc thiết bị và sửa chữa nhà xưởng Sang năm 2004, nợ dài hạn tăng thêm nhưng ở mức thấp, các khoản nợ khác giảm Nguồn vốn lưu động của công ty được tài trợ bằng khoản vay dài hạn, chỉ còn nhiều hơn 1,5 lần Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ngoài số vốn tự có phải huy động thêm nguồn vốn khác

nữa, vay nợ là một hình thức tài trợ về vốn khá phổ biến Đối với công ty TNHH

Thương mại điện tử Hoàng Sơn, để đảm bảo đủ lượng vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, công ty phải huy động thêm vốn từ các nguồn có thể khai thác được Đến ngày

31/12/2004, số nợ ngắn hạn của công ty là 2.972.025 ngàn đồng, tăng 877.791 ngàn đồng, chiếm một phần đáng kể trong nguồn vốn tài trợ vốn lưu động của công ty, nên

cần phải xem xét kỹ từng khoản, số tiền và tỷ trọng trong tổng số để qua đó thấy rõ hơn

tầm quan trọng của từng loại đối hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng 5 Nguồn vốn lưu động tạm thời

DVT: 1000 đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2003/20 |2004/20

Lượng |%_ |Lượng |% |Lugng |% 02 03

1 Vay ngắn hạn 440.321 |29,7 |623.842 |26,1 |802.674 |27,0 |183.521 |178.832 2

Trang 40

2 Phải trả người bán 164.102 [10,8 |542.529 |22,7 |972.206 |32,7 |378.427 |429.677 3 Người mua trả trước |156.417|10,1 |277.276 |11,6 |190.889 |6,42 |120.859 |-86.387 4 Thuế và các khoản|- 30,4 |-362.594|15,1 |-350.147|11,7|98.225 |12.447

phải nộp 460.819 |6 7 §

5 Phải trả cơng nhân|§32.312 |55,0 |903.114 |37,7 |915.022 |30,7 |70.802 |11.908

viên § 9

6 Phai tra phải nộp khác |380.302 |25,1 |396.259 |16,5 |441.371 |14,8|15.957 |45.112

4 § 5

'>Vốn lưu động tạm thời |1,512.6 |100 |2,380.42|100 |2,972.01|100 |867.791 |591.589

35 6 5

Nguôn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại điện tử

Hoàng Sơn

Năm 2003, nợ ngắn hạn là 2.390.426 ngàn đồng, so với năm 2002 là 1.512.635 ngàn đồng, tăng 877.9791 ngàn đồng Năm 2004, nợ ngắn hạn là 2.972.025 ngàn đồng, so với năm 2003 là 2.390.426 ngàn đồng, đã tăng 581.599 ngàn đồng Như vậy, nợ

ngắn hạn của công ty ở chiều hướng tăng lên và lý do tăng chủ yếu ở năm 2003 là tăng nợ phải trả người bán, người mua trả trước và phải trả công nhân viên Năm 2002, công ty Vay ngắn hạn 440.321 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 29,72% tổng nợ ngắn hạn Năm

2003, vay ngắn hạn là 623.842 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 26,1% Năm 2004 là 802.684

ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 27% Như vậy, khoản vay ngắn hạn trong những năm 2003 - 2004 có chiều hướng tăng lên ở lượng tiền nhưng tỉ trọng giảm đi so với tổng vốn lưu

động tạm thời Do vậy, việc chỉ phí vay và trả lãi tiền vay vẫn tăng lên đáng kẻ Khoản phải trả người bán ở năm 2002 là 164.102 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 10,8%, sang năm 2003 đã đạt tới 542.529 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 22,7% và sang năm 2004 là 972.206 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 32,7% Số tăng thêm trong những năm 2003 -

2004 là do công ty liên tiếp nhận được những hình thức tín dụng thương mại của các đối tác làm ăn, của người cung cấp xong chưa phải thanh toán ngay

Ngày đăng: 03/08/2014, 23:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w