Cây thuốc vị thuốc Đông y - MƠ MUỐI pps

4 441 0
Cây thuốc vị thuốc Đông y - MƠ MUỐI pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cây thuốc vị thuốc Đông y - MƠ MUỐI Mơ và Ô mai MƠ MUỐI Fructus Mume praeparatus Tên khác: Diêm mai, Bạch mai, Ô mai (乌梅). Tên khoa học: Prunus mome Sieb. et Zucc., họ Hoa hồng (Rosaceae). Mô tả: Cây: Cây mơ là một loại cây nhỏ, cao chừng 4-5m. Lá mọc so le, có cuống, phiến lá hình bầu dục, nhọn ở đầu, mép lá có răng cưa nhỏ. Cuối mùa đông ra hoa có 5 sắc trắng hoặc hồng, mùi thơm. Quả chín vào tháng 3-4. Ðây là một quả hạch, hình cầu, màu vàng xanh, có nhiều thịt, trong có một hạt. Ngoài cây mơ nói ở đây, tại một số tỉnh miền Bắc có loài song mai, mỗi đốt mọc 2 quả được coi là quý hơn. Dược liệu: Quả hạch hình cầu dẹt, to nhỏ không đều, đường kính 1 - 3 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt có nhiều nếp nhăn. Đáy có vết cuống quả hình tròn lõm sâu. Thịt quả mềm dính muối, thịt quả bị rách để lộ vỏ quả trong cứng rắn, màu nâu nhạt. Hạt hình trứng dẹt, màu vàng nhạt. Vị chua, mặn. Bộ phận dùng: Quả già đã chế muối (Mơ muối - Fructus Mume preparatus); Nhân hạt (Hạnh nhân). Chế biến: Diêm mai (Bạch mai): Hái quả Mơ gần chín vàng, không bị rụng, phơi héo, dùng nước rửa sạch, để ráo, sau đó cho vào vại sành, muối như muối cà (không đổ nước). Được 3 ngày, 3 đêm, vớt ra, phơi khô tai tái rồi lại cho vào vại muối lần thứ 2 một ngày một đêm nữa. Sau đó lấy ra, phơi, sấy đến độ ẩm dưới 15%, trên quả Mơ muối kết tinh thành lớp màu trắng là được. Thành phần hoá học: Thịt quả chứa acid hữu cơ, flavonoid, carotenoid. Nhân hạt ngoài dầu béo (35-40%) còn có chứa glycosid cyanogenic là amigdalin. Công năng: Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp tràng. Công dụng: + Phế hư, ho lâu ngày, lỵ lâu ngày, ỉa chảy kéo dài, hư nhiệt tiêu khát, hồi quyết (chữa đau bụng giun đũa). + Dầu hạt mơ (dầu hạnh nhân) làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3 - 6 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các loại thuốc khác. Bạch mai dùng thịt quả bỏ hạch cứng, dùng sắc thuốc thì không cần bỏ hạch cứng. Bài thuốc: Có mơ và Ô mai 1. Chữa đau họng hoặc ho lâu bị mất tiếng (Hải Thượng Lãn Ông): Mơ chín vàng 100 quả, nước quả chanh 1 chén, cam thảo 1 lạng. Tất cả nấu nhừ, bỏ bã rồi cô thành cao mà ngậm. 2. Chữa ho lâu năm: Mơ muối, Thiên môn, Mạch môn, Bách bộ, Tang bạch bì. Các dược liệu phơi khô, trừ mơ muối, tán nhỏ, luyện với mật ong và nước gừng, làm viên bằng hạt nhãn, mỗi lần dùng một viên và nuốt dần. 3. Chữa ho lâu ngày, khản tiếng, viêm phế quản, viêm họng: Ô mai 8g, lá Tre 8g, Tô mộc 8g, Cam thảo dây 5g, lá Chanh 4g, Gừng sống 2g, nước sắc 500ml. Sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. 4. Chữa kiết lỵ khát nước: Ô mai 2-3 quả, thêm nước vào đun sôi, giữ sôi 15 phút. Dùng uống thay nước trong ngày. 5. Chữa giun chui ra mồm, mũi: Ô mai 2 quả, thêm 300ml nước, đun sôi, giữ sôi 15 phút, thêm đường vừa đủ ngọt, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. 6. Chữa băng huyết: Ô mai 7 quả, thiêu tồn tính, tán nhỏ, chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng nước cơm để chiêu thuốc. Kiêng kỵ: Bệnh cần phát tán không nên dùng. . C y thuốc vị thuốc Đông y - MƠ MUỐI Mơ và Ô mai MƠ MUỐI Fructus Mume praeparatus Tên khác: Diêm mai, Bạch mai, Ô mai. (Rosaceae). Mô tả: C y: C y mơ là một loại c y nhỏ, cao chừng 4-5 m. Lá mọc so le, có cuống, phiến lá hình bầu dục, nhọn ở đầu, mép lá có răng cưa nhỏ. Cuối mùa đông ra hoa có 5 sắc trắng. ng y, lỵ lâu ng y, ỉa ch y kéo dài, hư nhiệt tiêu khát, hồi quyết (chữa đau bụng giun đũa). + Dầu hạt mơ (dầu hạnh nhân) làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng. Cách dùng, liều lượng: Ng y dùng

Ngày đăng: 02/08/2014, 17:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan