động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.4.1 Chi phí lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh: - Chi phí lương trong sản xuất gồm:
+ Chi phí lương công nhân trực tiếp sản xuất + Chi phí lương công nhân gián tiếp sản xuất - Chi phí lương ngoài sản xuất gồm:
+ Chi phí lương nhân viên bán hàng
+ Chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp
Đây là những chi phí phát sinh ngoài quá trình s ản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí lương
Dùng phương pháp so sánh, phân tích chung các chỉ tiêu chủ yếu:
* Xác định chênh lệch về chi phí tiền lương
Khi phân tích về tiền lương của doanh nghiệp nói chung hoặc phân tích về chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất, chúng ta biết rằng trong sản xuất kinh doanh mục tiêu của doanh nghiệp là:
- Làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động - Mở rộng được sản xuất kinh doanh
- Làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước
- Đảm bảo được đời sống thiết yếu của người lao động
Do đó, tiền lương cho người lao động phải phục vụ được mục tiêu này của doanh nghiệp:
- Tăng tổng quỹ tiền lương, tăng tiền lương bình quân cho người lao động phải đảm bảo nguyên tắc: tốc độ tăng của tiền lương phải chậm hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, của kết quả kinh doanh.
Chênh lệch tổng Tổng chi phi tiền lương Tổng chi phi tiền lương = -
chi phí thực hiện kế hoạch
Tổng chi phí tiền lương thực hiện
% Thực hiện = x 100 Tổng chi phí tiền lương kế hoạch
- Trong phân tích chi phí tiền lương chủ yếu là phân tích tỷ suất tiền lương và trên cơ sở biến động của tỷ suất chi phí tiền lương để đánh giá tình hình chung của chi phí tiền lương.
• Tỷ suất chi phí tiền lương: Được tính theo công thức:
+ Khi tỷ suất tiền lương giảm mà tiền lương của người lao động tăng hoặc không thay đổi là hiện tượng tốt.
+ Khi tỷ suất tiền lương tăng do tăng tiền lương bình quân của người lao động vì tiền lương trước đây chưa đảm bảo được đời sống thiết yếu nhưng không ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh thì nên chấp nhận.
+ Khi tỷ suất tiền lương tăng mà tiền lương bình quân của người lao động bị giảm tức là hiệu quả sử dụng lao động thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả lao động và ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Doanh nghiệp cần cải tiến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là việc sử dụng lao động như:
Cải tiến tổ chức bộ máy quản lý
Cải tiến mạng lưới kinh doanh
Phân bổ lao động vào các bộ phận trong doanh nghiệp hợp lý
Xem xét lại mức độ hợp lý của kết cấu lao động của doanh nghiệp, đặc biệt là lao động trong sản xuất.
Cải tiến tình hình trang thiết bị cho người lao động để nâng cao năng suất lao động.
Nâng cao tay nghề và trình độ của người lao động.
Khi phân tích chi phí tiền lương cần xem xét thu nhập thực tế bình quân của người lao động. Thu nhập bình quân của một người lao động là mức thực thu của một người lao động từ các quỹ, các nguồn trong và ngoài quỹ lương.
Khi phân tích cần đánh giá thu nhập bình quân đó có thể đảm bảo đời sống thiết yếu của người lao động không. Trong điều kiện có lạm phát phải điều
Tỷ xuất chi phí Tổng chi phí tiền lương =
chỉnh thu nhập bình quân dựa vào các chỉ số giá để có điều kiện so sánh và đánh giá cho chính xác.
Khi phân tích dự kiến về tổng chi phí tiền lương cho kỳ kế hoạch, cần dựa vào các hình thức trả công lao động trong doanh nghiệp để xác định. Ở doanh nghiệp, nếu xuất hiện nhu cầu mới về lao động, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn việc sử dụng lao động hợp đồng dài hạn và ngắn hạn sao cho tổng chi phí phải trả là thấp nhất, từ đó dẫn đến tỷ suất chi phí tiền lương có điền kiện giảm.
Đối với những loại công việc có tính chất thời vụ hay chỉ dồn dập trong một thời gian nhất định thì doanh nghiệp nên thuê lao động ngắn hạn. Còn những công việc có tính chất thường xuyên, có điều kiện sử dụng lao động liên tục thì thuê hợp đồng dài hạn. Như vậy, nếu có sự kết hợp giữa lao động hợp đồng dài hạn và lao động hợp đồng ngắn hạn trong điều kiện có thể thì việc sử dụng lao động sẽ có hiệu quả hơn.
2.1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương
Phân tích chi phí tiền lương là phân tích tổng quỹ tiền lương thực hiện trong kỳ. Mục đích phân tích quỹ tiền lương nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng lao động (năng suất lao động) song song với việc quan tâm đến thu nhập của người lao động (tiền lương bình quân)
Hai yếu tố trên có quan hệ hữu cơ, nhân quả: yếu tố tiền lương bình quân vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của yếu tố năng suất lao động và ngược lại. Trong đó, tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân là một vận động hợp quy luật phát triển.
Tùy hình thức trả lương, các nhân tố và các chỉ tiêu phân tích có sự khác nhau:
*Đối với hình thức trả lương theo thời gian
*Đối với hình thức trả lương theo kết quả lao động
Quỹ tiền lương = Số lao động (bình quân) x Tiền lương (bình quân)
Theo đó, năng suất lao động được tính dựa trên số lao động và kết quả doanh thu đạt được:
Công thức quỹ tiền lương trả theo thời gian có thể được viết lại:
Công thức quỹ tiền lương trả theo sản phẩm có thể được viết lại
.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu trong đề tài được thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan. Ngoài ra, còn tham khảo ý kiến của các cô chú phòng tổng vụ và giáo viên hương dẫn, tham khảo sách, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu thu thập sẽ được đưa vào phân tích từ đó rút ra nhận định, đánh giá về tình hình lao động và tiền lương tại công ty.
+ Sử dụng phương pháp so sánh : so sánh số tuyệt đối, tương đối qua 3 năm, tìm hiểu mức độ biến động của lao động và tiền lương.
+ Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn trong:
- Phân tích hình sử dụng lao động trong mối quan hệ với kết quả sản xuất - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê số liệu qua các năm, phân tích, so sánh, nhận xét và đánh giá.
Doanh thu(sản lượng) Năng suất lao động (bình quân) =
Số lao động (bình quân)
Doanh thu(sản lượng)
Quỹ tiền lương = x Tiền lương (BQ) Năng suất lao động (BQ)
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX 3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX là xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (thành lập tháng 5/1987) trực thuộc Liên hiệp Công ty thủy sản xuất nhập khẩu Hậu Giang, với nhiệm vụ chính lúc bấy giờ là thu mua – chế biến – cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu.
- Tháng 7/1992 sau khi tỉnh Hậu Giang cũ được chia cắt thành 2 tỉnh mới là Cần Thơ và Sóc Trăng, theo quyết định số 416/QĐ.UBT.92 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ ký ngày 01/07/1992 đã quyết định thành lập xí nghiệp chế biến thủy súc sản Cần Thơ trên cơ sở xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (cũ) nguyên là đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm thủy sản đông lạnh cho hệ thống seaprodex Việt Nam xuất khẩu.
- Sau khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam vào năm 1994, Cafatex là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đầu tiên vào thị trường Mỹ và tiếp tục xuất khẩu cho các thị trường Nhật Bản và Châu Âu.
- Tháng 3/2004 với chủ trương của chính phủ công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp với tên gọi là công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Thông tin về Công ty cổ phần thủy sản CAFATEX.
- Tên giao dịch: CAFATEX FISHERY JOINT STOCK Co. (viết tắt là: Cafatex corporation)
- Loại hình pháp lý: công ty cổ phần.
- Trụ sở: km 2081 quốc lộ 1A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. - Điện thoại: 071. 847 775
- Số tài khoản : 011.1.00.000046.5 tại ngân hàng ngoại thương Cần Thơ. - Mã số thuế : 1800158710
Trong đó :
- Vốn nhà nước: 14.327.399.473
- Vốn cổ đông thuộc công ty: 27.078.785.004 - Vốn cổ đông bên ngoài : 7.998.641
- Các tiêu chuẩn chất lượng mà doanh nghiệp đã đạt được như ISO 9001:2000, HACCP, GMP, SSOP, SQF 2000, BRC 2000, EU code DL.65.
- Những danh hiệu mà công ty đã đạt được về thành tích xuất khẩu: Được Bộ Thương Mại thưởng xuất khẩu các năm 1999, 2000, 2002, 2004.
3.1.2 Mục tiêu, chức năng, phạm vi sản xuất kinh doanh
3.1.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu của công ty là tập trung huy động các nguồn lực về: vốn, công nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để thu lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập một cách ổn định cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tiếp tục phát triển tăng thêm giá trị thương hiệu CAFATEX, phát triển công ty bền vững và lâu dài.
Đưa thương hiệu CAFATEX trở thành 1 thương hiệu quen thuộc và tin cậy trong lòng của khách hàng, đưa doanh nghiệp CAFATEX phát triển bền vững lâu dài và trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu cũng như quy mô trong ngành xuất khẩu và khai thác thủy sản.
3.2.1.2 Chức năng, phạm vi sản xuất kinh doanh
- Nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến, đóng gói nông, thủy, súc sản xuất khẩu.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông, thủy, súc sản qua chế biến, đóng gói, thực phẩm, hàng tiêu dùng khác.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối các loại vật tư, thiết bị, máy móc, công cụ cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, đóng gói nông, thủy, súc sản.
