Cây thuốc vị thuốc Đông y - DƯƠNG ĐỊA HOÀNG & GẤC DƯƠNG ĐỊA HOÀNG DƯƠNG ĐỊA HOÀNG (洋 地 黃) Folium Digitalis Tên khác: Mao địa hoàng, Địa chung hoa, Digital Tên khoa học: Digitalis purpurea L.; Digitalis lanata Ehr. và một số loài Digitalis khác, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Mô tả: Cây sống 2 năm, tạo thành trong năm đầu một vòng lá hoa thị ở gốc; phiến lá dài 10-30cm, hình bầu dục và có lông mềm; năm thứ hai, cây mới tạo một cán hoa và lá, cao tới 1-2m. ít khi phân nhánh. Hoa có màu tía đẹp, hình chuông, dạng như ngón của găng tay; phần dưới và trong của hoa hơi sáng hơn với các chấm màu sẫm. Ra hoa tháng 5-9. Bộ phận dùng: Lá (Folium Digitalis). Phân bố: Cây của châu Âu, ta nhập trồng ở Hà Nội (Văn Điển), Vĩnh Phú (Tam Đảo) và Lào Cai (Sapa). Thu hái: Thu hái lá năm đầu vào mùa thu, phơi khô. Thành phần hoá học: Các glycosid tim: trong đó có digitoxin (0,15-0,79g/kg lá khô), gitoxin (0,1-0,7g/kg lá khô) và gitalin, girorin, girotin Còn có tanin, inositol, luteolin và nhiều acid và chất béo. Tác dụng: Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác dụng lợi tiểu. Với liều cao, nó gây độc mạnh. Công dụng: Làm thuốc trợ tim trong trường hợp suy tim nhịp không đều; làm nguyên liệu chiết xuất các glycosid tim. Cách dùng, liều lượng: Bột lá: Người lớn: Uống mỗi lần 0,05 - 0,1g, uống 3 - 4 lần trong ngày. Trẻ em: Uống mỗi lần 0,005 - 0,006g tuỳ theo tuổi. Còn dùng dưới dạng viên, cồn thuốc, nước sắc. Mao địa hoàng, Địa chung hoa, Digital GẤC Quả Gấc GẤC Tên khác: Mộc miết (木鳖), Muricic (Pháp), Cochinchina Momordica (Anh). Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng, họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Mô tả: Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau. Lá mọc so le, chia thùy khía sâu tới ½ phiến lá. Hoa đực, hoa cái riêng biệt, cánh hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4-5. Quả hình bầu dục dài độ 15- 20cm, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai, khi chín màu vàng đỏ đẹp tươi. Mùa quả tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Gấc nếp thì thưa gai hơn gấc tẻ. Trong quả có nhiều hạt xếp thành những hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu, tươi. Bóc lớp màng đỏ sẽ thấy hạt hình gần giống con ba ba nhỏ, ngoài có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa. Trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu. Phân bố: Gấc mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta. Thu hái: Trồng bằng hạt hay giâm cành vào các tháng 2 - 3, trồng một năm có thể thu hoạch hàng chục năm. Ngay năm đầu đã có quả nhưng ít, càng về sau càng nhiều quả. Bộ phận dùng: Màng hạt, nhân hạt (Mộc miết tử - Semen Momordicae), rễ. + Hạt gấc: Còn gọi là Mộc miết tử là hạt lấy ở quả gấc chín (Semen Momordicae) đã bốc vỏ màng và chế biến khô. + Dầu gấc: (Oleum Momordicae) là dầu ép từ màng đỏ bọc hạt gấc. + Rễ gấc: Còn gọi là Phòng kỷ nam là rễ cây gấc (Radix Momordiae) phơi khô. Thành phần hoá học: Nhân hạt Gấc có khoảng 6% nước, 8,9% chất vô cơ 55,3% acid béo 16,5% protein, 2,9% đường. 1,8% tanin, 2,8% cellulose và một số enzym. Hạt gấc chứa acid momordic, gypsogenin, acid oleanolic, acid a- elacostearic, còn có acid amin, alcol. Dầu gấc chứa acid oleic 44,4%, acid linoleic 14,7%, acid stearic 7,89%, acid palmatic 33,8%. Màng hạt Gấc chứa một chất dầu màu đỏ mà thành phần chủ yếu là b- caroten và lycopen là những tiền sinh tố A khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A, lượng b-caroten của Gấc cao gấp đôi của Cà rốt. Thân củ chứa chondrillasterol, cucurbitadienol, 1 glycoprotein và 2 glycosid có tác dụng hạ huyết áp. Rễ chứa momordin một saponin triterpenoid; các chiết xuất cồn có sterol, bessisterol tương đương với spinasterol. Công dụng, cách dùng: + Màng gấc: Nhân dân ta dùng đồ xôi, ăn cả xôi và màng gấc. + Dầu gấc: Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho chóng lành, lên da. Uống dầu gấc, người bệnh chóng lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất caroten dưới tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách caroten thành hai phần tử vitamin A. Dùng cho trẻ em chậm lớn trong bệnh khô mắt, quáng gà. Liều dùng dầu gấc: Mỗi ngày 2 lần, uống trước 2 bữa ăn chính mỗi lần ăn chính mỗi lần 5 giọt, có thể tăng lên 25 giọt. Trẻ em 5-10 giọt 1 ngày. Dùng ngoài dưới dạng thuốc mỡ 5-10p100 dầu gấc hay bơi bằng dầu nguyên chất (chữa bỏng). + Hạt gấc: Theo Đông y, hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh, trĩ, phụ nữ sưng vú. Có thể chế thuốc viên hay tán bột uống. Liều uống từ 0,8-1,2g. Nhưng thường dùng đắp ngoài da đồ mụn nhọt. Nhân dân ta còn dùng để đắp chữa chai bàn chân. + Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng kỷ nam. + Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài ra làm thuốc tiêu sưng tấy. Chú ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì cấm khẩu nguy hiểm. . C y thuốc vị thuốc Đông y - DƯƠNG ĐỊA HOÀNG & GẤC DƯƠNG ĐỊA HOÀNG DƯƠNG ĐỊA HOÀNG (洋 地 黃) Folium Digitalis Tên khác: Mao địa hoàng, Địa chung hoa, Digital . 0,05 - 0,1g, uống 3 - 4 lần trong ng y. Trẻ em: Uống mỗi lần 0,005 - 0,006g tuỳ theo tuổi. Còn dùng dưới dạng viên, cồn thuốc, nước sắc. Mao địa hoàng, Địa chung hoa, Digital GẤC Quả Gấc. Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài ra làm thuốc tiêu sưng t y. Chú ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì cấm khẩu nguy hiểm.