Cây thuốc vị thuốc Đông y - HƯƠNG NHU TÍA & HƯƠNG NHU TRẮNG HƯƠNG NHU TÍA Cây Hương nhu tía HƯƠNG NHU TÍA Herba Ocimi sancti... Chữa hôi miệng: Hương nhu tía 10g, sắc với 200ml nước, dù
Trang 1Cây thuốc vị thuốc Đông y - HƯƠNG NHU TÍA & HƯƠNG NHU TRẮNG
HƯƠNG NHU TÍA
Cây Hương nhu tía
HƯƠNG NHU TÍA
Herba Ocimi sancti
Trang 2Tên khác: É đỏ, é tía
Tên khoa học: Ocimum sanctum L., họ Bạc hà (Lamiaceae)
Mô tả: Cây thảo cao gần 1 mét Thân cành màu đỏ tía, có lông Lá mọc đối, mép
khía răng, thường có màu nâu đỏ, có lông ở cả hai mặt; cuống lá dài Cụm hoa là chùm đứng gồm nhiều hoa màu trắng hay tím, có cuống dài, xếp thành vòng 6-8 chiếc Quả bế nhỏ Toàn cây có mùi thơm dịu
Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá, hoa (Herba Ocimi sancti)
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng trong vườn ở khắp nước ta
Thu hái: Thu hái vào lúc cây đang ra hoa, rửa sạch, cắt thành từng đoạn 3 - 4 cm,
phơi âm can đến khô
Thành phần hoá học: Có tinh dầu với tỷ lệ 0,2-0,3% ở cây tươi và 0,5 ở cây khô;
thành phần chính của tinh dầu là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β- caryophyllen)
Công năng: Phát hãn, thanh thử, tán thấp, hành thuỷ
Công dụng: Chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, chuột rút,
cước khí, thuỷ thũng
Cách dùng, liều lượng:
- Sắc uống, ngày 6 - 12g
Trang 3- Phối hợp trong nồi lá xông (50 - 100g tươi)
Bài thuốc:
1 Chữa cảm sốt, nhức đầu, đau bụng, chân tay lạnh: Hương nhu tía 500g, Hậu phác (tẩm gừng nướng) 200g, Bạch biển đậu (sao) 2000g Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 10g có khi đến 20g với nước sôi để nguội
2 Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt: Hương nhu tía, Hoắc hương, Bạc hà, Sả, Tía
tô, lá Bưởi, lá Chanh mỗi thứ 10g Tất cả rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi (Nồi nước xông)
3 Phòng, chữa cảm nắng, say nắng: Lá Hương nhu tía 32g, hạt Đậu ván 32g, củ Sắn dây 24g, Gừng sống 12g Các vị phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn Mỗi lần người lớn 16g, trẻ em 8g; hãm với nước sôi, gạn uống (kinh nghiệm của Viện Y học cổ truyền)
4 Chữa trẻ em chậm mọc tóc: Hương nhu tía sắc đặc, hòa với mỡ lợn bôi hàng ngày (Tuệ Tĩnh, Nam Dược thần hiệu)
5 Chữa hôi miệng: Hương nhu tía 10g, sắc với 200ml nước, dùng súc miệng và ngậm
Kiêng kỵ: Ho lao mạn tính không nên dùng
Trang 4HƯƠNG NHU TRẮNG
Cây Hương nhu trắng
HƯƠNG NHU TRẮNG
Herba Ocimi gratissimi
Tên khác: É trắng, hương nhu trắng lá to
Trang 5Tên khoa học: Phần trên mặt đất của cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum
L.), họ Bạc hà (Lamiaceae)
Mô tả: Cây thảo cao 1-2m, sống nhiều năm Thân vuông, hoá gỗ ở gốc, có lông,
khi còn non 4 cạnh thân màu nâu tía, còn 4 mặt thân màu xanh nhạt, khi già thân
có màu nâu Lá mọc đối chéo chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới Cụm hoa xim ở nách lá, co lại thành xim đơm Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi Nhị 4, thò ra ngoài bao hoa Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại Toàn cây có mùi thơm
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Ocimi gratissimi)
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta
Thu hái: Thu hái khi cây ra hoa, rửa sạch, để nguyên hoặc cắt thành từng đoạn
2-3 cm, phơi âm can đến khô Có thể cất lấy tinh dầu để dùng Nếu cất tinh dầu, thu hái vào lúc cây Hương nhu đã phát triển đầy đủ, có nhiều lá và hoa
Thành phần hoá học: Trong hoa, lá khô đều có tinh dầu (ở hoa 2,77%, ở lá
1,38% ở phần cây trên mặt đất 1,14%) mà thành phần chủ yếu là eugenol 74% D-germacren 8,8%, cis b-ocimen 7%
Công năng: giải cảm nhiệt, lợi tiểu
Công dụng:
+ Như Hương nhu tía nhưng ít dùng hơn làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi
Trang 6+ Cất tinh dầu và điều chế eugenol dùng trong tân dược (dùng trong nha khoa) và một số ngành kỹ nghệ khác
+ Tinh dầu Hương nhu trắng: Tinh dầu lỏng, màu vàng nhạt, mùi thơm, vị cay, tê,
để ngoài không khí biến màu nâu đen có tác dụng giảm đau tại chỗ, sát trùng, dùng làm thuốc phòng chữa thối rữa (phòng hủ), thuốc chữa đau răng
Bài thuốc:
Cách dùng, liều lượng: 6 - 12g một ngày Dạng thuốc hãm, thuốc sắc, thuốc xông
hoặc rịt lên đầu
1 Chữa cảm nắng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc do mùa hè ăn quá nhiều các thứ sống lạnh: hương nhu 12g, tía tô (lá và cành) 9g, mộc qua 9g, sắc nước uống trong ngày
2 Hương nhu ẩm: hương nhu 8g, hậu phác 6g, bạch biển đậu (đậu ván trắng) 12g, sắc nước uống Ngoài cách sắc uống, còn có thể sử dụng dưới dạng thuốc tán: dùng hương nhu 500g, hậu phác (tẩm gừng nướng) 200g, bạch biển đậu (sao vàng) 2000g, tất cả 3 vị tán nhỏ trộn đều; mỗi lần dùng 10g, pha với nước đun sôi uống Tác dụng: chữa mùa hè bị cảm do nhiễm gió lạnh, uống quá nhiều thứ nước mát, hoặc bị cảm nắng dẫn đến người phát sốt, sợ lạnh, đầu đau, ngực đầy, không mồ hôi
3 Chữa cảm trong 4 mùa (tứ thời cảm mạo): hương nhu tán nhỏ, mỗi lần dùng 8g, pha với nước sôi hay dùng rượu hâm nóng mà chiêu thuốc; uống vào mồ hôi ra được là khỏi bệnh
Trang 74 Chữa cảm sốt nhức đầu: dùng lá hương nhu tươi một nắm, giã nhỏ, chế thêm nước sôi, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên đầu, trán, và hai bên thái dương Nếu sốt có mồ hôi thì thêm củ sắn dây tươi 20g, cùng giã vắt nước uống
5 Chữa phù thũng, tiểu tiện đỏ, không mồ hôi: hương nhu 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, sắc nước uống thay trà trong ngày
6 Chữa hôi miệng: hương nhu 10g sắc với 200ml nước Dùng súc miệng và ngậm
7 Chữa trẻ nhỏ viêm đường hô hấp trên: hương nhu, hoắc hương, kinh giới, bán
hạ, phục linh, đẳng sâm, hoàng cầm - mỗi thứ 10g, cam thảo 5g; sắc với nước, chia thành 4 - 6 lần uống trong ngày
8 Chữa trẻ con chậm mọc tóc: hương nhu 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, bôi lên đầu