- Cung cấp các dịch vụ thiết kế, lắp đặt, bảo trì thiết bị, máy móc, công cụ cơ điện lạnh cho các nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm xuất khẩu.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX (Cafatex Corporation) SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC 31/03/2008 Nguồn: Phòng tổng vụ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN DƯ ÁN
BAN NGUYÊN LIỆU
TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
BAN ISO – MARKETING BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG TIẾP THỊ & BÁN HÀNG P.XUẤT NHẬP KHẨU Trong đó: -Kho thành phẩm P.CÔNG NGHỆ- KIỂM NGHIỆM Trong đó: -P.Kiểm cảnh quan -P.Kiểm sinh hóa -Nhóm quản lý chất lượng -Nhóm kiểm tra nguyên liệu P.TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN Trong đó: -Kho vật tư P.CƠ ĐIỆN LẠNH Trong đó: -Tổ vận hành -Tổ điện,điện tử,điện lạnh
-Tổ sửa chữa thiết bị
P.TỔNG VỤ Trong đó; -Đội xe
-Đội bảo vệ PCCC -Đội vệ sinh thu gom -Trạm y tế -Tổ BHLĐ -Ban dự án VP ĐẠI DIỆN TẠI TP.HCM XÍ NGHIỆP THỦY SẢN TÂY ĐÔ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM CAFATEX CẦN THIW DL 65 TRẠM THU MUA TÔM VĨNH LỢI XƯỞNG SƠ CHẾ TÔM
XƯỞNG ĐIỀU PHỐI TINH CHẾ TÔM
XƯỞNG TÔM NHẬT BẢN
XƯỞNG TÔM BẮC MỸ & CHÂU ÂU
TRẠM THU MUA TÔM LÀNG CHÂM
3.1.5 Tổng quan về thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của công ty
3.1.5.1 Thuận lợi
- Công ty cổ phần thủy sản Cafatex được đặt ngay tại vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, có nguồn lao động dồi dào, có cơ sở hạ tầng khá tốt.
- Công ty đã đầu tư vào ngành kinh doanh mũi nhọn, theo định hướng phát triển chung trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 của tỉnh là đẩy mạnh công nghiệp chế biến, cho nên được sự quan tâm của của các cấp lãnh đạo tỉnh Hậu Giang.
- Công ty có công nghệ chế biến hàng xuất khẩu tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ cao, thu thập thông tin và xử lý thông tin chính xác và kịp thời. Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc, công nhân viên toàn Công ty và công nhân viên đ ều được sắp xếp làm việc ổn định, thu nhập tăng nên gắn bó với nghề, có ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm trong công việc.
3.1.5.2 Khó khăn
- Khó khăn chung của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy là sản là thiếu vốn. Như là thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cấp nhà xưởng, thiếu vốn lưu động để kinh doanh. Nên các doanh nghiệp khó có khả năng thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, chuyển sang xuất khẩu sản phẩm tinh chế có giá trị gia tăng cao.
- Doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang gặp vấn đề lớn về nguyên liệu. Ở nước ta việc nuôi trồng thủy sản vẫn còn mang tính thời vụ. Hơn nữa, công ty Cafatex lại nằm ở vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, không gần biển nên nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn chế. Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty đa số được mua từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vũng Tàu… nên gặp rất nhiều khó khăn.
- Khó khăn lớn phải kể đến là giá cả đầu vào của nền kinh tế đều tăng cao, làm cho giá nguyên liệu về đến nhà xưởng tăng lên rất nhiều so với trước, ảnh hưởng trực tiếp chi phí của doanh nghiệp và giá bán ra thị trường của sản phẩm tăng lên. Điều này thì doanh nghiệp không muốn vì ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Công ty Cafatex hiện tại vẫn chưa có thị trường tiêu thụ nội địa ổn định 3.1.5.3 Phương hướng hoạt động của công ty
- Công ty cổ phần Thủy Sản CAFATEX là đơn vị xuất khẩu thủy sản nên chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu của Công ty. Tiến đến đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề kinh doanh, biến Cafatex chuyên xuất khẩu hải sản sang một Cafatex thực phẩm với nhiều sản phẩm đa dạng phục vụ xuất khẩu và cả thị trường nội địa.
- Tiếp tục thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường EU, Châu Phi vì đây là những thị trường tiềm năng và tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh ở chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Để thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các thị trường nước ngoài đòi hỏi sản phẩm Công ty phải đạt được các chuẩn quốc tế về tất cả các mặt như nhất lượng sản phẩm, dư lượng kháng sinh… áp dụng chương trình quản lý chất lượng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, ISO 9002,… Đồng thời, Công ty phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động marketing, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và thực hiện chuyên môn hoá các mặt hàng chính của công ty.
- Công ty cũng phấn đấu tăng doanh thu, hoàn thành các khoản phải trả, tạo thêm nhiều việc làm nhằm giải quyết bớt tình trạng thất nghiệp, cố gắng tăng