NUÔI DƯỠNG THỎ ĐẺ pptx

5 340 0
NUÔI DƯỠNG THỎ ĐẺ pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tin NUÔI DƯỠNG THỎ ĐẺ 1. Chọn giống: - Thỏ cái giống: 4 chân khỏe, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, đầu nhỏ, lưng phẳng, hông rộng, tính hiền, có 8 vú trở lên. Bộ phận sinh dục phát triển bình thường. Thỏ cái giống được chọn từ thỏ mẹ có tỷ lệ thụ thai cao, mắn đẻ, đẻ 5 – 6 lứa/năm, 6 – 7 con/lứa. Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa trên 80%, thích nghi tốt, không bệnh tật, tăng trọng nhanh - Thỏ đực giống: nhanh nhẹn, khỏe mạnh, đầu to vừa phải, mắt lanh, ngực to, lưng rộng, chân sau vạm vỡ, lông mướt và rậm, 2 hòn cà đều. 2. Phối giống: * Biểu hiện thỏ cái động dục: thỏ cái nằm chổng mông, bỏ ăn, bứt lông mình, cắn máng ăn máng uống, bới lung tung rơm rạ lót chuồng. Hai mép âm hộ lúc đầu hồng nhạt sau hồng đậm hoặc tím bầm. Cho thỏ cái phối giống lúc mép âm hộ có màu hồng đậm. Bắt con cái sang chuồng của con đực để cho phối giống. Nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao. * Thời gian phối giống: vào buổi sáng sớm hay chiều mát (3-4 giờ chiều), nếu thấy thỏ cái cụp đuôi xuống hay vùng vẫy không cho thỏ đực đến gần thì bắt thỏ cái ra, hôm sau thả lại vào chuồng thỏ đực. Khi con cái chịu đực rồi, con đực sẽ kêu lên 1 tiếng và nằm ngửa thở nhanh. Lúc đó đem thỏ cái về chuồng. Mỗi thỏ cái cho phối giống 2 lần cách nhau khoảng 4 – 6 giờ. 3. Chăm sóc nuôi dưỡng: - Thỏ mang thai 1 tháng, 4 – 5 ngày trước khi đẻ cho ăn nhiều cám, củ cải, rau quả tươi để tránh táo bón và có nhi ều sữa nuôi con. Cho thỏ ăn cỏ phơi khô để tránh bụng chứa quá nhiều nước làm ép thai. Gần ngày đẻ thỏ nằm duỗi dài, thời gian đẻ xong 1 – 2 giờ, nếu trời lạnh thắp đèn sưởi ấm ổ thỏ con. Thỏ đẻ không thích ồn ào, ánh sáng và mùi thu ốc lá. - Theo dõi thỏ đẻ để phòng thỏ mẹ ăn con, thỏ con lọt chuồng. Thỏ đẻ xong phải vệ sinh ổ đẻ và cho thỏ uống nước ngay. Cung cấp đủ nước uống, nếu thiếu nước khi đẻ thỏ mẹ sẽ ăn thịt thỏ con. 4. Phòng bệnh: - Khi thời tiết, môi trường sống thay đổi, bổ sung kháng sinh và vitamin cho thỏ 3 – 5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress. - Theo dõi đàn thỏ để phòng trị bệnh kịp thời các bệnh: sình bụng, tiêu chảy, ghẻ, viêm mũi, tụ huyết trùng, cầu trùng. KS. Liễu Kiều n tin KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG DÊ 1. Chọn dê cái giống hướng sữa Lựa chọn những con có đầu rộng hơi dài, hàm kh ỏe, vẻ mặt linh hoạt; cổ dài mềm mại nhọn về phía đầu; chân trước thẳng, cân đối; lưng thẳng có một lõm ở phía xương chậu thể hiện khả năng tiêu hóa tốt. Núm vú to dài 4-6cm gắn chặt vào phần bụng, thấy rõ các tĩnh mạch ở phía trước bầu vú, gân sữa chạy từ bầu vú lên tới nách chân trước, gân sữa càng gấp khúc dê càng nhiều sữa. Ngoài ra còn chú ý chọn những con dê cái từ giống có sức chống chịu cao, ăn tốt và chịu đựng được những điều kiện ngoại cảnh không phù hợp, có năng suất sữa cao, dễ vắt sữa, mắn đẻ và thời gian cho sữa kéo dài. 2. Chọn dê cái giống hướng thịt Chọn những dê cái có thân hình đều đặn, đầu nhỏ, cổ vừa phải và thon; ngực nở và sâu; lưng thẳng và rộng; chân khỏe; da mềm mại, lông mượt. Bộ phận sinh dục nở nang, khi phối giống lần đầu đạt thể trọng từ 18 – 20kg lúc 9 – 10 tháng tuổi. 3. Chọn dê đực giống hướng sữa Nên chọn những dê đực để giống có thân hình cân đối, đầu rộng, cổ to ngực nở, tứ chi khỏe mạnh, cứng cáp chắc chắn, hai tinh hoàn to và đều đặn. chọn con đực từ bố mẹ có năng suất cao, ở lứa thứ 2 và thứ 4. chọn con đực là con một. chọn những dê đực có khả năng thụ tinh mạnh và t ỷ lệ thụ thai cao. chọn dê bố tốt có vai trò rất quan trọng vì nó góp 50% đặc tính di truyền tiết sữa của dê con sau này. 4. Chọn dê đực giống hướng thịt Dê đực có đầu to, cổ khỏe, thân hình cân đối, xương chắc, đùi nổi bắp thịt, khoeo rộng, hai tinh hoàn to và đều nhau, dáng điệu nhanh nhẹn, linh hoạt, tính dục hăng và được chọn từ đàn có bố mẹ đẻ sai, đàn con khỏe mạnh, ăn tốt chóng lớn. Dê đực có sức chống chịu cao, chịu đựng được những điều kiện ngoại cảnh không phù hợp. KS. Liễu Kiều . Theo dõi thỏ đẻ để phòng thỏ mẹ ăn con, thỏ con lọt chuồng. Thỏ đẻ xong phải vệ sinh ổ đẻ và cho thỏ uống nước ngay. Cung cấp đủ nước uống, nếu thiếu nước khi đẻ thỏ mẹ sẽ ăn thịt thỏ con sữa nuôi con. Cho thỏ ăn cỏ phơi khô để tránh bụng chứa quá nhiều nước làm ép thai. Gần ngày đẻ thỏ nằm duỗi dài, thời gian đẻ xong 1 – 2 giờ, nếu trời lạnh thắp đèn sưởi ấm ổ thỏ con. Thỏ đẻ. nhanh. Lúc đó đem thỏ cái về chuồng. Mỗi thỏ cái cho phối giống 2 lần cách nhau khoảng 4 – 6 giờ. 3. Chăm sóc nuôi dưỡng: - Thỏ mang thai 1 tháng, 4 – 5 ngày trước khi đẻ cho ăn nhiều cám,

Ngày đăng: 02/08/2014, 18:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan